Trong cuộc sống, con người có nhiều nhu cầu về tinh thần, những
thú chơi tiêu dao, thưởng thức,.. Nhưng cái mà qua đó người ta có thể nâng tầm
lên thành nghi thức, mất nhiều giấy mực ngợi ca, cái mà để lòng người thăng hoa
thành thi phẩm …thì đó là Trà.
Nhân gian biết cách tôn trọng và kính trà kể từ khi có Lục Vũ (728-804), Ông là một danh y thời nhà Đường với cuốn “Trà Kinh” nổi tiếng. Đó là một Bách khoa toàn thư về trà.
Sách của Phong Diễn có đoạn: “Núi Thái Sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền. Học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền”, sau này dân gian "bắt chước theo và trở thành phong tục". Từ chốn thiền môn, trà đi vào cuộc sống và để lại cho đời những áng thơ bất hủ: Thơ trà.
Với thi nhân đâu cứ phải có: Trăng, hoa, tuyết, nguyệt mới đủ làm say đắm? Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống, ông không những thích rượu mà còn rất yêu trà. Ông có tài vận trà vào thơ tạo nên sự phong phú cho văn hoá trà Trung Hoa:
- “Tòng lai giai minh tựa giai nhân” (xưa nay trà ngon tựa người đẹp). - “Dục bả Tây hồ tủ Tây tử” (muốn sánh Tây hồ với Tây Thi)
đã được người đời sau ghép thành câu đối treo tại Hàng Châu. Ví giai nhân với Trà như ông là bậc thẩm trà hiếm có trên đời.
Hoàng đế Càn Long sống đến 88 tuổi, cũng là do uống nhiều trà. Khi 85 tuổi sắp thoái vị, lão trung y đến nói với nhà vua:
- “Quốc bất khả nhất nhật vô quân”.( nước không thể một ngày không vua)
Vị thiên tử phong lưu hay chữ này hóm hỉnh đối lại rất chỉnh:
- ”Quân bất khả nhất nhật vô trà” (Vua không thể một ngày thiếu trà) qua đó đủ biết ông vua này yêu trà đến mức nào. Và cũng vì lẽ đó vị trí của trà được đẩy lên nhiều bậc.
Tào Tuyết Cần, trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng có đến 260 chỗ đề cập đến trà. Người đời cho rằng:"bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng" từng trang thấm đẫm hương trà. Không chỉ gửi gắm tình yêu trà trong bộ tiểu thuyết, họ Tào còn có thơ về trà:
Cô gái hầu trà xem đã thạo
Lấy ngay tuyết mới thử pha chơi.
(Tức cảnh đêm đông- Tào Tuyết Cần)
Bồ Tùng Linh, tác giả ”Liêu trai chí dị” quê Sơn Đông, nơi có con đường độc đạo từ phủ Tế Nam về Thanh Châu, khách bộ hành qua lại không dứt. Hàng ngày ông thường dùng nước suối Liễu Tuyền pha trà đãi khách, không đòi hỏi gì ở họ, chỉ yêu cầu khi dừng chân uống trà, đàm đạo thì kể cho nghe một vài câu chuyện yêu ma quỷ quái là được. Có lẽ vì thế mà người đời cho rằng Bồ Tùng Linh đã nấu trà thành Liêu Trai?
Ở Việt Nam, trà là thứ không thể thiếu từ xưa trong mỗi nếp nhà. Uống trà cùng bằng hữu bên mái hiên thì không gì sánh bằng, trà còn dùng trong việc ngoại giao, tế lễ, cúng tổ tiên, cúng Phật. Trà là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong sinh hoạt, trở thành nếp sống văn hóa, đã đi vào lòng dân tộc. Các cụ ngoài Bắc uống trà và ngâm mấy câu thơ:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà liên tử ngâm nôm Thúy Kiều
Trà là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Trà đã góp cho truyện ngắn “Chén trà trong sương sớm”của nhà văn Nguyễn Tuân một thành công lớn. Trà cũng là để cho thi nhân gửi ý, trao tâm: Tình ngàn năm vẫn thế Chỉ có oán hận sầu Trà ngàn năm vẫn thế Bát ngát mùi bể dâu.
Uống trà là cái thú thứ nhất đối với nhiều người:
“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”
(Trần Tế Xương).
Thiên hạ ví hoa với mỹ nhân đã nhiều, ông Tú làng Vị Xuyên lại gián tiếp ví trà với mỹ nhân. Mỹ nhân hơn trà chỗ biết nói, trà hơn mỹ nhân ở chỗ biết toả hương, ngọt giọng, mềm môi, lắng đọng lòng người… thật khó mà phân định nặng nhẹ, nhưng giống nhau ở chỗ được nâng niu, trân trọng, cảm nhận và thưởng thức.
…Nâng chén, mời anh thưởng vị trà,
Đừng quên tan tác mấy đời hoa.
Cạn từng hớp nhỏ cho sen đượm
Vớt lại trần ai một chút ta
(Qua áng hương trà).
Uống chén trà trong sương sớm là cái thú của người dậy sớm, tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của một buổi bình minh. Uống trà cũng như uống rượu, ít khi người ta chịu uống một mình (độc ẩm). Mà dẫu có độc ẩm thì cũng tìm bạn nơi chính mình (là hai), với vầng trăng tình tứ nữa (là ba). Trong mỗi cuộc trà, tùy theo số người “đối ẩm” mà có tên gọi khác nhau: “Song ẩm” (hai người) “tam, tứ ẩm” hay“quần ẩm” (ba, bốn người…).
Thèm bấy lâu nay một ngụm trà
Ngóng người tri kỷ tận nơi xa
Hương trà xứ ấy lòng còn lắng
Dẫu có bao xuân vị chẳng nhoà
Mong chờ tri kỷ, ôi biền biệt
Dẫu tận phương xa dạ chẳng xa
Biết đến khi nào ôn vị cũ
Hương trà xưa đó có đôi ta
(Đăng Học)
Uống trà, người ta không ồn ào phô diễn như rượu, Người uống trà cùng ta phải là người hiểu ta. Dân gian có câu “trà ngon phải có bạn hiền”, có bạn tri kỷ bên chén trà mà thưởng thức mà ngẫm ngợi mà hiểu nhau ở đời đâu phải ai cũng có được”quen biết đầy thiên hạ, tri kỷ được mấy người” ví như tích cũ chuyện xưa của Bá Nha và Tử Kỳ vậy. Cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, lại ung dung tự tại, cuộc đời nhàn hạ vui thú với gió trăng:
Khi vườn sau, khi sân trước
Nhân gian biết cách tôn trọng và kính trà kể từ khi có Lục Vũ (728-804), Ông là một danh y thời nhà Đường với cuốn “Trà Kinh” nổi tiếng. Đó là một Bách khoa toàn thư về trà.
Sách của Phong Diễn có đoạn: “Núi Thái Sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền. Học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền”, sau này dân gian "bắt chước theo và trở thành phong tục". Từ chốn thiền môn, trà đi vào cuộc sống và để lại cho đời những áng thơ bất hủ: Thơ trà.
Với thi nhân đâu cứ phải có: Trăng, hoa, tuyết, nguyệt mới đủ làm say đắm? Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng đời Tống, ông không những thích rượu mà còn rất yêu trà. Ông có tài vận trà vào thơ tạo nên sự phong phú cho văn hoá trà Trung Hoa:
- “Tòng lai giai minh tựa giai nhân” (xưa nay trà ngon tựa người đẹp). - “Dục bả Tây hồ tủ Tây tử” (muốn sánh Tây hồ với Tây Thi)
đã được người đời sau ghép thành câu đối treo tại Hàng Châu. Ví giai nhân với Trà như ông là bậc thẩm trà hiếm có trên đời.
Hoàng đế Càn Long sống đến 88 tuổi, cũng là do uống nhiều trà. Khi 85 tuổi sắp thoái vị, lão trung y đến nói với nhà vua:
- “Quốc bất khả nhất nhật vô quân”.( nước không thể một ngày không vua)
Vị thiên tử phong lưu hay chữ này hóm hỉnh đối lại rất chỉnh:
- ”Quân bất khả nhất nhật vô trà” (Vua không thể một ngày thiếu trà) qua đó đủ biết ông vua này yêu trà đến mức nào. Và cũng vì lẽ đó vị trí của trà được đẩy lên nhiều bậc.
Tào Tuyết Cần, trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng có đến 260 chỗ đề cập đến trà. Người đời cho rằng:"bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng" từng trang thấm đẫm hương trà. Không chỉ gửi gắm tình yêu trà trong bộ tiểu thuyết, họ Tào còn có thơ về trà:
Cô gái hầu trà xem đã thạo
Lấy ngay tuyết mới thử pha chơi.
(Tức cảnh đêm đông- Tào Tuyết Cần)
Bồ Tùng Linh, tác giả ”Liêu trai chí dị” quê Sơn Đông, nơi có con đường độc đạo từ phủ Tế Nam về Thanh Châu, khách bộ hành qua lại không dứt. Hàng ngày ông thường dùng nước suối Liễu Tuyền pha trà đãi khách, không đòi hỏi gì ở họ, chỉ yêu cầu khi dừng chân uống trà, đàm đạo thì kể cho nghe một vài câu chuyện yêu ma quỷ quái là được. Có lẽ vì thế mà người đời cho rằng Bồ Tùng Linh đã nấu trà thành Liêu Trai?
Ở Việt Nam, trà là thứ không thể thiếu từ xưa trong mỗi nếp nhà. Uống trà cùng bằng hữu bên mái hiên thì không gì sánh bằng, trà còn dùng trong việc ngoại giao, tế lễ, cúng tổ tiên, cúng Phật. Trà là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong sinh hoạt, trở thành nếp sống văn hóa, đã đi vào lòng dân tộc. Các cụ ngoài Bắc uống trà và ngâm mấy câu thơ:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà liên tử ngâm nôm Thúy Kiều
Trà là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Trà đã góp cho truyện ngắn “Chén trà trong sương sớm”của nhà văn Nguyễn Tuân một thành công lớn. Trà cũng là để cho thi nhân gửi ý, trao tâm: Tình ngàn năm vẫn thế Chỉ có oán hận sầu Trà ngàn năm vẫn thế Bát ngát mùi bể dâu.
Uống trà là cái thú thứ nhất đối với nhiều người:
“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”
(Trần Tế Xương).
Thiên hạ ví hoa với mỹ nhân đã nhiều, ông Tú làng Vị Xuyên lại gián tiếp ví trà với mỹ nhân. Mỹ nhân hơn trà chỗ biết nói, trà hơn mỹ nhân ở chỗ biết toả hương, ngọt giọng, mềm môi, lắng đọng lòng người… thật khó mà phân định nặng nhẹ, nhưng giống nhau ở chỗ được nâng niu, trân trọng, cảm nhận và thưởng thức.
…Nâng chén, mời anh thưởng vị trà,
Đừng quên tan tác mấy đời hoa.
Cạn từng hớp nhỏ cho sen đượm
Vớt lại trần ai một chút ta
(Qua áng hương trà).
Uống chén trà trong sương sớm là cái thú của người dậy sớm, tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của một buổi bình minh. Uống trà cũng như uống rượu, ít khi người ta chịu uống một mình (độc ẩm). Mà dẫu có độc ẩm thì cũng tìm bạn nơi chính mình (là hai), với vầng trăng tình tứ nữa (là ba). Trong mỗi cuộc trà, tùy theo số người “đối ẩm” mà có tên gọi khác nhau: “Song ẩm” (hai người) “tam, tứ ẩm” hay“quần ẩm” (ba, bốn người…).
Thèm bấy lâu nay một ngụm trà
Ngóng người tri kỷ tận nơi xa
Hương trà xứ ấy lòng còn lắng
Dẫu có bao xuân vị chẳng nhoà
Mong chờ tri kỷ, ôi biền biệt
Dẫu tận phương xa dạ chẳng xa
Biết đến khi nào ôn vị cũ
Hương trà xưa đó có đôi ta
(Đăng Học)
Uống trà, người ta không ồn ào phô diễn như rượu, Người uống trà cùng ta phải là người hiểu ta. Dân gian có câu “trà ngon phải có bạn hiền”, có bạn tri kỷ bên chén trà mà thưởng thức mà ngẫm ngợi mà hiểu nhau ở đời đâu phải ai cũng có được”quen biết đầy thiên hạ, tri kỷ được mấy người” ví như tích cũ chuyện xưa của Bá Nha và Tử Kỳ vậy. Cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, lại ung dung tự tại, cuộc đời nhàn hạ vui thú với gió trăng:
Khi vườn sau, khi sân trước
Khi điếu thuốc, khi miếng trầu
Khi trà chuyên năm ba chén
Khi Kiều lẩy một đôi câu
Đại văn hào Nguyễn Du thưởng thức trà với tâm sự:
Khi hương sớm lúc trà trưa
Bàn lan điểm nước đường tơ họa đàm
Các nhà Nho, dù có một cuộc sống đơn giản mấy đi chăng nữa, vẫn không thể thiếu trà trong cuộc sống thường nhật. Trà giúp cho cuộc sống tinh thần, làm lòng mình thêm lắng dịu, bù đắp giá trị tinh thần cho nếp sống thanh đạm:
Họ lịch sự như tiên, phú quý như trời
Quất con ngựa rong chơi ngoài ngõ liễu
Ta trồng cỏ đầy vườn, vãi hoa đầy đất
Gọi hề đồng pha nước trước hiên mai
… Lê Quý Ðôn quan niệm về nghệ thuật uống trà: "Một chén lòng sạch bong, hai chén lòng phơi phới, đến chén thứ bảy thì dưới hai cánh tay như có cánh thổi lên làn gió mơ màng..”. Có người cho rằng uống như vậy thì hơi nhiều, nhưng chén trà của các cụ là chén mắt trâu, chén hạt mít. Uống trà là một thú vui tao nhã, ý nghĩa thật mênh mông, tâm hồn thăng hoa đến bất tận
Nhấp ngụm trà thơm khà một tiếng
Trăng vàng rớt xuống đáy ly nghiêng
Quỳnh hoa hương ngát đầy cõi mộng
Có phải ta vừa lạc chốn tiên …
Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự im lặng đó ẩn chứa nhiều điều. Trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
Nhấp chén trà pha với ánh trăng
Lâng lâng như tưởng ở cung Hằng
Kim ngân thơm thoảng hương mùi ngọt
Say thú trà trăng không nói năng…
(Lê Ngọc Hồ)
Trong nhịp sống đô thị hôm nay mấy ai uống trà cầu kỳ, nghiêm cẩn như pha trà bằng nước mưa, nước giếng mà Nguyễn Tuân đã miêu tả? Ai đi thuyền hứng nước lòng lá sen, ủ trà trong từng bông búp sen chưa nở? Ai mỗi sáng đun nước bằng than hoa, tiểu đồng hầu trà, chỉ vài ba chén mắt trâu thay cho bữa sáng? Tìm được một nơi thanh tịnh, bỏ lại phía sau bao ưu phiền, nhọc nhằn, toan tính để thưởng ngoạn chén trà cùng tâm tình “trà tam rượu tứ” kể không phải dễ…Có còn không một phòng thưởng thức trà mà khi bước qua cửa, ẩm khách “lội” qua dòng nước, “dẫm” qua hàng sỏi để gột rửa, giũ sạch bụi trần dư tạp để bước vào không gian trầm mặc của trà thất mà cứ ngỡ lạc vào “cửa thiền”?
Nhẹ nâng một chén trà Thiền
Bình tâm nhìn khói ưu phiền thoảng bay
Cuộc đời - một giấc mộng say
Trăm năm nhìn lại... Mới hay...Vô thường!
(Thiên trà - Thiện Hùng)
Thế nhưng, cái yếu tố quan trọng nhất để thưởng thức trà là một khung cảnh yên tĩnh, một tâm hồn thư thái thì vẫn là cái gì khó kiếm. Cho nên nếu có một buổi sáng thanh tân, khi uống trà ta hãy đọc Trà ca (Thất uyển trà) của Lô Đồng:
Chén thứ nhất làm trơn cổ họng
Chén thứ hai làm tan nỗi buồn phiền
Chén thứ ba thấm vào ruột gan đang khô héo
Chỉ còn lại năm nghìn cuốn sách
Chén thứ tư làm mồ hôi rướm ra
Những chuyện bất bình trong đời cũng theo đó mà bay đi
Chén thứ năm làm cơ thể sạch sẽ
Chén thứ sáu đưa ta tới cõi tiên
Chén thứ bảy không uống được nữa
Chỉ thấy hai bên cánh tay gió phần phật thổi .....
Trà còn là nơi để trút bầu tâm sự, chẳng nói được cùng ai, chẳng ai hiểu thì ta thổ lộ cùng trà:
Thôi thế thì thôi...Thế thì thôi...
Tình đời như nước chảy mây trôi...
Hương trà xưa ấy còn vương lối
Người đã sang sông... Có bồi hồi??!
Cũng có khi sau những nhọc nhằn của sự mưu sinh, những nuối tiếc, cay đắng thua thiệt nếm trải trong cuộc đời, người ta rút ra những trải nghiệm riêng mình để mà bình thản chấp nhận cái quy luật có có, không không, sống thanh thản với hiện tại ở đây, ngay bây giờ:
Cuộc đời một giấc ba sinh
Trầm luân tụ lại lung linh sắc trà...
Đời phong ba...Kiếp phong ba...
Phất tay rũ bỏ...Đời ta vô thường...
(Vô thường trà)
Và rồi lạc quan với trà sớm, tâm hồn thanh lọc không vướng bận trần ai:
Đều tay quạt lửa pha trà sớm
Cùng tách trà thơm đón mặt trời...
Thiên Anh - Thiện Hùng
Trà là tri âm, tri kỷ: Ta- hương trà- bóng trăng nữa là ba. Nhưng cũng có khi trà mang đến cho ta tình huynh đệ giữa những người cùng sở thích, âu đó cũng là một hạnh phúc
Cứ ngỡ trọn đời chỉ mình ta
Cô liêu quạnh bóng giữa hương trà
Đâu ngờ men đắng đưa người đến
Huynh đệ sum vầy một tiếng ca
Một mảnh nguyệt soi tình tri kỷ
Đôi câu thơ kết nghĩa một nhà
Non bồng tiên cảnh đâu màng tới
Chỉ nguyện kiếp này chẳng cách xa
(Tri âm trà)
Cũng có khi không cần phải tìm kiếm đâu xa những tri âm hay tri kỷ. Người hiểu ta, thương ta, lo lắng cho ta như là mẹ, bao dung như là chị, nũng nịu với ta như là em gái, người mà bình đẳng với ta trong mọi lo toan gánh nặng cuộc đời, hành trình trọn kiếp, người mà xa thì ta nhớ mong, gần thì ta hờn giận…đó là vợ ta vậy. Tác giả Tràm Cà Mau đã cho ta cảm nhận một buổi trà ban mai như vậy: Cùng em nâng chén trà hương
Khi ngày mới chớm khói sương mịt mờ
Trăm năm thu ngắn một giờ
An vui hạnh phúc bên bờ thần tiên
Thơ ca về trà đã nhiều, thơ về trà cụ (dụng cụ pha trà) cũng không kém phần phong phú: ”nhất thuỷ nhì trà tam pha tứ ấm” Thái Bá Tân có những câu thơ thế này:
Để uống trà thơm bên gốc bách
Rửa chén hàng ngày trong suối tiên. Là người sành uống trà, chắc ai cũng từng nghe nói:
Thứ nhất Thế Đức gan gà,
thứ nhì Lưu Bội thứ ba Mạnh Thần
Thế Đức, Lưu Bội và Mạnh Thần là 3 loại ấm pha trà làm bằng đất Tử sa, ngoài ra màu ấm và khay ấm phải là “ấm da tru, khay gỗ gụ”, hoặc:
Mặn mà chén tống da nâu,
Chén quân hạt mít một màu duyên tươi…
…Ấm da bánh mật đang cười nụ
Sóng sánh màu xinh nước ngọc ngà
Chỉ là một chén trà thôi mà biết bao triết lý nhân gian lắng đọng: Trà kinh- Trà luận- Trà đạo- Trà thiền…để rồi chúng ta lại có dịp thưởng thức những triết lý nhân gian, thi phẩm bất hủ qua mỗi chén trà.
Khi trà chuyên năm ba chén
Khi Kiều lẩy một đôi câu
Đại văn hào Nguyễn Du thưởng thức trà với tâm sự:
Khi hương sớm lúc trà trưa
Bàn lan điểm nước đường tơ họa đàm
Các nhà Nho, dù có một cuộc sống đơn giản mấy đi chăng nữa, vẫn không thể thiếu trà trong cuộc sống thường nhật. Trà giúp cho cuộc sống tinh thần, làm lòng mình thêm lắng dịu, bù đắp giá trị tinh thần cho nếp sống thanh đạm:
Họ lịch sự như tiên, phú quý như trời
Quất con ngựa rong chơi ngoài ngõ liễu
Ta trồng cỏ đầy vườn, vãi hoa đầy đất
Gọi hề đồng pha nước trước hiên mai
… Lê Quý Ðôn quan niệm về nghệ thuật uống trà: "Một chén lòng sạch bong, hai chén lòng phơi phới, đến chén thứ bảy thì dưới hai cánh tay như có cánh thổi lên làn gió mơ màng..”. Có người cho rằng uống như vậy thì hơi nhiều, nhưng chén trà của các cụ là chén mắt trâu, chén hạt mít. Uống trà là một thú vui tao nhã, ý nghĩa thật mênh mông, tâm hồn thăng hoa đến bất tận
Nhấp ngụm trà thơm khà một tiếng
Trăng vàng rớt xuống đáy ly nghiêng
Quỳnh hoa hương ngát đầy cõi mộng
Có phải ta vừa lạc chốn tiên …
Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự im lặng đó ẩn chứa nhiều điều. Trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
Nhấp chén trà pha với ánh trăng
Lâng lâng như tưởng ở cung Hằng
Kim ngân thơm thoảng hương mùi ngọt
Say thú trà trăng không nói năng…
(Lê Ngọc Hồ)
Trong nhịp sống đô thị hôm nay mấy ai uống trà cầu kỳ, nghiêm cẩn như pha trà bằng nước mưa, nước giếng mà Nguyễn Tuân đã miêu tả? Ai đi thuyền hứng nước lòng lá sen, ủ trà trong từng bông búp sen chưa nở? Ai mỗi sáng đun nước bằng than hoa, tiểu đồng hầu trà, chỉ vài ba chén mắt trâu thay cho bữa sáng? Tìm được một nơi thanh tịnh, bỏ lại phía sau bao ưu phiền, nhọc nhằn, toan tính để thưởng ngoạn chén trà cùng tâm tình “trà tam rượu tứ” kể không phải dễ…Có còn không một phòng thưởng thức trà mà khi bước qua cửa, ẩm khách “lội” qua dòng nước, “dẫm” qua hàng sỏi để gột rửa, giũ sạch bụi trần dư tạp để bước vào không gian trầm mặc của trà thất mà cứ ngỡ lạc vào “cửa thiền”?
Nhẹ nâng một chén trà Thiền
Bình tâm nhìn khói ưu phiền thoảng bay
Cuộc đời - một giấc mộng say
Trăm năm nhìn lại... Mới hay...Vô thường!
(Thiên trà - Thiện Hùng)
Thế nhưng, cái yếu tố quan trọng nhất để thưởng thức trà là một khung cảnh yên tĩnh, một tâm hồn thư thái thì vẫn là cái gì khó kiếm. Cho nên nếu có một buổi sáng thanh tân, khi uống trà ta hãy đọc Trà ca (Thất uyển trà) của Lô Đồng:
Chén thứ nhất làm trơn cổ họng
Chén thứ hai làm tan nỗi buồn phiền
Chén thứ ba thấm vào ruột gan đang khô héo
Chỉ còn lại năm nghìn cuốn sách
Chén thứ tư làm mồ hôi rướm ra
Những chuyện bất bình trong đời cũng theo đó mà bay đi
Chén thứ năm làm cơ thể sạch sẽ
Chén thứ sáu đưa ta tới cõi tiên
Chén thứ bảy không uống được nữa
Chỉ thấy hai bên cánh tay gió phần phật thổi .....
Trà còn là nơi để trút bầu tâm sự, chẳng nói được cùng ai, chẳng ai hiểu thì ta thổ lộ cùng trà:
Thôi thế thì thôi...Thế thì thôi...
Tình đời như nước chảy mây trôi...
Hương trà xưa ấy còn vương lối
Người đã sang sông... Có bồi hồi??!
Cũng có khi sau những nhọc nhằn của sự mưu sinh, những nuối tiếc, cay đắng thua thiệt nếm trải trong cuộc đời, người ta rút ra những trải nghiệm riêng mình để mà bình thản chấp nhận cái quy luật có có, không không, sống thanh thản với hiện tại ở đây, ngay bây giờ:
Cuộc đời một giấc ba sinh
Trầm luân tụ lại lung linh sắc trà...
Đời phong ba...Kiếp phong ba...
Phất tay rũ bỏ...Đời ta vô thường...
(Vô thường trà)
Và rồi lạc quan với trà sớm, tâm hồn thanh lọc không vướng bận trần ai:
Đều tay quạt lửa pha trà sớm
Cùng tách trà thơm đón mặt trời...
Thiên Anh - Thiện Hùng
Trà là tri âm, tri kỷ: Ta- hương trà- bóng trăng nữa là ba. Nhưng cũng có khi trà mang đến cho ta tình huynh đệ giữa những người cùng sở thích, âu đó cũng là một hạnh phúc
Cứ ngỡ trọn đời chỉ mình ta
Cô liêu quạnh bóng giữa hương trà
Đâu ngờ men đắng đưa người đến
Huynh đệ sum vầy một tiếng ca
Một mảnh nguyệt soi tình tri kỷ
Đôi câu thơ kết nghĩa một nhà
Non bồng tiên cảnh đâu màng tới
Chỉ nguyện kiếp này chẳng cách xa
(Tri âm trà)
Cũng có khi không cần phải tìm kiếm đâu xa những tri âm hay tri kỷ. Người hiểu ta, thương ta, lo lắng cho ta như là mẹ, bao dung như là chị, nũng nịu với ta như là em gái, người mà bình đẳng với ta trong mọi lo toan gánh nặng cuộc đời, hành trình trọn kiếp, người mà xa thì ta nhớ mong, gần thì ta hờn giận…đó là vợ ta vậy. Tác giả Tràm Cà Mau đã cho ta cảm nhận một buổi trà ban mai như vậy: Cùng em nâng chén trà hương
Khi ngày mới chớm khói sương mịt mờ
Trăm năm thu ngắn một giờ
An vui hạnh phúc bên bờ thần tiên
Thơ ca về trà đã nhiều, thơ về trà cụ (dụng cụ pha trà) cũng không kém phần phong phú: ”nhất thuỷ nhì trà tam pha tứ ấm” Thái Bá Tân có những câu thơ thế này:
Để uống trà thơm bên gốc bách
Rửa chén hàng ngày trong suối tiên. Là người sành uống trà, chắc ai cũng từng nghe nói:
Thứ nhất Thế Đức gan gà,
thứ nhì Lưu Bội thứ ba Mạnh Thần
Thế Đức, Lưu Bội và Mạnh Thần là 3 loại ấm pha trà làm bằng đất Tử sa, ngoài ra màu ấm và khay ấm phải là “ấm da tru, khay gỗ gụ”, hoặc:
Mặn mà chén tống da nâu,
Chén quân hạt mít một màu duyên tươi…
…Ấm da bánh mật đang cười nụ
Sóng sánh màu xinh nước ngọc ngà
Chỉ là một chén trà thôi mà biết bao triết lý nhân gian lắng đọng: Trà kinh- Trà luận- Trà đạo- Trà thiền…để rồi chúng ta lại có dịp thưởng thức những triết lý nhân gian, thi phẩm bất hủ qua mỗi chén trà.
Đặng Phương Mai
máy bay eva air
Trả lờiXóamua vé máy bay đi mỹ
hang may bay korean air tai tphcm
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch