Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Thơ và nhạc từ ở Đây thôn Vỹ Dạ đến Sao, Vàng sao

Thơ và nhạc từ ở Đây thôn Vỹ Dạ đến Sao, Vàng sao
Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi
Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi
Cao cao vượt hai hàng bóng vía
Sao anh không về chơi thôn Vỹ        Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên     Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc     Hương ân tình cho kết lại thành dây
Lá trúc che ngang mặt chữ điền Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu. 
Gió theo lối gió mây đường mây       Đàn cung bậc gió dồn lên âm điệu
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay      Sững lòng chưa, say chấp cả thanh bai
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó       Sang chơi thôi, sang chơi thôi, mà ai?
Có chở trăng về kịp tối nay?...           Thu đây rồi bước lên cầu Ô Thước
Mơ khách đường xa, khách đường xa.Đừng nói buồn mà không khí nao nao
Áo em trắng quá nhìn không ra           Để chơi vơi này bông trăng lá gió
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh           Để phiêu diêu này tờ thơ vàng vọ
Ai biết tình ai có đậm đà?                    Để dầm dề hạt lệ ta đôi ta.
Thinh không tan như bào ảnh hư vô
Dải Ngân Hà biến theo cầu Ô Thước
Và ước ao và nhớ nhung lần lượt
Đắm im lìm trong mường tượng buồn thiu!
Việc chúng tôi sắp bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ và trích đoạn của bài thơ Sao, Vàng Sao như trên có dụng ý. Không phải chỉ vì hai bài này được sáng tác trong thời điểm gần nhau, cũng không chỉ vì hai bài này nằm kề nhau trong tập Thượng Thanh Khí, và không phải chỉ vì mạch thơ của hai bài liên hệ mật thiết với nhau.
Hai bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ và Sao, Vàng Sao được viết vì một người, cho một người và gửi đến người ấy: người con gái Huế thùy mị  Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Cúc, Hoàng Hoa). Bao năm tháng qua đi, thơ Hàn ký gửi những bạn thơ tin tưởng nhất có thể thất lạc, hai bài thơ chép tay của Hàn Mặc Tử vẫn được Hoàng Cúc gìn giữ như kỷ vật trang trọng nhất.
Sao anh không về chơi Thôn Vỹ , lời mời như một ân cần thăm hỏi dịu dàng của người con gái Huế đã mang đến xúc động lớn nhất trong những ngày tháng cuối đời Hàn. Tất cả sương khói của bến Vỹ Dạ lúc hừng Đông hay một đêm trăng (trích thư Hàn Mặc Tử gửi Hoàng Hoa) làm gợi nhớ lưu luyến thuở ban đầu. Hàn viết Ở Đây Thôn Vỹ Dạ lúc biết mình sắp qua đời, trong thơ có nhạc, nhẹ nhàng thanh thoát. Về thôn Vỹ để ngắm vẻ đẹp của hàng cau trong nắng mới lên là muốn rũ sạch bụi trần thế.
Câu (tự) hỏi cuối bài thơ cũng mơ hồ như câu hỏi đầu bài mang bao nhiêu lưu luyến, lưu luyến của người biết mình sắp ra đi mãi mãi. Chúng ta tìm được câu trả lời trong giọng Huế êm ái của người con gái Huế Camille Huyền hát như lời ru trong tiếng kinh cầu.
Ai biết tình ai có đậm đà?
Có đậm đà [1]
Tiếng đàn và giọng hát, tất cả êm đềm (tranquillo), là lúc Hàn Mặc Tử đã tìm lại được Bình An trong Tâm để chuẩn bị cuộc hành trình về Cõi Vĩnh Hằng.
Sao, Vàng Sao là bài thơ viết cho và gửi đến Hoàng Hoa sau bài Đây Thôn Vỹ Dạ.Bạn bè Hàn đăng báo bài thơ này dưới tựa đề Đừng cho lòng bay xa, hai tuần sau ngày nhà thơ qua đời. Trong mường tượng của nhà thơ những ngày sắp mất, Hồn thơ đã đến Cõi Vĩnh Hằng.
Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi
Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi
Cao cao vượt hai hàng bóng vía
Camille Huyền phổ nhạc Sao, Vàng Sao bằng tiếng hát trơn (a cappella), Walther Giger hòa âm nhạc tứ tấu đàn dây (string quartet) Sao, Vàng Sao với giọng đọc thơ Camille Huyền. Cả hai bản Sao, Vàng Sao mang mang huyền thoại bất tận của không gian và thời gian trên miền Thượng Thanh Khí.
Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía
Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây
Hương ân tình cho kết lại thành dây
Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu.
Dù đã đến Cõi Vĩnh Hằng, cõi lòng Hàn vẫn còn yêu thương da diết, kéo hồn phách Hàn về bước lên cầu Ô Thước để tìm lại người xưa dù chỉ là trong một đêm huyễn mộng. Tiếng hát Camille Huyền, tiếng đàn hòa tấu có lúc mong manh như sợ làm vỡ tan hình ảnh và hy vọng đã vô cùng mong manh như lời nhớ thương hàng triệu.
Đàn cung bậc gió dồn lên âm điệu
Sững lòng chưa, say chấp cả thanh bai
Sang chơi thôi, sang chơi thôi, mà ai ?
Thu đây rồi bước lên cầu Ô Thước
Rồi hình tượng trong tiếng hát, trong nhạc hòa tấu trổi lên hân hoan khi những Chàng Ngưu Ả Chức được về thăm nhau cho thỏa lòng mong nhớ. Nền nhạc diễn cảnh cầu Ô Thước bắc trên sông Ngân
Sao! Vàng sao rơi đầy trên sóng nước
Đừng ngả tay mà hứng máu trời sa
Thôi kéo về đừng cho lòng bay xa
Thu vươn này, thu vươn ra như ý
Mau rất mau trong muôn hoa kiều mỵ
Mùa rất trai và ánh sáng rất cao
Đừng nói buồn mà không khí nao nao
Để chơi vơi này bông trăng lá gió
Để phiêu diêu này tờ thơ vàng vọ
Để dầm dề hạt lệ ta đôi ta.
Tầng thượng tầng lâu đài ngọc đơm ra
Khói nhạt nhạt xen vô màu xanh biếc
Tiếng huyền địch gò theo tia yến nguyệt
Đẩy đưa dài hơi ngào ngạt trầm mơ.
Sao! Vàng sao rơi đầy trên sóng nước đã cho thấy giữa đoàn tụ đã nhuốm màu chia ly, cái hạnh phúc ngắn ngủi giữa khung trời mưa máu.
Thinh không tan như bào ảnh hư vô
Dải Ngân Hà biến theo cầu Ô Thước
Và ước ao và nhớ nhung lần lượt
Đắm im lìm trong mường tượng buồn thiu!
Không gian nhạc nhạt nhòa trong hương trầm và hình ảnh cầu Ô Thước dần tan đi, tất cả chỉ là bào ảnh (illusion), còn lại chỉ nặng một nỗi buồn trong điệu nhạc và tiếng hát như lời kinh cầu cho Hồn Thơ Hàn Mặc Tử.
[1] Ba chữ duy nhất Camille Huyền thêm vào cuối bài thơ lúc phổ nhạc bài Ở Đây Thôn Vỹ Dạ cùng với Walther Giger để nhấn mạnh câu trã lời Có đậm đà.
Trương Đình Ngộ
 Theo http://xunauvn.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Nhà thơ Y Phương: Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn Cuối tháng 10.2019, tôi được trở lại Cao Bằng nhân “Lễ hội Non nước Cao Bằng năm 2019...