Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Chiều trên phá Tam Giang

Chiều trên phá Tam Giang
Có những địa danh đã đi vào thơ nhạc và để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lòng người yêu nhạc qua nhiều thế hệ. Hôm nay xin gởi đến quý vị một trong số đó: phá Tam Giang.
Phá Tam Giang
Đôi nét về phá Tam Giang (có tham khảo wikipedia)
Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế. 
Phá Tam Giang chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của Việt Nam.
Độ sâu của phá này từ 2-4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.
Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…
Phá Tam giang ngày xưa hai bên bờ là những đầm lầy đầy lau lách, ở đó có sào huyệt của một nhóm cướp khét tiếng vào thời kỳ bấy giờ. Cho nên thương em mà không dám vô cớ là vậy.
Sự ra đời của nhạc phẩm bất hủ ‘Chiều trên phá Tam Giang’ của Trần Thiện Thanh theo ý thơ Tô Thùy Yên.
Theo lời kể của chính nhạc sỹ Trần Thiện Thanh trong một chương trình văn nghệ hát chung với Khánh Ly thì đó là vào khoảng năm 1971 – 1972, tức là khi cuộc chiến Việt Nam đang ở trong thời kỳ khốc liệt nhất mà đỉnh cao là “mùa hè đỏ lửa” 1972, nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cùng với nhạc sỹ Phạm Duy, nhà thơ Tô Thùy Yên và vài người nữa từ Sài Gòn đi thăm những vùng tiền đồn.
Chiều hôm đó, trên chiếc trực thăng bay là là trên mặt phá Tam Giang rộng mênh mông, nhà thơ Tô Thùy Yên cùng với Trần Thiện Thanh đã nảy ra ý định sẽ làm một bài thơ hay nhạc về phá Tam Giang này. Thế là không lâu sau đó, bài thơ “Chiều trên phá Tam Giang” ra đời.
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.

Khánh Ly - Chiều Trên Phá Tam Giang | Nhạc Xưa

Cũng chính vì cảm tác từ chuyến đi tưực tế mà nhạc sỹ Trần Thiện Thanh đã cho ra đời một nhạc phẩm bất hủ, vượt trên nhiều bản theo dòng nhạc đại chúng của ông.
 Theo http://www.dongnhacxua.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nguồn gốc các loài 4

Nguồn gốc các loài 4 CHƯƠNG XI Phân bố địa lý Tình trạng phân bổ hiện tại không thể là do sự khác nhau về điều kiện vật lý - Tầm quan trọng ...