Ngoại ô Hà Nội
Một mùa hè
Ngã ba Bạch Hạc
Cây gạo
Tản mạn hoa Tết
Cái nhạc cũ của ta
Nhà ở ngõ Phất Lộc
Nhà khá giả ở nông thôn
Hoa đào năm trước
Một mùa hè
Ngã ba Bạch Hạc
Cây gạo
Tản mạn hoa Tết
Cái nhạc cũ của ta
Nhà ở ngõ Phất Lộc
Nhà khá giả ở nông thôn
Hoa đào năm trước
Nhắc Nguyễn Hiến Lê, có lẽ
ít người nghĩ đến một nhà văn (theo nghĩa hẹp thường dùng của từ “nhà văn”).
Cũng có lẽ không nhiều người nghĩ đến một người Việt miền Bắc.
Nhưng Nguyễn Hiến Lê chính sinh trưởng ở Bắc và có viết “văn”, kể cả truyện.
Cái quãng thời gian mười năm đại khái từ khi ta lên mười nó điển hình gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ nơi tâm trí ta. Mà Nguyễn Hiến Lê rời đất Bắc năm đã 22 tuổi, vậy ông hồi ức đậm đà là phải.
Miền Bắc rất nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ. Nguyễn Hiến Lê chỉ mới thấy Hà Nội và đôi chỗ gần Hà Nội, nhưng cũng đã không làm sao quên được những cảm giác thú vị tuyệt vời.
Ông mê cảnh, và ông ngắm cảnh mà miên man nhớ lịch sử dân tộc. Nhờ lớn lên trong một đại gia đình có những người hy sinh vì nghĩa cả, Nguyễn Hiến Lê hay nghĩ tới nước. Cái nhìn mọi thứ xung quanh mình cách tha thiết, hãnh diện và trân trọng của ông khác hẳn cái nhìn hững hờ của một du khách ngoại quốc. Cái nhìn ấy khiến chúng ta – người Việt Nam – cũng tự nhiên trân trọng những dòng chữ ông viết kể về những cái đã mắt thấy và lòng thấy.
Văn Nguyễn Hiến Lê trong sáng, diễn ý hiệu quả, nhưng không có vẻ đẹp đặc biệt. Ông viết như thế rồi ông nhận định về văn người khác cũng lấy việc diễn ý làm chính chứ không quan tâm đến mỹ thuật của lời. Nghệ thuật viết văn đối với Nguyễn Hiến Lê cơ bản chỉ là nghệ thuật diễn ý. Dựa trên quan niệm ấy mà so sánh văn Việt với văn Tây thì thiệt thòi cho văn Việt, so sánh văn Nguyễn Tuân với văn tác gia khác thì thiệt cho văn Nguyễn Tuân.
Sau đây là một số đoạn ký có thể coi như lời tưởng vọng đầy thành kính thương yêu của một người Việt Nam hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi đồng thời cũng là đất tổ của mọi người Việt Nam.
Ngoại ô Hà Nội
Đối với một người Việt biết lịch sử Việt, làm gì có nơi nào trên mặt quả đất này gây được nhiều rung động bằng Hà Nội.
Cái “ngoại ô Hà Nội có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp” của Nguyễn Hiến Lê chưa kịp xuất hiện cho thực rõ ràng trong văn chương Việt Nam như ông ao ước thì đã coi như đi khuất vào lịch sử rồi!
Sau vườn Bách Thảo là làng Ngọc Hà, chuyên cung cấp hoa cho thành phố: đào, mai, cúc, thược dược, lan, hồng, huệ, sói, nhài... Thiếu nữ làng này nửa quê nửa tỉnh, tình tứ, thùy mị mà lanh lợi (...)
Tiến vô chút nữa tới chùa Một Cột, một kiến trúc nhỏ nhưng độc đáo, như một bông sen nổi giữa hồ (...)
Hồ Tây, từ đền Quan Thánh tới chùa Trấn Quốc xưa trồng sen, mùa hè hương thơm ngào ngạt; còn hồ Trúc Bạch thì nước trong, cạn, tắm rất mát (...) Tôi nhớ những buổi chiều hè cùng với bạn ngồi trên đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) nhìn mặt hồ nhấp nhô, loang loáng ánh nắng, có đàn chim bay về phía núi Tản xanh thẳm ở chân trời (...)
Cuối đường là làng Yên Phụ ở chân đê sông Nhị. Chỗ này cũng trồng nhiều hoa như Ngọc Hà, nhưng có phần thú hơn vì nằm ngay trên bờ hồ (...) Chung quanh hồ, phía bên Nghi Tàm cũng như phía bên Thụy Khê, có biết bao miếu cổ, chùa cổ, nhiều ngôi xây cất từ đời Lý, cách nay tám chín thế kỷ, hễ bước vào là lòng tôi rung động nhè nhẹ một cách tuyệt thú (...)
Tôi nhớ những ngày đi tảo mộ cùng với họ hàng phố hàng Đường. Tiết Thanh Minh ngoài Bắc đã hết lạnh nhưng cũng chưa nóng. Bảy giờ sáng chúng tôi lên xe điện ở bờ hồ Hoàn Kiếm. Xe đông người đi tảo mộ, gia đình nào cũng có một bà già và vài thiếu nữ mang những cái quả sơn son đựng nhang, rượu, hoa quả, xôi, thịt (...)
Chúng tôi vào làng Hạ Đình, đi thăm năm sáu ngôi mộ trên một cánh đồng trồng hoa màu ở đầu làng (...) Đầu tháng ba, không khí trong sáng, hoa ít hơn nhưng lá xanh hơn, chim ríu rít trên những cành gạo đỏ rực. Lác đác trên cánh đồng có những đám năm ba người, tà áo đủ màu phất phơ trên đám cà hay cải xanh; khói hương tỏa nhẹ trong làn gió. Gặp nhau người ta nhìn nhau mỉm cười hoặc hỏi nhau vài câu lịch sự. Thăm xong các ngôi mộ rồi, chúng tôi tìm một gốc gạo, gốc đa ở giữa đồng hoặc trong một sân đình, ngả đồ cúng ra ăn rồi mới vào nhà bà con nghỉ (...)
Vì hai cảnh đó (chùa Láng và đền Voi Phục) ở gần nhau, nên lần nào tôi cũng bỏ trọn một buổi, từ hai giờ chiều đến tối, để thăm cả hai nơi một lượt. Tôi thường đi một mình để hưởng cái thú cô liêu, hoài cổ (...)
Thường tôi đi xe điện lên đền Voi Phục trước, ngồi dưới gốc chòi mòi nghe chim ríu rít trên cành, rồi vào sân đền, ngồi trên một bệ cao nhìn hồ nước, hưởng hương sói, hương lan, hương hồng, sau cùng ra vườn nhãn ở sau đền, mua một bó, ăn ngay dưới gốc cây.
Từ vườn tôi (ra một con đê) để lại chùa Láng. Đê này cao hơn mặt ruộng khoảng hai thước, trải nhựa, rợp bóng cây, ít xe, vừa tản bộ vừa nhìn phong cảnh rất thú. Lâu lâu lại gặp một quán bên đường, bán trà tươi và chuối, bánh gai, bánh nhợm. Đến chùa Láng thì ánh tà dương đã xiên qua những cụm lá thông, chiếu xuống con đường lát gạch, bóng lá chỗ thưa chỗ đậm. Cảnh chùa Láng u nhã mà cổ kính. Thơ thẩn ở đây một lát, tôi trở ra đê đi ngang qua làng Hạ Yên Quyết (tục gọi là Cót) (...) để tới làng Bưởi.
Mùa thu, chiều thường có một làn sương nhẹ như tấm màn lụa phơn phớt xanh lam phủ lên đồng ruộng, lũy tre, cổng xóm ở hai bên đê, cảnh vật mờ mờ, buồn dìu dịu, thật nên thơ.
Ngoại ô Hà Nội có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử (...) tiếc trong thơ văn của người mình chưa có bài nào tả (...) (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Một mùa hè
Nghỉ hè như ông Nguyễn Hiến Lê nghỉ năm ấy thật là đáng nghỉ: đi chơi lang thang khắp ngoại ô Hà Nội, về quê mình Sơn Tây ngày ngày ngắm núi Tản Viên, rồi lên quê bạn Phú Thọ cùng nhau trèo núi viếng đền Hùng.
Ông lên núi Hùng chỉ vài năm sau Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang, tức vào đầu thập kỷ 1930. Khoảng sáu mươi năm sau chúng tôi có dịp thăm đất Bắc mùa xuân, được nhắc câu
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ...”,
nên “mồng mười tháng ba” cũng tìm về Phú Thọ để trèo dốc, thì thấy quả như ông tả: “bỗng qua một khúc quẹo, ngọn núi Hùng âm u hiện lên sừng sững trước mặt, cao và thanh tú hơn các ngọn chung quanh (...) cứ mỗi bước, núi càng dâng cao lên trên nền trời xanh thật uy nghi”...
Nhưng Nguyễn Hiến Lê chính sinh trưởng ở Bắc và có viết “văn”, kể cả truyện.
Cái quãng thời gian mười năm đại khái từ khi ta lên mười nó điển hình gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ nơi tâm trí ta. Mà Nguyễn Hiến Lê rời đất Bắc năm đã 22 tuổi, vậy ông hồi ức đậm đà là phải.
Miền Bắc rất nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ. Nguyễn Hiến Lê chỉ mới thấy Hà Nội và đôi chỗ gần Hà Nội, nhưng cũng đã không làm sao quên được những cảm giác thú vị tuyệt vời.
Ông mê cảnh, và ông ngắm cảnh mà miên man nhớ lịch sử dân tộc. Nhờ lớn lên trong một đại gia đình có những người hy sinh vì nghĩa cả, Nguyễn Hiến Lê hay nghĩ tới nước. Cái nhìn mọi thứ xung quanh mình cách tha thiết, hãnh diện và trân trọng của ông khác hẳn cái nhìn hững hờ của một du khách ngoại quốc. Cái nhìn ấy khiến chúng ta – người Việt Nam – cũng tự nhiên trân trọng những dòng chữ ông viết kể về những cái đã mắt thấy và lòng thấy.
Văn Nguyễn Hiến Lê trong sáng, diễn ý hiệu quả, nhưng không có vẻ đẹp đặc biệt. Ông viết như thế rồi ông nhận định về văn người khác cũng lấy việc diễn ý làm chính chứ không quan tâm đến mỹ thuật của lời. Nghệ thuật viết văn đối với Nguyễn Hiến Lê cơ bản chỉ là nghệ thuật diễn ý. Dựa trên quan niệm ấy mà so sánh văn Việt với văn Tây thì thiệt thòi cho văn Việt, so sánh văn Nguyễn Tuân với văn tác gia khác thì thiệt cho văn Nguyễn Tuân.
Sau đây là một số đoạn ký có thể coi như lời tưởng vọng đầy thành kính thương yêu của một người Việt Nam hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi đồng thời cũng là đất tổ của mọi người Việt Nam.
Ngoại ô Hà Nội
Đối với một người Việt biết lịch sử Việt, làm gì có nơi nào trên mặt quả đất này gây được nhiều rung động bằng Hà Nội.
Cái “ngoại ô Hà Nội có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp” của Nguyễn Hiến Lê chưa kịp xuất hiện cho thực rõ ràng trong văn chương Việt Nam như ông ao ước thì đã coi như đi khuất vào lịch sử rồi!
Sau vườn Bách Thảo là làng Ngọc Hà, chuyên cung cấp hoa cho thành phố: đào, mai, cúc, thược dược, lan, hồng, huệ, sói, nhài... Thiếu nữ làng này nửa quê nửa tỉnh, tình tứ, thùy mị mà lanh lợi (...)
Tiến vô chút nữa tới chùa Một Cột, một kiến trúc nhỏ nhưng độc đáo, như một bông sen nổi giữa hồ (...)
Hồ Tây, từ đền Quan Thánh tới chùa Trấn Quốc xưa trồng sen, mùa hè hương thơm ngào ngạt; còn hồ Trúc Bạch thì nước trong, cạn, tắm rất mát (...) Tôi nhớ những buổi chiều hè cùng với bạn ngồi trên đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) nhìn mặt hồ nhấp nhô, loang loáng ánh nắng, có đàn chim bay về phía núi Tản xanh thẳm ở chân trời (...)
Cuối đường là làng Yên Phụ ở chân đê sông Nhị. Chỗ này cũng trồng nhiều hoa như Ngọc Hà, nhưng có phần thú hơn vì nằm ngay trên bờ hồ (...) Chung quanh hồ, phía bên Nghi Tàm cũng như phía bên Thụy Khê, có biết bao miếu cổ, chùa cổ, nhiều ngôi xây cất từ đời Lý, cách nay tám chín thế kỷ, hễ bước vào là lòng tôi rung động nhè nhẹ một cách tuyệt thú (...)
Tôi nhớ những ngày đi tảo mộ cùng với họ hàng phố hàng Đường. Tiết Thanh Minh ngoài Bắc đã hết lạnh nhưng cũng chưa nóng. Bảy giờ sáng chúng tôi lên xe điện ở bờ hồ Hoàn Kiếm. Xe đông người đi tảo mộ, gia đình nào cũng có một bà già và vài thiếu nữ mang những cái quả sơn son đựng nhang, rượu, hoa quả, xôi, thịt (...)
Chúng tôi vào làng Hạ Đình, đi thăm năm sáu ngôi mộ trên một cánh đồng trồng hoa màu ở đầu làng (...) Đầu tháng ba, không khí trong sáng, hoa ít hơn nhưng lá xanh hơn, chim ríu rít trên những cành gạo đỏ rực. Lác đác trên cánh đồng có những đám năm ba người, tà áo đủ màu phất phơ trên đám cà hay cải xanh; khói hương tỏa nhẹ trong làn gió. Gặp nhau người ta nhìn nhau mỉm cười hoặc hỏi nhau vài câu lịch sự. Thăm xong các ngôi mộ rồi, chúng tôi tìm một gốc gạo, gốc đa ở giữa đồng hoặc trong một sân đình, ngả đồ cúng ra ăn rồi mới vào nhà bà con nghỉ (...)
Vì hai cảnh đó (chùa Láng và đền Voi Phục) ở gần nhau, nên lần nào tôi cũng bỏ trọn một buổi, từ hai giờ chiều đến tối, để thăm cả hai nơi một lượt. Tôi thường đi một mình để hưởng cái thú cô liêu, hoài cổ (...)
Thường tôi đi xe điện lên đền Voi Phục trước, ngồi dưới gốc chòi mòi nghe chim ríu rít trên cành, rồi vào sân đền, ngồi trên một bệ cao nhìn hồ nước, hưởng hương sói, hương lan, hương hồng, sau cùng ra vườn nhãn ở sau đền, mua một bó, ăn ngay dưới gốc cây.
Từ vườn tôi (ra một con đê) để lại chùa Láng. Đê này cao hơn mặt ruộng khoảng hai thước, trải nhựa, rợp bóng cây, ít xe, vừa tản bộ vừa nhìn phong cảnh rất thú. Lâu lâu lại gặp một quán bên đường, bán trà tươi và chuối, bánh gai, bánh nhợm. Đến chùa Láng thì ánh tà dương đã xiên qua những cụm lá thông, chiếu xuống con đường lát gạch, bóng lá chỗ thưa chỗ đậm. Cảnh chùa Láng u nhã mà cổ kính. Thơ thẩn ở đây một lát, tôi trở ra đê đi ngang qua làng Hạ Yên Quyết (tục gọi là Cót) (...) để tới làng Bưởi.
Mùa thu, chiều thường có một làn sương nhẹ như tấm màn lụa phơn phớt xanh lam phủ lên đồng ruộng, lũy tre, cổng xóm ở hai bên đê, cảnh vật mờ mờ, buồn dìu dịu, thật nên thơ.
Ngoại ô Hà Nội có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử (...) tiếc trong thơ văn của người mình chưa có bài nào tả (...) (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Một mùa hè
Nghỉ hè như ông Nguyễn Hiến Lê nghỉ năm ấy thật là đáng nghỉ: đi chơi lang thang khắp ngoại ô Hà Nội, về quê mình Sơn Tây ngày ngày ngắm núi Tản Viên, rồi lên quê bạn Phú Thọ cùng nhau trèo núi viếng đền Hùng.
Ông lên núi Hùng chỉ vài năm sau Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang, tức vào đầu thập kỷ 1930. Khoảng sáu mươi năm sau chúng tôi có dịp thăm đất Bắc mùa xuân, được nhắc câu
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ...”,
nên “mồng mười tháng ba” cũng tìm về Phú Thọ để trèo dốc, thì thấy quả như ông tả: “bỗng qua một khúc quẹo, ngọn núi Hùng âm u hiện lên sừng sững trước mặt, cao và thanh tú hơn các ngọn chung quanh (...) cứ mỗi bước, núi càng dâng cao lên trên nền trời xanh thật uy nghi”...
Nghỉ hè năm đó, tôi ở lại Hà
Nội nửa tháng rồi mới về quê ở Phương Khê. Trong nửa tháng đó tôi đi lang thang
thăm hết các cảnh đền chùa ở chung quanh Hà Nội: chùa Một Cột, chùa Liên Phái,
đền Hai Bà; các cảnh chợ quê như chợ Bưởi, chợ Hà Ðông; các cảnh vườn như vườn
hoa ở Ngọc Hà, vườn ổi ở Lủ, vườn cải ở Quang. Hai cảnh tôi thích nhất là cảnh
chùa Láng u nhã, cổ kính, “đệ nhất tùng lâm của cố đô”, thờ Từ Ðạo Hạnh tương
truyền là tiền thân của Lí Thần Tông và xây cất từ năm 1164, xưa chắc là một rừng
thông, nay chỉ còn hai hàng thông già từ cổng đưa vào, và cảnh đền Voi Phục với
hàng chòi mòi ở bên bờ lạch, hồ nước ở giữa sân và vườn nhãn ở sau chùa. Vì hai
cảnh đó chỉ cách nhau ít cây số, nên lần nào tôi cũng bỏ trọn một buổi, từ hai
giờ chiều tới tối để thăm cả hai nơi một lượt. Hít hương sói, hương ngâu, hương
lan, hương huệ ở đền Voi Phục, rồi ra vườn nhãn, mua một bó chừng dăm chục
trái, ngồi ngay dưới gốc cây mà ăn, tôi thấy thú tuyệt. Khi nào gặp mùa cốm,
vào đầu thu thì tôi lựa một ngày quang đãng, dậy thật sớm, đón mua một vài vốc
cốm Vòng xanh như ngọc thạch, gói trong một lá sen thơm ngát và mát lạnh, rồi
lên xe điện về làng Mọc Thượng Ðình, kiếm một sân đình hay một chỗ trên bờ sông
Tô Lịch, mở gói cốm ra ăn. Ăn cốm Vòng ở xa thành thị như vậy, xa mùi xăng, xa
tiếng xe cộ, tôi mới hưởng hết được hương vị của thôn quê, của cây lúa Việt Nam
(...)
Về Sơn Tây (...) cảnh tôi thích nhất là (...) núi Tản Viên, chỉ cách làng tôi khoảng nửa ngày đường về phía tây nam nên trông rõ mồn một, thấy cả những vạch trắng tức dãy nhà nghỉ mát ở lưng núi.
Núi cũng có tên là Ba Vì, vì có ba ngọn cao, nhọn, đều nhau; ngọn thứ ba ở bên phải khuyết một mảnh, tương truyền là sau một lần sụp núi đời Lê mạt, báo hiệu một thời vận suy của dân tộc. Thật đáng tiếc, nếu không thì có lẽ không núi nào vừa thanh tú, vừa hùng vĩ, uy nghi như núi đó.
Tháng sáu âm lịch, trời thường trong mà cơ hồ không lúc nào không có một đám mây trắng vắt ngang qua, làm nổi bật màu xanh lam đậm của núi trên nền trời thanh thiên và trên cánh đồng màu lá mạ. Thỉnh thoảng một đàn cò vỗ cánh bay qua đầu tôi, tiến về phía núi và tôi ao ước được như chúng.
Khi ánh tà dương đã tắt hẳn, núi đổi ra màu tím đen thì ở lưng chừng núi hiện lên những đám lửa hồng chập chờn, nhấp nháy do người Mọi đốt rừng để làm rẫy, mà tôi tưởng đâu như một dạ hội của quần tiên; những lúc đó núi có vẻ huyền bí và thu hút tôi một cách lạ lùng (...)
Cứ dăm ba bữa lại đi chợ Mơ, chợ Vân, cách ba bốn cây số để mua một chùm dâu da ngọt, vài chiếc bánh đa, uống một bát chè tươi trong một cái quán dưới gốc muỗm, nhất là để cùng với các thôn nữ ngồi trong một chiếc thuyền thúng tròng trành qua một dòng nước trong veo điểm những bông súng vàng và tím.
Như vậy là hết một tháng hè, tôi thấy khỏe khoắn ra cả về thể chất lẫn tinh thần (...)
Năm đó, đúng hẹn, tôi lên thăm anh Bảng ở Phú Thọ. Gói hai bộ quần áo vào một tờ giấy báo, thế là lên đường. Ði ngược lên bến đò Vân Xa để qua Việt Trì. Tháng sáu âm lịch, đương mùa nước đổ, chỗ ngã ba Bạch Hạc này - một nơi nổi danh trong lịch sử - rộng mênh mông, có tới hai ba cây số. Chiếc thuyền thúng phải đi ngược dòng một khúc rồi mới qua sông. Cây gạo cổ thụ và nhà cửa ở Việt Trì hiện rõ lần lần. Tôi lên bờ mà còn tiếc khúc sông sao không rộng thêm nữa để được ngồi thuyền lâu hơn nữa mà ngắm cảnh (...)
Hai hôm sau chúng tôi đi chơi núi Hùng. Khởi hành từ sáng sớm, mang theo thức ăn. Ra khỏi làng một quãng thì tới một con đường tỉnh trải đá, rất vắng mà rất sạch. Ði cả cây số chỉ gặp một hai bóng người, tuyệt nhiên không thấy một chiếc xe. Cơ hồ con đường chỉ để dùng trong mấy ngày giỗ Tổ. Hai bên là rừng và đồi chè. Có những gốc thị cao quả chín vàng cành và nhiều giếng nước xây bằng đá ở sát bên đường. Xa xa gặp một ngọn đồi trồng dứa với căn nhà lá của chủ trại. Thật tĩnh mịch, mát mẻ. Nhờ cảnh thay đổi nên không thấy đường dài.
Tôi đã bắt đầu mệt thì bỗng qua một khúc quẹo, ngọn núi Hùng âm u hiện lên sừng sững trước mặt, cao và thanh tú hơn các ngọn chung quanh. Tôi hồi hộp như nghẹt thở. Ðường dốc, tôi vừa bước vừa ngửng lên nhìn tam quan, và cứ mỗi bước, núi càng dâng cao lên trên nền trời xanh thật uy nghi. Núi có tên là Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, phủ Lâm Thao, dân trong miền thường gọi là núi Ðền. Có khoảng 300 bực đưa lên đỉnh.
Ở chân núi có đền Hạ cũng gọi là đền Giếng (vì trước đền có mạch nước tụ lại thành giếng) thờ hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Dung, con vua Hùng.
Chúng tôi leo lên tới tam quan của đền Trung ở lưng chừng núi. Trước đền có một tấm bia lớn nét còn rõ, nhắc lại lịch sử các vua Hùng. Ðúng như anh Bảng nói, ở đây chỉ nghe thấy tiếng khỉ và tiếng bìm bịp mà tiếng bìm bịp khắc khoải lạ thường, gợi ta nhớ biết bao cuộc hưng vong của dân tộc. Mới mấy năm trước, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang cũng leo những bực này để lên đền thề đồng sinh đồng tử trước bàn thờ Tổ.
Nghỉ ở đấy một lát, chúng tôi lại leo một đỗi nữa lên tới đền Thượng trên đỉnh, thờ mười tám đức Hùng Vương, phía trước có bức hoành phi lớn khắc bốn chữ tôi nhớ mại mại là “Việt Nam triệu tổ”, nét rất hùng kính.
Ðền nhỏ thôi, có học giả bảo xây từ đời Lí, trùng tu năm 1914 và có lẽ năm nào cũng quét vôi lại để làm giỗ Tổ, nên không có vẻ cổ. Rất tiếc hôm đó ông từ đi vắng, cửa đền khóa kín, chúng tôi không được vào thăm (...)
Phía sau đền có một cái tháp, không có vẻ cổ kính, gọi là lăng Tổ, chắc chỉ là tượng trưng. Tuy biết vậy mà lòng tôi cũng cảm xúc dào dạt, khi thăm lăng và đứng nhìn qua cành lá thấy loang loáng ở xa xa dòng nước Ngã ba Bạch Hạc. Cái khu rộng mấy chục cây số này gợi cho chúng ta biết bao cố sự, biết đâu đào sâu chẳng kiếm được rất nhiều cổ tích.
Anh Bảng (...) cho tôi biết (...) Dân ở đây không ăn Tết mùng 3 tháng 3 (tết Hàn thực) mà ăn tết mùng 10 tháng 3. Ngày đó nhà nào cũng đón ông bà ông vải về để đi chầu Tổ (...) (Trong truyện dài Con đường thiên lý viết năm 1972, nxb. Văn Nghệ (Mỹ) in năm 1988?)
Ngã ba Bạch Hạc
Sông Hồng và sông Đà cơ bản chảy song song theo hướng tây bắc - đông nam. Sông Đà khúc chót đổi hướng, chảy từ nam lên bắc, đổ vào sông Hồng. Nơi Hồng gặp Đà là ngã ba Trung Hà. Sông Hồng tiếp tục chảy khoảng mười cây số nữa thì gặp sông Lô. Nơi Hồng gặp Lô là ngã ba Bạch Hạc.
Ngã ba Bạch Hạc mùa lũ rộng mênh mông chắc do cù lao giữa sông chìm mất nhiều hơn là do tràn bờ? “Cây gạo cổ thụ (...) cùng với nhà cửa ở Việt Trì nhô lên lần lần”. Nhớ Sơn Nam cũng có lần viết: “Sông Cửu Long, mùa nước nổi (...) sông rộng, mặt nước như nổi vồng lên, rặng dừa bên kia bị khuất gốc chỉ thấy ngọn”.(1)
“Tản Đà” tiêu biểu cho Hà Tây. “Tản Hồng” tiêu biểu cho Bắc bộ, cho cả nước Việt Nam (vì Bắc bộ là đất gốc của dân tộc Việt Nam).
Về Sơn Tây (...) cảnh tôi thích nhất là (...) núi Tản Viên, chỉ cách làng tôi khoảng nửa ngày đường về phía tây nam nên trông rõ mồn một, thấy cả những vạch trắng tức dãy nhà nghỉ mát ở lưng núi.
Núi cũng có tên là Ba Vì, vì có ba ngọn cao, nhọn, đều nhau; ngọn thứ ba ở bên phải khuyết một mảnh, tương truyền là sau một lần sụp núi đời Lê mạt, báo hiệu một thời vận suy của dân tộc. Thật đáng tiếc, nếu không thì có lẽ không núi nào vừa thanh tú, vừa hùng vĩ, uy nghi như núi đó.
Tháng sáu âm lịch, trời thường trong mà cơ hồ không lúc nào không có một đám mây trắng vắt ngang qua, làm nổi bật màu xanh lam đậm của núi trên nền trời thanh thiên và trên cánh đồng màu lá mạ. Thỉnh thoảng một đàn cò vỗ cánh bay qua đầu tôi, tiến về phía núi và tôi ao ước được như chúng.
Khi ánh tà dương đã tắt hẳn, núi đổi ra màu tím đen thì ở lưng chừng núi hiện lên những đám lửa hồng chập chờn, nhấp nháy do người Mọi đốt rừng để làm rẫy, mà tôi tưởng đâu như một dạ hội của quần tiên; những lúc đó núi có vẻ huyền bí và thu hút tôi một cách lạ lùng (...)
Cứ dăm ba bữa lại đi chợ Mơ, chợ Vân, cách ba bốn cây số để mua một chùm dâu da ngọt, vài chiếc bánh đa, uống một bát chè tươi trong một cái quán dưới gốc muỗm, nhất là để cùng với các thôn nữ ngồi trong một chiếc thuyền thúng tròng trành qua một dòng nước trong veo điểm những bông súng vàng và tím.
Như vậy là hết một tháng hè, tôi thấy khỏe khoắn ra cả về thể chất lẫn tinh thần (...)
Năm đó, đúng hẹn, tôi lên thăm anh Bảng ở Phú Thọ. Gói hai bộ quần áo vào một tờ giấy báo, thế là lên đường. Ði ngược lên bến đò Vân Xa để qua Việt Trì. Tháng sáu âm lịch, đương mùa nước đổ, chỗ ngã ba Bạch Hạc này - một nơi nổi danh trong lịch sử - rộng mênh mông, có tới hai ba cây số. Chiếc thuyền thúng phải đi ngược dòng một khúc rồi mới qua sông. Cây gạo cổ thụ và nhà cửa ở Việt Trì hiện rõ lần lần. Tôi lên bờ mà còn tiếc khúc sông sao không rộng thêm nữa để được ngồi thuyền lâu hơn nữa mà ngắm cảnh (...)
Hai hôm sau chúng tôi đi chơi núi Hùng. Khởi hành từ sáng sớm, mang theo thức ăn. Ra khỏi làng một quãng thì tới một con đường tỉnh trải đá, rất vắng mà rất sạch. Ði cả cây số chỉ gặp một hai bóng người, tuyệt nhiên không thấy một chiếc xe. Cơ hồ con đường chỉ để dùng trong mấy ngày giỗ Tổ. Hai bên là rừng và đồi chè. Có những gốc thị cao quả chín vàng cành và nhiều giếng nước xây bằng đá ở sát bên đường. Xa xa gặp một ngọn đồi trồng dứa với căn nhà lá của chủ trại. Thật tĩnh mịch, mát mẻ. Nhờ cảnh thay đổi nên không thấy đường dài.
Tôi đã bắt đầu mệt thì bỗng qua một khúc quẹo, ngọn núi Hùng âm u hiện lên sừng sững trước mặt, cao và thanh tú hơn các ngọn chung quanh. Tôi hồi hộp như nghẹt thở. Ðường dốc, tôi vừa bước vừa ngửng lên nhìn tam quan, và cứ mỗi bước, núi càng dâng cao lên trên nền trời xanh thật uy nghi. Núi có tên là Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, phủ Lâm Thao, dân trong miền thường gọi là núi Ðền. Có khoảng 300 bực đưa lên đỉnh.
Ở chân núi có đền Hạ cũng gọi là đền Giếng (vì trước đền có mạch nước tụ lại thành giếng) thờ hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Dung, con vua Hùng.
Chúng tôi leo lên tới tam quan của đền Trung ở lưng chừng núi. Trước đền có một tấm bia lớn nét còn rõ, nhắc lại lịch sử các vua Hùng. Ðúng như anh Bảng nói, ở đây chỉ nghe thấy tiếng khỉ và tiếng bìm bịp mà tiếng bìm bịp khắc khoải lạ thường, gợi ta nhớ biết bao cuộc hưng vong của dân tộc. Mới mấy năm trước, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang cũng leo những bực này để lên đền thề đồng sinh đồng tử trước bàn thờ Tổ.
Nghỉ ở đấy một lát, chúng tôi lại leo một đỗi nữa lên tới đền Thượng trên đỉnh, thờ mười tám đức Hùng Vương, phía trước có bức hoành phi lớn khắc bốn chữ tôi nhớ mại mại là “Việt Nam triệu tổ”, nét rất hùng kính.
Ðền nhỏ thôi, có học giả bảo xây từ đời Lí, trùng tu năm 1914 và có lẽ năm nào cũng quét vôi lại để làm giỗ Tổ, nên không có vẻ cổ. Rất tiếc hôm đó ông từ đi vắng, cửa đền khóa kín, chúng tôi không được vào thăm (...)
Phía sau đền có một cái tháp, không có vẻ cổ kính, gọi là lăng Tổ, chắc chỉ là tượng trưng. Tuy biết vậy mà lòng tôi cũng cảm xúc dào dạt, khi thăm lăng và đứng nhìn qua cành lá thấy loang loáng ở xa xa dòng nước Ngã ba Bạch Hạc. Cái khu rộng mấy chục cây số này gợi cho chúng ta biết bao cố sự, biết đâu đào sâu chẳng kiếm được rất nhiều cổ tích.
Anh Bảng (...) cho tôi biết (...) Dân ở đây không ăn Tết mùng 3 tháng 3 (tết Hàn thực) mà ăn tết mùng 10 tháng 3. Ngày đó nhà nào cũng đón ông bà ông vải về để đi chầu Tổ (...) (Trong truyện dài Con đường thiên lý viết năm 1972, nxb. Văn Nghệ (Mỹ) in năm 1988?)
Ngã ba Bạch Hạc
Sông Hồng và sông Đà cơ bản chảy song song theo hướng tây bắc - đông nam. Sông Đà khúc chót đổi hướng, chảy từ nam lên bắc, đổ vào sông Hồng. Nơi Hồng gặp Đà là ngã ba Trung Hà. Sông Hồng tiếp tục chảy khoảng mười cây số nữa thì gặp sông Lô. Nơi Hồng gặp Lô là ngã ba Bạch Hạc.
Ngã ba Bạch Hạc mùa lũ rộng mênh mông chắc do cù lao giữa sông chìm mất nhiều hơn là do tràn bờ? “Cây gạo cổ thụ (...) cùng với nhà cửa ở Việt Trì nhô lên lần lần”. Nhớ Sơn Nam cũng có lần viết: “Sông Cửu Long, mùa nước nổi (...) sông rộng, mặt nước như nổi vồng lên, rặng dừa bên kia bị khuất gốc chỉ thấy ngọn”.(1)
“Tản Đà” tiêu biểu cho Hà Tây. “Tản Hồng” tiêu biểu cho Bắc bộ, cho cả nước Việt Nam (vì Bắc bộ là đất gốc của dân tộc Việt Nam).
Một cảnh nữa (cảnh trên là
núi Ba Vì) tôi cũng lưu luyến là cảnh sông Hồng ở bến đò Vân Sa qua Việt Trì.
Phải qua sông vào mùa nước lũ – tháng 6 tháng 7 âm lịch – mới thấy được sự bát
ngát, hùng vĩ của núi sông. Mùa đó, chỗ ngã ba Bạch Hạc này – một nơi danh tiếng
trong lịch sử - mênh mông có tới ba cây số. Nước chảy băng băng và ta liên tưởng
tới câu “Đại giang đông khứ” của Tô Đông Pha. Chiếc thuyền thúng bập bồng trên
sóng, không khác chi một cánh bèo. Phải ngược dòng một khúc xa rồi mới qua
sông, có khi mất hai giờ mới tới bờ bên kia. Cây gạo cổ thụ, trơ trọi, gốc lớn
không biết mấy ôm, cùng với nhà cửa ở Việt Trì nhô lên lần lần. Cảnh ở đây sao
hợp với cảnh trước Phượng Hoàng đài ở Kim Lăng thế:
“Tam Sơn bán lạc thanh thiên ngoại,
Nhị thủy trung phân Bạch Lộ châu.” (Lý Bạch)
“Ba non rớt nửa ngoài trời biếc,
Hai nước chia đôi bãi Lộ bồi.”
Cũng hai dòng nước: dòng sông Đà nước trong veo và dòng sông Hồng cuồn cuộn nước đỏ như son; cũng một bãi cò trắng (bạch lộ), tức bãi Vân Sa chạy lên tới Chiểu Dương, nơi có một vườn vải danh tiếng nằm sát bờ sông; còn núi thì phía tây nam có ba ngọn núi Tản, phía bắc có ngọn núi Hùng. Kim Lăng là cố đô của Trung Hoa, thì đây, trên bờ con sông Hồng có làng Cổ Đô (không rõ là kinh đô thời nào), lại có huyện Bạch Hạc, xưa là đất Phong Châu, nơi Hùng Vương đóng đô. Nỗi hoài cổ của ta bát ngát như dòng sông.
Sông Hồng và núi Tản thật hùng vĩ xứng nhau, mà lại ở gần nhau như vậy thì đây chính là đất thiêng của dân tộc; tổ tiên ta lựa nơi đây làm nơi phát tích, dòng giống tất trường cửu và uy hùng như sông núi. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Cây gạo
Cây gạo thường thấy ở giữa đồng, hoặc đầu làng, cuối làng, chứ hiếm khi thấy hẳn bên trong làng. Lại có câu “thần cây đa, ma cây gạo”. À, gạo hình như cũng hay đứng ngay bên bãi tha ma... Tại sao thế nhỉ?
Gạo là một loại cây đặc biệt của đồng quê Bắc, cũng như cây sao đặc biệt của miền Nam. Không nên lầm nó với cây gạo của miền Qui Nhơn, cùng tên mà khác loài. Nó y hệt cây gòn nhưng lớn hơn nhiều, thân có thể tới vài ôm, nhiều gai hơn gòn, cao tới hai chục thước, hoa như hoa gòn, nhưng đỏ như hoa vông và lớn bằng một chén ăn cơm. Khoảng đầu xuân, lá rụng hết, cành đầy nụ trông như những trái ổi đen; độ một tháng sau hoa nở chi chít đỏ ối cả cây, ở xa như một khối lửa lớn in lên nền trời xanh. Nhụy hoa có một thứ nhựa hơi ngọt, nên chim bay lại từng đàn, ríu ra ríu rít trên cành. Khi có một rặng gạo đất bên đường cũng đỏ vì đầy hoa rụng. Giữa mùa hè, quả gạo nứt vỏ và gặp cơn gió, bông túa ra, bay như tuyết, rất đẹp mắt.
Trước năm 1920, miền quê tôi, hầu hết làng nào cũng trồng một cây gạo ở vệ đê, ngay đầu dốc đưa vào xóm. Cây gạo đó đánh dấu ranh giới của làng. Phụ nữ đi chợ thường đợi nhau dưới gốc gạo để cùng đi, ở chợ về cũng ngồi nghỉ tại đó nói chuyện với nhau một lát. Ở gần đó thường có một cái quán hay điếm canh. Những ai ly hương trở về, xa xa trông thấy gốc gạo của làng mình, lòng cũng hồi hộp như người miền Nam trông thấy ngọn sao ở đình làng.
Tôi không hiểu tại sao cây gạo có một địa vị quan trọng như vậy mà ít ai nhắc tới nó trong thơ văn. Tôi chỉ gặp nó bốn năm lần trong thơ của Cao Bá Quát và trong thơ mới thời tiền chiến, mỗi lần chỉ trong một câu.
Gạo trồng ở vệ đê có một điểm bất lợi là khi nó già, những rễ lớn của nó mục đi, thành những hang cho chuột hay cua, hại cho sự vững chãi của đê, cho nên nhà nước bắt đốn hết, làng quê và con đê mất đi một vẻ đẹp.
Cây gạo ở đầu dốc đưa xuống trường Yên Phụ vì ở xa chân đê nên không bị đốn. Nó đánh dấu trường tôi, và hồi nhỏ chúng tôi thường tìm cách bẻ những nụ của nó để lấy dao chạm thành đầu người và lượm những hoa rụng để đá cầu. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Tản mạn hoa Tết
Củ thủy tiên hình như đến nay vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Còn chính nghệ thuật gọt thủy tiên chắc cũng gốc Tàu. Không phải gốc thì hơn. Ai sành thử so sánh nghệ thuật Việt với nghệ thuật Tàu cho bà con nghe chơi.
Nguyễn Hiến Lê bảo hương thủy tiên “thanh quý”, hương huệ với hương sen “thanh cao”. “Quý” trần gian, “cao” thoát tục. Ông muốn bảo thủy tiên thơm ấm hơn huệ, sen chăng?
Cái vui nhất của người (thân phụ NHL) có lẽ là chơi hoa. Năm nào, gần tết người cũng ham mê gọt thủy tiên và săn sóc (ngắt lá) hai gốc đào (...)
Thủy tiên thì năm nào cha tôi cũng mua một giỏ con của tiệm Hoa kiều phố hàng Buồm, đem về gọt, ba mươi tết lựa lấy hai giò đơn đẹp nhất và nở kịp tết để bày trong hai cái cốc thủy tinh (...) Giò thủy tiên đặt trong những cốc đó thật vừa khít, mà nhìn qua vách cốc thấy rõ những rễ trắng muốt (...)
Người Pháp cũng có thủy tiên mà họ gọi là narcisse, nhưng tôi ngờ rằng thủy tiên của họ không giống của mình và chắc chắn là họ không có nghệ thuật gọt thủy tiên như mình, không quý nó bằng mình. Thủy tiên quý cả về sắc lẫn hương. Lá xanh, rễ trắng muốt, hoa thì như một cái chén vàng đặt giữa cái đĩa bạc. Hương nó thật là thanh quý (hương huệ và sen thì thanh cao). Nó thật xứng với danh: tiên trên nước. Cụ Phan Sào Nam vịnh nó trong bài hát nói mà dưới đây tôi trích tám câu đầu:
“Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh
Tiên trên non mà hiếm có đã đành
Chân thị thủy trung tiên càng hiếm hiếm
Muôn tía nghìn hồng thây tục phẩm
Năm hồ bốn biển nhớ tiền sanh
Nét điểm trang con tạo khéo đa tình
Nhụy kìa vàng, hoa kìa bạc, lá kìa xanh
Trên mặt nước long lanh trời với bóng...”.
Một người bạn kể cho tôi nghe ở Sapa (...) có những ngọn đồi toàn đào, đầu xuân, ở xa nhìn như những mâm hồng kế tiếp nhau trên cả cây số; cánh đào hồng nhạt rụng xuống mặt cỏ xanh, bay lả tả trên dòng suối, đẹp như cảnh tiên (...)
Vào Nam, tết nào tôi cũng nhớ đào và tôi viết tập Hoa đào năm trước chính là để cho vơi lòng nhớ đó.
Ở Sài Gòn, từ mươi năm trở lại đây, gần tết, đường Nguyễn Huệ thường bày bán ít cành đào chở máy bay vào; có năm bạn bè cho tôi một cành hoa đơn phơn phớt hồng, nhưng tôi không thích lắm (...) Hoa đào mà đày vô miền nắng cháy này thì lam lũ, đáng thương như thiếu nữ đài các, mơn mởn mà phải tát nước hay nhổ mạ dưới nắng hè. Ở đâu chỉ nên chơi hoa ở đó, miền Nam có mai vàng, tuy không đẹp bằng đào, nhưng rực rỡ, có vẻ phú quý, lại có ám hương thoang thoảng lúc ban mai, mà gốc mai vàng thịnh khai nổi bật trong vườn lá xanh, coi thật hòa nhã. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Cái nhạc cũ của ta
Mới thì lạ, chứ chắc gì đẹp.
Khốn, dẫu thực không đẹp nhưng của “cường” thì vẫn cứ thấy đẹp!
Thời Nguyễn Hiến Lê viết tựa cho sách Toan Ánh, quê còn khá to và “cũ” nên người Việt mới có thể về nguồn. Bây giờ, năm 2012, quê vừa bé hẳn đi vừa mới gần như phố, “nguồn” đâu nữa mà về.
Dân ca đã ra khỏi lòng dân. Mà “sự xâm nhập ồn ào, man rợ” thì... khỏi nói.
Sau Hiệp định Genève, khi ảnh hưởng của Mỹ bắt đầu lan tràn vào Việt Nam, trong khoảng mười năm đầu một số người hăng hái tiếp thu văn hóa Mỹ vì nó lạ đối với chúng ta, một số khác nhiệt liệt giới thiệu những trào lưu tư tưởng mới của Pháp. Dĩ nhiên công việc đó nên làm, nhưng chúng ta đã say với cái mới, cái lạ của người mà cơ hồ như quên cái cũ, cái đẹp của mình. Vài năm nay, có một trào lưu ngược lại; chúng ta đã thấy mặt trái của phương Tây: có một lực lượng phi thường chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại mà họ không ổn định nổi chính xã hội của họ, lại chỉ gây thêm vô số xáo trộn trên thế giới, ở Đông Á, Tây Á, Phi Châu, Nam Mỹ. Nên một số học giả phương Tây đương muốn tìm hiểu sâu hơn văn minh của phương Đông; ở nước ta thì một số nhà văn đã trở lại nghiên cứu văn hóa cổ truyền của mình (...) chưa biết công trình của các nhà đó có dẫn tới một đường lối nào dung hòa mới với cũ không, tạo nên một nhân sinh quan mới, một nếp sống mới nào không, nhưng nội một điều quốc dân, nhất là thanh niên, đã hoan nghênh công việc của họ, cũng đủ cho ta mừng rồi: có tìm hiểu kỹ dĩ vãng của mình thì mới quý nó được, có quý nó thì mới tìm được hướng đi cho tương lai; không một dân tộc nào đoạn tuyệt hẳn với dĩ vãng mà cường thịnh được.
Lịch sử là một sự liên tục: tương lai ở trong hiện tại, mà hiện tại ở trong dĩ vãng. Tôi mong mà cũng tin rằng "sự suy đồi của văn hóa vì đụng chạm với những sản phẩm ngoại lai lúc này" - lời của ông Toan Ánh - chỉ là một thứ lở lói ngoài da phát sinh trong các thành thị, còn đại đa số dân chúng ở thôn quê, ở các quận, các tỉnh nhỏ vẫn còn giữ được nếp sống cũ. Tôi có thể dẫn chứng được vì đã mục kích nhiều gương hy sinh nhẫn nại tiết tháo.
Trước sự xâm nhập ồn ào, “man rợ” của các loại nhạc jazz, twist, be-bopmấy năm gần đây, ông Toan Ánh âm thầm thu thập tài liệu về “cầm ca Việt Nam” để chúng ta thấy tính cách nghiêm trang mà hòa nhã, vui mà không loạn của ca nhạc cổ, nhất là cái tinh thần “cộng lạc” giữa giai cấp sĩ phu và bình dân thời xưa ra sao. Tôi yêu quý các cụ Nguyễn Du và Phan Bội Châu quá khi các cụ đêm đêm đi hát dặm với các thôn nữ, và tôi thích cái tục hát quan họ ở Bắc Ninh làm sao. Thời đó trí thức và bình dân đâu có cách biệt như ngày nay, mà không có cách biệt thì làm gì có đấu tranh giai cấp (...)
Đọc tác phẩm của ông tôi bâng khuâng nhớ lại một lúc vui thanh thoát trong đời tôi mà nhờ dân ca tôi đã được hưởng. Cách đây non bốn mươi năm, cũng vào một đêm Trung thu như đêm nay, nhưng ở làng Thịnh Hào cách Hà Nội dăm sáu cây số. Anh em chúng tôi ba bốn người đương chuyện trò trong một khu vườn bỗng có tiếng hát văng vẳng đưa lại, và chẳng ai bảo ai, mọi người đều im bặt. Tiếng hợp ca mỗi lúc mỗi gần và chúng tôi nghe rõ là điệu Ru hời:
“Tay tiên là tiên chuốc chén ơi ới đào là rượu đào,
Đổ đi là đi thời tiếc, ơi ới vào, uống vào, uống vào thời say.
Ru là ru ru hỡi, ơi ới hỡi là ru hời...”.
Giọng ca tới những tiếng chén, tiếc, bay vút lên cao, rồi chìm hẳn xuống ở những tiếng (rượu) đào, (uống) vào; sau cùng tan lẫn trong cảnh bao la của đồng ruộng. Đúng lúc đó nhìn qua bờ ao, chúng tôi thấy một đoàn thợ gặt, cả trai và gái khoảng mười mấy người đi hàng hai dưới ánh trăng vằng vặc trên con đê (tức đường Quần Ngựa). Tiếng hát ngừng một chút rồi lại cất lên, tôi nhổm nhổm muốn chạy theo họ, nhưng rồi lại ngồi xuống, vì băng qua được cánh đồng chiêm tới chân đê thì họ đã đi xa mất rồi. Tôi lắng tai nghe tới khi dư âm tắt hẳn, mà tiếc ngơ tiếc ngẩn!
Suốt đời tôi, chưa có lần nào giọng ca làm cho mê như lần đó: nó du dương, uyển chuyển, bát ngát, tôi biết dùng tiếng gì để tả bây giờ? Ca nhạc Tây phương không sao gợi cho tôi được cảm xúc thần tiên đó. Ca nhạc của mình (...) có những nét riêng, cái thần riêng thâm thiết với ta, như là tiếng gọi của tổ tiên, của dân tộc. Ông Toan Ánh đã có công gợi cho ta nhớ lại cái hồn của đất nước đó trong cuốn Cầm ca Việt Nam này (...) (Trong lời tựa của Nguyễn Hiến Lê viết cho sách CCVN, nxb. Lá Bối, Sài Gòn, 1970)
Nhà ở ngõ Phất Lộc
Nhà ở phố khác hẳn nhà ở quê. Ở đây những cái sân thật quý. Đó là nơi da người được tiếp xúc thẳng với ánh nắng. À, nhưng nếu sân có một giàn hoa thì nắng sẽ là nắng lọc, xanh xanh...
Để biết thêm về nhà cổ ở phố cổ Hà Nội, xin đọc cả Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Đình Toàn.(2)
Nằm sau lưng phố bờ sông, đầu trông ra cột đồng hồ ở bờ sông Nhị, đuôi trở ra phố hàng Mắm, ngõ Phất Lộc rất hẹp, ngang độ hai thước, dài non hai trăm thước, lát đá gồ ghề và chỉ có một dãy nhà nhìn ra phía sau lưng một dãy nhà mới hơn, cao hơn, ở sát ngay trước mặt.
Nhà nào cũng thấp hơn mặt đường khoảng một thước – vì đường được đắp sau – và từ đường phải xuống ba bốn bực gạch mới vào phòng ngoài. Thời xưa có vài nhà bằng lá nhưng từ hồi tôi lớn lên thì nhà nào cũng bằng gạch. Đa số hẹp, chỉ độ hai ba thước, mà sâu có chỗ tới trên ba chục thước, như nhà tôi. Đi ngoài đường nhìn vào, thường thấy một căn hun hút, thấp, kê một án thư với hai tràng kỷ hai bên, và một ông già ngồi với chiếc điếu thuốc lào mà xe điếu là một cần trúc uốn cong. Trước năm 1930, thỉnh thoảng còn thấy thấp thoáng một thiếu nữ mảnh khảnh, da trắng xanh, ăn mặc theo lối cổ, tóc để đuôi gà, từ phía trong đi ra nhà ngoài rồi lại trở vào ngay. Những nhà đó thuộc loại khá phong lưu. Nhà nào cũng có sân nhỏ ở trong, trồng cây cảnh. Tường hai bên xây thành từng bực đi xuống như cầu thang. Tôi nhớ như chỉ có mỗi một nhà là có tường thấp phía trước, từ trong nhô lên một ngọn cây đào hay lựu, khế, và khách qua đường không thể không ngừng bước trước cánh cổng đóng kín mà tưởng tượng vẻ yêu kiều, thướt tha của một hai thiếu nữ chơi với một em nhỏ ở phía trong. Ngõ có một ngôi đền kiến trúc sơ sài, cửa gỗ luôn luôn đóng, trên cửa là một mái nhỏ với một bầu rượu lớn ở giữa. Tôi chỉ vô đền đó một hai lần khi còn nhỏ, thấy sân khá rộng nhưng rất vắng, vắng cả bóng ông từ. Ông lủi thủi như một bóng ma, cơ hồ không bao giờ ra khỏi đền. Tôi không biết đền thờ ai mà quanh năm không có người đến lễ. Lạnh lẽo và buồn, nên bọn nhỏ chúng tôi chỉ ghé mắt nhìn vào chỗ thờ phụng tối om rồi chạy ra liền.
Hai căn nhà số 2 và số 4 ở đầu ngõ do cụ ngoại chúng tôi cất trong đời Tự Đức có thể tiêu biểu cho những ngôi nhà cổ vào hạng tương đối phong lưu ở Hà Nội. Mái ngói, tường gạch, rui, cột, xà đều bằng danh mộc, năm sáu chục năm không mọt. Ngôi nhà số 2 chiều ngang ba thước, chiều sâu ba mươi hai thước, ngoài đường bước vào là một căn bếp thấp hơn mặt đường ba bốn tấc; qua khỏi bếp, xuống ba bốn bực nữa, tới nhà trong thông thống từ trước tới sau, không ngăn thành từng phòng; có một sân nhỏ mỗi chiều chừng hai thước cho nhà khỏi tối; tiến vô sâu nữa, gặp một sân dài bốn thước và choán hết chiều ngang của nhà, sân đó có một bể con chứa nước. Gần cuối nhà (C) là một khúc quẹo qua bên trái (thuộc về nhà số 4) rộng hai thước rưỡi, sâu mười thước, gồm hai phòng 2,5 x 3 thước, cách nhau một cái sân dài 4 thước.
Có hai căn gác xép, thang gỗ gần như dựng đứng, phải khom lưng dò từng bước mới lên được; gác thấp, phải cúi đầu mà đi. Ở (A) là một cửa nhỏ thông ra nhà thờ.
Nhà số 2 cha chúng tôi được thừa hưởng, còn nhà số 4 rất rộng, ngang tới mười thước, sâu hai mươi sáu thước là phần hương hỏa, có nhà thờ, các cụ ngoại tôi để lại cho một người cháu họ, vì các cụ không có con trai, chỉ có hai bà con gái mà bà nội chúng tôi là cả.
Phía trong cùng nhà số 4 là nhà thờ tối om om, nhìn ra một cái sân lát gạch. Trước sân là một bể con có núi non bộ, hai bên (B) là bệ trồng cây dạ hợp và mẫu đơn (trong Nam gọi là bông trang), rồi tới một bể nước rộng, sâu, có miệng một con cá bằng mảnh sứ phun nước mưa hứng ở các mái ngói xuống. Hai bên sân là phòng. Vậy kiến trúc ngôi nhà đó như chữ U.
Nhà ngoài là sân, bếp, chỗ tắm giặt, cầu tiêu, tất cả chiếm trọn chiều ngang mười thước, và sâu khoảng bốn, năm thước.
Nửa ngoài cùng chia thành từng căn cho thuê; hồi tôi nhỏ, những căn đó bằng lá, gỗ; khoảng 1927-1928, người ăn hương hỏa bán đi một phần để xây gạch, phần còn lại để cho thuê (...)
Nhìn bản đồ chúng ta thấy hai ngôi nhà thông với nhau bằng cửa A đó thật là ngoắt ngoéo như một mê thất, không tiện cho người thường ở mà rất tiện cho các nhà làm cách mạng. Trong cuốn Đông Kinh nghĩa thục, tôi đã nói các bác tôi dùng căn nhà số 2 làm chỗ tiếp các đồng chí – với đôi khi vài nhà cách mạng Trung Hoa – và giấu các đồ quốc cấm: sách, báo, truyền đơn, súng lục. Mật thám của Pháp tới xét thì mới còn mò từng bước ở nhà ngoài, các cụ ở nhà trong đã kịp trốn hoặc chuyển đồ qua nhà số 4 bằng cửa A rồi khóa trái cửa đó lại; từ nhà số 4 có thể leo tường qua nhà bên cạnh được. Nhưng trong thời các cụ hoạt động (1906-1910), mật thám không đến xét lần nào cả. Tôi nghe nói cuối năm 1946, đầu năm 1947, các nhà ở ngõ Phất Lộc đều đục tường thông với nhau để tự vệ quân dễ dàng lưu thông mà chống Pháp, sau cùng rút lui về phía cầu Long Biên, vượt sông Nhị, qua bên Gia Lâm. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Nhà khá giả ở nông thôn
Thiết nghĩ ngôi nhà sau đây có hai chỗ không tiêu biểu:
- Thứ nhất, thường thì “sân trước, vườn sau”, nhà ở giữa, đây vườn rồi sân rồi mới đến nhà.
- Thứ hai, thường thì các gian gần vuông, đây “mỗi gian rộng hai thước, sâu năm thước”.
Ngoài ra, hình như thường hai gian bên có cửa sổ trông ra vườn phía sau, nhưng vì nhà này không có vườn sau nên không có cửa sổ.
Có phải vì đây là “nhà thờ”, cần xây cho thâm nghiêm, nên hơi khác điển hình chăng?
Nhà thờ của chi chúng tôi do cụ tổ bốn đời của tôi cất trong khoảng 1840-50, có thể tiêu biểu cho những ngôi nhà gọi là phong lưu ở nông thôn Bắc Việt thời tiền chiến, nên tôi cũng ghi lại dưới đây vài nét.
Cũng vẫn là kiểu nhà ba gian hai chái rất phổ thông, chỉ khác mái ngói, tường gạch dày mười phân. Ba gian ở giữa thông với nhau, không có vách ngăn, mỗi gian rộng hai thước, sâu năm thước. Gian giữa đặt bàn thờ, hai gian bên kê giường, án thư, với bốn chiếc ghế dựa, và một cái hòm (rương) lớn, cao để chứa những đồ vật hơi có giá. Hai chái hai bên, một chái là phòng của đàn bà, một chái dùng làm kho chứa thực phẩm, hai chái đó có vách gỗ ngăn cách với ba gian giữa. Không có cửa sổ. Phía ngoài hiên rộng khoảng thước rưỡi kê được hai bộ phản, một ở giữa làm chỗ dạy học và tiếp khách, một ở bên trái làm chỗ ăn; bên phải dựng một bồ lúa. Một dãy cửa gỗ ngăn cách hiên với các gian, chái. Hai bên nhà, cách đầu nhà độ vài thước là hai căn nhà lá nhỏ, một ở bên trái làm bếp, cối giã gạo đặt ở bên hông bếp, một làm nhà khách.
Hiên nhìn ra một sân gạch rộng hai ba thước để phơi lúa. Có hai bể nước, một ở trước nhà khách, một ở hông bên trái nhà. Cầu tiêu (nhà xí) ở bên phải, cách xa nhà và nhà khách, sát hàng rào tre. Nhà chúng tôi không nuôi trâu bò, lợn, nên không có chuồng cho các loài đó.
Chung quanh sân đất và vườn có hàng rào tre. Vườn trồng cà hay cải, với một bụi chuối, một gốc chanh, một cây ổi, vài cây na (mãng cầu ta), một gốc đào, một gốc lựu, và vài chậu cảnh. Một cái thú của tôi hồi nhỏ là ngày Tết, châm ngòi một chiếc pháo Điện Quang toàn hồng rồi tung lên cao cho nó nổ trên không trung và xác đỏ thắm của nó mỏng như lụa, lả tả rơi xuống vườn cải lá xanh hoa vàng bên gốc đào thịnh khai phơn phớt hồng.
Cả nhà lẫn vườn rộng non hai sào (mỗi sào là 360 thước vuông). (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Hoa đào năm trước
Thử đọc xem:
“... ở sau một bức tường thấp (...) ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm. Xe vừa chạy tới thì một cánh cửa gỗ ở nách bức tường đó từ từ hé mở, một thiếu nữ trạc mười sáu mười bảy bước ra: vành khăn nhung bao làn tóc đen nhánh làm nổi nước da trắng mịn, hồng hào; áo the điều, quần lãnh Bưởi. Tôi có cảm giác trời xuân bỗng nhiên bừng sáng. Xe vẫn chạy chậm chậm, và tôi quay lại nhìn cho tới khi khuất bóng, lòng hồi hộp mà bâng khuâng. Bâng khuâng không phải chỉ riêng vì người mà vì toàn cảnh. Ánh xuân trong dịu, đường phố thanh tĩnh, màu câu đối dán bên cửa với màu áo trên mình thiếu nữ, nét mực Tàu với vành khăn nhung, nhất là màu hoa đào kia với nước da nọ, tất cả cùng hiện lên một lúc, hòa hợp với nhau một cách ngẫu nhiên mà tuyệt diệu.”
Có phải chỉ nghe Nguyễn Hiến Lê kể lại mà ta cũng thấy... tuyệt diệu!
“Hoa đào năm trước” hiện ra bất quá trong chừng vài mươi giây, nhưng “dư hưởng bất tuyệt”. Cái chuyện “phù du, mà lại thọ”, Thôi Hộ bên Tàu biết, Alfred de Vigny bên Tây biết, Xuân Diệu ở Việt Nam cũng biết:
“Mãi mãi là trong những phút giây”!(3)
Hồi đó tôi học năm thứ ba hay thứ tư trường Bưởi (sau đổi tên là Chu Văn An), ăn tết ở Phương Khê xong, trở về Hà Nội.
Chiếc xe đò Mĩ Lâm từ Trung Hà xuống, đậu ở bến gần chợ Sơn Tây một hồi lâu rồi mới lại khởi hành, chạy một vòng chậm chậm trong thành phố để đón thêm khách. Trời lạnh, dân chúng còn ăn Tết, các cửa ngõ còn nửa khép nửa mở, vỉa hè còn vắng người và rải rác xác pháo.
Xe quẹo vào một con đường nhỏ nhưng sạch sẽ, trong một khu công chức, và ở sau một bức tường thấp, tôi thấy ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm. Xe vừa chạy tới thì một cánh cửa gỗ ở nách bức tường đó từ từ hé mở, một thiếu nữ trạc mười sáu mười bảy bước ra: vành khăn nhung bao làn tóc đen nhánh làm nổi nước da trắng mịn, hồng hào; áo the điều, quần lãnh Bưởi. Tôi có cảm giác trời xuân bỗng nhiên bừng sáng. Xe vẫn chạy chậm chậm, và tôi quay lại nhìn cho tới khi khuất bóng, lòng hồi hộp mà bâng khuâng.
Bâng khuâng không phải chỉ riêng vì người mà vì toàn cảnh. Ánh xuân trong dịu, đường phố thanh tĩnh, màu câu đối dán bên cửa với màu áo trên mình thiếu nữ, nét mực Tàu với vành khăn nhung, nhất là màu hoa đào kia với nước da nọ, tất cả cùng hiện lên một lúc, hòa hợp với nhau một cách ngẫu nhiên mà tuyệt diệu. Chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh xuân đẹp như vậy.
Chiếc xe đã ra khỏi thành phố, bon bon trên con đường Sơn Tây - Hà Nội, tôi ngâm thầm bài “Ðề tích sở kiến xứ”:
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”.
Và tôi có cảm tưởng ngông ngông rằng thi sĩ như đã tặng riêng tôi bài đó, vì hiểu thơ thì ai cũng có thể hiểu được, mà muốn cảm xúc mãnh liệt thì phải thấy cái cảnh tả trong thơ, có cái tâm sự của người làm thơ. Cả một trời xuân và một tình xuân bàng bạc trong bốn câu của Thôi Hộ.
Từ đó, mặc dầu biết rằng cũng sẽ thất vọng như Thôi Hộ thôi,
“Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong”(4)
mà Tết nào, đi ngang qua tỉnh lị Sơn Tây, tôi cũng để ý tìm lại cảnh hoa đào năm trước. Cảnh cũ, người cũ đã không sao cùng gặp lại được, thì thử kiếm cảnh khác, miễn là cũng đủ đào hoa nhân diện? Ở Hà Nội việc đó rất dễ. Từ hai mươi lăm tháng chạp, suốt phố Hàng Ðường tới cửa chợ Ðồng Xuân như một rừng đào, cái cảnh “hoa chi tự kiểm, kiểm như hoa”(5).
Ðâu phải là hiếm, mà sao tôi vẫn không tìm lại được cảm giác cũ. Tôi nghĩ có lẽ tại đường phố náo nhiệt, mà hoa không còn trên gốc, thiếu vẻ thiên nhiên chăng?
Có lần tôi lên tận làng Yên Phụ, thơ thẩn cả buổi trong các ngõ hẹp, lát gạch bên bờ Hồ Tây. Nơi đây còn vài ngôi đình chùa cổ, trong tiếng gió tiếng sóng như văng vẳng giọng ngâm thơ của Hồ Xuân Hương. Nhà nào cũng có vườn, tuy không rộng nhưng cũng trồng đủ giống hoa như làng Ngọc Hà, nhiều nhất là đào, đỏ ối mỗi khi xuân sang. Các thiếu nữ nửa quê nửa tỉnh, vừa tỉa cành vừa niềm nở chào khách, miệng tươi như hoa, nhưng lòng tôi chỉ vui vui chứ không xúc động; vẫn không phải cảnh sắc năm xưa. Thế thì thiếu cái gì đây? Tôi nghĩ không ra.
Kế đó, tôi vô Nam và năm nào Tết đến cũng ngắm hoàng mai mà bâng khuâng nhớ đào (...)
Rồi một hôm cách đây mười tám năm, vào đầu mùa mưa, đi ngang qua vườn một ẩn sĩ, thấy đẹp, tôi ghé vào thăm. Vườn nằm trên bờ một con kinh, ở vòng ngoài thành phố Long Xuyên, nổi tiếng vì có nhiều loại hồng quí từ Pháp gởi về.
Tôi vào tới giữa sân thì một thiếu nữ tươi cười bước ra chắp tay: “Thưa thầy”. Thiếu nữ vẻ thanh tú, ngừng lại bên một bụi hồng leo màu phơn phớt đỏ. Ánh nắng ban mai chiếu vào chùm hoa và phản ánh làm cho má thiếu nữ cũng ưng ửng. Tôi còn đương cố nhận mặt thì thiếu nữ đã nhắc giùm. Tôi hỏi thăm mấy câu rồi trầm ngâm dạo vườn một lát. Vườn trồng cả chục loài hoa, nhiều nhất là hồng, và hồng có cả chục giống; sương mai lấp lánh mà hương thơm ngào ngạt.
Thật thú vị, khi không cố ý tìm thì ngẫu nhiên gần như gặp lại cảnh cũ. Trong vài giây, lòng tôi lại xúc động như hồi trẻ ở Sơn Tây. Xúc động nhẹ thôi: trời hôm đó dịu nhưng không phải là trời xuân ngoài Bắc, mà hồng cũng không thể sánh với đào được. Có lẽ còn tại cái tuổi, cái tâm trạng của tôi nữa chăng? Nhưng cũng là một phút đẹp trong đời, và ở vườn hồng ra, tôi lại ngâm thầm bài thơ của Thôi Hộ, nhớ lại tuổi xuân, cảm xúc triền miên, dịu dịu.
Hôm sau vào lớp học, thiếu nữ cùng với các bạn, đứng dậy chào tôi, nhưng lạ quá, tôi gần như không nhận ra nữa: cũng chỉ như mọi nữ sinh khác, lễ phép, nhu mì, thế thôi; như bé lại vài tuổi, còn cái duyên hôm trước thì đã biến đâu mất. Tôi bước lên bục mà phân vân tự hỏi tại sao. Tại không khí trong lớp học chăng? Hay tại thiếu bụi hồng dưới ánh dịu ban mai bên bờ nước? A, giá đừng gặp lại!(...)
Phải, cái buổi sáng ở Sơn Tây kia (...) chỉ ngẫu nhiên xuất hiện một lần trong một đời người (...) Vì phải có một sự giao hội kì diệu mà hữu tình của biết bao cái ngẫu nhiên (...) thì mới gây cho ta được một cảm giác hoàn toàn thỏa mãn về tinh thần, một cảm giác phơi phới nửa hư nửa thực, đột ngột mà bâng khuâng. Ta thấy lòng ta nở ra, ngũ quan mẫn tuệ, tinh thần thanh thoát như chơi vơi. Một đời người hưởng được vài ba phút mà dư hưởng bất tuyệt đó, tôi tưởng đã là phước lớn. Nó quí ở chỗ không bao giờ tái hiện và rất ngắn ngủi. Ðừng kiếm lại nó, vô ích, mà cũng đừng mong cho nó kéo dài: nếu chiếc xe Mĩ Lâm sáng xuân đó (...) vì một lẽ gì ngừng lại, thì cái mĩ cảm của tôi tất phải giảm mà dư hưởng tất không bền (...)
Cái tuyệt mĩ bao giờ cũng phù du, mà lại thọ nhất. (Sài Gòn, Xuân Tân Hợi) (Trong Để tôi đọc lại, nxb. Văn Học, VN, 2001)
“Tam Sơn bán lạc thanh thiên ngoại,
Nhị thủy trung phân Bạch Lộ châu.” (Lý Bạch)
“Ba non rớt nửa ngoài trời biếc,
Hai nước chia đôi bãi Lộ bồi.”
Cũng hai dòng nước: dòng sông Đà nước trong veo và dòng sông Hồng cuồn cuộn nước đỏ như son; cũng một bãi cò trắng (bạch lộ), tức bãi Vân Sa chạy lên tới Chiểu Dương, nơi có một vườn vải danh tiếng nằm sát bờ sông; còn núi thì phía tây nam có ba ngọn núi Tản, phía bắc có ngọn núi Hùng. Kim Lăng là cố đô của Trung Hoa, thì đây, trên bờ con sông Hồng có làng Cổ Đô (không rõ là kinh đô thời nào), lại có huyện Bạch Hạc, xưa là đất Phong Châu, nơi Hùng Vương đóng đô. Nỗi hoài cổ của ta bát ngát như dòng sông.
Sông Hồng và núi Tản thật hùng vĩ xứng nhau, mà lại ở gần nhau như vậy thì đây chính là đất thiêng của dân tộc; tổ tiên ta lựa nơi đây làm nơi phát tích, dòng giống tất trường cửu và uy hùng như sông núi. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Cây gạo
Cây gạo thường thấy ở giữa đồng, hoặc đầu làng, cuối làng, chứ hiếm khi thấy hẳn bên trong làng. Lại có câu “thần cây đa, ma cây gạo”. À, gạo hình như cũng hay đứng ngay bên bãi tha ma... Tại sao thế nhỉ?
Gạo là một loại cây đặc biệt của đồng quê Bắc, cũng như cây sao đặc biệt của miền Nam. Không nên lầm nó với cây gạo của miền Qui Nhơn, cùng tên mà khác loài. Nó y hệt cây gòn nhưng lớn hơn nhiều, thân có thể tới vài ôm, nhiều gai hơn gòn, cao tới hai chục thước, hoa như hoa gòn, nhưng đỏ như hoa vông và lớn bằng một chén ăn cơm. Khoảng đầu xuân, lá rụng hết, cành đầy nụ trông như những trái ổi đen; độ một tháng sau hoa nở chi chít đỏ ối cả cây, ở xa như một khối lửa lớn in lên nền trời xanh. Nhụy hoa có một thứ nhựa hơi ngọt, nên chim bay lại từng đàn, ríu ra ríu rít trên cành. Khi có một rặng gạo đất bên đường cũng đỏ vì đầy hoa rụng. Giữa mùa hè, quả gạo nứt vỏ và gặp cơn gió, bông túa ra, bay như tuyết, rất đẹp mắt.
Trước năm 1920, miền quê tôi, hầu hết làng nào cũng trồng một cây gạo ở vệ đê, ngay đầu dốc đưa vào xóm. Cây gạo đó đánh dấu ranh giới của làng. Phụ nữ đi chợ thường đợi nhau dưới gốc gạo để cùng đi, ở chợ về cũng ngồi nghỉ tại đó nói chuyện với nhau một lát. Ở gần đó thường có một cái quán hay điếm canh. Những ai ly hương trở về, xa xa trông thấy gốc gạo của làng mình, lòng cũng hồi hộp như người miền Nam trông thấy ngọn sao ở đình làng.
Tôi không hiểu tại sao cây gạo có một địa vị quan trọng như vậy mà ít ai nhắc tới nó trong thơ văn. Tôi chỉ gặp nó bốn năm lần trong thơ của Cao Bá Quát và trong thơ mới thời tiền chiến, mỗi lần chỉ trong một câu.
Gạo trồng ở vệ đê có một điểm bất lợi là khi nó già, những rễ lớn của nó mục đi, thành những hang cho chuột hay cua, hại cho sự vững chãi của đê, cho nên nhà nước bắt đốn hết, làng quê và con đê mất đi một vẻ đẹp.
Cây gạo ở đầu dốc đưa xuống trường Yên Phụ vì ở xa chân đê nên không bị đốn. Nó đánh dấu trường tôi, và hồi nhỏ chúng tôi thường tìm cách bẻ những nụ của nó để lấy dao chạm thành đầu người và lượm những hoa rụng để đá cầu. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Tản mạn hoa Tết
Củ thủy tiên hình như đến nay vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Còn chính nghệ thuật gọt thủy tiên chắc cũng gốc Tàu. Không phải gốc thì hơn. Ai sành thử so sánh nghệ thuật Việt với nghệ thuật Tàu cho bà con nghe chơi.
Nguyễn Hiến Lê bảo hương thủy tiên “thanh quý”, hương huệ với hương sen “thanh cao”. “Quý” trần gian, “cao” thoát tục. Ông muốn bảo thủy tiên thơm ấm hơn huệ, sen chăng?
Cái vui nhất của người (thân phụ NHL) có lẽ là chơi hoa. Năm nào, gần tết người cũng ham mê gọt thủy tiên và săn sóc (ngắt lá) hai gốc đào (...)
Thủy tiên thì năm nào cha tôi cũng mua một giỏ con của tiệm Hoa kiều phố hàng Buồm, đem về gọt, ba mươi tết lựa lấy hai giò đơn đẹp nhất và nở kịp tết để bày trong hai cái cốc thủy tinh (...) Giò thủy tiên đặt trong những cốc đó thật vừa khít, mà nhìn qua vách cốc thấy rõ những rễ trắng muốt (...)
Người Pháp cũng có thủy tiên mà họ gọi là narcisse, nhưng tôi ngờ rằng thủy tiên của họ không giống của mình và chắc chắn là họ không có nghệ thuật gọt thủy tiên như mình, không quý nó bằng mình. Thủy tiên quý cả về sắc lẫn hương. Lá xanh, rễ trắng muốt, hoa thì như một cái chén vàng đặt giữa cái đĩa bạc. Hương nó thật là thanh quý (hương huệ và sen thì thanh cao). Nó thật xứng với danh: tiên trên nước. Cụ Phan Sào Nam vịnh nó trong bài hát nói mà dưới đây tôi trích tám câu đầu:
“Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh
Tiên trên non mà hiếm có đã đành
Chân thị thủy trung tiên càng hiếm hiếm
Muôn tía nghìn hồng thây tục phẩm
Năm hồ bốn biển nhớ tiền sanh
Nét điểm trang con tạo khéo đa tình
Nhụy kìa vàng, hoa kìa bạc, lá kìa xanh
Trên mặt nước long lanh trời với bóng...”.
Một người bạn kể cho tôi nghe ở Sapa (...) có những ngọn đồi toàn đào, đầu xuân, ở xa nhìn như những mâm hồng kế tiếp nhau trên cả cây số; cánh đào hồng nhạt rụng xuống mặt cỏ xanh, bay lả tả trên dòng suối, đẹp như cảnh tiên (...)
Vào Nam, tết nào tôi cũng nhớ đào và tôi viết tập Hoa đào năm trước chính là để cho vơi lòng nhớ đó.
Ở Sài Gòn, từ mươi năm trở lại đây, gần tết, đường Nguyễn Huệ thường bày bán ít cành đào chở máy bay vào; có năm bạn bè cho tôi một cành hoa đơn phơn phớt hồng, nhưng tôi không thích lắm (...) Hoa đào mà đày vô miền nắng cháy này thì lam lũ, đáng thương như thiếu nữ đài các, mơn mởn mà phải tát nước hay nhổ mạ dưới nắng hè. Ở đâu chỉ nên chơi hoa ở đó, miền Nam có mai vàng, tuy không đẹp bằng đào, nhưng rực rỡ, có vẻ phú quý, lại có ám hương thoang thoảng lúc ban mai, mà gốc mai vàng thịnh khai nổi bật trong vườn lá xanh, coi thật hòa nhã. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Cái nhạc cũ của ta
Mới thì lạ, chứ chắc gì đẹp.
Khốn, dẫu thực không đẹp nhưng của “cường” thì vẫn cứ thấy đẹp!
Thời Nguyễn Hiến Lê viết tựa cho sách Toan Ánh, quê còn khá to và “cũ” nên người Việt mới có thể về nguồn. Bây giờ, năm 2012, quê vừa bé hẳn đi vừa mới gần như phố, “nguồn” đâu nữa mà về.
Dân ca đã ra khỏi lòng dân. Mà “sự xâm nhập ồn ào, man rợ” thì... khỏi nói.
Sau Hiệp định Genève, khi ảnh hưởng của Mỹ bắt đầu lan tràn vào Việt Nam, trong khoảng mười năm đầu một số người hăng hái tiếp thu văn hóa Mỹ vì nó lạ đối với chúng ta, một số khác nhiệt liệt giới thiệu những trào lưu tư tưởng mới của Pháp. Dĩ nhiên công việc đó nên làm, nhưng chúng ta đã say với cái mới, cái lạ của người mà cơ hồ như quên cái cũ, cái đẹp của mình. Vài năm nay, có một trào lưu ngược lại; chúng ta đã thấy mặt trái của phương Tây: có một lực lượng phi thường chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại mà họ không ổn định nổi chính xã hội của họ, lại chỉ gây thêm vô số xáo trộn trên thế giới, ở Đông Á, Tây Á, Phi Châu, Nam Mỹ. Nên một số học giả phương Tây đương muốn tìm hiểu sâu hơn văn minh của phương Đông; ở nước ta thì một số nhà văn đã trở lại nghiên cứu văn hóa cổ truyền của mình (...) chưa biết công trình của các nhà đó có dẫn tới một đường lối nào dung hòa mới với cũ không, tạo nên một nhân sinh quan mới, một nếp sống mới nào không, nhưng nội một điều quốc dân, nhất là thanh niên, đã hoan nghênh công việc của họ, cũng đủ cho ta mừng rồi: có tìm hiểu kỹ dĩ vãng của mình thì mới quý nó được, có quý nó thì mới tìm được hướng đi cho tương lai; không một dân tộc nào đoạn tuyệt hẳn với dĩ vãng mà cường thịnh được.
Lịch sử là một sự liên tục: tương lai ở trong hiện tại, mà hiện tại ở trong dĩ vãng. Tôi mong mà cũng tin rằng "sự suy đồi của văn hóa vì đụng chạm với những sản phẩm ngoại lai lúc này" - lời của ông Toan Ánh - chỉ là một thứ lở lói ngoài da phát sinh trong các thành thị, còn đại đa số dân chúng ở thôn quê, ở các quận, các tỉnh nhỏ vẫn còn giữ được nếp sống cũ. Tôi có thể dẫn chứng được vì đã mục kích nhiều gương hy sinh nhẫn nại tiết tháo.
Trước sự xâm nhập ồn ào, “man rợ” của các loại nhạc jazz, twist, be-bopmấy năm gần đây, ông Toan Ánh âm thầm thu thập tài liệu về “cầm ca Việt Nam” để chúng ta thấy tính cách nghiêm trang mà hòa nhã, vui mà không loạn của ca nhạc cổ, nhất là cái tinh thần “cộng lạc” giữa giai cấp sĩ phu và bình dân thời xưa ra sao. Tôi yêu quý các cụ Nguyễn Du và Phan Bội Châu quá khi các cụ đêm đêm đi hát dặm với các thôn nữ, và tôi thích cái tục hát quan họ ở Bắc Ninh làm sao. Thời đó trí thức và bình dân đâu có cách biệt như ngày nay, mà không có cách biệt thì làm gì có đấu tranh giai cấp (...)
Đọc tác phẩm của ông tôi bâng khuâng nhớ lại một lúc vui thanh thoát trong đời tôi mà nhờ dân ca tôi đã được hưởng. Cách đây non bốn mươi năm, cũng vào một đêm Trung thu như đêm nay, nhưng ở làng Thịnh Hào cách Hà Nội dăm sáu cây số. Anh em chúng tôi ba bốn người đương chuyện trò trong một khu vườn bỗng có tiếng hát văng vẳng đưa lại, và chẳng ai bảo ai, mọi người đều im bặt. Tiếng hợp ca mỗi lúc mỗi gần và chúng tôi nghe rõ là điệu Ru hời:
“Tay tiên là tiên chuốc chén ơi ới đào là rượu đào,
Đổ đi là đi thời tiếc, ơi ới vào, uống vào, uống vào thời say.
Ru là ru ru hỡi, ơi ới hỡi là ru hời...”.
Giọng ca tới những tiếng chén, tiếc, bay vút lên cao, rồi chìm hẳn xuống ở những tiếng (rượu) đào, (uống) vào; sau cùng tan lẫn trong cảnh bao la của đồng ruộng. Đúng lúc đó nhìn qua bờ ao, chúng tôi thấy một đoàn thợ gặt, cả trai và gái khoảng mười mấy người đi hàng hai dưới ánh trăng vằng vặc trên con đê (tức đường Quần Ngựa). Tiếng hát ngừng một chút rồi lại cất lên, tôi nhổm nhổm muốn chạy theo họ, nhưng rồi lại ngồi xuống, vì băng qua được cánh đồng chiêm tới chân đê thì họ đã đi xa mất rồi. Tôi lắng tai nghe tới khi dư âm tắt hẳn, mà tiếc ngơ tiếc ngẩn!
Suốt đời tôi, chưa có lần nào giọng ca làm cho mê như lần đó: nó du dương, uyển chuyển, bát ngát, tôi biết dùng tiếng gì để tả bây giờ? Ca nhạc Tây phương không sao gợi cho tôi được cảm xúc thần tiên đó. Ca nhạc của mình (...) có những nét riêng, cái thần riêng thâm thiết với ta, như là tiếng gọi của tổ tiên, của dân tộc. Ông Toan Ánh đã có công gợi cho ta nhớ lại cái hồn của đất nước đó trong cuốn Cầm ca Việt Nam này (...) (Trong lời tựa của Nguyễn Hiến Lê viết cho sách CCVN, nxb. Lá Bối, Sài Gòn, 1970)
Nhà ở ngõ Phất Lộc
Nhà ở phố khác hẳn nhà ở quê. Ở đây những cái sân thật quý. Đó là nơi da người được tiếp xúc thẳng với ánh nắng. À, nhưng nếu sân có một giàn hoa thì nắng sẽ là nắng lọc, xanh xanh...
Để biết thêm về nhà cổ ở phố cổ Hà Nội, xin đọc cả Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Đình Toàn.(2)
Nằm sau lưng phố bờ sông, đầu trông ra cột đồng hồ ở bờ sông Nhị, đuôi trở ra phố hàng Mắm, ngõ Phất Lộc rất hẹp, ngang độ hai thước, dài non hai trăm thước, lát đá gồ ghề và chỉ có một dãy nhà nhìn ra phía sau lưng một dãy nhà mới hơn, cao hơn, ở sát ngay trước mặt.
Nhà nào cũng thấp hơn mặt đường khoảng một thước – vì đường được đắp sau – và từ đường phải xuống ba bốn bực gạch mới vào phòng ngoài. Thời xưa có vài nhà bằng lá nhưng từ hồi tôi lớn lên thì nhà nào cũng bằng gạch. Đa số hẹp, chỉ độ hai ba thước, mà sâu có chỗ tới trên ba chục thước, như nhà tôi. Đi ngoài đường nhìn vào, thường thấy một căn hun hút, thấp, kê một án thư với hai tràng kỷ hai bên, và một ông già ngồi với chiếc điếu thuốc lào mà xe điếu là một cần trúc uốn cong. Trước năm 1930, thỉnh thoảng còn thấy thấp thoáng một thiếu nữ mảnh khảnh, da trắng xanh, ăn mặc theo lối cổ, tóc để đuôi gà, từ phía trong đi ra nhà ngoài rồi lại trở vào ngay. Những nhà đó thuộc loại khá phong lưu. Nhà nào cũng có sân nhỏ ở trong, trồng cây cảnh. Tường hai bên xây thành từng bực đi xuống như cầu thang. Tôi nhớ như chỉ có mỗi một nhà là có tường thấp phía trước, từ trong nhô lên một ngọn cây đào hay lựu, khế, và khách qua đường không thể không ngừng bước trước cánh cổng đóng kín mà tưởng tượng vẻ yêu kiều, thướt tha của một hai thiếu nữ chơi với một em nhỏ ở phía trong. Ngõ có một ngôi đền kiến trúc sơ sài, cửa gỗ luôn luôn đóng, trên cửa là một mái nhỏ với một bầu rượu lớn ở giữa. Tôi chỉ vô đền đó một hai lần khi còn nhỏ, thấy sân khá rộng nhưng rất vắng, vắng cả bóng ông từ. Ông lủi thủi như một bóng ma, cơ hồ không bao giờ ra khỏi đền. Tôi không biết đền thờ ai mà quanh năm không có người đến lễ. Lạnh lẽo và buồn, nên bọn nhỏ chúng tôi chỉ ghé mắt nhìn vào chỗ thờ phụng tối om rồi chạy ra liền.
Hai căn nhà số 2 và số 4 ở đầu ngõ do cụ ngoại chúng tôi cất trong đời Tự Đức có thể tiêu biểu cho những ngôi nhà cổ vào hạng tương đối phong lưu ở Hà Nội. Mái ngói, tường gạch, rui, cột, xà đều bằng danh mộc, năm sáu chục năm không mọt. Ngôi nhà số 2 chiều ngang ba thước, chiều sâu ba mươi hai thước, ngoài đường bước vào là một căn bếp thấp hơn mặt đường ba bốn tấc; qua khỏi bếp, xuống ba bốn bực nữa, tới nhà trong thông thống từ trước tới sau, không ngăn thành từng phòng; có một sân nhỏ mỗi chiều chừng hai thước cho nhà khỏi tối; tiến vô sâu nữa, gặp một sân dài bốn thước và choán hết chiều ngang của nhà, sân đó có một bể con chứa nước. Gần cuối nhà (C) là một khúc quẹo qua bên trái (thuộc về nhà số 4) rộng hai thước rưỡi, sâu mười thước, gồm hai phòng 2,5 x 3 thước, cách nhau một cái sân dài 4 thước.
Có hai căn gác xép, thang gỗ gần như dựng đứng, phải khom lưng dò từng bước mới lên được; gác thấp, phải cúi đầu mà đi. Ở (A) là một cửa nhỏ thông ra nhà thờ.
Nhà số 2 cha chúng tôi được thừa hưởng, còn nhà số 4 rất rộng, ngang tới mười thước, sâu hai mươi sáu thước là phần hương hỏa, có nhà thờ, các cụ ngoại tôi để lại cho một người cháu họ, vì các cụ không có con trai, chỉ có hai bà con gái mà bà nội chúng tôi là cả.
Phía trong cùng nhà số 4 là nhà thờ tối om om, nhìn ra một cái sân lát gạch. Trước sân là một bể con có núi non bộ, hai bên (B) là bệ trồng cây dạ hợp và mẫu đơn (trong Nam gọi là bông trang), rồi tới một bể nước rộng, sâu, có miệng một con cá bằng mảnh sứ phun nước mưa hứng ở các mái ngói xuống. Hai bên sân là phòng. Vậy kiến trúc ngôi nhà đó như chữ U.
Nhà ngoài là sân, bếp, chỗ tắm giặt, cầu tiêu, tất cả chiếm trọn chiều ngang mười thước, và sâu khoảng bốn, năm thước.
Nửa ngoài cùng chia thành từng căn cho thuê; hồi tôi nhỏ, những căn đó bằng lá, gỗ; khoảng 1927-1928, người ăn hương hỏa bán đi một phần để xây gạch, phần còn lại để cho thuê (...)
Nhìn bản đồ chúng ta thấy hai ngôi nhà thông với nhau bằng cửa A đó thật là ngoắt ngoéo như một mê thất, không tiện cho người thường ở mà rất tiện cho các nhà làm cách mạng. Trong cuốn Đông Kinh nghĩa thục, tôi đã nói các bác tôi dùng căn nhà số 2 làm chỗ tiếp các đồng chí – với đôi khi vài nhà cách mạng Trung Hoa – và giấu các đồ quốc cấm: sách, báo, truyền đơn, súng lục. Mật thám của Pháp tới xét thì mới còn mò từng bước ở nhà ngoài, các cụ ở nhà trong đã kịp trốn hoặc chuyển đồ qua nhà số 4 bằng cửa A rồi khóa trái cửa đó lại; từ nhà số 4 có thể leo tường qua nhà bên cạnh được. Nhưng trong thời các cụ hoạt động (1906-1910), mật thám không đến xét lần nào cả. Tôi nghe nói cuối năm 1946, đầu năm 1947, các nhà ở ngõ Phất Lộc đều đục tường thông với nhau để tự vệ quân dễ dàng lưu thông mà chống Pháp, sau cùng rút lui về phía cầu Long Biên, vượt sông Nhị, qua bên Gia Lâm. (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Nhà khá giả ở nông thôn
Thiết nghĩ ngôi nhà sau đây có hai chỗ không tiêu biểu:
- Thứ nhất, thường thì “sân trước, vườn sau”, nhà ở giữa, đây vườn rồi sân rồi mới đến nhà.
- Thứ hai, thường thì các gian gần vuông, đây “mỗi gian rộng hai thước, sâu năm thước”.
Ngoài ra, hình như thường hai gian bên có cửa sổ trông ra vườn phía sau, nhưng vì nhà này không có vườn sau nên không có cửa sổ.
Có phải vì đây là “nhà thờ”, cần xây cho thâm nghiêm, nên hơi khác điển hình chăng?
Nhà thờ của chi chúng tôi do cụ tổ bốn đời của tôi cất trong khoảng 1840-50, có thể tiêu biểu cho những ngôi nhà gọi là phong lưu ở nông thôn Bắc Việt thời tiền chiến, nên tôi cũng ghi lại dưới đây vài nét.
Cũng vẫn là kiểu nhà ba gian hai chái rất phổ thông, chỉ khác mái ngói, tường gạch dày mười phân. Ba gian ở giữa thông với nhau, không có vách ngăn, mỗi gian rộng hai thước, sâu năm thước. Gian giữa đặt bàn thờ, hai gian bên kê giường, án thư, với bốn chiếc ghế dựa, và một cái hòm (rương) lớn, cao để chứa những đồ vật hơi có giá. Hai chái hai bên, một chái là phòng của đàn bà, một chái dùng làm kho chứa thực phẩm, hai chái đó có vách gỗ ngăn cách với ba gian giữa. Không có cửa sổ. Phía ngoài hiên rộng khoảng thước rưỡi kê được hai bộ phản, một ở giữa làm chỗ dạy học và tiếp khách, một ở bên trái làm chỗ ăn; bên phải dựng một bồ lúa. Một dãy cửa gỗ ngăn cách hiên với các gian, chái. Hai bên nhà, cách đầu nhà độ vài thước là hai căn nhà lá nhỏ, một ở bên trái làm bếp, cối giã gạo đặt ở bên hông bếp, một làm nhà khách.
Hiên nhìn ra một sân gạch rộng hai ba thước để phơi lúa. Có hai bể nước, một ở trước nhà khách, một ở hông bên trái nhà. Cầu tiêu (nhà xí) ở bên phải, cách xa nhà và nhà khách, sát hàng rào tre. Nhà chúng tôi không nuôi trâu bò, lợn, nên không có chuồng cho các loài đó.
Chung quanh sân đất và vườn có hàng rào tre. Vườn trồng cà hay cải, với một bụi chuối, một gốc chanh, một cây ổi, vài cây na (mãng cầu ta), một gốc đào, một gốc lựu, và vài chậu cảnh. Một cái thú của tôi hồi nhỏ là ngày Tết, châm ngòi một chiếc pháo Điện Quang toàn hồng rồi tung lên cao cho nó nổ trên không trung và xác đỏ thắm của nó mỏng như lụa, lả tả rơi xuống vườn cải lá xanh hoa vàng bên gốc đào thịnh khai phơn phớt hồng.
Cả nhà lẫn vườn rộng non hai sào (mỗi sào là 360 thước vuông). (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nxb. Văn Học, VN, 1992)
Hoa đào năm trước
Thử đọc xem:
“... ở sau một bức tường thấp (...) ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm. Xe vừa chạy tới thì một cánh cửa gỗ ở nách bức tường đó từ từ hé mở, một thiếu nữ trạc mười sáu mười bảy bước ra: vành khăn nhung bao làn tóc đen nhánh làm nổi nước da trắng mịn, hồng hào; áo the điều, quần lãnh Bưởi. Tôi có cảm giác trời xuân bỗng nhiên bừng sáng. Xe vẫn chạy chậm chậm, và tôi quay lại nhìn cho tới khi khuất bóng, lòng hồi hộp mà bâng khuâng. Bâng khuâng không phải chỉ riêng vì người mà vì toàn cảnh. Ánh xuân trong dịu, đường phố thanh tĩnh, màu câu đối dán bên cửa với màu áo trên mình thiếu nữ, nét mực Tàu với vành khăn nhung, nhất là màu hoa đào kia với nước da nọ, tất cả cùng hiện lên một lúc, hòa hợp với nhau một cách ngẫu nhiên mà tuyệt diệu.”
Có phải chỉ nghe Nguyễn Hiến Lê kể lại mà ta cũng thấy... tuyệt diệu!
“Hoa đào năm trước” hiện ra bất quá trong chừng vài mươi giây, nhưng “dư hưởng bất tuyệt”. Cái chuyện “phù du, mà lại thọ”, Thôi Hộ bên Tàu biết, Alfred de Vigny bên Tây biết, Xuân Diệu ở Việt Nam cũng biết:
“Mãi mãi là trong những phút giây”!(3)
Hồi đó tôi học năm thứ ba hay thứ tư trường Bưởi (sau đổi tên là Chu Văn An), ăn tết ở Phương Khê xong, trở về Hà Nội.
Chiếc xe đò Mĩ Lâm từ Trung Hà xuống, đậu ở bến gần chợ Sơn Tây một hồi lâu rồi mới lại khởi hành, chạy một vòng chậm chậm trong thành phố để đón thêm khách. Trời lạnh, dân chúng còn ăn Tết, các cửa ngõ còn nửa khép nửa mở, vỉa hè còn vắng người và rải rác xác pháo.
Xe quẹo vào một con đường nhỏ nhưng sạch sẽ, trong một khu công chức, và ở sau một bức tường thấp, tôi thấy ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm. Xe vừa chạy tới thì một cánh cửa gỗ ở nách bức tường đó từ từ hé mở, một thiếu nữ trạc mười sáu mười bảy bước ra: vành khăn nhung bao làn tóc đen nhánh làm nổi nước da trắng mịn, hồng hào; áo the điều, quần lãnh Bưởi. Tôi có cảm giác trời xuân bỗng nhiên bừng sáng. Xe vẫn chạy chậm chậm, và tôi quay lại nhìn cho tới khi khuất bóng, lòng hồi hộp mà bâng khuâng.
Bâng khuâng không phải chỉ riêng vì người mà vì toàn cảnh. Ánh xuân trong dịu, đường phố thanh tĩnh, màu câu đối dán bên cửa với màu áo trên mình thiếu nữ, nét mực Tàu với vành khăn nhung, nhất là màu hoa đào kia với nước da nọ, tất cả cùng hiện lên một lúc, hòa hợp với nhau một cách ngẫu nhiên mà tuyệt diệu. Chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh xuân đẹp như vậy.
Chiếc xe đã ra khỏi thành phố, bon bon trên con đường Sơn Tây - Hà Nội, tôi ngâm thầm bài “Ðề tích sở kiến xứ”:
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”.
Và tôi có cảm tưởng ngông ngông rằng thi sĩ như đã tặng riêng tôi bài đó, vì hiểu thơ thì ai cũng có thể hiểu được, mà muốn cảm xúc mãnh liệt thì phải thấy cái cảnh tả trong thơ, có cái tâm sự của người làm thơ. Cả một trời xuân và một tình xuân bàng bạc trong bốn câu của Thôi Hộ.
Từ đó, mặc dầu biết rằng cũng sẽ thất vọng như Thôi Hộ thôi,
“Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong”(4)
mà Tết nào, đi ngang qua tỉnh lị Sơn Tây, tôi cũng để ý tìm lại cảnh hoa đào năm trước. Cảnh cũ, người cũ đã không sao cùng gặp lại được, thì thử kiếm cảnh khác, miễn là cũng đủ đào hoa nhân diện? Ở Hà Nội việc đó rất dễ. Từ hai mươi lăm tháng chạp, suốt phố Hàng Ðường tới cửa chợ Ðồng Xuân như một rừng đào, cái cảnh “hoa chi tự kiểm, kiểm như hoa”(5).
Ðâu phải là hiếm, mà sao tôi vẫn không tìm lại được cảm giác cũ. Tôi nghĩ có lẽ tại đường phố náo nhiệt, mà hoa không còn trên gốc, thiếu vẻ thiên nhiên chăng?
Có lần tôi lên tận làng Yên Phụ, thơ thẩn cả buổi trong các ngõ hẹp, lát gạch bên bờ Hồ Tây. Nơi đây còn vài ngôi đình chùa cổ, trong tiếng gió tiếng sóng như văng vẳng giọng ngâm thơ của Hồ Xuân Hương. Nhà nào cũng có vườn, tuy không rộng nhưng cũng trồng đủ giống hoa như làng Ngọc Hà, nhiều nhất là đào, đỏ ối mỗi khi xuân sang. Các thiếu nữ nửa quê nửa tỉnh, vừa tỉa cành vừa niềm nở chào khách, miệng tươi như hoa, nhưng lòng tôi chỉ vui vui chứ không xúc động; vẫn không phải cảnh sắc năm xưa. Thế thì thiếu cái gì đây? Tôi nghĩ không ra.
Kế đó, tôi vô Nam và năm nào Tết đến cũng ngắm hoàng mai mà bâng khuâng nhớ đào (...)
Rồi một hôm cách đây mười tám năm, vào đầu mùa mưa, đi ngang qua vườn một ẩn sĩ, thấy đẹp, tôi ghé vào thăm. Vườn nằm trên bờ một con kinh, ở vòng ngoài thành phố Long Xuyên, nổi tiếng vì có nhiều loại hồng quí từ Pháp gởi về.
Tôi vào tới giữa sân thì một thiếu nữ tươi cười bước ra chắp tay: “Thưa thầy”. Thiếu nữ vẻ thanh tú, ngừng lại bên một bụi hồng leo màu phơn phớt đỏ. Ánh nắng ban mai chiếu vào chùm hoa và phản ánh làm cho má thiếu nữ cũng ưng ửng. Tôi còn đương cố nhận mặt thì thiếu nữ đã nhắc giùm. Tôi hỏi thăm mấy câu rồi trầm ngâm dạo vườn một lát. Vườn trồng cả chục loài hoa, nhiều nhất là hồng, và hồng có cả chục giống; sương mai lấp lánh mà hương thơm ngào ngạt.
Thật thú vị, khi không cố ý tìm thì ngẫu nhiên gần như gặp lại cảnh cũ. Trong vài giây, lòng tôi lại xúc động như hồi trẻ ở Sơn Tây. Xúc động nhẹ thôi: trời hôm đó dịu nhưng không phải là trời xuân ngoài Bắc, mà hồng cũng không thể sánh với đào được. Có lẽ còn tại cái tuổi, cái tâm trạng của tôi nữa chăng? Nhưng cũng là một phút đẹp trong đời, và ở vườn hồng ra, tôi lại ngâm thầm bài thơ của Thôi Hộ, nhớ lại tuổi xuân, cảm xúc triền miên, dịu dịu.
Hôm sau vào lớp học, thiếu nữ cùng với các bạn, đứng dậy chào tôi, nhưng lạ quá, tôi gần như không nhận ra nữa: cũng chỉ như mọi nữ sinh khác, lễ phép, nhu mì, thế thôi; như bé lại vài tuổi, còn cái duyên hôm trước thì đã biến đâu mất. Tôi bước lên bục mà phân vân tự hỏi tại sao. Tại không khí trong lớp học chăng? Hay tại thiếu bụi hồng dưới ánh dịu ban mai bên bờ nước? A, giá đừng gặp lại!(...)
Phải, cái buổi sáng ở Sơn Tây kia (...) chỉ ngẫu nhiên xuất hiện một lần trong một đời người (...) Vì phải có một sự giao hội kì diệu mà hữu tình của biết bao cái ngẫu nhiên (...) thì mới gây cho ta được một cảm giác hoàn toàn thỏa mãn về tinh thần, một cảm giác phơi phới nửa hư nửa thực, đột ngột mà bâng khuâng. Ta thấy lòng ta nở ra, ngũ quan mẫn tuệ, tinh thần thanh thoát như chơi vơi. Một đời người hưởng được vài ba phút mà dư hưởng bất tuyệt đó, tôi tưởng đã là phước lớn. Nó quí ở chỗ không bao giờ tái hiện và rất ngắn ngủi. Ðừng kiếm lại nó, vô ích, mà cũng đừng mong cho nó kéo dài: nếu chiếc xe Mĩ Lâm sáng xuân đó (...) vì một lẽ gì ngừng lại, thì cái mĩ cảm của tôi tất phải giảm mà dư hưởng tất không bền (...)
Cái tuyệt mĩ bao giờ cũng phù du, mà lại thọ nhất. (Sài Gòn, Xuân Tân Hợi) (Trong Để tôi đọc lại, nxb. Văn Học, VN, 2001)
(1) Một mảnh tình riêng (hồi ký), nxb. Văn Nghệ TP. HCM, VN, 2000, tr.
100.
(2) “Nhà ở phố cổ” (VNP) và “Hà Nội... sân” (NĐT), đăng trên tranggocnhin.net.
(3) Trong bài Mãi Mãi của Xuân Diệu.
(4) Bài này đã có nhiều người dịch, nhưng tôi chưa gặp bản nào như ý, cho nên không muốn chép lại. Chỉ có hai câu của Nguyễn Du là xứng với hai câu cuối trong nguyên tác: “Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Ai có tài dịch thêm hai câu đầu cũng thành lục bát, để ghép lại cho đủ bài thì thú lắm.
(5) Thơ của một nữ sĩ đời Thanh: “Cành hoa tựa má, má như hoa”.
(2) “Nhà ở phố cổ” (VNP) và “Hà Nội... sân” (NĐT), đăng trên tranggocnhin.net.
(3) Trong bài Mãi Mãi của Xuân Diệu.
(4) Bài này đã có nhiều người dịch, nhưng tôi chưa gặp bản nào như ý, cho nên không muốn chép lại. Chỉ có hai câu của Nguyễn Du là xứng với hai câu cuối trong nguyên tác: “Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Ai có tài dịch thêm hai câu đầu cũng thành lục bát, để ghép lại cho đủ bài thì thú lắm.
(5) Thơ của một nữ sĩ đời Thanh: “Cành hoa tựa má, má như hoa”.
Thu Tứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét