Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những
Thăng Long thành hoài cổ
Qua đèo Ngang
Chùa Trấn Bắc
Chiều hôm nhớ nhà
Qua đèo Ngang
Chùa Trấn Bắc
Chiều hôm nhớ nhà
Thế kỷ 18, nước Việt Nam
sinh mấy nữ sĩ xuất sắc. Ðầu thế kỷ có Ðoàn Thị Ðiểm, về cuối thế kỷ có Bà Huyện
Thanh Quan và Hồ Xuân Hương. Mỗi người văn hay mỗi vẻ.
Thi phẩm để lại thực chắn chắn là của Bà Huyện Thanh Quan chỉ có bốn bài.(1) Tuy ít, những bài thơ cổ điển ấy vẫn vẽ ra được một phong cách văn chương riêng biệt. Về nội dung, người đọc gặp cả tình chung lẫn tình riêng, tình nào cũng thấm thía mà kín đáo.
Thế kỷ 21, thử nhìn kỹ lại mấy vần xưa...
Thăng Long thành hoài cổ
Việt hóa là làm cho mang phong cách Việt.
Việt hóa từ nước ngoài là dùng nó trong câu tiếng Việt thế nào đó cho nó không bị nổi bật, chói chang. Việt hóa thành công thì từ Việt hóa sẽ hòa hợp với từ Việt gốc khiến câu chẳng những không trở nên lủng củng mà lại bỗng có sắc màu phong phú hơn...
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nhà thơ đầu tiên đã Việt hóa thành công một số từ Tàu.
Trong Thăng Long Thành Hoài Cổ, những “thu thảo”, “tịch dương”, “tuế nguyệt”, “tang thương” v.v. chan hòa, quyện nhuyễn với những “lối xưa”, “nền cũ”, “đá trơ gan”, “nước cau mặt”...
Nhờ đứng trong câu tiếng Việt, những từ Tàu ấy bỗng có dáng dấp vừa cổ kính vừa nhẹ nhàng vốn có lẽ không có khi đứng trong câu tiếng Tàu.
Rồi chính cái phong cách Việt mới có của chúng lại làm cho câu thơ tiếng Việt bỗng thêm trang nhã!
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. (2)
Qua đèo Ngang
Bài thơ này về chữ dùng gần như thuần Việt.
Bà Huyện có lúc nôm na kém gì “Bà Chúa” đâu! (3)
Nhưng cùng qua đèo, Bà Chúa như thường lệ trông kia thấy nọ rồi thơ khúc khích, bỡn cợt (4); trong khi Bà Huyện, cũng như thường lệ, thơ rất nghiêm trang.
Ðèo Ngang sau khi thơ Thanh Quan ra đời đã biết bao nhiêu gót chân thi nhân qua lại, có cả thi hào, thế mà không có bài thơ vịnh thứ hai. Không khỏi nhớ đến chuyện Lý Bạch bước lên lầu Hoàng Hạc đã cầm bút lên nhưng thấy thơ Thôi Hiệu bèn vứt bút...
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.(5)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Chùa Trấn Bắc
Trấn Bắc là tên do vua Thiệu Trị đặt lại năm 1842 nhân dịp ra Bắc đến thăm chùa Trấn Quốc.
Khi mang tên mới, nơi đó là chùa, chứ không phải là hành cung. Có là hành cung chăng, chỉ trong thời vua Lê chúa Trịnh.
Bà Huyện Thanh Quan nổi tiếng hoài Lê. Nên “người qua đó” trông cảnh rồi chỉ miên man về “hương ngự” với “áo chầu”, rồi chỉ “chạnh niềm đau” về vàng son quá khứ...
Mắt trông chùa mà lòng chỉ thấy hành cung, bởi thế mà “Trấn Bắc hành cung”?
Bất kể có chia xẻ tâm trạng của tác giả hay không, tưởng mọi người đọc thơ đều có thể thưởng thức nghệ thuật thơ, có thể trầm trồ những câu thơ “trau chuốt đến tự nhiên” của một bậc nữ lưu tài tình!
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu,
Khiến người qua đó chạnh niềm đau.
Mấy giò sen rớt hơi hương ngự,
Năm thức mây phong nếp áo chầu.
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn,
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá?
Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu!
Chiều hôm nhớ nhà Bài thơ này chứa thuần túy tình riêng.
Thơ tiếng Việt nhưng tuân theo đủ mọi ràng buộc của luật Đường, nhưng vẫn cứ diễn được tứ thành lời tự nhiên đẹp đẽ!
Cả bốn bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan đều thế.
Chẳng những hay, cả bốn lại còn toát ra được một phong cách độc đáo, không thể nhầm với sáng tác của bất cứ ai.
Dùng luật thơ của người ta mà làm thơ tiếng nước mình thành công đến thế thì tức là đã “hóa” luật người thành luật mình rồi chứ còn gì nữa!
Cùng với vài “tiên phong” khác, thông qua năng khiếu vận dụng tiếng Việt cách tài hoa, Bà Huyện Thanh Quan chẳng những đã Việt hóa thành công một số từ Tàu, mà còn Việt hóa thành công cả một thể thơ Tàu!
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Ðài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.(6)
Thi phẩm để lại thực chắn chắn là của Bà Huyện Thanh Quan chỉ có bốn bài.(1) Tuy ít, những bài thơ cổ điển ấy vẫn vẽ ra được một phong cách văn chương riêng biệt. Về nội dung, người đọc gặp cả tình chung lẫn tình riêng, tình nào cũng thấm thía mà kín đáo.
Thế kỷ 21, thử nhìn kỹ lại mấy vần xưa...
Thăng Long thành hoài cổ
Việt hóa là làm cho mang phong cách Việt.
Việt hóa từ nước ngoài là dùng nó trong câu tiếng Việt thế nào đó cho nó không bị nổi bật, chói chang. Việt hóa thành công thì từ Việt hóa sẽ hòa hợp với từ Việt gốc khiến câu chẳng những không trở nên lủng củng mà lại bỗng có sắc màu phong phú hơn...
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nhà thơ đầu tiên đã Việt hóa thành công một số từ Tàu.
Trong Thăng Long Thành Hoài Cổ, những “thu thảo”, “tịch dương”, “tuế nguyệt”, “tang thương” v.v. chan hòa, quyện nhuyễn với những “lối xưa”, “nền cũ”, “đá trơ gan”, “nước cau mặt”...
Nhờ đứng trong câu tiếng Việt, những từ Tàu ấy bỗng có dáng dấp vừa cổ kính vừa nhẹ nhàng vốn có lẽ không có khi đứng trong câu tiếng Tàu.
Rồi chính cái phong cách Việt mới có của chúng lại làm cho câu thơ tiếng Việt bỗng thêm trang nhã!
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. (2)
Qua đèo Ngang
Bài thơ này về chữ dùng gần như thuần Việt.
Bà Huyện có lúc nôm na kém gì “Bà Chúa” đâu! (3)
Nhưng cùng qua đèo, Bà Chúa như thường lệ trông kia thấy nọ rồi thơ khúc khích, bỡn cợt (4); trong khi Bà Huyện, cũng như thường lệ, thơ rất nghiêm trang.
Ðèo Ngang sau khi thơ Thanh Quan ra đời đã biết bao nhiêu gót chân thi nhân qua lại, có cả thi hào, thế mà không có bài thơ vịnh thứ hai. Không khỏi nhớ đến chuyện Lý Bạch bước lên lầu Hoàng Hạc đã cầm bút lên nhưng thấy thơ Thôi Hiệu bèn vứt bút...
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.(5)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Chùa Trấn Bắc
Trấn Bắc là tên do vua Thiệu Trị đặt lại năm 1842 nhân dịp ra Bắc đến thăm chùa Trấn Quốc.
Khi mang tên mới, nơi đó là chùa, chứ không phải là hành cung. Có là hành cung chăng, chỉ trong thời vua Lê chúa Trịnh.
Bà Huyện Thanh Quan nổi tiếng hoài Lê. Nên “người qua đó” trông cảnh rồi chỉ miên man về “hương ngự” với “áo chầu”, rồi chỉ “chạnh niềm đau” về vàng son quá khứ...
Mắt trông chùa mà lòng chỉ thấy hành cung, bởi thế mà “Trấn Bắc hành cung”?
Bất kể có chia xẻ tâm trạng của tác giả hay không, tưởng mọi người đọc thơ đều có thể thưởng thức nghệ thuật thơ, có thể trầm trồ những câu thơ “trau chuốt đến tự nhiên” của một bậc nữ lưu tài tình!
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu,
Khiến người qua đó chạnh niềm đau.
Mấy giò sen rớt hơi hương ngự,
Năm thức mây phong nếp áo chầu.
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn,
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá?
Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu!
Chiều hôm nhớ nhà Bài thơ này chứa thuần túy tình riêng.
Thơ tiếng Việt nhưng tuân theo đủ mọi ràng buộc của luật Đường, nhưng vẫn cứ diễn được tứ thành lời tự nhiên đẹp đẽ!
Cả bốn bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan đều thế.
Chẳng những hay, cả bốn lại còn toát ra được một phong cách độc đáo, không thể nhầm với sáng tác của bất cứ ai.
Dùng luật thơ của người ta mà làm thơ tiếng nước mình thành công đến thế thì tức là đã “hóa” luật người thành luật mình rồi chứ còn gì nữa!
Cùng với vài “tiên phong” khác, thông qua năng khiếu vận dụng tiếng Việt cách tài hoa, Bà Huyện Thanh Quan chẳng những đã Việt hóa thành công một số từ Tàu, mà còn Việt hóa thành công cả một thể thơ Tàu!
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Ðài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.(6)
(1) Bài Cảnh Thu nhiều người
cho là của Hồ Xuân Hương. Chiều Hôm Nhớ Nhà (hay Cảnh Chiều Hôm) còn một bài nữa:
Vàng tỏa non tây bóng ác tà Đầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác chim về tổ
Dậm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà
Còi mục gác trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước dường ngao ngán
Mấy kẻ chung tình có thấu là..?
Vì hai bài CHNN trùng tứ mà lời cũng tương tự, nên chúng tôi chỉ chọn một.
(2) Hí trường: nơi diễn kịch. Mấy tinh sương: mấy năm. Tịch dương: mặt trời lúc gần lặn.
(3) Hồ Xuân Hương hay được gọi là bà chúa thơ nôm.
(4) Xem bài Đèo Ba Dội.
(5) Câu bốn có bản chép là: “Lác đác bên sông rợ mấy nhà”.
(6) Ốc: tù và làm bằng vỏ ốc lớn. Viễn phố: bến xa. Cô thôn: xóm vắng. Ngàn mai: rừng mai. Dặm liễu: dặm đường có trồng liễu, ý nói đường xa. Kẻ chốn Chương Ðài: người vợ đang ở nhà. Lữ thứ: nhà trọ; người lữ thứ: người đang ở xa quê. Hàn ôn: lạnh ấm; nỗi hàn ôn: chuyện tâm tình.
Vàng tỏa non tây bóng ác tà Đầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác chim về tổ
Dậm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà
Còi mục gác trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước dường ngao ngán
Mấy kẻ chung tình có thấu là..?
Vì hai bài CHNN trùng tứ mà lời cũng tương tự, nên chúng tôi chỉ chọn một.
(2) Hí trường: nơi diễn kịch. Mấy tinh sương: mấy năm. Tịch dương: mặt trời lúc gần lặn.
(3) Hồ Xuân Hương hay được gọi là bà chúa thơ nôm.
(4) Xem bài Đèo Ba Dội.
(5) Câu bốn có bản chép là: “Lác đác bên sông rợ mấy nhà”.
(6) Ốc: tù và làm bằng vỏ ốc lớn. Viễn phố: bến xa. Cô thôn: xóm vắng. Ngàn mai: rừng mai. Dặm liễu: dặm đường có trồng liễu, ý nói đường xa. Kẻ chốn Chương Ðài: người vợ đang ở nhà. Lữ thứ: nhà trọ; người lữ thứ: người đang ở xa quê. Hàn ôn: lạnh ấm; nỗi hàn ôn: chuyện tâm tình.
Thu Tứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét