Mối tình nghệ sĩ
Trăng nước miền Nam
Đồng Tháp Mười
Từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh
Hoa hậu 11 tuổi
Hoa mai ngày tết
Ham hò quá, mất đầu!
Trăng nước miền Nam
Đồng Tháp Mười
Từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh
Hoa hậu 11 tuổi
Hoa mai ngày tết
Ham hò quá, mất đầu!
Nguyễn Hiến Lê, không phải một
người quanh năm suốt tháng nằm ngồi giữa sách sao?
Đúng, nhưng đó là Nguyễn Hiến Lê từ tuổi 40 trở đi. Còn từ tuổi 22 đến tuổi 40 thì ông đi nhiều chứ, nhất là trong 11 năm đầu của khoảng ấy, khi ông làm việc ở sở Công chánh, thường xuyên “kinh lý” miền tây Nam kỳ.
Đi nhiều, mắt thấy tai nghe nhiều, về sau lại viết nhiều, nên không lạ khi văn nghiệp phong phú của Nguyễn Hiến Lê gồm cả một quyển du ký (mỏng) về miền Nam: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, trong Hồi ký, trong tác phẩm tiểu thuyết duy nhất Con đường thiên lý và trong tuyển Để tôi đọc lại, có rải rác một số ghi chép...
Qua cái viết tương đối rất ít, ta dễ dàng thấy Nguyễn Hiến Lê có thật nhiều cảm tình đối với cả cảnh lẫn người miền Nam. Cảm tình cao độ thể hiện thành quan hệ vợ chồng; rồi hẳn quan hệ thành công tốt đẹp lại nâng cảm tình lên nữa...
Sau đây là lời trìu mến của một người Việt sinh trưởng nơi đất gốc dành cho miền đất mới.
Mối tình nghệ sĩ
“Một thiếu nữ lặng lẽ khoan thai bước ra, khẽ gật đầu chào chúng tôi (...) Nàng khẽ vén áo ngồi xuống bộ ngựa (...) Khoảng hai mươi tuổi, nước da trắng mịn, mớ tóc đen búi ra sau. Tôi có một cảm giác mát mẻ, dịu dàng, thanh thoát: y phục bằng lụa màu xanh nhạt và trắng ngà, thân hình mảnh khảnh, nụ cười, ngôn ngữ, cử chỉ của nàng khiến tôi tưởng như một bức tranh tố nữ linh động (...) Anh Cảnh (...) dạo xong (...) vô bài Phụng Cầu Hoàng. Nàng cất tiếng hòa theo (...) giọng thanh, ấm, ngân nga, rõ từng tiếng. Nàng ngước mắt lên ca, cặp mắt bồ câu long lanh tuyệt đẹp, hai bàn tay búp măng đặt lên đùi, móng tay hồng hồng (...)
Ra tới đường lộ, tôi nói:
- Quả là một giai nhân ít khi gặp được.
Anh Cảnh gật đầu:
- Phải nhìn nàng bận áo dài đen ngồi dưới ánh đèn viết thư, hoặc toàn đồ trắng ngồi ở mũi ghe hầu dưới ánh trăng mới thấy hết nét đẹp thùy mị, nề nếp của nàng.”
Cô Bảy, tức “giai nhân”, rồi “bị Pháp giết trong khi chạy loạn”. Chắc không phải giết liền đâu. “Tôi hiểu vì lẽ gì cậu (Bảy) đã vô bộ đội.”
“Tôi” nghe chuyện thương tâm, kêu “Tội nghiệp!”, “an ủi một câu”. Thái độ điềm đạm rất hợp. Khi viết kể chuyện thương tâm, tôi dùng lời giản dị quen viết. Ngẫu nhiên lại cũng rất hợp nữa.
Một đêm nọ bọn chúng tôi ba người ghé một làng phong túc trên một bờ rạch miền Sóc Trăng. Tôi mệt nên đi ngủ trước một mình trên một bộ ngựa trong một căn nhà vách ván ba gian, chung quanh là một khu vườn rộng. Tôi ngủ được một giấc dài, bỗng tỉnh dậy, nhưng vẫn chập chờn, không tỉnh hẳn. Văng vẳng có tiếng đàn Tứ Ðại Oán lúc hiện, lúc tắt. Tôi mở mắt, nhìn qua cửa sổ nhỏ khép hờ ở bên cạnh giường, thấy ngoài có ánh trăng. Tôi nghĩ bụng: “Thời này, làm gì có người đàn bản đó”, ngờ rằng mình mê ngủ. Tôi lại nhắm mắt lại, nửa thức nửa tỉnh, nằm yên lắng bắt tiếng đàn kìm, không dám nhúc nhích. Sợ tiếng đàn như ở thiên thai đó tắt mất. Trong không khí phảng phất có một thứ hương gì ngọt ngọt, mát mát. Tôi thấy du dương lạ lùng, thân thể nhẹ nhàng như không chạm vào ngựa nữa, tâm hồn muốn chơi vơi với tiếng nhạc. Rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Sáng hôm sau tôi dậy sớm, không dám hỏi chủ nhân có ai đàn ban đêm không sợ cảm giác huyền ảo của tôi tan mất. Chủ nhân cho hay đêm trước, một toán bộ đội tấn công một đồn trên đường lộ Sóc Trăng - Cần Thơ cách làng năm sáu cây số. Toàn thắng, nhờ có nội công, giết được hai tên địch, thu được nhiều khí giới, mà bên mình chỉ mỗi một thanh niên bị một vết thương ở bắp vế. Tôi lại thăm bộ đội, hầu hết anh em còn ngủ, chỉ có một người đương rửa mặt ở dưới rạch. Thấy nét mặt quen quen tôi đánh bạo hỏi:
- Phải cậu Bảy có hồi ở Bình Thủy đó không?
Người đó ngạc nhiên, chăm chú nhìn tôi, cười:
- À, thầy Hai
rồi lên bờ nắm chặt lấy tay tôi.
Hai ba năm trước, có lần đi kinh lí ở Cần Thơ tôi lại thăm một ông bạn làm hiệu trưởng trường Nam ở đó, tên là Cảnh. Anh gốc ở Bạc Liêu, có ruộng đất, mỗi năm thu được ngàn giạ, chỉ cũng có của riêng, nên sống một đời rất phong lưu. Trưa hôm ấy anh mời tôi lại ăn tại một tửu lâu Huê kiều gần cầu tàu.
Ăn xong, anh bao một chiếc xe hơi đi Bình Thủy, cách Cần Thơ 5 cây số, trên đường đi Long Xuyên. Tôi gạt đi.
- Trời nắng gắt như vầy mà đi chơi!
Đúng, nhưng đó là Nguyễn Hiến Lê từ tuổi 40 trở đi. Còn từ tuổi 22 đến tuổi 40 thì ông đi nhiều chứ, nhất là trong 11 năm đầu của khoảng ấy, khi ông làm việc ở sở Công chánh, thường xuyên “kinh lý” miền tây Nam kỳ.
Đi nhiều, mắt thấy tai nghe nhiều, về sau lại viết nhiều, nên không lạ khi văn nghiệp phong phú của Nguyễn Hiến Lê gồm cả một quyển du ký (mỏng) về miền Nam: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, trong Hồi ký, trong tác phẩm tiểu thuyết duy nhất Con đường thiên lý và trong tuyển Để tôi đọc lại, có rải rác một số ghi chép...
Qua cái viết tương đối rất ít, ta dễ dàng thấy Nguyễn Hiến Lê có thật nhiều cảm tình đối với cả cảnh lẫn người miền Nam. Cảm tình cao độ thể hiện thành quan hệ vợ chồng; rồi hẳn quan hệ thành công tốt đẹp lại nâng cảm tình lên nữa...
Sau đây là lời trìu mến của một người Việt sinh trưởng nơi đất gốc dành cho miền đất mới.
Mối tình nghệ sĩ
“Một thiếu nữ lặng lẽ khoan thai bước ra, khẽ gật đầu chào chúng tôi (...) Nàng khẽ vén áo ngồi xuống bộ ngựa (...) Khoảng hai mươi tuổi, nước da trắng mịn, mớ tóc đen búi ra sau. Tôi có một cảm giác mát mẻ, dịu dàng, thanh thoát: y phục bằng lụa màu xanh nhạt và trắng ngà, thân hình mảnh khảnh, nụ cười, ngôn ngữ, cử chỉ của nàng khiến tôi tưởng như một bức tranh tố nữ linh động (...) Anh Cảnh (...) dạo xong (...) vô bài Phụng Cầu Hoàng. Nàng cất tiếng hòa theo (...) giọng thanh, ấm, ngân nga, rõ từng tiếng. Nàng ngước mắt lên ca, cặp mắt bồ câu long lanh tuyệt đẹp, hai bàn tay búp măng đặt lên đùi, móng tay hồng hồng (...)
Ra tới đường lộ, tôi nói:
- Quả là một giai nhân ít khi gặp được.
Anh Cảnh gật đầu:
- Phải nhìn nàng bận áo dài đen ngồi dưới ánh đèn viết thư, hoặc toàn đồ trắng ngồi ở mũi ghe hầu dưới ánh trăng mới thấy hết nét đẹp thùy mị, nề nếp của nàng.”
Cô Bảy, tức “giai nhân”, rồi “bị Pháp giết trong khi chạy loạn”. Chắc không phải giết liền đâu. “Tôi hiểu vì lẽ gì cậu (Bảy) đã vô bộ đội.”
“Tôi” nghe chuyện thương tâm, kêu “Tội nghiệp!”, “an ủi một câu”. Thái độ điềm đạm rất hợp. Khi viết kể chuyện thương tâm, tôi dùng lời giản dị quen viết. Ngẫu nhiên lại cũng rất hợp nữa.
Một đêm nọ bọn chúng tôi ba người ghé một làng phong túc trên một bờ rạch miền Sóc Trăng. Tôi mệt nên đi ngủ trước một mình trên một bộ ngựa trong một căn nhà vách ván ba gian, chung quanh là một khu vườn rộng. Tôi ngủ được một giấc dài, bỗng tỉnh dậy, nhưng vẫn chập chờn, không tỉnh hẳn. Văng vẳng có tiếng đàn Tứ Ðại Oán lúc hiện, lúc tắt. Tôi mở mắt, nhìn qua cửa sổ nhỏ khép hờ ở bên cạnh giường, thấy ngoài có ánh trăng. Tôi nghĩ bụng: “Thời này, làm gì có người đàn bản đó”, ngờ rằng mình mê ngủ. Tôi lại nhắm mắt lại, nửa thức nửa tỉnh, nằm yên lắng bắt tiếng đàn kìm, không dám nhúc nhích. Sợ tiếng đàn như ở thiên thai đó tắt mất. Trong không khí phảng phất có một thứ hương gì ngọt ngọt, mát mát. Tôi thấy du dương lạ lùng, thân thể nhẹ nhàng như không chạm vào ngựa nữa, tâm hồn muốn chơi vơi với tiếng nhạc. Rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Sáng hôm sau tôi dậy sớm, không dám hỏi chủ nhân có ai đàn ban đêm không sợ cảm giác huyền ảo của tôi tan mất. Chủ nhân cho hay đêm trước, một toán bộ đội tấn công một đồn trên đường lộ Sóc Trăng - Cần Thơ cách làng năm sáu cây số. Toàn thắng, nhờ có nội công, giết được hai tên địch, thu được nhiều khí giới, mà bên mình chỉ mỗi một thanh niên bị một vết thương ở bắp vế. Tôi lại thăm bộ đội, hầu hết anh em còn ngủ, chỉ có một người đương rửa mặt ở dưới rạch. Thấy nét mặt quen quen tôi đánh bạo hỏi:
- Phải cậu Bảy có hồi ở Bình Thủy đó không?
Người đó ngạc nhiên, chăm chú nhìn tôi, cười:
- À, thầy Hai
rồi lên bờ nắm chặt lấy tay tôi.
Hai ba năm trước, có lần đi kinh lí ở Cần Thơ tôi lại thăm một ông bạn làm hiệu trưởng trường Nam ở đó, tên là Cảnh. Anh gốc ở Bạc Liêu, có ruộng đất, mỗi năm thu được ngàn giạ, chỉ cũng có của riêng, nên sống một đời rất phong lưu. Trưa hôm ấy anh mời tôi lại ăn tại một tửu lâu Huê kiều gần cầu tàu.
Ăn xong, anh bao một chiếc xe hơi đi Bình Thủy, cách Cần Thơ 5 cây số, trên đường đi Long Xuyên. Tôi gạt đi.
- Trời nắng gắt như vầy mà đi chơi!
Anh cười:
- Nơi này đặc biệt lắm. Vì chiều anh đã rời Cần Thơ rồi, không thể ở lại đến tối nên phải đi giờ nầy. Dịp này bỏ uổng.
Tôi miễn cưỡng theo, nhưng ngồi xe gió mát, buồn ngủ quá. Tới cầu Bình Thủy, chúng tôi xuống xe, quẹo qua tay trái, đi bộ theo bờ rạch.
Con rạch này rất đẹp, tại vàm nổi lên một cái bãi như miệng con rồng uốn khúc ngậm châu. Chỉ rộng khoảng ba bốn chục thước, đứng bên này nói chuyện với người bên kia được, thành thử tuy cách biệt mà vẫn thân mật như sát rào. Nước lúc đó đương ròng, vài chiếc xuồng và tam bản thả xuôi, và con rạch như một tấm thảm di chuyển trong truyện Ả-rập. Hai bên bờ có một đường đất rộng rợp bóng dừa, bóng xoài, mận, bằng lăng. Một dãy nhà lợp ngói, vách ván hoặc tường gạch nằm theo đường, trông ra rạch. Nhà nào cũng có vườn sạch sẽ, cửa sổ nào cũng phấp phới tấm màn ren. Dăm ba thiếu nữ đi xóm hoặc xuống rạch giặt dịa, cô nào cũng bận đồ lụa, đeo vàng, cổ trắng trẻo, tóc đen nhánh. Tôi bảo anh Cảnh:
-- Chỗ nào có nước trong là y như có gái đẹp. Hai “vưu vật” đó cơ hồ không rời nhau. Cổ nhân cũng tinh lắm, hễ tả một nữ nhân là mượn một dòng nước: nàng Tây Thi ở Trữ La, nàng Kiều ở bên một dòng “nước chảy trong veo”.
-- Rất đúng. Và chính vì một mĩ nhân mà hôm nay tôi bắt anh bỏ giấc ngủ trưa đây.
Chúng tôi theo bờ rạch, tiến vô độ năm sáu trăm thước, khi gần tới chợ Bình Thủy thì anh Cảnh ngừng lại trước một căn nhà lá nhỏ, rộng chừng ba thước, coi bộ nghèo nàn ở giữa một khu đất hoang hãy còn lau sậy. Tôi ngạc nhiên vì ở sân thấy phơi ba bốn bộ quần áo đàn bà toàn là thứ hàng tốt: áo màu tươi, quần lãnh đen hoặc lụa trắng, không phải là của hạng người nghèo.
Bạn tôi đứng ở cửa gọi.
-- Cậu Bảy có nhà không?
Ở trong có tiếng “dạ”. Hình như chủ nhân và khách đã quen gọi nhau. Một phút sau, một thanh niên bước ra, bận bộ pyjama lụa, tầm thước, nhanh nhẹn, lông mày hơi rậm. Chúng tôi bước vào. Anh bạn tôi giới thiệu qua loa rồi thanh niên đó từ vô nhà trong.
Phòng mỗi chiều ba thước, có một vách lá ngăn với phòng trong, một lối đi ở bên phải, hẹp, tối tăm, đưa ra phía sau. Nền nhà đất nện. Trên vách treo một cây đàn kìm. Ðồ đạc chỉ có mỗi một bộ ngựa trải chiếu, hẹp, kê sát vách, và một bộ salon: bốn chiếc ghế và một chiếc bàn nhỏ, trên có mặt kính mỏng, dưới kính là hai ba chục tấm hình nam nữ, đa số bán thân, khổ hình căn cước hoặc bưu thiếp; tôi đoán là hình các tài tử trong giới đàn ca, vì người nào cũng bảnh bao, điệu bộ, có người ôm đàn kìm, đàn ghi-ta.
Tôi để ý nhất tới 5, 6 ngọn sậy xuyên qua vách lá hở, đâm tua tủa ở một góc phòng, ngọn nào cũng vàng nhưng không úa, vì thiếu ánh sáng. Tôi nghĩ bụng: “Chủ nhân hoặc là rất nghệ sĩ, hoặc rất làm biếng.”
Một thiếu nữ lặng lẽ khoan thai bước ra, khẽ gật đầu chào chúng tôi, không ra vẻ quí phái, nhưng rất nề nếp. Mặt anh bạn tôi tươi hẳn lên. Nàng khẽ vén áo ngồi xuống bộ ngựa, đối diện với anh Cảnh. Khoảng hai mươi tuổi, nước da trắng mịn, mớ tóc đen búi ra sau. Tôi có một cảm giác mát mẻ, dịu dàng, thanh thoát: y phục bằng lụa màu xanh nhạt và trắng ngà, thân hình mảnh khảnh, nụ cười, ngôn ngữ, cử chỉ của nàng khiến tôi tưởng như một bức tranh tố nữ linh động.
Nàng hỏi thăm tôi vài câu rồi nói chuyện với anh Cảnh về những bạn chung của họ, về những buổi họp tuần trước. Có khói ở nhà sau bay ra, một lát cậu Bảy xách ra một ấm nước sôi, nàng pha trà mời chúng tôi. Trà Thiết Quan Âm, rất ngon. Cậu Bảy cũng ngồi trên bộ ngựa ở đầu kia, lên dây cây đàn kìm rồi gảy một bản Văn Thiên Tường. Giờ đó tĩnh mịch, chỉ có tiếng xào xạc của bụi sậy ở ngoài vườn và tiếng ru em ở xa vẳng lại. Giọng đàn của cậu Bảy buồn nhưng mạnh, như hùng nữa.
Hết bài, cậu hai tay đưa cây đàn cho anh Cảnh. Hai người đổi chỗ cho nhau vì ngồi ở ghế salon không đàn được. Lên dây lại rồi, anh Cảnh sửa lại tư thế, xốc lại áo, mỉm cười liếc thiếu nữ, nàng mỉm cười gật đầu. Dạo xong một khúc, anh gõ “cắc” vào mặt đàn, vô bài Phụng Cầu Hoàng. Nàng cất tiếng hòa theo. Ngón đàn anh khác ngón cậu Bảy, rất mùi mà giọng nàng thanh, ấm, ngân nga, rõ từng tiếng. Nàng ngước mắt lên ca, cặp mắt bồ câu long lanh tuyệt đẹp, hai bàn tay búp măng đặt lên đùi, móng tay hồng hồng; lúc này tôi mới nhận thấy nét mặt nàng phảng phất buồn. Bạn tôi vừa đàn vừa đăm đắm nhìn nàng và mỗi khi xuống một nhịp nào, giọng đàn giọng ca rất hòa nhịp nhau thì hai người cùng mỉm cười ngó nhau, cậu Bảy cũng mỉm cười. Sự hân hoan tâm đắc đó chỉ hạng nghệ sĩ mới cảm được. Tôi thấy mình là người ngoại cuộc. Rồi (anh Cảnh) lại gõ vào mặt đàn “cắc”, dòng nhạc lại tiếp tục.
Xong bài, anh Cảnh trả cây đàn, chủ nhân đem treo lên vách. Chúng tôi uống thêm một chén trà nữa, nói dăm ba câu chuyện về đàn rồi cảm ơn chủ nhân ra về.
Ra tới đường lộ, tôi nói:
- Quả là một giai nhân ít khi gặp được.
Anh Cảnh gật đầu:
- Phải nhìn nàng bận áo dài đen ngồi dưới ánh đèn viết thư, hoặc toàn đồ trắng ngồi ở mũi ghe hầu dưới ánh trăng mới thấy hết nét đẹp thùy mị, nề nếp của nàng. Biết đàn tranh nhưng nghệ thuật chưa cao, trái lại ca rất hay.
- Họ là hạng người ra sao? Lối sống có vẻ nghệ sĩ lắm.
- Thì đúng là nghệ sĩ rồi. Chàng là con út và con trai duy nhất của một điền chủ lớn làm Hội đồng ở Châu Ðốc, không ham học, cũng chẳng coi sóc vườn ruộng, chỉ đờn ca, còn nàng là con một hương chức đủ ăn thôi, học tới lớp nhất rồi bỏ, nổi tiếng là hoa khôi trong miền. Ông Hội đồng góa vợ, đã gần lục tuần, muốn cưới nàng làm vợ kế, thường giúp đỡ cho gia đình nàng, nàng không ưng nhưng không nỡ hay không dám từ chối, khất lần. Trong khi đó, cậu con ông Hội đồng cũng mê nàng. Rồi một hôm cặp thanh niên bỏ gia đình, dắt nhau đi. Họ sống nhờ vả một số bạn thân hay bà con, mỗi nơi dăm bữa nửa tháng, sau cùng tới đây, cất căn nhà lá đó. Ông Hội đồng nhắn người gọi chàng về mấy lần nhưng họ nghĩ về không tiện, chịu sống cuộc đời trôi dạt này. Tình cảnh họ éo le, họ lại có tài, đứng đắn, lễ độ nên được nhiều người giúp đỡ. Ở Cần Thơ này gia đình giàu sang nào cũng biết họ, gặp đám tiệc đám cưới, hoặc chỉ một cuộc họp bạn, người ta cũng mời họ lại giúp vui và đưa họ một số tiền khá hậu. Tôi cũng thường rủ bạn thân lại đây nghe đàn ca và lâu lâu giúp họ một số tiền. Họ coi tôi như anh. Họ tự trọng và biết người. Tôi nhớ lại rõ buổi trưa đó trong khi bắt tay cậu Bảy. Tôi hơi ngạc nhiên, một nghệ sĩ lãng mạn như vậy mà theo bộ đội tác chiến. Tôi hỏi:
- Cậu vô bộ đội lâu chưa? Có dự cuộc phá đồn hồi hôm hả?
- Dạ, tôi đi kháng chiến hơn một năm rồi (mắt cậu sáng lên), hồi hôm phá được một đồn địch.
Tôi rủ cậu lại chợ uống cà-phê. Chợ chỉ có vài quán lèo tèo, sáng hôm đó đông nghẹt người. Người ta bu chung quanh một anh bộ đội nghe anh kể trận đánh đêm trước. Một cụ già vừa nghe vừa mỉm cười, vuốt chòm râu bạc. Năm sáu thiếu nữ nép vào nhau dưới một gốc xoài nhìn anh bộ đội. Vì có nội công, hai tên lính Pháp, một thượng sĩ, một binh nhì chỉ kịp ria ra một loạt liên thinh rồi bị hạ sát liền. Lính Việt trong đồn đầu hàng hết. Thu được bốn khẩu liên thinh, mười cây súng mút, rất nhiều đạn và thực phẩm. Ðồn bị đặt chất nổ cho sập. Bên mình một người bị thương ở bắp vế.
Cậu Bảy ngồi vào bàn, hỏi thăm anh Cảnh. Tôi đáp:
- Từ hồi cách mạng, không gặp lại. Còn cô Bảy lúc này ở đâu?
Mặt cậu rầu rầu:
- Nhà tôi mất rồi, bị Pháp giết trong khi chạy loạn ở gần Ngã Bảy Phụng Hiệp.
- Tội nghiệp! Cậu có ở đó không?
- Dạ có, tôi chôn cất nhà tôi rồi, đánh dấu để khi đuổi bọn Pháp đi rồi sẽ xây mộ cho nàng. Mỗi lần đi công tác lại gần miền đó, tôi đều ghé thăm.
Tôi an ủi một câu:
- Giai nhân thường bạc mệnh. Hôm đó, ở nhà cậu ra về, ông Cảnh khen cô lắm, vừa có tài, vừa nết na.
Tôi uống với cậu một li “cà-phê” bằng gạo rang, cả hai đều lặng thinh nhìn khói thuốc và nhìn nước đục dưới rạch. Nhớ lại những nét thanh tú và giọng ca của cô Bảy, tôi bâng khuâng như mất một bảo vật.
Rồi có việc phải đi ngay, tôi từ biệt cậu ở chợ. Sau này hỏi thăm, biết cậu biệt danh là Hồng Phong, là một chiến sĩ gan dạ bậc nhất. Ra trận lần nào cũng vui vẻ như đi dự tiệc, xung phong, bắn giỏi và chỉ nhắm Pháp mà bắn. Hạ được giặc Pháp nào, cậu la lớn: Một mạng, hai mạng... Cậu tự nguyện phải hạ được mười tên Pháp mới hả dạ. Tôi hiểu vì lẽ gì cậu đã vô bộ đội.
Ði được vài bước, tôi sực nhớ ra, quay lại hỏi:
- Phải hồi khuya cậu đàn Tứ Ðại Oán không?
- Phải, lâu quá nhớ. Nhân chủ nhà có cây đờn kìm, tôi mượn gảy chơi. Cầm súng lâu rồi, nhấn hơi ngượng nghịu.
- Hèn nào... Nhưng vẫn hay lắm.
(Trích truyện dài Con đường thiên lý. Trong tuyển Ðể tôi đọc lại (nxb. Văn Học, VN, 2001), trích đoạn này mang tên “Mối tình nghệ sĩ”. Chúng tôi chọn dùng luôn tên ấy.)
Trăng nước miền Nam
“Tôi cho trăng vằng vặc trên dòng nước mới đẹp (nhất)”...
Hình như đa số người Việt Nam đồng ý với Nguyễn Hiến Lê. Vì tiếng Việt có từ kép “trăng nước” (như trong “Trăng nước Đồng Nai”, “Trăng nước Chương Dương” v.v.), trong khi tiếng Tàu hình như không có “thủy nguyệt”, “nguyệt thủy”, “giang nguyệt”, “nguyệt giang”, “hà nguyệt”, “nguyệt hà”... Người Tàu cũng thích cảnh trăng soi nước nên có thơ “Xuân giang hoa nguyệt dạ”, có điệu “Tây giang nguyệt” (chữ giang này đi với chữ Tây), nhưng không thích tới mức đặt ra từ kép?
“Thi sĩ Trung Hoa thích cảnh trăng ẩn sau đám mây, nửa mờ nửa tỏ”...
Có lẽ vì thế mà tiếng Tàu có từ kép “vân nguyệt”. Có lẽ người Việt không thú vị cảnh ấy lắm vì không ai nói “trăng mây”? Xét chung Nam Việt đẹp nhờ trăng và nước (...) Thi sĩ Trung Hoa thích cảnh trăng ẩn sau đám mây, nửa mờ nửa tỏ; tôi cho trăng vằng vặc trên dòng nước mới đẹp.
Trăng ở đây tỏ nhất vào giữa tháng giêng và tháng hai âm lịch. Vào những khoảng đó, nếu làm việc ở một miệt vườn như Long Xuyên, Cần Thơ, mà lại nhằm ngày rằm, làng nào cũng cúng đình, thì thế nào tôi cũng dạo trên bờ rạch để ngắm cảnh.
Dưới rạch thỉnh thoảng có một hai chiếc tam bản hoặc ghe hầu lặng lẽ xuôi dòng đưa các ông già bà cả đi lễ đình, có thiếu nữ theo hầu. Trên đường đất theo bờ rạch, nam thanh nữ tú dập dìu chơi xuân, lúc ẩn lúc hiện dưới bóng rặng dừa, rặng xoài hay bằng lăng. Trong gió mát, phảng phất hương xoài, hương mù u. Và chỗ nào cũng nghe thấy tiếng đàn kìm từ trong nhà sàn bên đường đưa ra các điệu Vọng Cổ, Tây Thi, Tứ Đại Oán... Cứ tiếng đàn ở sau lưng nhỏ dần thì đã văng vẳng tiếng đàn ở phía trước. Trời trong, nước trong. Trăng nhấp nhô trên mặt nước, lấp lánh trên đường trải cát, nhảy múa trên tàu dừa, chảy trên tóc, trên vai thiếu nữ. Trong lòng tôi thấy rạo rực và tôi hiểu tại sao người Trung Hoa đã cho Lý Bạch chết vì muốn ôm trăng trên dòng nước. Trong sân đình đông nghẹt người. Các bà già và thiếu nữ đi xem kết quả cuộc thi nữ công – thực ra chỉ là thi bánh mứt – còn bọn trai làng thì cốt ngắm các cô dự thí. Mười một giờ khuya buổi lễ mới vãn. Trăng lúc này mới thật đẹp. Tôi đi một mình xuôi ra ngoài vàm, nghe tiếng lá xào xạc trong cảnh tĩnh mịch, tiếng nước bập bềnh vỗ vào bờ. Trong những bụi chuối cách đường vài thước có những cặp đang tình tự. Xa xa vẳng lên một khúc xuân tình.
(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992. Nhan đề tạm đặt.)
Đồng Tháp Mười
Bây giờ ở Ðồng Tháp Mười rắn ngựa, muỗi mây chắc hiếm. Lúa ma chẳng biết còn không?
Qua bao mùa chinh chiến, rồi tới thời kỹ thuật tối tân giúp chinh phục tự nhiên, những chỗ Nguyễn Hiến Lê từng ghé qua chắc đã hoàn toàn biến dạng.
“Lung kia rày đã nên đồng...”?
Ăn xong, chúng tôi đánh một giấc tới ba giờ, để tránh ánh nắng gay gắt ban trưa, rồi đi về phía giồng Lâm Vồ, lội ngang nhiều cái lung đầy đỉa lớn bằng ngón tay. Mới đặt chân xuống nước rồi nhấc lên liền là đã có ba bốn con bám vào chân rồi, gỡ ra không nổi.
Không khí thực oi ả. Khi chui vào những đám lau cao, chúng tôi như nghẹt thở. Mồ hôi ướt đẫm áo, cổ khô như sau một cơn làm cữ (sốt rét).
Bỗng trước mặt chúng tôi, một đám khói bốc lên mù trời.
Anh Hai, người dẫn đường nói:
- Gặp đám đốt đồng rồi. Chúng ta ở dưới ngọn gió. Phải quanh qua phía tay mặt để bọc đám khói.
Càng tiến tới gần, không khí càng nóng ghê gớm, càng thấy khó thở. Ngọn lửa dài hàng trăm thước, liếm ngọn cỏ khô và tiến tới mau hơn người chạy, phun lên trời một đám khói đặc, đen nghịt và để lại phía sau một đám than lấp lánh những đốm đỏ.
Có tiếng sột soạt trong cỏ, một vật gì loang loáng lướt qua rồi biến mất.
- Coi chừng rắn đó, các ông. Ðốt đồng thì rắn ra. Miền này nhiều rắn lắm, đủ các giống: hổ mang, mái gầm, hổ lửa, rắn lục... Có những con rắn hổ dài ba, bốn thước, lướt như bay trên cỏ, đuổi kịp ngựa là thường; loài ấy dữ nhất, có tên là hổ ngựa.
Người ta kể chuyện một ông già kiếm củi ở miền Mộc Hóa thấy một con rắn đầu quấn vào một thân cây, cây ở bờ bên đây cái bưng nhỏ, đuôi quấn vào một thân cây khác ở bờ bên kia, rồi văng mình qua bên mặt, bên trái, để tát nước trong bưng. Chỉ một lát bưng cạn, chú ta bò xuống bắt hết nhẵn cá, ăn một bữa no nê. Nó khôn quá, thưa ông.
Anh Bình nghe chuyện rắn, có vẻ sợ sệt, ngó chung quanh và dè dặt bước ở giữa bọn tôi.
Anh Mẹo thấy vậy cười:
- Tụi nó sợ mình, thấy mình là trốn; mình đâu phải sợ nó. Chỉ khi nào trời không cho sống nữa, đạp nhằm nó, nó mới cắn; mà thứ rắn hổ lửa cắn thì vô phương chữa ở giữa cảnh đồng này. Nhưng ông đi giày cao ống thì lo gì? Có lo là tụi tôi.
Anh Bình hỏi:
- Miền này nhiều người bị rắn cắn không anh?
- Cũng thường có. Mỗi năm làng nào cũng có năm sáu người bị rắn cắn, nhưng phần nhiều tìm được thuốc chữa kịp. Xóm nào cũng có người biết thuốc trị rắn. Lâu lắm mới nghe tin có người chết.
Tôi nói xen vào:
- Mỗi làng có hai ba ngàn người mà lâu lâu mới nghe nói có người chết vì rắn, thì nạn rắn có gì đáng lo? Không bằng cái nạn xe hơi ở Sài Gòn, phải không, anh Bình? Vậy anh cứ yên tâm, đi ở đây an ổn như đi ngang đường Catinat hay Bonard vậy. - So sánh khéo lắm. Phục rồi. Nhưng này, đã yên ổn như vậy, sao còn mang hai ống thuốc trừ nọc rắn làm chi vậy ông?
- Cẩn tắc vô ưu mà!
Anh Mẹo đi đầu, reo lên:
- A! có rùa. Rán bắt, tối nay làm thịt ăn.
Một con rùa lớn chạy đám cháy, bị anh Mẹo chụp được.
Chúng tôi đã tránh được ngọn lửa đốt đồng và đương tiến trong đám sậy, cỏ cháy đen. Ðất nóng hổi, chân như bị lùi trong tro. Mặc dầu bước rất nhẹ mà tro cũng bay lên bụi mù bám vào da, vào quần áo. Ai nấy đều có vẻ như ông táo, phải nín thở và mỗi lần thở phải đưa tay che mũi.
Ði độ một cây số khỏi đám đốt đồng, chúng tôi đều vỗ tay, nhẩy lên:
- Sen, sen. Có hồ sen ở đây!
Hàng ngàn bông đỏ điểm trên một nền xanh nhạt. Chúng tôi khỏe hẳn người, cổ bớt khô, ngực bớt nghẹt, vừa chạy ùa lại vừa hít hương sen trong không khí. Lưu, Nguyễn vào Thiên Thai chưa chắc đã vui bằng chúng tôi lúc ấy.
Anh Bình nói luôn miệng:
- Bĩ cực thì tới tuần thái lai chứ!
Sen mọc trong một cái lung dài và rộng, nước còn độ vài tấc. Không khí chung quanh mát rượi và thơm phức. Chúng tôi thâm hô hấp một lát rồi xuống rửa chân tay, mặt mũi, lại thâm hô hấp nữa. Anh Hai bẻ chừng một chục gương sen non đưa chúng tôi ăn đỡ khát.
Gió hây hẩy trên mặt nước, sen rung rinh tỏa hương. Chúng tôi chỉ tiếc không có vài chai bia ngâm nước đá và một đĩa khô mực để ngà ngà với hoa một bữa.
Nhưng ánh chiều đã tà. Dù hoa có khoe sắc để giữ lại thì cũng không thể nghỉ đêm bên hoa được. Phải đi. Ði mà cứ vài bước lại quay lại, cho tới khi bóng sen khuất hẳn.
Một người hướng đạo bảo tôi:
- Lúc nãy chúng tôi không dám cho hai ông hay. Ði qua chỗ đốt đồng nhiều khi nguy hiểm lắm. Có chỗ lớp đất ở trên rất mỏng, bước vào thụt chân xuống, tới lớp bùn than ở dưới. Lớp này nóng rực làm phỏng da là thường.
- Biết vậy, sao các anh còn dắt chúng tôi qua?
- Còn lối nào khác đâu? Ði vòng ngọn lửa cũng đã xa đường lắm rồi, nếu vòng cả đám đồng cháy ở sau ngọn lửa thì tôi sợ không tới giồng Lâm Vồ trong đêm nay được.
Chúng tôi leo bốn cái giồng nữa - giồng Cỏ Ống, giồng Cà Dâm, giồng Lung Sơn, giồng Thốt Nốt - tới giồng Lung Bông thì mặt trời đã xuống gần giáp ngọn cỏ.
Anh Bình tỏ vẻ lo lắng:
- Gần tối rồi, nghỉ ở đâu? Hai chân rã rời, tôi muốn cởi ném đôi giày nặng như đá này đi. Ðói, khát. Nước uống đã hết. Chung quanh không có nhà cửa.
- Thưa, cũng sắp tới nơi. Ông cứ an tâm, thế nào tối nay cũng có chỗ ngủ.
Chúng tôi cố lết một quãng nữa, gần tới một cái lung cạn, chung quanh là sậy thì có tiếng vo vo như đàn ong vỡ tổ. Một đám mây xám chập chờn ở trước mặt chúng tôi.
- Muỗi Ðồng Tháp đấy. Anh Bình! về ngoài đó, nhớ tả cảm tưởng của anh lúc này cho bà con nghe nhé.
Tôi đã quen muỗi. Những hồi đi đo ở Cà Mau, Phụng Hiệp, chiếc ghe bầu của tôi sơn xanh lá cây, mỗi buổi chiều, từ sáu giờ trở đi, biến ra màu xám: muỗi bám đầy ghe, liền cánh nhau, mỗi phân vuông cũng có ít gì vài con. Không thế nào đứng yên được một lát, phải quơ chân múa tay luôn luôn mà chúng vẫn đốt. Nhưng lần này muỗi mới thật là làm cho tôi rợn tóc gáy. Chúng tôi nín thở chạy xuyên qua đám mây, chúng sa vào lỗ mũi vào lỗ tai, chui vào cổ áo, cổ tay. Cũng may là chúng ít đốt. Sinh trưởng trong miền hoang dã này, chúng chưa được biết mùi máu người, gặp chúng tôi còn bỡ ngỡ, chưa kịp bu lại đốt thì chúng tôi đã thoát khỏi.
Qua đám muỗi rồi, chúng tôi còn thấy lạnh xương sống.
- Anh Bình, anh đã thấy ghê chưa? Muỗi nhiều như vậy, đốt trâu, trâu cũng chết, đừng nói là người. Cho nên miền này, nông dân phải may màn (mùng) cho trâu.
- Sướng nhỉ! Trâu được ngủ màn.
- Nếu không có màn thì ít nhất mỗi tối phải hun cỏ, rác, cây mục cho muỗi thấy khói mà lánh xa.
Khói và sương chiều bao phủ cánh đồng. Cảnh lạnh lẽo, cô liêu có một. Vài đốm đỏ hiện lơ lửng ở chân trời như ngôi sao mới mọc.
- Thưa ông, giồng Lâm Vồ đấy. Chắc trong trại có người ở.
- Có ít nhất là một chục người đêm nay. Lần này là lần đầu tiên giồng Lâm Vồ đón khách từ bốn phương trời lại. Anh em mình đi mau lên. Chúng tôi quên mệt, nhắm ngọn đèn tiến tới. Nhờ ánh trăng, cũng đỡ thụt xuống lung. Ðến giồng thì gần tám giờ tối.
Năm sáu người từ trên giồng chạy xuống đón chúng tôi. Họ làm ở Sở Thủy lợi, đi đo từ Mộc Hóa xuống đây. Vì chúng tôi đã hẹn trước sẽ gặp nhau tại giồng này, nên tiệc đã dọn và họ đợi chúng tôi để nâng chén.
Chắc giồng này trước có trồng cây lâm vồ - một loại cây rất giống cây bồ đề - nên mới có tên ấy. Trên giồng có một trại ruộng khá lớn bằng lá do một anh nông phu coi. Trên kèo treo lủng lẳng những khô rắn, khô cá và khô chuột. Người giữ trại bắt được nhiều quá, ăn không hết, làm khô để dành.
Chúng tôi kiếm một cái lung ở gần giồng, lau mình qua loa rồi thay đồ ăn cơm.
Ngồi ăn ngay trên mặt đất, dưới ánh trăng.
- Nơi này đặc biệt lắm. Vì chiều anh đã rời Cần Thơ rồi, không thể ở lại đến tối nên phải đi giờ nầy. Dịp này bỏ uổng.
Tôi miễn cưỡng theo, nhưng ngồi xe gió mát, buồn ngủ quá. Tới cầu Bình Thủy, chúng tôi xuống xe, quẹo qua tay trái, đi bộ theo bờ rạch.
Con rạch này rất đẹp, tại vàm nổi lên một cái bãi như miệng con rồng uốn khúc ngậm châu. Chỉ rộng khoảng ba bốn chục thước, đứng bên này nói chuyện với người bên kia được, thành thử tuy cách biệt mà vẫn thân mật như sát rào. Nước lúc đó đương ròng, vài chiếc xuồng và tam bản thả xuôi, và con rạch như một tấm thảm di chuyển trong truyện Ả-rập. Hai bên bờ có một đường đất rộng rợp bóng dừa, bóng xoài, mận, bằng lăng. Một dãy nhà lợp ngói, vách ván hoặc tường gạch nằm theo đường, trông ra rạch. Nhà nào cũng có vườn sạch sẽ, cửa sổ nào cũng phấp phới tấm màn ren. Dăm ba thiếu nữ đi xóm hoặc xuống rạch giặt dịa, cô nào cũng bận đồ lụa, đeo vàng, cổ trắng trẻo, tóc đen nhánh. Tôi bảo anh Cảnh:
-- Chỗ nào có nước trong là y như có gái đẹp. Hai “vưu vật” đó cơ hồ không rời nhau. Cổ nhân cũng tinh lắm, hễ tả một nữ nhân là mượn một dòng nước: nàng Tây Thi ở Trữ La, nàng Kiều ở bên một dòng “nước chảy trong veo”.
-- Rất đúng. Và chính vì một mĩ nhân mà hôm nay tôi bắt anh bỏ giấc ngủ trưa đây.
Chúng tôi theo bờ rạch, tiến vô độ năm sáu trăm thước, khi gần tới chợ Bình Thủy thì anh Cảnh ngừng lại trước một căn nhà lá nhỏ, rộng chừng ba thước, coi bộ nghèo nàn ở giữa một khu đất hoang hãy còn lau sậy. Tôi ngạc nhiên vì ở sân thấy phơi ba bốn bộ quần áo đàn bà toàn là thứ hàng tốt: áo màu tươi, quần lãnh đen hoặc lụa trắng, không phải là của hạng người nghèo.
Bạn tôi đứng ở cửa gọi.
-- Cậu Bảy có nhà không?
Ở trong có tiếng “dạ”. Hình như chủ nhân và khách đã quen gọi nhau. Một phút sau, một thanh niên bước ra, bận bộ pyjama lụa, tầm thước, nhanh nhẹn, lông mày hơi rậm. Chúng tôi bước vào. Anh bạn tôi giới thiệu qua loa rồi thanh niên đó từ vô nhà trong.
Phòng mỗi chiều ba thước, có một vách lá ngăn với phòng trong, một lối đi ở bên phải, hẹp, tối tăm, đưa ra phía sau. Nền nhà đất nện. Trên vách treo một cây đàn kìm. Ðồ đạc chỉ có mỗi một bộ ngựa trải chiếu, hẹp, kê sát vách, và một bộ salon: bốn chiếc ghế và một chiếc bàn nhỏ, trên có mặt kính mỏng, dưới kính là hai ba chục tấm hình nam nữ, đa số bán thân, khổ hình căn cước hoặc bưu thiếp; tôi đoán là hình các tài tử trong giới đàn ca, vì người nào cũng bảnh bao, điệu bộ, có người ôm đàn kìm, đàn ghi-ta.
Tôi để ý nhất tới 5, 6 ngọn sậy xuyên qua vách lá hở, đâm tua tủa ở một góc phòng, ngọn nào cũng vàng nhưng không úa, vì thiếu ánh sáng. Tôi nghĩ bụng: “Chủ nhân hoặc là rất nghệ sĩ, hoặc rất làm biếng.”
Một thiếu nữ lặng lẽ khoan thai bước ra, khẽ gật đầu chào chúng tôi, không ra vẻ quí phái, nhưng rất nề nếp. Mặt anh bạn tôi tươi hẳn lên. Nàng khẽ vén áo ngồi xuống bộ ngựa, đối diện với anh Cảnh. Khoảng hai mươi tuổi, nước da trắng mịn, mớ tóc đen búi ra sau. Tôi có một cảm giác mát mẻ, dịu dàng, thanh thoát: y phục bằng lụa màu xanh nhạt và trắng ngà, thân hình mảnh khảnh, nụ cười, ngôn ngữ, cử chỉ của nàng khiến tôi tưởng như một bức tranh tố nữ linh động.
Nàng hỏi thăm tôi vài câu rồi nói chuyện với anh Cảnh về những bạn chung của họ, về những buổi họp tuần trước. Có khói ở nhà sau bay ra, một lát cậu Bảy xách ra một ấm nước sôi, nàng pha trà mời chúng tôi. Trà Thiết Quan Âm, rất ngon. Cậu Bảy cũng ngồi trên bộ ngựa ở đầu kia, lên dây cây đàn kìm rồi gảy một bản Văn Thiên Tường. Giờ đó tĩnh mịch, chỉ có tiếng xào xạc của bụi sậy ở ngoài vườn và tiếng ru em ở xa vẳng lại. Giọng đàn của cậu Bảy buồn nhưng mạnh, như hùng nữa.
Hết bài, cậu hai tay đưa cây đàn cho anh Cảnh. Hai người đổi chỗ cho nhau vì ngồi ở ghế salon không đàn được. Lên dây lại rồi, anh Cảnh sửa lại tư thế, xốc lại áo, mỉm cười liếc thiếu nữ, nàng mỉm cười gật đầu. Dạo xong một khúc, anh gõ “cắc” vào mặt đàn, vô bài Phụng Cầu Hoàng. Nàng cất tiếng hòa theo. Ngón đàn anh khác ngón cậu Bảy, rất mùi mà giọng nàng thanh, ấm, ngân nga, rõ từng tiếng. Nàng ngước mắt lên ca, cặp mắt bồ câu long lanh tuyệt đẹp, hai bàn tay búp măng đặt lên đùi, móng tay hồng hồng; lúc này tôi mới nhận thấy nét mặt nàng phảng phất buồn. Bạn tôi vừa đàn vừa đăm đắm nhìn nàng và mỗi khi xuống một nhịp nào, giọng đàn giọng ca rất hòa nhịp nhau thì hai người cùng mỉm cười ngó nhau, cậu Bảy cũng mỉm cười. Sự hân hoan tâm đắc đó chỉ hạng nghệ sĩ mới cảm được. Tôi thấy mình là người ngoại cuộc. Rồi (anh Cảnh) lại gõ vào mặt đàn “cắc”, dòng nhạc lại tiếp tục.
Xong bài, anh Cảnh trả cây đàn, chủ nhân đem treo lên vách. Chúng tôi uống thêm một chén trà nữa, nói dăm ba câu chuyện về đàn rồi cảm ơn chủ nhân ra về.
Ra tới đường lộ, tôi nói:
- Quả là một giai nhân ít khi gặp được.
Anh Cảnh gật đầu:
- Phải nhìn nàng bận áo dài đen ngồi dưới ánh đèn viết thư, hoặc toàn đồ trắng ngồi ở mũi ghe hầu dưới ánh trăng mới thấy hết nét đẹp thùy mị, nề nếp của nàng. Biết đàn tranh nhưng nghệ thuật chưa cao, trái lại ca rất hay.
- Họ là hạng người ra sao? Lối sống có vẻ nghệ sĩ lắm.
- Thì đúng là nghệ sĩ rồi. Chàng là con út và con trai duy nhất của một điền chủ lớn làm Hội đồng ở Châu Ðốc, không ham học, cũng chẳng coi sóc vườn ruộng, chỉ đờn ca, còn nàng là con một hương chức đủ ăn thôi, học tới lớp nhất rồi bỏ, nổi tiếng là hoa khôi trong miền. Ông Hội đồng góa vợ, đã gần lục tuần, muốn cưới nàng làm vợ kế, thường giúp đỡ cho gia đình nàng, nàng không ưng nhưng không nỡ hay không dám từ chối, khất lần. Trong khi đó, cậu con ông Hội đồng cũng mê nàng. Rồi một hôm cặp thanh niên bỏ gia đình, dắt nhau đi. Họ sống nhờ vả một số bạn thân hay bà con, mỗi nơi dăm bữa nửa tháng, sau cùng tới đây, cất căn nhà lá đó. Ông Hội đồng nhắn người gọi chàng về mấy lần nhưng họ nghĩ về không tiện, chịu sống cuộc đời trôi dạt này. Tình cảnh họ éo le, họ lại có tài, đứng đắn, lễ độ nên được nhiều người giúp đỡ. Ở Cần Thơ này gia đình giàu sang nào cũng biết họ, gặp đám tiệc đám cưới, hoặc chỉ một cuộc họp bạn, người ta cũng mời họ lại giúp vui và đưa họ một số tiền khá hậu. Tôi cũng thường rủ bạn thân lại đây nghe đàn ca và lâu lâu giúp họ một số tiền. Họ coi tôi như anh. Họ tự trọng và biết người. Tôi nhớ lại rõ buổi trưa đó trong khi bắt tay cậu Bảy. Tôi hơi ngạc nhiên, một nghệ sĩ lãng mạn như vậy mà theo bộ đội tác chiến. Tôi hỏi:
- Cậu vô bộ đội lâu chưa? Có dự cuộc phá đồn hồi hôm hả?
- Dạ, tôi đi kháng chiến hơn một năm rồi (mắt cậu sáng lên), hồi hôm phá được một đồn địch.
Tôi rủ cậu lại chợ uống cà-phê. Chợ chỉ có vài quán lèo tèo, sáng hôm đó đông nghẹt người. Người ta bu chung quanh một anh bộ đội nghe anh kể trận đánh đêm trước. Một cụ già vừa nghe vừa mỉm cười, vuốt chòm râu bạc. Năm sáu thiếu nữ nép vào nhau dưới một gốc xoài nhìn anh bộ đội. Vì có nội công, hai tên lính Pháp, một thượng sĩ, một binh nhì chỉ kịp ria ra một loạt liên thinh rồi bị hạ sát liền. Lính Việt trong đồn đầu hàng hết. Thu được bốn khẩu liên thinh, mười cây súng mút, rất nhiều đạn và thực phẩm. Ðồn bị đặt chất nổ cho sập. Bên mình một người bị thương ở bắp vế.
Cậu Bảy ngồi vào bàn, hỏi thăm anh Cảnh. Tôi đáp:
- Từ hồi cách mạng, không gặp lại. Còn cô Bảy lúc này ở đâu?
Mặt cậu rầu rầu:
- Nhà tôi mất rồi, bị Pháp giết trong khi chạy loạn ở gần Ngã Bảy Phụng Hiệp.
- Tội nghiệp! Cậu có ở đó không?
- Dạ có, tôi chôn cất nhà tôi rồi, đánh dấu để khi đuổi bọn Pháp đi rồi sẽ xây mộ cho nàng. Mỗi lần đi công tác lại gần miền đó, tôi đều ghé thăm.
Tôi an ủi một câu:
- Giai nhân thường bạc mệnh. Hôm đó, ở nhà cậu ra về, ông Cảnh khen cô lắm, vừa có tài, vừa nết na.
Tôi uống với cậu một li “cà-phê” bằng gạo rang, cả hai đều lặng thinh nhìn khói thuốc và nhìn nước đục dưới rạch. Nhớ lại những nét thanh tú và giọng ca của cô Bảy, tôi bâng khuâng như mất một bảo vật.
Rồi có việc phải đi ngay, tôi từ biệt cậu ở chợ. Sau này hỏi thăm, biết cậu biệt danh là Hồng Phong, là một chiến sĩ gan dạ bậc nhất. Ra trận lần nào cũng vui vẻ như đi dự tiệc, xung phong, bắn giỏi và chỉ nhắm Pháp mà bắn. Hạ được giặc Pháp nào, cậu la lớn: Một mạng, hai mạng... Cậu tự nguyện phải hạ được mười tên Pháp mới hả dạ. Tôi hiểu vì lẽ gì cậu đã vô bộ đội.
Ði được vài bước, tôi sực nhớ ra, quay lại hỏi:
- Phải hồi khuya cậu đàn Tứ Ðại Oán không?
- Phải, lâu quá nhớ. Nhân chủ nhà có cây đờn kìm, tôi mượn gảy chơi. Cầm súng lâu rồi, nhấn hơi ngượng nghịu.
- Hèn nào... Nhưng vẫn hay lắm.
(Trích truyện dài Con đường thiên lý. Trong tuyển Ðể tôi đọc lại (nxb. Văn Học, VN, 2001), trích đoạn này mang tên “Mối tình nghệ sĩ”. Chúng tôi chọn dùng luôn tên ấy.)
Trăng nước miền Nam
“Tôi cho trăng vằng vặc trên dòng nước mới đẹp (nhất)”...
Hình như đa số người Việt Nam đồng ý với Nguyễn Hiến Lê. Vì tiếng Việt có từ kép “trăng nước” (như trong “Trăng nước Đồng Nai”, “Trăng nước Chương Dương” v.v.), trong khi tiếng Tàu hình như không có “thủy nguyệt”, “nguyệt thủy”, “giang nguyệt”, “nguyệt giang”, “hà nguyệt”, “nguyệt hà”... Người Tàu cũng thích cảnh trăng soi nước nên có thơ “Xuân giang hoa nguyệt dạ”, có điệu “Tây giang nguyệt” (chữ giang này đi với chữ Tây), nhưng không thích tới mức đặt ra từ kép?
“Thi sĩ Trung Hoa thích cảnh trăng ẩn sau đám mây, nửa mờ nửa tỏ”...
Có lẽ vì thế mà tiếng Tàu có từ kép “vân nguyệt”. Có lẽ người Việt không thú vị cảnh ấy lắm vì không ai nói “trăng mây”? Xét chung Nam Việt đẹp nhờ trăng và nước (...) Thi sĩ Trung Hoa thích cảnh trăng ẩn sau đám mây, nửa mờ nửa tỏ; tôi cho trăng vằng vặc trên dòng nước mới đẹp.
Trăng ở đây tỏ nhất vào giữa tháng giêng và tháng hai âm lịch. Vào những khoảng đó, nếu làm việc ở một miệt vườn như Long Xuyên, Cần Thơ, mà lại nhằm ngày rằm, làng nào cũng cúng đình, thì thế nào tôi cũng dạo trên bờ rạch để ngắm cảnh.
Dưới rạch thỉnh thoảng có một hai chiếc tam bản hoặc ghe hầu lặng lẽ xuôi dòng đưa các ông già bà cả đi lễ đình, có thiếu nữ theo hầu. Trên đường đất theo bờ rạch, nam thanh nữ tú dập dìu chơi xuân, lúc ẩn lúc hiện dưới bóng rặng dừa, rặng xoài hay bằng lăng. Trong gió mát, phảng phất hương xoài, hương mù u. Và chỗ nào cũng nghe thấy tiếng đàn kìm từ trong nhà sàn bên đường đưa ra các điệu Vọng Cổ, Tây Thi, Tứ Đại Oán... Cứ tiếng đàn ở sau lưng nhỏ dần thì đã văng vẳng tiếng đàn ở phía trước. Trời trong, nước trong. Trăng nhấp nhô trên mặt nước, lấp lánh trên đường trải cát, nhảy múa trên tàu dừa, chảy trên tóc, trên vai thiếu nữ. Trong lòng tôi thấy rạo rực và tôi hiểu tại sao người Trung Hoa đã cho Lý Bạch chết vì muốn ôm trăng trên dòng nước. Trong sân đình đông nghẹt người. Các bà già và thiếu nữ đi xem kết quả cuộc thi nữ công – thực ra chỉ là thi bánh mứt – còn bọn trai làng thì cốt ngắm các cô dự thí. Mười một giờ khuya buổi lễ mới vãn. Trăng lúc này mới thật đẹp. Tôi đi một mình xuôi ra ngoài vàm, nghe tiếng lá xào xạc trong cảnh tĩnh mịch, tiếng nước bập bềnh vỗ vào bờ. Trong những bụi chuối cách đường vài thước có những cặp đang tình tự. Xa xa vẳng lên một khúc xuân tình.
(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992. Nhan đề tạm đặt.)
Đồng Tháp Mười
Bây giờ ở Ðồng Tháp Mười rắn ngựa, muỗi mây chắc hiếm. Lúa ma chẳng biết còn không?
Qua bao mùa chinh chiến, rồi tới thời kỹ thuật tối tân giúp chinh phục tự nhiên, những chỗ Nguyễn Hiến Lê từng ghé qua chắc đã hoàn toàn biến dạng.
“Lung kia rày đã nên đồng...”?
Ăn xong, chúng tôi đánh một giấc tới ba giờ, để tránh ánh nắng gay gắt ban trưa, rồi đi về phía giồng Lâm Vồ, lội ngang nhiều cái lung đầy đỉa lớn bằng ngón tay. Mới đặt chân xuống nước rồi nhấc lên liền là đã có ba bốn con bám vào chân rồi, gỡ ra không nổi.
Không khí thực oi ả. Khi chui vào những đám lau cao, chúng tôi như nghẹt thở. Mồ hôi ướt đẫm áo, cổ khô như sau một cơn làm cữ (sốt rét).
Bỗng trước mặt chúng tôi, một đám khói bốc lên mù trời.
Anh Hai, người dẫn đường nói:
- Gặp đám đốt đồng rồi. Chúng ta ở dưới ngọn gió. Phải quanh qua phía tay mặt để bọc đám khói.
Càng tiến tới gần, không khí càng nóng ghê gớm, càng thấy khó thở. Ngọn lửa dài hàng trăm thước, liếm ngọn cỏ khô và tiến tới mau hơn người chạy, phun lên trời một đám khói đặc, đen nghịt và để lại phía sau một đám than lấp lánh những đốm đỏ.
Có tiếng sột soạt trong cỏ, một vật gì loang loáng lướt qua rồi biến mất.
- Coi chừng rắn đó, các ông. Ðốt đồng thì rắn ra. Miền này nhiều rắn lắm, đủ các giống: hổ mang, mái gầm, hổ lửa, rắn lục... Có những con rắn hổ dài ba, bốn thước, lướt như bay trên cỏ, đuổi kịp ngựa là thường; loài ấy dữ nhất, có tên là hổ ngựa.
Người ta kể chuyện một ông già kiếm củi ở miền Mộc Hóa thấy một con rắn đầu quấn vào một thân cây, cây ở bờ bên đây cái bưng nhỏ, đuôi quấn vào một thân cây khác ở bờ bên kia, rồi văng mình qua bên mặt, bên trái, để tát nước trong bưng. Chỉ một lát bưng cạn, chú ta bò xuống bắt hết nhẵn cá, ăn một bữa no nê. Nó khôn quá, thưa ông.
Anh Bình nghe chuyện rắn, có vẻ sợ sệt, ngó chung quanh và dè dặt bước ở giữa bọn tôi.
Anh Mẹo thấy vậy cười:
- Tụi nó sợ mình, thấy mình là trốn; mình đâu phải sợ nó. Chỉ khi nào trời không cho sống nữa, đạp nhằm nó, nó mới cắn; mà thứ rắn hổ lửa cắn thì vô phương chữa ở giữa cảnh đồng này. Nhưng ông đi giày cao ống thì lo gì? Có lo là tụi tôi.
Anh Bình hỏi:
- Miền này nhiều người bị rắn cắn không anh?
- Cũng thường có. Mỗi năm làng nào cũng có năm sáu người bị rắn cắn, nhưng phần nhiều tìm được thuốc chữa kịp. Xóm nào cũng có người biết thuốc trị rắn. Lâu lắm mới nghe tin có người chết.
Tôi nói xen vào:
- Mỗi làng có hai ba ngàn người mà lâu lâu mới nghe nói có người chết vì rắn, thì nạn rắn có gì đáng lo? Không bằng cái nạn xe hơi ở Sài Gòn, phải không, anh Bình? Vậy anh cứ yên tâm, đi ở đây an ổn như đi ngang đường Catinat hay Bonard vậy. - So sánh khéo lắm. Phục rồi. Nhưng này, đã yên ổn như vậy, sao còn mang hai ống thuốc trừ nọc rắn làm chi vậy ông?
- Cẩn tắc vô ưu mà!
Anh Mẹo đi đầu, reo lên:
- A! có rùa. Rán bắt, tối nay làm thịt ăn.
Một con rùa lớn chạy đám cháy, bị anh Mẹo chụp được.
Chúng tôi đã tránh được ngọn lửa đốt đồng và đương tiến trong đám sậy, cỏ cháy đen. Ðất nóng hổi, chân như bị lùi trong tro. Mặc dầu bước rất nhẹ mà tro cũng bay lên bụi mù bám vào da, vào quần áo. Ai nấy đều có vẻ như ông táo, phải nín thở và mỗi lần thở phải đưa tay che mũi.
Ði độ một cây số khỏi đám đốt đồng, chúng tôi đều vỗ tay, nhẩy lên:
- Sen, sen. Có hồ sen ở đây!
Hàng ngàn bông đỏ điểm trên một nền xanh nhạt. Chúng tôi khỏe hẳn người, cổ bớt khô, ngực bớt nghẹt, vừa chạy ùa lại vừa hít hương sen trong không khí. Lưu, Nguyễn vào Thiên Thai chưa chắc đã vui bằng chúng tôi lúc ấy.
Anh Bình nói luôn miệng:
- Bĩ cực thì tới tuần thái lai chứ!
Sen mọc trong một cái lung dài và rộng, nước còn độ vài tấc. Không khí chung quanh mát rượi và thơm phức. Chúng tôi thâm hô hấp một lát rồi xuống rửa chân tay, mặt mũi, lại thâm hô hấp nữa. Anh Hai bẻ chừng một chục gương sen non đưa chúng tôi ăn đỡ khát.
Gió hây hẩy trên mặt nước, sen rung rinh tỏa hương. Chúng tôi chỉ tiếc không có vài chai bia ngâm nước đá và một đĩa khô mực để ngà ngà với hoa một bữa.
Nhưng ánh chiều đã tà. Dù hoa có khoe sắc để giữ lại thì cũng không thể nghỉ đêm bên hoa được. Phải đi. Ði mà cứ vài bước lại quay lại, cho tới khi bóng sen khuất hẳn.
Một người hướng đạo bảo tôi:
- Lúc nãy chúng tôi không dám cho hai ông hay. Ði qua chỗ đốt đồng nhiều khi nguy hiểm lắm. Có chỗ lớp đất ở trên rất mỏng, bước vào thụt chân xuống, tới lớp bùn than ở dưới. Lớp này nóng rực làm phỏng da là thường.
- Biết vậy, sao các anh còn dắt chúng tôi qua?
- Còn lối nào khác đâu? Ði vòng ngọn lửa cũng đã xa đường lắm rồi, nếu vòng cả đám đồng cháy ở sau ngọn lửa thì tôi sợ không tới giồng Lâm Vồ trong đêm nay được.
Chúng tôi leo bốn cái giồng nữa - giồng Cỏ Ống, giồng Cà Dâm, giồng Lung Sơn, giồng Thốt Nốt - tới giồng Lung Bông thì mặt trời đã xuống gần giáp ngọn cỏ.
Anh Bình tỏ vẻ lo lắng:
- Gần tối rồi, nghỉ ở đâu? Hai chân rã rời, tôi muốn cởi ném đôi giày nặng như đá này đi. Ðói, khát. Nước uống đã hết. Chung quanh không có nhà cửa.
- Thưa, cũng sắp tới nơi. Ông cứ an tâm, thế nào tối nay cũng có chỗ ngủ.
Chúng tôi cố lết một quãng nữa, gần tới một cái lung cạn, chung quanh là sậy thì có tiếng vo vo như đàn ong vỡ tổ. Một đám mây xám chập chờn ở trước mặt chúng tôi.
- Muỗi Ðồng Tháp đấy. Anh Bình! về ngoài đó, nhớ tả cảm tưởng của anh lúc này cho bà con nghe nhé.
Tôi đã quen muỗi. Những hồi đi đo ở Cà Mau, Phụng Hiệp, chiếc ghe bầu của tôi sơn xanh lá cây, mỗi buổi chiều, từ sáu giờ trở đi, biến ra màu xám: muỗi bám đầy ghe, liền cánh nhau, mỗi phân vuông cũng có ít gì vài con. Không thế nào đứng yên được một lát, phải quơ chân múa tay luôn luôn mà chúng vẫn đốt. Nhưng lần này muỗi mới thật là làm cho tôi rợn tóc gáy. Chúng tôi nín thở chạy xuyên qua đám mây, chúng sa vào lỗ mũi vào lỗ tai, chui vào cổ áo, cổ tay. Cũng may là chúng ít đốt. Sinh trưởng trong miền hoang dã này, chúng chưa được biết mùi máu người, gặp chúng tôi còn bỡ ngỡ, chưa kịp bu lại đốt thì chúng tôi đã thoát khỏi.
Qua đám muỗi rồi, chúng tôi còn thấy lạnh xương sống.
- Anh Bình, anh đã thấy ghê chưa? Muỗi nhiều như vậy, đốt trâu, trâu cũng chết, đừng nói là người. Cho nên miền này, nông dân phải may màn (mùng) cho trâu.
- Sướng nhỉ! Trâu được ngủ màn.
- Nếu không có màn thì ít nhất mỗi tối phải hun cỏ, rác, cây mục cho muỗi thấy khói mà lánh xa.
Khói và sương chiều bao phủ cánh đồng. Cảnh lạnh lẽo, cô liêu có một. Vài đốm đỏ hiện lơ lửng ở chân trời như ngôi sao mới mọc.
- Thưa ông, giồng Lâm Vồ đấy. Chắc trong trại có người ở.
- Có ít nhất là một chục người đêm nay. Lần này là lần đầu tiên giồng Lâm Vồ đón khách từ bốn phương trời lại. Anh em mình đi mau lên. Chúng tôi quên mệt, nhắm ngọn đèn tiến tới. Nhờ ánh trăng, cũng đỡ thụt xuống lung. Ðến giồng thì gần tám giờ tối.
Năm sáu người từ trên giồng chạy xuống đón chúng tôi. Họ làm ở Sở Thủy lợi, đi đo từ Mộc Hóa xuống đây. Vì chúng tôi đã hẹn trước sẽ gặp nhau tại giồng này, nên tiệc đã dọn và họ đợi chúng tôi để nâng chén.
Chắc giồng này trước có trồng cây lâm vồ - một loại cây rất giống cây bồ đề - nên mới có tên ấy. Trên giồng có một trại ruộng khá lớn bằng lá do một anh nông phu coi. Trên kèo treo lủng lẳng những khô rắn, khô cá và khô chuột. Người giữ trại bắt được nhiều quá, ăn không hết, làm khô để dành.
Chúng tôi kiếm một cái lung ở gần giồng, lau mình qua loa rồi thay đồ ăn cơm.
Ngồi ăn ngay trên mặt đất, dưới ánh trăng.
Thầy Quang, xếp kíp đo bảo
tôi:
- Trên nửa tháng nay, tám anh em chúng tôi sống ở giữa đồng, buồn quá, hay tin ông tới, mừng lắm, hôm qua cho người ra tận Tân Phú mua đồ nhắm để say bữa nay cho bõ những đêm ngủ nóp trong đám sậy.
Có rượu chát, la-ve, có thịt trích, thịt rắn, thịt cua đinh (ba ba). Hai ông dùng được những món lạ ấy không? Ðều là thổ sản của cánh đồng này. Rau, không có xà-lách Ðà Lạt mà có đọt xoài, đọt bằng lăng. À, có cơm lúa ma, một thứ lúa đặc biệt ở miền này.
Mười ba người, cả anh giữ trại, quây quần lại. Khát nước quá, chúng tôi uống ngay một ly đầy la-ve (rượu bia) rồi mới cầm đũa.
Anh Bình do dự, chưa dám múc món cháo rắn hổ, thầy Quang bảo:
- Nọc nó độc vô cùng mà thịt nó lành và bổ cũng vô cùng. Ông cứ dùng đi, đừng sợ; mát lắm. Bằng uống một thang lục vị đấy. Và món cua đinh này nữa, ngon hơn thịt rùa. Chà! Quên mất rồi, rượu đế ở Cái Dừng ngon lắm mà không bảo mua. Kìa, ông Lê uống đi chứ!
- Uống đây! Trăng vằng vặc thế này, không nhậu chẳng là phụ trăng ư?
“Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!”
Tôi ăn một chén cơm lúa ma: Hột nhỏ, hơi cứng nhưng có vị ngọt. Tôi hỏi thầy Quang:
- Lúa này thày mua ở đâu? Sao có tên lạ vậy?
- Không phải mua. Nó là lúa của trời cho, nên cũng có tên là lúa Trời. Tháng trước chúng tôi đi đo qua một khu đất mọc đầy thứ lúa dại này. Thân nó cao lắm, trên bốn thước. Bông ít hột, hột nhỏ, vỏ đỏ và có tới chục cái lông dài cỡ một phân. Chúng tôi căng một chiếc mền rồi cầm gậy đập vào ngọn lúa cho lúa rụng vào mền, được non một giạ. Ðể ăn chơi và gởi tặng bà con anh em. Tôi sẽ biếu mỗi ông một lít.
Người giữ trại nói:
- Thường người ta bơi một chiếc xuồng vào giữa đám lúa Trời, cầm hai thanh tre đập ngọn lúa vào be xuồng cho lúa rụng vào xuồng.(1) Chúng tôi ở miền này, khoảng cuối tháng chạp đầu tháng giêng, vào đồng đập một ngày cũng được vài giạ.
- Lúa đó mọc ở miền nào?
- Trong đồng này có nhiều đám lắm, mỗi đám vài công hoặc vài chục công. Nhiều nhất là ở Cái Dừng và gò Bắc Chiêng. Hột lúa rụng xuống không thối mùa sau lại mọc thành đám khác.
- Mà nó không lan rộng ra?
- Không. Chắc nó chỉ mọc được trên một thứ đất nào đó thôi. Nó mạnh lắm. Nước lên cao tới mấy nó cũng theo nổi.
Tôi quay về phía anh Bình:
- Ở đây có một giống lúa lạ mà ở Bắc không có, là lúa sạ. Cánh đồng này hồi trước hoàn toàn hoang vu. Tới mùa lụt, có khi mỗi ngày nước dưng lên trên hai tấc và nhiều chỗ nước ngập tới ba thước, như vậy lúa nào chịu được. Năm 1891, cố đạo Conte (...) đem một giống lúa ở Cao Miên về đây gieo thử: nó sống và lên theo kịp nước lụt, nên người Pháp gọi là lúa nổi, còn người mình gọi là lúa sạ vì trồng nó chỉ cần cày bừa, sạ (gieo) rồi đợi tới mùa gặt. Khỏi phải cấy. Nó ăn không ngon bằng lúa cấy, nhưng hợp với những miền lụt như thế này. Lúa ma có lẽ là một loại lúa sạ chăng?
Mười giờ, tiệc mới tan. Trừ người giữ trại và tôi, ai nấy đều say khướt, chui vào mùng hoặc nóp, lăn ra ngủ. Ánh trăng vốn huyền ảo, trên ngọn giồng, giữa đồng cỏ dại này, lại càng huyền ảo. Nhìn xa xa chỉ thấy một màu mông lung, xanh xanh, xám xám. Vài tiếng sột soạt của rắn, chuột trong đám năng, lát; một đám cỏ lay động dưới chân giồng rồi lại yên lặng hẳn.
(Trích Bảy ngày trong Ðồng Tháp Mười)
Từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh
“Cảnh chẳng những đẹp mà còn hùng”.
Người thì “chất phác và đôn hậu”, giữ gìn truyền thống dân tộc, có tinh thần đoàn kết và “tinh thần chống Pháp (...) mạnh”.
Hèn gì được “tôi mến nhất”.
Tôi đi khắp miền Tây (...) đâu đâu tôi cũng thấy dân quê chất phác và đôn hậu (...)
hạng cựu học vẫn giữ được phong độ, được dân chúng kính mến và tin tưởng; nhờ vậy hạng tân trí thức chưa đến nỗi vong bản, và giữa các giới có một tinh thần đoàn kết ngấm ngầm chống lại Pháp; thành thử sau tám chục năm cai trị, ảnh hưởng của Pháp ở đây chỉ như một lớp sơn tôi mến nhất miền từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh (...) Cảnh chẳng những đẹp mà còn hùng. Con sông Tiền Giang ở những chỗ đầu cồn và cuối cồn, rộng có tới hai ba cây số, gặp mùa lụt lớn (...) một biển nước miền Hồng - Cao (...) là nơi phát sinh nhiều nhà cách mạng. Nhờ có những khu phì nhiêu mà sự học mới phát đạt (...) truyền thống (...) dễ giữ vì miền này hẻo lánh, ảnh hưởng của Pháp khó tới (...) rồi lại nhờ cảnh thiên nhiên hoang vu, hùng vĩ, người ta phải phấn đấu, quen xông pha, biết đoàn kết, sau cùng nhờ có cánh đồng Tháp (...) muốn trốn lúc nào cũng được, nên tinh thần chống Pháp càng mạnh (...)
(Trích Ðể tôi đọc lại, nxb. Văn Học, VN, 2001, tr. 9-13. Nhan đề tạm đặt.)
Hoa hậu 11 tuổi
“Trẻ em và thiếu nữ sao mà đông thế...”. Thế cái em “độ mười, mười một tuổi” đẹp đến nỗi “ai cũng quay lại nhìn không chớp mắt” là trẻ em hay là thiếu nữ?
Là trẻ em thiếu nữ đó. Trước kia, con người ta già dặn sớm lắm, trẻ gái mười một tuổi mặt mũi nhiều khi đã phảng phất duyên thiếu nữ rồi.
Giá Nguyễn Hiến Lê có ảnh của “tinh hoa” trẻ miền tây ấy cho chúng ta xem!
Tôi về Sài Gòn vào khoảng cuối năm 1952 (...)
Trên con đường từ bắc Cần Thơ tới bắc Mỹ Thuận, một chiếc cầu sắt sập vì một đòan xe nhà binh chở quá nặng. Xe chúng tôi lại phải ngừng lại mấy giờ nữa, đợi công binh sửa chữa. Ở đây làng xóm đông đúc. Mấy gia đình gần cầu bẻ trái cây, nấu trà, làm bánh bông lan, cả cơm dĩa nữa - mỗi dĩa chứa khỏang một chén cơm đầy có ngọn, vài con tôm hay mấy miếng thịt nướng, ít dưa chua - đem bán cho khách trên xe, giá đắt gấp đôi giá thường, mà cung cấp không kịp (...) Tôi dạo trong xóm một lát; trẻ em và thiếu nữ sao mà đông thế, em nào cũng hân hoan kiếm được một ít tiền.
Tôi hỏi một em:
- Bán được bao nhiêu dĩa rồi?
- Dạ, không kịp đếm nữa thầy.
- Vui quá hả?
Mái tóc lòa xòa trên trán, cặp mắt long lanh, em đáp:
- Dạ. Nhưng lâu lắm mới được một lần, thầy.
Rồi hai tay bưng hai dĩa cơm, em vội chạy đi. Tôi nhìn theo: em gái đó độ mười, mười một tuổi (...) mảnh khảnh, rất thanh tú, trắng trẻo, tóc mịn, mắt đen mà sáng, mũi cao, nhất là nụ cười luôn luôn nở trên môi đỏ, cực kỳ nhu mì, hồn nhiên, khách trên xe ai cũng quay lại nhìn không chớp mắt, dù đương bực mình cũng vui tươi lên. Tôi có cảm tưởng lạ lùng này là trong giấc ngủ nụ cười của em vẫn nở, và nó sẽ bất diệt cả khi em không còn trên cõi trần nữa (...) Em rất ít nói, mặt thường cúi xuống như ngượng về sắc đẹp của mình, nhẹ nhàng đi qua đi lại, cả trăm cặp mắt theo dõi em từng bước (...) Thật là một tinh hoa của miền Cần Thơ và Vĩnh Long, miền nước trong, trăng sáng, và dừa ngọt này.
(Trích truyện dài Con đường thiên lý. Nhan đề tạm đặt.)
Hoa mai ngày tết
Vàng son thì phú quý lồ lộ, còn “vàng xanh” cũng phú quý mà “hòa nhã”...
Ở đâu chỉ nên chơi hoa ở đó, miền Nam có mai vàng, tuy không đẹp bằng đào, nhưng rực rỡ, có vẻ phú quý, lại có ám hương thoang thoảng lúc ban mai, mà gốc mai vàng thịnh khai nổi bật trong vườn lá xanh, coi thật hòa nhã.
(Trong bài “Hoa đào năm trước”, tuyển Để tôi đọc lại, nxb. Văn Học, VN, 2001)
Ham hò quá, mất đầu!
Hoàng Cầm về quan họ:
“Tiếng hát quan họ, là nghệ thuật của yêu thương (...) quyến luyến xoắn quyện, chan chứa day dứt lên đến đỉnh điểm tuyệt vời của âm dương giao hòa, hình thái cực kỳ lẳng lơ, đa tình”.(1)
Ấy, liền chị khéo mất chỗ đội nón ba tầm!
Nhưng thực ra không phải lo: “trai gái hát với nhau thì đưa tình, trao duyên nồng nàn đằm thắm thế, nhưng (...) lại phải tuyệt đối vâng theo lệ làng quan họ là (...) chỉ được yêu nhau trong tiếng hát mà không được yêu nhau trong đời thường”.(1)
Nhờ lệ làng, mà cũng nhờ cả người Việt miền Bắc hay chém nhau bằng lưỡi trong miệng hơn là lưỡi dao, mà hình như trong lịch sử hát quan họ chưa từng xẩy ra án mạng.
Trở lại hò. Thôi, tốt nhất đã có vợ có chồng thì đừng hò với “người thứ ba”.
Nước ngược, tàu chạy rất chậm. Ánh trăng vằng vặc trên kinh. Từ một chiếc ghe chèo gần bờ, đưa lên một giọng hò não nuột:
“Hò o o ớ ớ... Em đừng ham chỗ giàu sang
ơ ơ ơ... Tuổi cao tác lớn mà trao thân vàng ơ ơ ơ...” Tôi đang nằm, vội nhỏm dậy, mở cửa, nghe. Tiếng thanh quá, êm đềm như ánh trăng. Khi tiếng hò đã xa, tôi bảo anh Bình:
- Anh còn thức đấy chứ? Tôi chưa cho anh ngủ đâu. Phải bắt anh nghe câu chuyện hò này mới được.
Hồi trước, đi ghe, đêm nào tôi cũng được nghe (..) hò (...) Mướn một người chèo ghe, tôi cố tìm những người hò giỏi, vì những đêm trăng như đêm nay, trôi trên mặt nước mênh mông, có được nghe giọng hò mới cảm thấy được hết cái buồn man mác của trời dài sông rộng. Giọng hò đưa vút lên không, tan trong ánh trăng, tỏa trên mặt nước. Nó là một tiếng gọi từ đáy lòng con người gởi vào vũ trụ.
Hò có nhiều giọng: giọng Bến Tre, giọng Rạch Giá, giọng Cần Thơ... Cùng một giọng, mỗi người hò một khác, mỗi lần hò cũng một khác... Cho nên hò là cả một nghệ thuật và người thạo nghe có thể đoán được xứ sở, có khi gia thế cùng tâm sự người hò nữa. Khi hai người hò cùng tài hoa như nhau, lại cùng một nỗi lòng, thì không gì thú bằng: họ mê nhau ngay (...)
Một lần, một người chèo ghe quê ở Mỹ Tho kể cho tôi nghe một câu chuyện xảy ra tại đồng Tháp này. Tám, chín năm trước, anh ta theo bạn vào làm ruộng ở gần Gẫy (...) Hồi đó, chỗ đó dân cư còn thưa thớt lắm, tại chợ Gẫy chỉ có độ mười chòi lá.
Một ngày đầu năm, một cặp vợ chồng trẻ chèo một chiếc xuồng tới, lên bờ tìm một miếng đất cất chòi. Họ chưa có con cái, ít giao du với ai. Người vợ không có sắc mà có duyên, người chồng ít nói, lầm lì, nhưng rất siêng năng.
Vợ nuôi heo, chồng làm ruộng. Thỉnh thoảng trong những đêm trăng, người ta nghe thấy trong chòi của họ cất lên tiếng hò. Mỗi lần như vậy thì ai nấy đều lắng tai nghe, người đương thiu thiu ngủ cũng phải tỉnh và tiếng ru con bặt hẳn vì giọng hò hay quá: giọng người vợ lanh lảnh, giọng người chồng thì trầm trầm, gợi lòng nhớ nhung thương tiếc những cõi xa xăm. Chất phác như dân quê ở đây mà đã nhiều người thổn thức khi cặp vợ chồng đó cất tiếng.
Lâu lắm họ mới hò một lần mà chỉ hò trong những đêm trăng và chưa ai thấy chồng hoặc vợ hò với người thứ ba bao giờ.
Họ sống như vậy trên một năm. Một lần nọ, chồng vào trong đồng xa phát cỏ luôn bảy ngày. Hôm chàng về nhà vai vác phãng, lưng đeo nóp, trời đã sẩm tối. Mặt trăng vàng vàng lơ lửng trên ngọn so đũa. Tới cách nhà độ hai trăm thước, chàng ngừng lại, cau mày, lắng tai: có tiếng hai người hò mà y như là giọng của... Phải, đúng cái giọng lanh lảnh ấy. Cố lắng tai nữa. Trong ngọn gió tiếng người kia ngân nga và réo rắt.
Chàng tự nghĩ:
- Miền này có ai mà hò hay như vậy?
Chàng lặng lẽ bước tới, vẫn tiếp tục chú ý nghe.
Khi đến nơi thì thấy một đám đông: tất cả người trong xóm lẫn người trong các ghe xuồng đậu dưới kinh đều tụ lại nghe hò. Không ai để ý tới người chồng, chàng lựa một chỗ đứng để nhìn rõ nét mặt hai kẻ đang hò: người đàn ông đẹp trai, trán cao, mắt sáng, miệng rất tươi, còn vợ chàng thì sao bữa nay bận chiếc quần hàng Tân Châu thường ngày cất trong giỏ?
Hai bên vẫn đối đáp với nhau: giọng bên nam mỗi lúc một thêm quyến rũ, giọng bên nữ dần dần có vẻ say sưa. Người chồng yên lặng nghe, mơ màng: khi hai người mới ở chung với nhau, người vợ thường có giọng ấy; đã ba năm rồi, giọng có phần kém, và tối nay...
Bên nam lại cất tiếng, lời có chút gay gắt quyết liệt đòi gắn bó:
“Hò o o ớ ớ... Mù u bông trắng lá thắm nhụy vàng
ơ ơ ơ... Anh đi khắp xứ, tới đây mới được gặp nàng
ơ ơ ơ... thiệt là dễ thương ơ ơ...
Hò o o ớ ớ... Nghe giọng nàng, anh những vơ vẩn vấn vương
Sống cùng nhau chẳng được, cho anh phải mơ màng chiêm bao.”
Người chồng hồi hộp đợi vợ mình đáp...
Suy nghĩ một chút, bên nữ cất tiếng:
“Hò o o ớ ớ...
... Lửng da trời bay lượn con chim hồng
Gặp nhau sao quá trễ cho tấm lòng này xót xa
Đêm nằm em luống những thở ra
Đôi ta chẳng...”
Tới tiếng “đôi ta” mắt nàng sáng lên, đắm đuối trong ánh trăng và giọng nàng hơi lơi lả.
Đám đông bỗng vẹt ra, có cái gì loang loáng vút trong không. Đầu thiếu nữ đã lăn trên đất, một dòng máu vọt lên. Ai nấy chạy tán loạn.
Đêm hôm ấy một chòi lá cháy rực trong xóm mà không ai dám lại cứu. Sáng hôm sau, một ngôi mộ mới đắp xuất hiện ngay chỗ xảy ra án mạng. Người chồng từ đó biệt tăm, không ai biết là đi đâu. Khi nghe giọng bất chính của vợ, chàng nổi cơn ghen và chém vợ bằng cái phãng ở trong tay...
Chắc anh chưa thấy cái phãng. Nó là một thứ dao, lưỡi dài trên một thước, dày, rất nặng; cán trái lại rất ngắn, chỉ độ trên một tấc, và bằng gỗ nên nhẹ. Cầm phãng mà vung lên thì sức nặng của lưỡi thép giúp thêm vào sức mạnh cánh tay, làm nó tăng lên gấp ba gấp bốn. Dùng phãng mới phát được mau những lau, sậy trong đồng này. Chỉ một nhát là một đám sậy rộng một thước vuông ngã hết và ba cái đầu người tất cũng phải văng, nói chi một cái!
(Trích Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. Nhan đề tạm đặt)
- Trên nửa tháng nay, tám anh em chúng tôi sống ở giữa đồng, buồn quá, hay tin ông tới, mừng lắm, hôm qua cho người ra tận Tân Phú mua đồ nhắm để say bữa nay cho bõ những đêm ngủ nóp trong đám sậy.
Có rượu chát, la-ve, có thịt trích, thịt rắn, thịt cua đinh (ba ba). Hai ông dùng được những món lạ ấy không? Ðều là thổ sản của cánh đồng này. Rau, không có xà-lách Ðà Lạt mà có đọt xoài, đọt bằng lăng. À, có cơm lúa ma, một thứ lúa đặc biệt ở miền này.
Mười ba người, cả anh giữ trại, quây quần lại. Khát nước quá, chúng tôi uống ngay một ly đầy la-ve (rượu bia) rồi mới cầm đũa.
Anh Bình do dự, chưa dám múc món cháo rắn hổ, thầy Quang bảo:
- Nọc nó độc vô cùng mà thịt nó lành và bổ cũng vô cùng. Ông cứ dùng đi, đừng sợ; mát lắm. Bằng uống một thang lục vị đấy. Và món cua đinh này nữa, ngon hơn thịt rùa. Chà! Quên mất rồi, rượu đế ở Cái Dừng ngon lắm mà không bảo mua. Kìa, ông Lê uống đi chứ!
- Uống đây! Trăng vằng vặc thế này, không nhậu chẳng là phụ trăng ư?
“Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!”
Tôi ăn một chén cơm lúa ma: Hột nhỏ, hơi cứng nhưng có vị ngọt. Tôi hỏi thầy Quang:
- Lúa này thày mua ở đâu? Sao có tên lạ vậy?
- Không phải mua. Nó là lúa của trời cho, nên cũng có tên là lúa Trời. Tháng trước chúng tôi đi đo qua một khu đất mọc đầy thứ lúa dại này. Thân nó cao lắm, trên bốn thước. Bông ít hột, hột nhỏ, vỏ đỏ và có tới chục cái lông dài cỡ một phân. Chúng tôi căng một chiếc mền rồi cầm gậy đập vào ngọn lúa cho lúa rụng vào mền, được non một giạ. Ðể ăn chơi và gởi tặng bà con anh em. Tôi sẽ biếu mỗi ông một lít.
Người giữ trại nói:
- Thường người ta bơi một chiếc xuồng vào giữa đám lúa Trời, cầm hai thanh tre đập ngọn lúa vào be xuồng cho lúa rụng vào xuồng.(1) Chúng tôi ở miền này, khoảng cuối tháng chạp đầu tháng giêng, vào đồng đập một ngày cũng được vài giạ.
- Lúa đó mọc ở miền nào?
- Trong đồng này có nhiều đám lắm, mỗi đám vài công hoặc vài chục công. Nhiều nhất là ở Cái Dừng và gò Bắc Chiêng. Hột lúa rụng xuống không thối mùa sau lại mọc thành đám khác.
- Mà nó không lan rộng ra?
- Không. Chắc nó chỉ mọc được trên một thứ đất nào đó thôi. Nó mạnh lắm. Nước lên cao tới mấy nó cũng theo nổi.
Tôi quay về phía anh Bình:
- Ở đây có một giống lúa lạ mà ở Bắc không có, là lúa sạ. Cánh đồng này hồi trước hoàn toàn hoang vu. Tới mùa lụt, có khi mỗi ngày nước dưng lên trên hai tấc và nhiều chỗ nước ngập tới ba thước, như vậy lúa nào chịu được. Năm 1891, cố đạo Conte (...) đem một giống lúa ở Cao Miên về đây gieo thử: nó sống và lên theo kịp nước lụt, nên người Pháp gọi là lúa nổi, còn người mình gọi là lúa sạ vì trồng nó chỉ cần cày bừa, sạ (gieo) rồi đợi tới mùa gặt. Khỏi phải cấy. Nó ăn không ngon bằng lúa cấy, nhưng hợp với những miền lụt như thế này. Lúa ma có lẽ là một loại lúa sạ chăng?
Mười giờ, tiệc mới tan. Trừ người giữ trại và tôi, ai nấy đều say khướt, chui vào mùng hoặc nóp, lăn ra ngủ. Ánh trăng vốn huyền ảo, trên ngọn giồng, giữa đồng cỏ dại này, lại càng huyền ảo. Nhìn xa xa chỉ thấy một màu mông lung, xanh xanh, xám xám. Vài tiếng sột soạt của rắn, chuột trong đám năng, lát; một đám cỏ lay động dưới chân giồng rồi lại yên lặng hẳn.
(Trích Bảy ngày trong Ðồng Tháp Mười)
Từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh
“Cảnh chẳng những đẹp mà còn hùng”.
Người thì “chất phác và đôn hậu”, giữ gìn truyền thống dân tộc, có tinh thần đoàn kết và “tinh thần chống Pháp (...) mạnh”.
Hèn gì được “tôi mến nhất”.
Tôi đi khắp miền Tây (...) đâu đâu tôi cũng thấy dân quê chất phác và đôn hậu (...)
hạng cựu học vẫn giữ được phong độ, được dân chúng kính mến và tin tưởng; nhờ vậy hạng tân trí thức chưa đến nỗi vong bản, và giữa các giới có một tinh thần đoàn kết ngấm ngầm chống lại Pháp; thành thử sau tám chục năm cai trị, ảnh hưởng của Pháp ở đây chỉ như một lớp sơn tôi mến nhất miền từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh (...) Cảnh chẳng những đẹp mà còn hùng. Con sông Tiền Giang ở những chỗ đầu cồn và cuối cồn, rộng có tới hai ba cây số, gặp mùa lụt lớn (...) một biển nước miền Hồng - Cao (...) là nơi phát sinh nhiều nhà cách mạng. Nhờ có những khu phì nhiêu mà sự học mới phát đạt (...) truyền thống (...) dễ giữ vì miền này hẻo lánh, ảnh hưởng của Pháp khó tới (...) rồi lại nhờ cảnh thiên nhiên hoang vu, hùng vĩ, người ta phải phấn đấu, quen xông pha, biết đoàn kết, sau cùng nhờ có cánh đồng Tháp (...) muốn trốn lúc nào cũng được, nên tinh thần chống Pháp càng mạnh (...)
(Trích Ðể tôi đọc lại, nxb. Văn Học, VN, 2001, tr. 9-13. Nhan đề tạm đặt.)
Hoa hậu 11 tuổi
“Trẻ em và thiếu nữ sao mà đông thế...”. Thế cái em “độ mười, mười một tuổi” đẹp đến nỗi “ai cũng quay lại nhìn không chớp mắt” là trẻ em hay là thiếu nữ?
Là trẻ em thiếu nữ đó. Trước kia, con người ta già dặn sớm lắm, trẻ gái mười một tuổi mặt mũi nhiều khi đã phảng phất duyên thiếu nữ rồi.
Giá Nguyễn Hiến Lê có ảnh của “tinh hoa” trẻ miền tây ấy cho chúng ta xem!
Tôi về Sài Gòn vào khoảng cuối năm 1952 (...)
Trên con đường từ bắc Cần Thơ tới bắc Mỹ Thuận, một chiếc cầu sắt sập vì một đòan xe nhà binh chở quá nặng. Xe chúng tôi lại phải ngừng lại mấy giờ nữa, đợi công binh sửa chữa. Ở đây làng xóm đông đúc. Mấy gia đình gần cầu bẻ trái cây, nấu trà, làm bánh bông lan, cả cơm dĩa nữa - mỗi dĩa chứa khỏang một chén cơm đầy có ngọn, vài con tôm hay mấy miếng thịt nướng, ít dưa chua - đem bán cho khách trên xe, giá đắt gấp đôi giá thường, mà cung cấp không kịp (...) Tôi dạo trong xóm một lát; trẻ em và thiếu nữ sao mà đông thế, em nào cũng hân hoan kiếm được một ít tiền.
Tôi hỏi một em:
- Bán được bao nhiêu dĩa rồi?
- Dạ, không kịp đếm nữa thầy.
- Vui quá hả?
Mái tóc lòa xòa trên trán, cặp mắt long lanh, em đáp:
- Dạ. Nhưng lâu lắm mới được một lần, thầy.
Rồi hai tay bưng hai dĩa cơm, em vội chạy đi. Tôi nhìn theo: em gái đó độ mười, mười một tuổi (...) mảnh khảnh, rất thanh tú, trắng trẻo, tóc mịn, mắt đen mà sáng, mũi cao, nhất là nụ cười luôn luôn nở trên môi đỏ, cực kỳ nhu mì, hồn nhiên, khách trên xe ai cũng quay lại nhìn không chớp mắt, dù đương bực mình cũng vui tươi lên. Tôi có cảm tưởng lạ lùng này là trong giấc ngủ nụ cười của em vẫn nở, và nó sẽ bất diệt cả khi em không còn trên cõi trần nữa (...) Em rất ít nói, mặt thường cúi xuống như ngượng về sắc đẹp của mình, nhẹ nhàng đi qua đi lại, cả trăm cặp mắt theo dõi em từng bước (...) Thật là một tinh hoa của miền Cần Thơ và Vĩnh Long, miền nước trong, trăng sáng, và dừa ngọt này.
(Trích truyện dài Con đường thiên lý. Nhan đề tạm đặt.)
Hoa mai ngày tết
Vàng son thì phú quý lồ lộ, còn “vàng xanh” cũng phú quý mà “hòa nhã”...
Ở đâu chỉ nên chơi hoa ở đó, miền Nam có mai vàng, tuy không đẹp bằng đào, nhưng rực rỡ, có vẻ phú quý, lại có ám hương thoang thoảng lúc ban mai, mà gốc mai vàng thịnh khai nổi bật trong vườn lá xanh, coi thật hòa nhã.
(Trong bài “Hoa đào năm trước”, tuyển Để tôi đọc lại, nxb. Văn Học, VN, 2001)
Ham hò quá, mất đầu!
Hoàng Cầm về quan họ:
“Tiếng hát quan họ, là nghệ thuật của yêu thương (...) quyến luyến xoắn quyện, chan chứa day dứt lên đến đỉnh điểm tuyệt vời của âm dương giao hòa, hình thái cực kỳ lẳng lơ, đa tình”.(1)
Ấy, liền chị khéo mất chỗ đội nón ba tầm!
Nhưng thực ra không phải lo: “trai gái hát với nhau thì đưa tình, trao duyên nồng nàn đằm thắm thế, nhưng (...) lại phải tuyệt đối vâng theo lệ làng quan họ là (...) chỉ được yêu nhau trong tiếng hát mà không được yêu nhau trong đời thường”.(1)
Nhờ lệ làng, mà cũng nhờ cả người Việt miền Bắc hay chém nhau bằng lưỡi trong miệng hơn là lưỡi dao, mà hình như trong lịch sử hát quan họ chưa từng xẩy ra án mạng.
Trở lại hò. Thôi, tốt nhất đã có vợ có chồng thì đừng hò với “người thứ ba”.
Nước ngược, tàu chạy rất chậm. Ánh trăng vằng vặc trên kinh. Từ một chiếc ghe chèo gần bờ, đưa lên một giọng hò não nuột:
“Hò o o ớ ớ... Em đừng ham chỗ giàu sang
ơ ơ ơ... Tuổi cao tác lớn mà trao thân vàng ơ ơ ơ...” Tôi đang nằm, vội nhỏm dậy, mở cửa, nghe. Tiếng thanh quá, êm đềm như ánh trăng. Khi tiếng hò đã xa, tôi bảo anh Bình:
- Anh còn thức đấy chứ? Tôi chưa cho anh ngủ đâu. Phải bắt anh nghe câu chuyện hò này mới được.
Hồi trước, đi ghe, đêm nào tôi cũng được nghe (..) hò (...) Mướn một người chèo ghe, tôi cố tìm những người hò giỏi, vì những đêm trăng như đêm nay, trôi trên mặt nước mênh mông, có được nghe giọng hò mới cảm thấy được hết cái buồn man mác của trời dài sông rộng. Giọng hò đưa vút lên không, tan trong ánh trăng, tỏa trên mặt nước. Nó là một tiếng gọi từ đáy lòng con người gởi vào vũ trụ.
Hò có nhiều giọng: giọng Bến Tre, giọng Rạch Giá, giọng Cần Thơ... Cùng một giọng, mỗi người hò một khác, mỗi lần hò cũng một khác... Cho nên hò là cả một nghệ thuật và người thạo nghe có thể đoán được xứ sở, có khi gia thế cùng tâm sự người hò nữa. Khi hai người hò cùng tài hoa như nhau, lại cùng một nỗi lòng, thì không gì thú bằng: họ mê nhau ngay (...)
Một lần, một người chèo ghe quê ở Mỹ Tho kể cho tôi nghe một câu chuyện xảy ra tại đồng Tháp này. Tám, chín năm trước, anh ta theo bạn vào làm ruộng ở gần Gẫy (...) Hồi đó, chỗ đó dân cư còn thưa thớt lắm, tại chợ Gẫy chỉ có độ mười chòi lá.
Một ngày đầu năm, một cặp vợ chồng trẻ chèo một chiếc xuồng tới, lên bờ tìm một miếng đất cất chòi. Họ chưa có con cái, ít giao du với ai. Người vợ không có sắc mà có duyên, người chồng ít nói, lầm lì, nhưng rất siêng năng.
Vợ nuôi heo, chồng làm ruộng. Thỉnh thoảng trong những đêm trăng, người ta nghe thấy trong chòi của họ cất lên tiếng hò. Mỗi lần như vậy thì ai nấy đều lắng tai nghe, người đương thiu thiu ngủ cũng phải tỉnh và tiếng ru con bặt hẳn vì giọng hò hay quá: giọng người vợ lanh lảnh, giọng người chồng thì trầm trầm, gợi lòng nhớ nhung thương tiếc những cõi xa xăm. Chất phác như dân quê ở đây mà đã nhiều người thổn thức khi cặp vợ chồng đó cất tiếng.
Lâu lắm họ mới hò một lần mà chỉ hò trong những đêm trăng và chưa ai thấy chồng hoặc vợ hò với người thứ ba bao giờ.
Họ sống như vậy trên một năm. Một lần nọ, chồng vào trong đồng xa phát cỏ luôn bảy ngày. Hôm chàng về nhà vai vác phãng, lưng đeo nóp, trời đã sẩm tối. Mặt trăng vàng vàng lơ lửng trên ngọn so đũa. Tới cách nhà độ hai trăm thước, chàng ngừng lại, cau mày, lắng tai: có tiếng hai người hò mà y như là giọng của... Phải, đúng cái giọng lanh lảnh ấy. Cố lắng tai nữa. Trong ngọn gió tiếng người kia ngân nga và réo rắt.
Chàng tự nghĩ:
- Miền này có ai mà hò hay như vậy?
Chàng lặng lẽ bước tới, vẫn tiếp tục chú ý nghe.
Khi đến nơi thì thấy một đám đông: tất cả người trong xóm lẫn người trong các ghe xuồng đậu dưới kinh đều tụ lại nghe hò. Không ai để ý tới người chồng, chàng lựa một chỗ đứng để nhìn rõ nét mặt hai kẻ đang hò: người đàn ông đẹp trai, trán cao, mắt sáng, miệng rất tươi, còn vợ chàng thì sao bữa nay bận chiếc quần hàng Tân Châu thường ngày cất trong giỏ?
Hai bên vẫn đối đáp với nhau: giọng bên nam mỗi lúc một thêm quyến rũ, giọng bên nữ dần dần có vẻ say sưa. Người chồng yên lặng nghe, mơ màng: khi hai người mới ở chung với nhau, người vợ thường có giọng ấy; đã ba năm rồi, giọng có phần kém, và tối nay...
Bên nam lại cất tiếng, lời có chút gay gắt quyết liệt đòi gắn bó:
“Hò o o ớ ớ... Mù u bông trắng lá thắm nhụy vàng
ơ ơ ơ... Anh đi khắp xứ, tới đây mới được gặp nàng
ơ ơ ơ... thiệt là dễ thương ơ ơ...
Hò o o ớ ớ... Nghe giọng nàng, anh những vơ vẩn vấn vương
Sống cùng nhau chẳng được, cho anh phải mơ màng chiêm bao.”
Người chồng hồi hộp đợi vợ mình đáp...
Suy nghĩ một chút, bên nữ cất tiếng:
“Hò o o ớ ớ...
... Lửng da trời bay lượn con chim hồng
Gặp nhau sao quá trễ cho tấm lòng này xót xa
Đêm nằm em luống những thở ra
Đôi ta chẳng...”
Tới tiếng “đôi ta” mắt nàng sáng lên, đắm đuối trong ánh trăng và giọng nàng hơi lơi lả.
Đám đông bỗng vẹt ra, có cái gì loang loáng vút trong không. Đầu thiếu nữ đã lăn trên đất, một dòng máu vọt lên. Ai nấy chạy tán loạn.
Đêm hôm ấy một chòi lá cháy rực trong xóm mà không ai dám lại cứu. Sáng hôm sau, một ngôi mộ mới đắp xuất hiện ngay chỗ xảy ra án mạng. Người chồng từ đó biệt tăm, không ai biết là đi đâu. Khi nghe giọng bất chính của vợ, chàng nổi cơn ghen và chém vợ bằng cái phãng ở trong tay...
Chắc anh chưa thấy cái phãng. Nó là một thứ dao, lưỡi dài trên một thước, dày, rất nặng; cán trái lại rất ngắn, chỉ độ trên một tấc, và bằng gỗ nên nhẹ. Cầm phãng mà vung lên thì sức nặng của lưỡi thép giúp thêm vào sức mạnh cánh tay, làm nó tăng lên gấp ba gấp bốn. Dùng phãng mới phát được mau những lau, sậy trong đồng này. Chỉ một nhát là một đám sậy rộng một thước vuông ngã hết và ba cái đầu người tất cũng phải văng, nói chi một cái!
(Trích Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. Nhan đề tạm đặt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét