Đã hơn 500 năm từ khi Christophe
Colomb tìm ra châu Mỹ, và đã hơn 70 năm Phong trào Thơ mới. Mọi so sánh đều khập
khiễng, tôi biết lắm. Nhưng cũng có điều gì xui tôi có liên tưởng hào hứng ấy.
Phải chăng Thơ mới đã khám phá ra một thế giới mới cho thơ ca Việt Nam ở thế kỷ
20 này?.
Thơ ca dân tộc chúng ta qua
hàng thế kỷ vốn đã giàu có, vốn đã mở mang bờ cõi vào mọi lĩnh vực cuộc sống tư
tưởng, tâm tư, tình cảm của con người. Văn thơ là tiếng chim gọi đàn. Cha ông
chúng ta đã gọi nhau dọc năm tháng, qua đêm thẳm của thời gian, tiếng người gọi
người, tiếng quê hương gọi thức nỗi niềm đất nước. Chúng ta tự hào biết mấy về
văn hóa dân tộc, về quá khứ của giống nòi. Nhưng đến cuối những năm 20 của thế
kỷ này, lối thơ cũ (hiểu theo nghĩa thơ thù tạc, ngâm vịnh sáo mòn) đã mòn mỏi,
xơ cứng, bạc màu.
Cái gì đây phải làm cho vùng
đất thơ Việt Nam tươi xanh trở lại? Cái gì để bón tưới? Nước gì để thúc mầm?
Thơ Việt Nam đến ngã ba đường lúc đó đòi hỏi một cảm xúc mới, và cảm xúc mới đã
đến với các nhà Thơ mới, từ các nhà Thơ mới.
Tôi vẫn muốn nhắc lại câu
nói xúc động mà sâu lắng của anh Lưu Trọng Lư: “Ngày nay – nghĩa là năm
1932-1933 – người thanh niên Việt Nam đang đi tìm thi nhân của mình như người
con bơ vơ đi tìm mẹ”. Thật ra, cả xã hội Việt Nam lúc đó, nhất là tầng lớp
thanh niên có học – ở thành thị cũng như ở nông thôn – từ Bắc chí Nam đều cảm
thấy trong tâm hồn mình một luồng chuyển động mới, một cảm xúc mới tuy còn mơ hồ
nhưng mà thôi thúc, tuy chưa định hình nhưng mà cựa quậy, khác nào như cái thai
khỏe đạp dồn trong bụng mẹ. Cảm xúc mới mà các nhà Thơ mới đem đến, cảm nhận rồi
tỏa ra, chính là quy tụ và nâng cao cảm xúc của cả một thế hệ, của cả một lớp
người, của cả một xã hội đang trên đà đổi mới của thế kỷ.
Thơ mới là nỗi niềm của cả một
thế hệ vậy, không chỉ là nỗi niềm của các nhà Thơ mới. Và thế hệ ấy đã sống vào
một thời điểm lịch sử của đất nước, của nhân loại mà như quy tụ được nhiều yếu
tố để thấy được trong bề sâu cái số phận của con người, cái thân phận người của
mỗi con người, cái nỗi đau đời của những ai ý thức về tiền đồ của đất nước, về
vận mệnh của giống nòi. Điều cảm nhận đó làm nên giá trị nhân bản bền vững của
Thơ mới.
Và điều này rất rõ: qua Thơ
mới, các nhà Thơ mới không chỉ thể hiện mình, tìm mình, mà cơ bản hơn là tìm về
dân tộc. Tìm về cội nguồn, chính là một đặc điểm lớn của phong trào Thơ mới. Đã
tìm, và đã gặp, đã thấy, đã có. Văn chương rõ ràng đã là chuyện tâm tình, chuyện
tâm tưởng, chuyện vận mệnh của tâm hồn, chuyện tiến triển của sắc thái, chuyện
khẳng định của bản lĩnh, bản lĩnh riêng của mỗi cá nhân trong bản lĩnh chung của
giống nòi.
Sở dĩ Thơ mới được chấp nhận
nhanh chóng, và đi mau vào đời sống tinh thần, tình cảm, cuộc sống bên trong của
thế hệ đương thời và của các thế hệ về sau cho đến ngày nay, chính là vì Thơ mới
đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và trước thiên
nhiên, vũ trụ.
Nhìn và cảm nhận cuộc đời,
nhìn và cảm nhận thiên nhiên, tạo vật không còn như cảm nhận của cha ông nữa,
mà với những rung động mới, rung động của trái tim, khối óc và cơ thể nữa của
những con người cảm thấy rõ vận mệnh, sự sống của mình có nhiều liên hệ tinh vi
và chặt chẽ với cuộc đời rộng lớn, với tạo vật muôn trùng, với thời gian vô tận.
Tạo ra cảm xúc mới là cực kỳ quan trọng, vì nó mở rộng chân trời sáng tạo cho
thơ ca. Ý nghĩa cách mạng lớn về văn học của Thơ mới trước hết là ở điểm này. Tất
nhiên là từ cảm xúc mới mà sáng tạo ra ngôn từ mới, sáng tạo ra các thể loại mới,
hoặc cách tân các thể loại trong thơ. Có cảm xúc mới thì tất yếu có ngôn từ mới.
Trong lịch sử văn học của các
dân tộc, không phải luôn luôn sáng tạo được cảm xúc mới. Ở Việt Nam ta từ lối cảm
xúc của Tao Đàn nhị thập bát tú thời Lê Thánh Tông đến cảm xúc mới cuối thế kỷ
18 (với Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Đặng Trần Côn, Đoàn
Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều… và các tác giả truyện Nôm) phải vượt gần ba thế kỷ.
Rồi từ cuối thế kỷ 18 đến những
năm 30 của thế kỷ 20 Thơ mới ra đời tạo cảm xúc mới, hiện đại, phải trải qua một
thế kỷ rưỡi. Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc, Ấn Độ hay Pháp, Anh, Ý, Đức
ta cũng thấy những quá trình tương tự. Một cảm xúc khi đã hình thành thì nó
nuôi văn học nghệ thuật trong hàng thế kỷ. “Thơ mới” cũng vậy. Cho nên anh
Vương Trí Nhàn rất có lý khi anh viết: “Ảnh hưởng của Thơ mới diễn ra trên phạm
vi toàn xã hội… Phải nói: Thơ mới đã in dấu của nó vào cả thế kỷ, và bây giờ
chúng ta vẫn sống dưới ảnh hưởng của nó”.
Để hiểu nguồn gốc, sự ra đời
của Thơ mới, sự phát triển nhanh chóng và những thành công rực rỡ của Thơ mới
thì quyển Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân vẫn là cuốn
sách cơ bản. Cái nhìn mạnh dạn và sâu sắc, cái nhìn tri âm, tri kỷ của hai anh
Hoài rõ ràng đã được công chúng đương thời và các thế hệ tiếp theo xác nhận.
Cuối năm 1941, Hoài Thanh đã
dám khẳng định: “Không lấy một người sánh với một người, hãy lấy thời đại sánh
cùng thời đại. Tôi quyết rằng (lời của Hoài Thanh) chưa bao giờ có một thời đại
phong phú như thời đại này trong lịch sử thi ca Việt Nam. Chưa bao giờ người ta
thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng
Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy
Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực,
băn khoăn như Xuân Diệu”.
Và nhà nghiên cứu, phê bình
văn học Lê Đình Kỵ năm 1989 cũng đã khẳng định: “Thơ mới là một bước phát triển
quan trọng, xét về mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng trong tiến trình của thơ
ca Việt Nam, đưa thơ cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng
như cảm hứng thơ ca. Thơ mới đã đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không
ít bài thơ có thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc”.
Điều tôi muốn nói nữa là,
lòng yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, yêu tha thiết, yêu da diết. Nhiều người
trong phong trào Thơ mới rất giỏi tiếng Pháp, mà vẫn bám lấy tiếng Việt, nó là
hơi thở của cha ông, của dân tộc. Điệu thơ là điệu thở, nhịp thở của giống nòi.
Nằm trong tiếng nói yêu
thương
Nằm trong tiếng Việt vấn
vương một đời
vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi,
Hồn thiêng, đất nước cũng
ngồi bên con.
ngồi bên con.
Mà lòng yêu nước ở đây không
chỉ là yêu tiếng nói dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà Thơ mới
đều đứng vào hàng ngũ cách mạng, có một số đã tham gia hoạt động cách mạng nhiều
năm trước Cách mạng tháng Tám.
Bây giờ Thơ mới đã nằm trong văn mạch dân tộc và phong trào Thơ mới đã là một chương rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà.
Bây giờ Thơ mới đã nằm trong văn mạch dân tộc và phong trào Thơ mới đã là một chương rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà.
Có một điều rất rõ: nhiều
nhà Thơ mới tiếp tục sáng tạo sau Cách mạng tháng Tám, và đã góp phần đắc lực,
to lớn vào công cuộc xây dựng nền thơ xã hội chủ nghĩa, nền thơ Việt Nam hiện đại.
Rõ ràng cây Thơ mới có nhiều mùa, và tiếp tục có những mùa chín mới. Và chúng
ta hiểu rằng: Thơ mới không dừng lại ở Thơ mới 1932-1945. Từ Cách mạng tháng
Tám, Thơ mới vẫn phát triển, tất nhiên là với nội dung và sắc thái mới.Và bây
giờ chúng ta vẫn làm Thơ mới.
Không nên cắt đứt một cách
giả tạo Thơ mới sau Cách mạng tháng Tám và Thơ mới đầu tiên thời 1932-1945. Sự
tách ra như vậy không phù hợp với thực tế văn học vì các thế hệ nhà thơ sau này
vẫn ý thức kế tục Thơ mới 1932-1945 và phát huy cảm xúc mới mà Thơ mới đã tạo
ra. Sự cắt, tách ấy đôi khi cũng có thể mang một ý tứ không hay.
Giờ phút này, năm tháng này mà chúng ta, mà xã hội khẳng định những giá trị lớn lao của Thơ mới, chúng ta nhớ ông Phan Khôi và báo Phụ Nữ Tân Văn đã có công trình chánh giữa quốc dân Thơ mới (với bài Tình già) ngày 10/3/1932.
Giờ phút này, năm tháng này mà chúng ta, mà xã hội khẳng định những giá trị lớn lao của Thơ mới, chúng ta nhớ ông Phan Khôi và báo Phụ Nữ Tân Văn đã có công trình chánh giữa quốc dân Thơ mới (với bài Tình già) ngày 10/3/1932.
Chúng ta nhớ chị Nguyễn Thị
Kiêm (Nguyễn Thị Manh Manh), người nữ sĩ mạnh dạn và hùng hồn đã cổ vũ và bảo vệ
Thơ mới lúc còn trứng nước. Chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ các anh, các chị:
Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Đông Hồ, Nguyễn Nhược
Pháp, Huy Thông, J. Leiba, Phạm Hầu, Nguyễn Đình Thư, Nguyễn Vỹ, Lan Sơn, Phan
Văn Dật, Nguyễn Bính, Nam Trân, Vân Đài, Hằng Phương, Bích Khê, Phan Thanh Phước,
Đoàn Văn Cừ… và bao nhiêu anh chị em đã khuất, những người đã cùng những người
còn sống làm nên Phong trào Thơ mới, nó thật sự là một cuộc cách mạng lớn trong
thơ ca Việt Nam ở thế kỷ 20 này.
Thưa các bạn yêu thơ, các bạn
giảng thơ, nghiên cứu thơ, bình thơ nghĩa là những bạn tri âm, tri kỷ của thơ,
của “Thơ mới”, thưa các bạn nhà thơ của các thế hệ, chúng ta sống và sáng tạo
liền mạch một dòng thơ thế kỷ, mà mở đầu là “Thời đại Thơ mới mười năm” (chữ của
Hoài Thanh).
Xin cho tôi mượn hai câu của
Trần Tử Ngang, và nối thêm hai câu để gọi là kết luận:
“Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa đẻ”
Có thơ mới bắc cầu
Trên đường nghìn thế hệ.
(*) Đây là một bản thảo mà Huy Cận chưa công bố và Hồn Việt may
mắn còn giữ được.
Huy Cận
vé máy bay eva air khuyến mãi
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
korean air
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich