Nhà thơ Mai Hồng Niên
Trong số những người làm thơ, Mai Hồng Niên vẫn được coi là
người “sướng” nhất vì sự “lãng tử” với văn chương và cuộc đời. Anh ít bận tâm đến
những bon chen của đời sống, phải chăng vì thế mà thơ anh luôn trẻ, luôn có hơi
thở mới của thời cuộc. Có lẽ anh là người học được “thói ngang” của bậc tiền bối
Nguyễn Công Trứ, người đồng hương, người “hàng xóm”, nên mọi việc đời qua con mắt
Mai Hồng Niên đều lạc quan.
Anh vẫn tự hào là người duy nhất “Tiễn vợ đi lấy chồng”, thì
có sao đâu, khi tình nghĩa vợ chồng âu cùng là phận số “Em đi cho rộng đường
yêu/ Anh trở về với mái lều ngày xưa/ Thả mình mặc gió mặc mưa/ Câu thơ gối nhịp
đò đưa quê nhà/ Những gì qua/ Là sẽ qua/ Cầu cho em được mái nhà bình yên/ Em
đi vá lại bến thuyền/ Mảnh trăng treo “Cánh buồm đêm” sang ngày”. Hay anh hóa
thân vào tâm trạng của người bạn để kể về chuyện “Bố đi lấy vợ”: “Bố đi lấy vợ
thật rồi/ Mẹ thành bóng lẻ lại ngồi đợi con/ Chiều mưa đếm những giọt buồn/
Bong bóng tan- bong bóng còn – cơn mưa? Lấy thêm gì để mộng mơ/ Con đường xưa bố
bây giờ rẽ ngang”. Thơ Mai Hồng Niên thật thà đến tận gan ruột, nhưng không phải
là người gặp đâu viết đấy, thơ anh có sự tích lũy của vốn sống và sự va đập của
cuộc đời. Người đọc sẽ nhận ra đằng sau cách nói dửng dưng, đằng sau những tiến
cười nhạo của một kẻ phớt đời lại là nỗi chất chứa của một tấm lòng trắc ẩn nhiều
nghĩ suy nhân thế.
Nhà thơ Vương Trọng trong một bài viết đã nhận xét “Đọc xong thơ Mai Hồng Niên, người đọc không dễ dàng thoát ra khỏi những ám ảnh mà thơ anh đã mang lại. Cũng không phải là người tỉa tót từng câu chữ, mà câu chữ chẳng qua là công cụ liên kết nhau để chở ý của toàn bài”. Trong các tập thơ của mình Mai Hồng Niên thổ lộ nhiều nỗi niềm với quê hương, mảnh đất mưa cằn gió thốc, mảnh đất nhiều kham khổ mà con người vẫn mặn mòi, vẫn nặng nghĩa ân tình. Những câu thơ được viết bằng cả nỗi đau đáu một tình quê:
Một đời cuốc bẫm cày sâu
Hết rừng đến biển có giàu gì thêm
Ngày Ba, tháng Tám vốn quen
Bữa rau bữa cháo chẳng phiền chi ai
Nhà nghèo biết giữ giêng hai
Khoai lang xát mỏng phơi dài nắng trưa
Gập ghềnh câu ví đò đưa
Thấp cao bóng núi, củi khô chợ chiều
Mo cơm, cà mặn ngược đèo
Trần lưng quốc đất cha gieo vạt chè
(Con về)
Trong các tập thơ của mình Mai Hồng Niên viết nhiều về quê hương, không đơn giản chỉ là tả cảnh đẹp hay gợi một nỗi nhớ, ở đó anh thường ký thác nhiều tâm sự được đúc rút bằng sự trải nghiệm trên mỗi chặng đường của cuộc sống, những bại thành để khi quay trở về đất mẹ như một người con được sẻ chia, được an ủi và được nói.
Một thời – Em có nhớ không?
Cây lưa thưa lá cháy cong gió Lào
(Anh ở miền quê ấy)
Bên kia cầu là quê anh
Làn ví dặm tưởng mỏng manh, lại bền
Cũng từ sông núi đó em
Người tạo dựng, đất làm nền câu ca
Lũ dâng, cầu cắt sang phà
Con thuyền, tiếng máy gần xa với người
(Cầu phao Bến Thủy)
Có lẽ chính bởi con người thực và con người thơ Mai Hồng Niên thường gắn làm một nên đọc thơ anh ta thấy được cả chặng đường anh đã trải qua, những khó nhọc cũng như những vinh quang trong nghiệp cầm bút. Bởi thế nên có lần gặp anh em trong nhóm “Chiếu văn” Văn Cao xúc động nói: “…Mai Hồng Niên sống có tâm…sống, làm thơ bằng cái tâm của chính mình. Những câu thơ lục bát thân tình, một giọng thơ hồn hậu, thắm thiết tình thương với nỗi đau tê buốt của Mai Hồng Niên không hẳn là kỹ xảo mà từ bản tâm của anh”. Có lẽ tại anh sinh ra trên mảnh mảnh sông La, núi Hồng, lại thấm đẫm tình nghệ sỹ của chàng Tố Như , bậc tiền bối thơ mà anh vẫn gọi là “cụ Tổ” của thơ ca, đã bồi đắp cho tâm hồn người thi sỹ, nên thơ Mai Hồng Niên nồng nàn hơn khi “chạm” đến “cõi yêu”. Anh vẫn tự nhận mình là người đa tình, đa đoan, với những nỗi truân chuyên trên đường yêu: Lang thang với biển suốt đời
Đi tìm em phía chân trời nào hay?
“Vỏ quýt mỏng – lá cam dày”
Bàn tay ngón sắc ngón tày – người ơi!
Nói gì với biển và tôi
Tháng năm chỉ có nụ cười tặng nhau
Nắng mưa không thể bạc màu
Niềm vui và những khổ đau tự tình.…
Lang thang trả nợ phù sinh
Đong đưa sóng
Đong đưa tình
Lang thang…
(Lại về với biển)
Gặp Mai Hồng Niên người đọc khó nhận ra con người thơ anh, bởi con người anh hồn hậu và xởi lởi như thể chẳng khi nào anh biết đến nỗi buồn. Con người thi sỹ mới khó hiểu lắm thay! Nhưng đọc thơ Mai Hồng Niên, đau đáu trong từng câu chữ vẫn chan chứa một nỗi lòng sâu thẳm của một tâm hồn nhạy cảm trước niềm vui, nỗi buồn của chính mình và của mọi người cũng như lòng khát khao cuộc sống, mong cho cuộc sống bớt những nỗi khổ, bớt những long đong của thân phận con người. Anh nói hộ những cô gái thanh niên xung phong quá lứa, nhỡ thì như một sự sẻ chia :
Cái thời tuổi trẻ em qua
Mưa thâm mặt biển, nắng nhòa Trường Sơn
Tóc xanh da bạc lá non
Nhớ quê thèm tiếng ru con giữa rừng
Thời xa ấy nghĩ lạ lùng
Trẻ trung tưởng đến vô cùng – ngờ đâu…
(Ghi ở cung đường La Khê)
Anh “Nhận chị đồng hương” với một người tha phương đói khổ cùng đứa con nhỏ bơ vơ giữa chốn đất khách quê người “Trẻ trung dồn lại ngày già/ Thương con quên nghĩ đường xa gập ghềnh/ Tấm áo vá, vạt chiếu manh / Bỏ quê nhập cuộc lữ hành tứ phương/ Ai người chia bớt nỗi buồn/ Mẹ con gánh mãi hoàng hôn một mình”…
Ngòi bút thơ Mai Hồng Niên nhuần nhị hơn với thể thơ lục bát, có lẽ đó là tầng vỉa mà cốt cách phong tình của con người quê anh được thừa hưởng từ gia tài của cụ Nguyễn Du. Chúng ta tin rằng ở những tập thơ sau Mai Hồng Niên sẽ ra mắt người đọc những cảm nhận mới hơn và đằm thắm hơn về tình quê, cảnh quê.
Nhà thơ Vương Trọng trong một bài viết đã nhận xét “Đọc xong thơ Mai Hồng Niên, người đọc không dễ dàng thoát ra khỏi những ám ảnh mà thơ anh đã mang lại. Cũng không phải là người tỉa tót từng câu chữ, mà câu chữ chẳng qua là công cụ liên kết nhau để chở ý của toàn bài”. Trong các tập thơ của mình Mai Hồng Niên thổ lộ nhiều nỗi niềm với quê hương, mảnh đất mưa cằn gió thốc, mảnh đất nhiều kham khổ mà con người vẫn mặn mòi, vẫn nặng nghĩa ân tình. Những câu thơ được viết bằng cả nỗi đau đáu một tình quê:
Một đời cuốc bẫm cày sâu
Hết rừng đến biển có giàu gì thêm
Ngày Ba, tháng Tám vốn quen
Bữa rau bữa cháo chẳng phiền chi ai
Nhà nghèo biết giữ giêng hai
Khoai lang xát mỏng phơi dài nắng trưa
Gập ghềnh câu ví đò đưa
Thấp cao bóng núi, củi khô chợ chiều
Mo cơm, cà mặn ngược đèo
Trần lưng quốc đất cha gieo vạt chè
(Con về)
Trong các tập thơ của mình Mai Hồng Niên viết nhiều về quê hương, không đơn giản chỉ là tả cảnh đẹp hay gợi một nỗi nhớ, ở đó anh thường ký thác nhiều tâm sự được đúc rút bằng sự trải nghiệm trên mỗi chặng đường của cuộc sống, những bại thành để khi quay trở về đất mẹ như một người con được sẻ chia, được an ủi và được nói.
Một thời – Em có nhớ không?
Cây lưa thưa lá cháy cong gió Lào
(Anh ở miền quê ấy)
Bên kia cầu là quê anh
Làn ví dặm tưởng mỏng manh, lại bền
Cũng từ sông núi đó em
Người tạo dựng, đất làm nền câu ca
Lũ dâng, cầu cắt sang phà
Con thuyền, tiếng máy gần xa với người
(Cầu phao Bến Thủy)
Có lẽ chính bởi con người thực và con người thơ Mai Hồng Niên thường gắn làm một nên đọc thơ anh ta thấy được cả chặng đường anh đã trải qua, những khó nhọc cũng như những vinh quang trong nghiệp cầm bút. Bởi thế nên có lần gặp anh em trong nhóm “Chiếu văn” Văn Cao xúc động nói: “…Mai Hồng Niên sống có tâm…sống, làm thơ bằng cái tâm của chính mình. Những câu thơ lục bát thân tình, một giọng thơ hồn hậu, thắm thiết tình thương với nỗi đau tê buốt của Mai Hồng Niên không hẳn là kỹ xảo mà từ bản tâm của anh”. Có lẽ tại anh sinh ra trên mảnh mảnh sông La, núi Hồng, lại thấm đẫm tình nghệ sỹ của chàng Tố Như , bậc tiền bối thơ mà anh vẫn gọi là “cụ Tổ” của thơ ca, đã bồi đắp cho tâm hồn người thi sỹ, nên thơ Mai Hồng Niên nồng nàn hơn khi “chạm” đến “cõi yêu”. Anh vẫn tự nhận mình là người đa tình, đa đoan, với những nỗi truân chuyên trên đường yêu: Lang thang với biển suốt đời
Đi tìm em phía chân trời nào hay?
“Vỏ quýt mỏng – lá cam dày”
Bàn tay ngón sắc ngón tày – người ơi!
Nói gì với biển và tôi
Tháng năm chỉ có nụ cười tặng nhau
Nắng mưa không thể bạc màu
Niềm vui và những khổ đau tự tình.…
Lang thang trả nợ phù sinh
Đong đưa sóng
Đong đưa tình
Lang thang…
(Lại về với biển)
Gặp Mai Hồng Niên người đọc khó nhận ra con người thơ anh, bởi con người anh hồn hậu và xởi lởi như thể chẳng khi nào anh biết đến nỗi buồn. Con người thi sỹ mới khó hiểu lắm thay! Nhưng đọc thơ Mai Hồng Niên, đau đáu trong từng câu chữ vẫn chan chứa một nỗi lòng sâu thẳm của một tâm hồn nhạy cảm trước niềm vui, nỗi buồn của chính mình và của mọi người cũng như lòng khát khao cuộc sống, mong cho cuộc sống bớt những nỗi khổ, bớt những long đong của thân phận con người. Anh nói hộ những cô gái thanh niên xung phong quá lứa, nhỡ thì như một sự sẻ chia :
Cái thời tuổi trẻ em qua
Mưa thâm mặt biển, nắng nhòa Trường Sơn
Tóc xanh da bạc lá non
Nhớ quê thèm tiếng ru con giữa rừng
Thời xa ấy nghĩ lạ lùng
Trẻ trung tưởng đến vô cùng – ngờ đâu…
(Ghi ở cung đường La Khê)
Anh “Nhận chị đồng hương” với một người tha phương đói khổ cùng đứa con nhỏ bơ vơ giữa chốn đất khách quê người “Trẻ trung dồn lại ngày già/ Thương con quên nghĩ đường xa gập ghềnh/ Tấm áo vá, vạt chiếu manh / Bỏ quê nhập cuộc lữ hành tứ phương/ Ai người chia bớt nỗi buồn/ Mẹ con gánh mãi hoàng hôn một mình”…
Ngòi bút thơ Mai Hồng Niên nhuần nhị hơn với thể thơ lục bát, có lẽ đó là tầng vỉa mà cốt cách phong tình của con người quê anh được thừa hưởng từ gia tài của cụ Nguyễn Du. Chúng ta tin rằng ở những tập thơ sau Mai Hồng Niên sẽ ra mắt người đọc những cảm nhận mới hơn và đằm thắm hơn về tình quê, cảnh quê.
Thanh Nga
Bóng dáng người đàn bà trong thơ Mai Hồng Niên
Tôi biết thơ anh trước khi biết anh, một nhà thơ ở nơi cánh sóng có cái tên rất
dịu ngọt: Mai Hồng Niên. Thơ anh góc cạnh, sâu sắc, thâm thúy như những dòng
thác lũ đầu ghềnh cuối sông, sóng xô bèo dạt trời chiều bên dòng sông La, ngọn
núi Hồng Lĩnh nơi anh sinh ra. Nơi đó là quê hương của Đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du, Quan tổng đốc, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã thẩm thấu vào con người
anh, thơ anh một cách tự nhiên nhưng lại sâu sắc và thâm
thúy…
Đọc thơ Mai
Hồng Niên người ta thường có cảm giác nuối tiếc quá khứ, một quá khứ "bất
phục phản - một đi không trở lại" nên tâm trạng và cảm xúc của anh
đau đáu một nỗi lòng. Thơ của Mai Hồng Niên như con người anh vậy: nhạy cảm trước
sự đổi thay của thời thế, đồng cảm với những con người có số phận éo le, nghèo
hèn mà ẩn chứa trong đó một tình yêu thương, chia sẻ ấm áp vô cùng. Mai Hồng
Niên viết nhiều đề tài nhưng nhiều nhất vẫn là mảng thơ về thế thái nhân tình,
nơi cuộc sống đang bộn bề lo toan, vất vả cho cuộc mưu sinh. Nhưng cũng có một
mảng đề tài có thể nói rất hiếm hoi hay họa chăng cũng chỉ là điểm nét: đó là
nói về tình yêu…Thơ tình của anh như chất men say ngọt ngào đầy đam mê tạo nên
cả thế giới diệu kỳ. Thế giới tình yêu trong thơ Mai Hồng Niên lắng đọng, thẳm
sâu, cháy bỏng, tình yêu ấy còn là sự sẻ chia, lắng lo, vỗ về cho người mình dấu
yêu và đồng cảm. Nhưng cá nhân tôi lại thích cái “nổi loạn” trong thơ anh…Những
cảm xúc dồn nén, những câu chữ đuổi bắt nhau liên tục, những tiếng thở dài xen
lẫn sự bứt phá khỏi không gian tù túng đã nhốt chặt tâm hồn người đàn bà đa
đoan…Vâng, tôi đang nhắc đến bóng dáng Người đàn bà trong thơ Mai Hồng Niên.
Cuộc sống được
dệt lên đẫm mồ hôi, dệt lên bởi nước mắt và nụ cười. Từ nước mắt ấy, nụ cười ấy
người phụ nữ với khát vọng cháy bỏng muôn đời về hạnh phúc, với niềm tin không
bao giờ tắt vào sức mạnh của trái tim. Nhưng đường đời muôn nẻo gập ghềnh,
tránh sao khỏi những mệt mỏi, tuyệt vọng…Cuộc sống xô bồ khiến người phụ nữ hiện
đại lâm vào những khoảng trống không đáy. Hiện thực cuộc sống hiện đại có muôn
vẻ cô đơn: Cô đơn giữa phố phường, cô đơn với đám đông, cô đơn ngay trong ngôi
nhà mình, cô đơn giữa người thân, cô đơn trong bạn bè nhộn nhịp, cô đơn trong
đêm…Dường như những bài thơ về Người đàn bàcủa Mai Hồng Niênbắt đầu từ
nỗi cô đơn ấy! Nỗi cô đơn có phần uỷ mị nhưng không thê lương, oán trách mà
nhân bản hơn thế nhiều.
Trong bài
thơ“Nhận chị đồng hương” tôi bắt gặp hình ảnh người đàn bà nhẫn nhịn với quá khứ,
nhẫn nhịn với cả cơn sóng tràn bờ đang dâng lên dữ dội để cam chịu xếp từng mảnh
vỡ của quá khứ, nhặt cả những mất mát để xếp gọn vào trái tim như tứa máu.
Vì khát vọng hạnh phúc đó không thành để sẵn sàng “cố hạnh phúc” với cái thực tại
không biết có phải dành cho chị hay không nhưng chính là chị đang tồn tại giữa
cái thực tế không thể phủ nhận ấy: "Chị cho con bú bên đường/Nhỡ nhàng lâm
cảnh tha phương thế này/ Tháng ngày cầu sự rủi may/ Ngả bàn tay, nhận ngón tay
qua đường…Tôi nhìn chị, chị nhìn trời/ Tủi buồn chị nói những lời bâng quơ/- Được
đồng nào, anh cứ cho/ Hỏi chi lối sống chồng hờ, con vay". Nghẹn!
Chính là cái cảm giác tôi có được khi bắt gặp những câu thơ này… Người đàn bà
đa đoan trong bài thơ ấy làm tôi liên tưởng đến những người phụ nữ sống hai cuộc
đời: một cuộc đời ngoài sáng để đối phó với thực tại, một cuộc đời trong cái mờ
mờ ảo ảnh tối tối cho chính mình.Ôm vào lòng đứa con do mình đứt ruột sinh ra
cùng với những nỗi nhớ và thả lên trời hy vọng là cách mà Người đàn bà đã
làm bao năm nay rồi, có lẽ nào chị cũng thế?! Và dường như để thêm vào đó nỗi
quạnh vắng, ngày vẫn cứ dài ra, đêm thì heo hút vô tận theo cả những mùa trăng
im vắng...Đem kí ức mà phơi với đèn dầu tù mù thì kí ức biết bao giờ khô để xếp
lại cho ngay ngắn đây?!. Ta bắt gặp vẻ mặt hơi hốt hoảng của chị khi bặm môi và
cái quyết tâm đến tội nghiệp của chị khi xem cuộc đời mình là cái “trò được mất”…mà
cái Mất thì đã quá rõ ràng bởi "Trẻ trung dồn lại ngày già/ Thương con quên
nghĩ đường xa gập ghềnh/ Tấm áo vá, vạt chiếu manh/ Bỏ quê nhập cuộc lữ hành tứ
phương/ Ai người chia bớt nỗi buồn/ Mẹ con gánh mãi hoàng hôn một mình". Chính
chị đã biết mình đang cố gắng để hạnh phúc, cố gắng để phủ lớp hoà quanh cửa thứ
ánh sáng lung linh màu ngọc bích trong cuộc đời mờ tỏ của chị…Cuối cùng vẫn là
sự gắng gượng đến hụt hơi trong bừa bộn mảnh vỡ cuộc đời "Gốc quê khó đoán
qua lời/ Tiếng rất Nghệ nhưng kiểu người lại Thanh"
Thực sự là
tôi đã hồi hộp theo dòng suy tưởng của Người đàn bà ấy…Tôi hồi hộp xem chị
sẽ vứt đi thứ gì và giữ lại thứ gì trong cuộc đời chị…Nhưng chị đã không vứt bỏ
thứ gì cả mà nén mọi thứ cho vừa vặn để xếp vào các ngăn kéo cuộc đời…Chị gọt
kí ức như gọt da, gọt thịt mình. Sự cố gắng của chị khiến tôi nghẹt thở…Tôi thấy
đôi mắt ấy ánh lên những tia nhìn rất lạ như soi thấu tâm can người đối diện là
tôi mặc dù tôi cảm nhận đôi mắt ấy qua những dòng thơ trong cuốn sách "Đây
đó Hồ Gươm" của Mai Hồng Niên…Tôi nghe được cả tiếng thở hắt ra mệt rũ người
vì ký ức cứ cựa quậy chực xổ tung ra xáo trộn. Kí ức vốn chẳng chịu nghe lời.
Những tiếng
nấc nghẹn vẫn vang mãi…vang mãi…dù có chút gượng ép nhưng tôi vẫn mừng…Một nỗi
mừng vô cớ, vô lý nhưng vẫn mừng…Tại sao…?
Thơ Mai Hồng
Niên phần lớn đều là những bài thơ góc cạnh, thâm thúy, sâu sắc nhưng lại rất
đau, một nỗi đau trong lòng không phải chỉ "nhói" lên một lúc như cái
kim đâm vào bàn tay khi đang khâu vá, mà nỗi đau cứ quằn quại, oằn mình để gồng
lên chống đỡ với cuộc đời …Do đó, dòng thơ về bóng dáng Người Đàn Bà đầy nổi loạn
của Mai Hồng Niên lại có dấu ấn khá mãnh liệt ở trong tôi. Nếu Người đàn bà trong
“Nhận chị đồng hương” là sự nhẫn nhịn tìm cách vùi chôn ký ức để được an trú
trong cuộc sống hiện tại với đứa con thì Nguời đàn bà trong bài “Ngày mai em về
nhà chồng” lại là cái thở dài não nuột và sự bất cần khi nhận ra những trò
đời còn nhiều đen bạc và trớ trêu nhá nhem sáng tối "Ngày mai - Em về
nhà chồng/Phòng thuê - giờ chị trống không một mình/Bỏ quê hương, xa gia đình/Dắt
nhau ra chốn Hà Thành mưu sinh/Không nghề nghiệp và tài danh/Thôi thì liếc mắt,
đưa tình - làm công/Cứ xoa mặt, rồi đấm lưng/Ầu ơ bến đục, bến trong - chữ tiền/Em
may hơn chị còn duyên/Có người đo ván ghép thuyền Hồ Tây"
Có bao
nhiêu trải nghiệm mới biết mình bản lĩnh? Trải qua bao nhiêu dại dột mới biết
mình khôn?...Đám cưới là hình ảnh biểu tượng cuộc sống do Người đàn bà cảm nhận
được. Cuộc sống nào có bằng phẳng êm đẹp. Nó có đủ cả ngọt, đắng, cay, chát…Và
hình ảnh đám cưới đó cứ ám ảnh trong tâm trạng người đàn bà như một trò lừa phỉnh
để đến khi nhận ra vị Đắng chát tê đầu lưỡi của cuộc đời chị lại giật nẩy mình:
“Ta đã xong nghĩa vợ chồng/ Tháng năm chưa hết trong lòng bàn tay/ Tình yêu thoảng
chút hương bay/ Mặn mòi ít/ Chỉ đắng cay là nhiều"…(Tiễn vợ đi lấy chồng)
chị lại luống cuống một cách vội vàng mà cuộc đời vẫn như con tạo xoay vần…Cuộc
sống trong cảm nhận của Người Đàn Bà ấy căng lên như cọng dây đàn…Chị co người
hoảng sợ rồi phút chốc định thần hiểu được cái chân lý: “Thế là em đã có chồng/ Mười
mấy năm ngồi đếm đong bóng chiều/ Lấy thôi đâu phải vì yêu/ Coi như khép lại cánh
bèo lênh đênh/ Hết thời “kén cá chọn canh”/ Đường lắm ngả, chỉ loanh quanh phận
mình" (Em đã có chồng). Thế nhưng vẫn không khỏi choáng váng, sững
sờ và Người đàn bà tưởng như bất cần ấy đã say trong quay cuồng….
Lời thơ
hé lộ một tâm hồn mệt mỏi, đứt quãng. Những dòng suy tưởng đuổi bắt đến không
có lối thoát…Sự thật nghiệt ngã của cuộc đời là vậy! Dù không muốn tin cũng phải
cố mà chấp nhận. Tưởng mình đã đủ khôn hoá ra vẫn dại, tưởng đường đời nhiều
trái ngọt để rồi nhận ra chất đắng thật nghiệt ngã thì lúc đó Người đàn bà biết
mình đã bất lực…Cái chân lý “Đời là thế!!!” hiển nhiên tồn tại…Thơ Mai Hồng
Niên về thân phận Người đàn bà hay ở ý tưởng và tính triết lý ẩn chứa trong đó.
Vẫn
cách viết ấy…Nhưng ở bài thơ “Chín nhớ mong mười” tặng M.H lại không mang cái
trầm uất, dữ dội pha lẫn bất cần mà mang một tâm trạng khác: Người đàn bà dịu
dàng, đằm thắm, một chút u buồn nhưng vẫn đầy hy vọng. Lời thơ như tâm tình thầm
thì khe khẽ khiến cho người vô tâm nhất cũng phải chạnh lòng: "“Bốn ba tuổi” - đã lên bà/ Em bốn mươi cứ vẫn là xuân xanh/ Bởi câu chín nhớ mong mười/ Khi
nghe bài hát “Chị Tôi” cũng buồn". Một đôi mắt buồn thăm thẳm nhìn
xuyên màn mưa hướng về phía nào đó vô định. Ngay cả cách nhìn của chị cũng vu
vơ trong tiềm thức để rồi chiều dần buông, đêm sà xuống người đàn bà ấy vẫn lặng
im: "Giữa thương nhớ và chia ly/Em làm con sóng gửi về biển xa". Chị
không an ủi được lòng mình nên phải cầu cứu đến ảo ảnh. Cái ảo ảnh mang sắc màu
cầu vồng vây quanh chị khiến chị không biết phân biệt mình đang sống ở những
góc nào. Giấc ngủ thường giật mình không trọn vẹn vì ở đâu đó trong
cuộc sống thực còn nhiều khấp khểnh lo toan. Cuộc đời là một ca khúc bí ẩn, chị
đang ở trong cái luẩn quẩn của màn mưa ký ức. Muốn thoát ra lắm mà chẳng thể
thoát ra nên cứ dịu dàng đón nhận…Cái lạnh lẽo của màn đêm đang làm cho chị như
run rẩy? Không! Không phải!!! Đó chỉ là cái cớ để chị đổ lỗi mà thôi…Cái lạnh ấy
là lạnh từ trong tim lạnh ra được cái lạnh của ngoại cảnh cộng hưởng tác động
vào nên chị càng cảm thấy cô đơn giữa đất trời, giữa dòng đời xô bồ vội vã:
"Trăng khuyết đâu phải trăng già/Biết quên đi lỗi lầm xa – vẫn tình/ Em đừng
nghe mõ tụng kinh/ Vào chùa lại thả lòng mình với sư/ Cứ khao khát và dại khờ/ Để
yêu chở hết/ Mộng mơ/ Với tình..."
Hình như Mai
Hồng Niên lại thêm một lần nữa mượn cái vỏ ngôn ngữ để nói lên cái đau đáu của
người đàn bà không bao giờ cảm nhận cũ về tình yêu…Anh đã an ủi cho nhân vật trữ
tình của mình trong bài thơ “Chuyện tình không cũ vì yêu”: “Em đừng toan tính
làm gì/ Nhỡ tàu chuyến sớm, lại đi chuyến chiều/ Chuyện tình không cũ vì yêu…”. Ta
nghe có gì đó day dứt lại có cái gì đó trở thành thói quen trong những đêm mất ngủ…Có
cái gì đó che lấp đi không gian yêu thương trong người đàn bà này…Lại như có
cái gì đó cam chịu đến đau lòng…
Nỗi trắc ẩn vo tròn hoá thạch trong lòng chị. Có cái gì đó là lạ mà lành lạnh, tê tê đến não lòng. Hiện thực cuộc sống đi ngang qua người đàn bà có vẻ ngoài an nhiên, được che lấp đi bằng cách điểm trang giản dị nhưng lại rất khéo léo…Tác giả đã không để cho người đọc nhận ra trên khuôn mặt chị là cái màn đêm bí ẩn dày vò nên đã an ủi, chia sẻ với người đàn bà trong thơ: "Một đời anh – với trang thơ/ Lang thang đời vạc - kiếp cò và em/Em tìm trong ngả chơi vơi/ Có tình yêu và nỗi đời đong đưa/ Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du/ Đa tài vẫn cứ vật vờ vì yêu/ “Trăm năm trong cõi” đời Kiều/ Tìm con sóng ngả - sang chiều mà vui..."
Nỗi trắc ẩn vo tròn hoá thạch trong lòng chị. Có cái gì đó là lạ mà lành lạnh, tê tê đến não lòng. Hiện thực cuộc sống đi ngang qua người đàn bà có vẻ ngoài an nhiên, được che lấp đi bằng cách điểm trang giản dị nhưng lại rất khéo léo…Tác giả đã không để cho người đọc nhận ra trên khuôn mặt chị là cái màn đêm bí ẩn dày vò nên đã an ủi, chia sẻ với người đàn bà trong thơ: "Một đời anh – với trang thơ/ Lang thang đời vạc - kiếp cò và em/Em tìm trong ngả chơi vơi/ Có tình yêu và nỗi đời đong đưa/ Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du/ Đa tài vẫn cứ vật vờ vì yêu/ “Trăm năm trong cõi” đời Kiều/ Tìm con sóng ngả - sang chiều mà vui..."
Những
câu thơ lục bát cứ đuổi bắt nhau mệt nhoài trên cánh đồng chữ mệt mỏi là hình
thức mà Mai Hồng Niên thường sử dụng. Thêm vào đó là hình thức nghệ thuật ẩn
dụ, liên tưởng, so sánh được sử dụng khá tinh tế, tự nhiên khiến cho những bài
thơ về người đàn bà giàu tính biểu tượng. Những người đàn bà đa đoan, những người
đàn bà mệt mỏi, những người đàn của khát khao yêu đương trong thơ Mai Hồng Niên
đã nói lên nhiều điều, nói hộ cho nhiều người, trong đó có những người đã, đang
và sẽ đọc thơ anh và trong đó có tôi.
Một tâm hồn
nặng ngàn cân trong thơ khiến người đọc thơ Mai Hồng Niên có cảm giác anh đang
đồng cảm, chia sẻ với những gì Người đàn bà trong thơ anh phải chịu đựng rất
nhiều nỗi đau dồn nén…Những nỗi đau không thể diễn tả hết bằng lời và không có
chừng mực nào để đong đếm…Những nỗi đau mà ngay cả nước mắt cũng trở thành vô
nghĩa mà chỉ có sự đập vỡ, phá bỏ mới mong giải thoát được…Sẽ bất ngờ khi ta gặp
Mai Hồng Niên ở ngoài đời vì anh là một nhà thơ có tính cách "ngông
nghênh, ngang tàng" mà "cha mẹ sinh số trời" đã cho anh nhưng
cũng rất đỗi hài hước, hóm hỉnh của ông đồ xứ Nghệ.
Điều đáng
nói là tâm hồn nặng ngàn cân ấy của Mai Hồng Niên đã đau đời nhân thế, đau cho
nỗi đau của những người chị, người bạn, người em quanh anh mà bật lên thành tiếng
thơ da diết, đau đáu đến tận cõi lòng….
Hà Nội, 4/2010
Đông Hà
EM VÀ BIỂNAnh đưa em - Ra biển để xuống tàu
Nhưng lại đứng trên bờ ôm phao đợi sóng
Con Dã Tràng - Em bảo là con nhộng
Ở biển khơi nên chân có hai càng
Em nói quê mình - lắm bến đò ngang
Nhưng ít sóng - không ầm ào như biển
Biển Thiên Cầm lần đầu em đến
Muốn tìm chỗ Hồ Quý Ly - ngày ấy cụ ngồi
Biển thì dài và rộng khác sân chơi
Nơi em có tuổi thơ dãi dầu bao mùa lúa
Cũng bắt tép, mò cua quên nghĩ mình lam lũ
Tháng năm xa chưa hết tuổi học trò
Để bây giờ tập viết văn, làm thơ
Giữa trang biển, trang đời đầy nắng
Và bão gió chẳng có ngày yên lặng
Những trận lũ ngày xưa, giờ đổi hướng lên rừng
Xa cánh đồng biết biển chẳng bao dung
Vùng đất bãi đã tàn canh mùa lúa
Biến ruộng đất thành những khu nhà kín ngõ
Theo cánh diều công nghiệp đang bay
Vùng biển quê anh giữa dáng vai gầy
Núi và biển xạc xào cùng ngọn gió
Đất Hồng Lĩnh đường Nguyễn Du qua đó
Mà "ứ hự giữa đồng" Nguyễn Công Trứ lại quên
Biển và Em hay biển với con thuyền
Sóng cứ thức với nghìn năm mê mải
Và xao xác đổi chiều bao ngang trái
Nên đời người - đến biển giữa hư không?
NHỚ TRỌNG KHÔI - NGHỆ SĨ
Đóng vua Tây rồi vua ta
“Trần Thủ Độ - Hồn Trương Ba” vẫn mình
Còn vai tướng tá, binh tinh
Một đời nghệ sĩ xếp thành nỗi đau
Về trời – Trọng Khôi đi đâu?
Ngổn ngang, mây gió, nhuốm màu khói hương
“Nghị Hách” làm Chủ tịch phường
Sai anh dân phố ra đường giữ xe
Lệnh quan phải dẹp vỉa hè
Văn minh đô thị đang nghe “chành chành”
“Đứng trước biển” một mình anh
Nhập vai “Ba Đức” chẳng thành Trọng Khôi
Giờ Trương Ba – đã về trời
Xác anh hàng thịt ai người tiễn đưa
Bao giờ cho đến ngày xưa?
Đường quan không phải bán mua vì tiền
Sự đời lắm cảnh thăng thiên
Vua quan thay gác, đổi quyền cho nhau
Từ Hải giờ đang ở đâu?
Thằng Bán Tơ lên xuống tàu viễn du
Nhớ Trọng Khôi sắm vai tù
Cảnh vua Bảo Đại bây giờ chưa xa
Nặng tình vẫn “Hồn Trương Ba”
Cùng Lưu Quang Vũ – không già nghĩa nhân!
Hàng Buồm, 14/3-24/3-2012
Thị Hến thời nay
Thị Liễu, “Thị Hến” – Hương Sơn
Làm cơn địa chấn, cưới con bằng vàng
Siêu xe xếp dọc, quay ngang
Giữa đất nghèo để khoe hàng lộ thiên
Trâu bò xóm dưới, làng trên
Thiếu rơm rạ ở vùng miền xác xơ
Từ nghề mang vá đòng đưa
Mèo non hóa cáo – phất cờ đại gia
Xưng danh “triệu phú” quê nhà
Đền ơn nghĩa mẹ, công cha – thợ cày
Thị Liễu là “Hến” thời nay
Đem đô la đổi nhạc Tây lời Tàu
Vàng đeo kín cổ rể, dâu
Trống chiêng khai hội con đầu lập duyên
“Thay đen, đổi trắng” đồng tiền
Trăm năm thưa Cụ Tiên Điền là đây!
Dân quê thiếu đất cấy cày
Con quan “Thị Hến” vung tay chọc trời
Ngược đò sóng vật bè xuôi
Đường cong khoan dốc đến nơi bốn làn
Bổng trầm “tang tịch tình tang”
Thạch Sanh, Công chúa, Đại bàng, Lý Thông
Lại ngồi chung bát, chung mâm
Mừng cho hai họ thiếu ông, thừa bà!
Uống rượu Tây nghe dân ca
Như gom rơm rạ
Đốt nhà
Thay xăng…
Hà Nội, 3/2012
eva air booking
các hãng máy bay đi mỹ
ve may bay korean air
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich