Thiền sư Vạn Hạnh họ
Nguyễn, sinh vào khoảng năm 932, người làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (hiện
nay là làng Đại Đình, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh). Ngài xuất
giá ở chùa Lục Tổ, là học trò của Thiền Ông. Ngài thuộc thế hệ thứ 7 của
dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi của chùa Pháp Vân.
Thiền Sư Vạn Hạnh đã từng giúp vua Lê Đại Hành trị quốc, nhưng khi thấy vua Lê
Long Đĩnh không còn là minh quân, thiền sư Vạn Hạnh đã cùng với Đào Cam Mộc sắp
xếp việc triều chính và đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua hiệu Lý Thái Tổ năm 1009.
Vào ngày rằm, tháng 5, năm Ất
sửu, Thuận Thiên 16 (1025), ở chùa Lục Tổ, trước lúc qua đời, thiền sư đã gọi học
trò đến dặn dò trong bài Thị đệ tử sau:
Thị đệ tử
Thân như điện ảnh hữu hoàn vôVạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
Quốc sư Vạn Hạnh
(Nguyễn Vạn Hạnh ?-1018)
Việt dịch:
Dạy học trò
Thân như điện chớp, có thành không
Cỏ cây xuân thắm, thu héo tong
Suy thịnh vào tay, lòng không sợ
Thịnh suy như sương bám cỏ đồng
TĐH dịch
Cỏ cây xuân thắm, thu héo tong
Suy thịnh vào tay, lòng không sợ
Thịnh suy như sương bám cỏ đồng
TĐH dịch
Thân như điện chớp có thành
không.
Thời xưa người ta gọi ánh chớp
trên trời là điện. Thân ta như điện chớp tức là có đó và biến mất ngay, có
thành không. Tức là nói đến cái phù du tạm bợ của thân này.
“Có thành không” trong bản chữ Hán là “hữu hoàn vô”, tức là “có trở về không.”
Trở về, như vậy có nghĩa là, trước là không, sau mới thành có, sau đó lại trở về
không.
Tức là, “không” đây chẳng có
nghĩa là “không có” theo nghĩa triệt tiêu, zero. “Không” đây là tên của bản
tính nguyên thủy, bản tính đầu tiên, của tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Vì vậy,
ta nên viết hoa cho dễ hiểu-Không
Người ta hay dùng hình ảnh
“nước và sóng” để diễn tả “Không và có”. Nước là bản tính nguyên thủy, sóng là
hiện tượng bề mặt. Nước thì luôn ở đó, nhưng mỗi con sóng thì chỉ hiện ra vài mươi
giây là biến mất. Sóng tan lại “trở về” nước. Thân ta tan biến, lại trở về
Không.
Như vậy khi chết đi, cái
thân như ánh chớp này lại trở về bản tính nguyên thủy của mình là “Không”. Chết
chẳng phải là hết, mà là trở về bản tính nguyên thủy-Không.
Cỏ cây xuân thắm, thu héo
tong
Có sinh thì có tử. “Thành,
Trụ, Hoại, Không” là bốn thời kỳ sống của vạn vật-sinh ra, đứng vững, hư hại,
tan biến.
Cây cỏ mùa xuân nẩy sinh mầm
sống, hạ là thời sống mạnh, thu là vào giai đoạn héo úa, đông là chết.
Con người có sinh thì có tử,
cũng là lẽ tự nhiên. Tử có nghĩa là thân này tan biến đi để trở về Không.
Vậy thì việc gì mà sợ chết?
Việc gì mà các đệ tử phải sợ, phải buồn việc thầy chết?
Suy thịnh vào tay, lòng
không sợ. Thịnh suy như sương bám cỏ đồng.
Khi xuống khi lên, khi thắng
khi thua, khi thành khi bại, khi suy khi thịnh, cũng là lẽ tự nhiên. Cả một đời
người cũng chỉ là một ánh chớp, thì bao nhiêu suy thịnh lên xuống trong đời đó
còn nhỏ và nhanh hơn cả một ánh chớp. Mong manh phù du như giọt sương trên đầu
cỏ, sẽ tan biến ngay dưới những ánh mặt trời đầu tiên. Có gì mà phải quan trọng
hóa chúng? Có gì mà phải sợ?.
Sống chết cũng chỉ là một tí
lên xuống suy thịnh, như sóng lên sóng xuống, của vòng luân lưu “có hoàn Không,
Không sinh có”, mà thôi. Có gì mà phải sợ?
Chúng ta cần ghi chú thêm ở đây rằng, “không sợ” là một đức hạnh rất quan trọng
trong đường tu Phật. Người Giác Ngộ có tâm tĩnh lặng, không sợ, không có bất kỳ
nỗi sợ nào gây sóng gió trong tâm.
Trong 6 đường tu của Bồ tát
(lục độ ba-la-mật), đường đầu tiên là bố thí—bố thí tiền (tài thí), bố thí Phật
pháp (pháp thí), và bố thí tính không-sợ (vô úy thí). Trong ba loại bố thí này,
thì bố thí cao quí nhất là “vô úy thí”, tức là “bố thí tính không-sợ,” là mang
cho người ta sự can đảm và đức bình tĩnh.
Tóm lại, bài thơ này, nhắn
nhủ đệ tử trước khi chết, rằng sống chết là lẽ tự nhiên. Thân này cũng chỉ phù
du như ánh chớp. Đang có và sẽ trở về Không. Cũng chỉ là thịnh suy của sóng lên
sóng xuống, sóng sinh và sóng tan, trên mặt biển. Chẳng có gì phải lo sợ.
Binh thản đối diện cái chết.
Bình thản đối diện thịnh suy thắng bại ở đời.
Bình thản đối diện cuộc đời.
Bình thản đối diện thịnh suy thắng bại ở đời.
Bình thản đối diện cuộc đời.
Không sợ.
Không sợ thắng bại, thịnh suy, được mất, sống chết.
Không sợ thắng bại, thịnh suy, được mất, sống chết.
Tâm tĩnh lặng.
Chúc các bạn một ngày vui,
Trần Đình Hoành
hãng máy bay eva air
ve may bay eva tu my ve vn
korean air booking
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich