Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

“Nhạc Du Ca” Việt Nam

 “Nhạc Du Ca” Việt Nam
Phong Trào Du Ca Việt Nam do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam. Du Ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh.
Đây là một dòng nhạc tích cực tự phát trong giới thanh niên sinh viên Sài Gòn trước 1975, có lẽ là để chống lại ảnh hưởng than khóc tiêu cực của “Nhạc Phản Chiến Trịnh Công Sơn”.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944 – 27 tháng 3, 2011) là một nhà báo, đồng thời là một nhạc sĩ. Anh sinh năm 1944 ở Sơn Tây, Bắc Việt. Năm 1954 khi Việt Nam bị chia đôi thì anh theo gia đình di cư vào Nam, định cư ở Đà Lạt. Anh nhập học và tốt nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt – Phân Khoa Chính Trị Kinh Doanh.
Bắt đầu từ thập niên 1960 anh được biết đến qua nhiều nhạc phẩm với chủ đề thanh niên, tranh đấu, và cộng đồng. Tác phẩm đầu tay của anh là “Gươm Thiêng Hào Kiệt”, viết vào năm 1961 cho Phong Trào Hướng Đạo. Cuối năm 1965, anh cùng các bạn thành lập ban Trầm Ca, phổ biến các bài hát có tinh nhận thức, nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên. Sau đó anh cùng với ban Trầm Ca và một số huynh trưởng hoạt động thanh niên thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam vào cuối năm 1966 tại Miền Nam Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng của anh phải kể những bài “Chiều Qua Tuy Hòa”, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, “Về Với Mẹ Cha”, “Bên Kia Sông”, “Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương”. Trong Phong Trào Hướng Đạo tại Việt Nam, anh là một hướng đạo sinh và một trưởng hướng đạo.
Năm 1979 anh đến định cư ở Little Saigon, California, Hoa Kỳ. Anh hợp tác với các Nhật báo Người Việt, Viễn Đông rồi sau đó đứng ra lập tuần báo Chí Linh và Nguyệt san Phụ Nữ Diễn Đàn. Một thời anh cũng đóng góp trên chương trình phát thanh và truyền hình VOC. Hướng đạo Việt Nam đã tặng anh giải thưởng cao quý nhất: Bắc Đẩu Huân Chương.
Sau một thời gian lâm trọng bệnh sau khi bị tai biến mạch máu não, anh từ trần lúc 4:00 AM ngày 27 tháng 3 năm 2011 tại California, Hoa Kỳ.
Phong trào Du Ca được thành lập với tôn chỉ: “Dùng tiếng hát chung của cộng đồng để tô điểm cho nền văn nghệ dân tộc một màu xanh đầy hy vọng, đưa mỗi người đến gần nhau hơn để cùng lo xây đắp một quê hương tươi sáng”. Chủ tịch phong trào từ 1967 là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ và đến năm 1972 được thay thế bởi Đỗ Ngọc Yến. Trưởng xướng Du Ca do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang điều hành, đến năm 1972 được thay thế bởi Ngô Mạnh Thu tức nhạc sĩ Trần Tú. Phong trào được Bộ Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 24 tháng 1 năm 1969.
Du Ca quy tụ khá nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ xuất phát từ phong trào: Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy, Ngô Mạnh Thu, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Nguyễn Quyết Thắng, Giang Châu, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Lê Quang Dũng, Nguyễn Văn Phiên, Võ Thị Xuân Đào, Fa Thăng.
Du Ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc mà phong trào Du ca thường sử dụng là Thanh Niên Ca, Thiếu Nhi Ca, Sinh Hoạt Ca, Nhận Thức Ca, Sử Ca, Dân Ca, những bài hát ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều bài hát của Du Ca đã trở nên quen thuộc như “Việt Nam – Việt Nam” của NS Phạm Duy, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nguyễn Đức Quang, “Nằm Vắt Tay Lên Trán” của Nguyễn Quyết Thắng, “Anh Sẽ Về” (thơ Khê Kinh Kha) của Nguyễn Hữu Nghĩa, “Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương” của Nguyễn Đức Quang, “Đứa Học Trò Trở Về” và “Lặng Im” của Nguyễn Quyết Thắng, “Vì Tôi Là Linh Mục” của Nguyễn Đức Quang, “Hy Vọng Đã Vươn Lên” của Nguyễn Đức Quang.
Những ca khúc trong Phong Trào Du Ca có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Trước năm 1975, Phong Trào Du Ca có tác dụng sâu mạnh đối với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như Con Sáo Huế, Du Ca Áo Nâu, Du Ca Lòng Mẹ, Du Ca Trùng Dương, Du Ca Vàm Cỏ Tây, Du Ca Vàm Cỏ Đông, Du Ca Hồ Gươm, Du Ca Sông Hậu, Du Ca Vượt Sóng, Ca Đoàn Trùng Dương, Du Ca Giao Chỉ, Du Ca Đà Nẵng, Du Ca Kiên Giang, Du Ca Biên Hòa, Toán Du Ca Mùa Xuân, Du Ca Phù Sa, Du Ca Đồng Vọng… Họ trình diễn khắp nơi ở miền Nam trước 1975, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, Hướng Đạo, CPS, hay Thanh Sinh Công, cùng Gia Đình Phật Tử.
Du Ca cũng đã phát hành một số tuyển tập nhạc như: Tuyển tập Du Ca 1, Du Ca 2, Du Ca 3, Những bài ca khai phá: “Ta Đi Trên Dòng Lịch Sử”, “Những Điều Trông Thấy”, “Hát Từ Tim- Hát Bằng Hơi Thở”, “Những Khuôn Mặt Du Ca”, “Hát Cho Những Người Sống Sót”, “Anh Hùng Ca”, “Sinh Hoạt Ca”.
NS Nguyễn Đức Quang
Các ấn phẩm của Phong Trào Du Ca Việt Nam:
• Tuyển tập nhạc do Du Ca Trung Ương phát hành:
– Trầm Ca (in roneo) – Tuyển tập 1 – Hát cho mùa xuân đi tới (Tuyển tập 2) – Ta đi trên dòng lịch sử (Tuyển tập 3) – Những bài ca khai phá (in roneo) – Nghi thức ca – Sinh hoạt ca – Anh hùng ca
• Tuyển Tập do Du Ca địa phương phát hành:
– Ruồi Và Kên kên – 12 nhạc sĩ Du Ca – Hát cho người sống sót trở về – Hát Từ Tim – Hát Bằng Hơi Thở – Tuyển tập 4 ấn hành tháng 3.1975
• Băng nhạc:
– Băng nhạc Du Ca Việt Nam 1 (Những điều trông thấy) – Băng nhạc Tuổi Trẻ Chúng Tôi (đoàn Du Ca Nam Cali thực hiện năm 1982)
• Nội san:
– Đồng Vọng là tờ Nội san của Phong Trào Du Ca Việt Nam (PTDCVN) – Giai Phẩm (Đoàn Du Ca Canada thực hiện)
Dưới đây mình có các bài:
– Lịch Sử Phong Trào Du Ca Việt Nam
– Tìm Hiểu Phong Trào Du Ca
– Chuyện xưa – Phong Trào Du Ca Việt Nam
Cùng với 17 clips tổng hợp về các sinh hoạt Nhạc Du Ca Việt Nam xưa nay để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
Theo Wikipedia
Ban Trầm Ca (1965)
Lịch Sử Phong Trào Du Ca Việt Nam
Phong trào Du Ca Việt Nam do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam. Du Ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh.
Tổ chức
Chủ tịch phong trào từ 1967 là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ và đến năm 1972 được thay thế bởi Đỗ Ngọc Yến. Trưởng xướng Du Ca do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang điều hành, đến năm 1972 được thay thế bởi Ngô Mạnh Thu, tức nhạc sĩ Trần Tú.
Phong trào được bộ Tổng Nha Thanh Niên & Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc Nghị định số 319/GDTN/TN/NĐ ngày 24 tháng 1 năm 1969, tại Sài Gòn.
Ban Trầm Ca và NS Phạm Duy
Thành phần nhạc sĩ
Du Ca quy tụ khá nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ xuất phát từ phong trào: Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng, Phan Ni Tấn, Giang Châu, Bùi Công Thuấn, Đặng Mục Tử, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Lưu Quang Diệp, Nguyễn Thiện Cơ, Lê Quang Dũng, Nguyễn Văn Phiên, Võ Thị Xuân Đào…
Nhạc tính và nội dung
Du Ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc mà phong trào Du Ca thường sử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều bài hát của Du Ca đã trở nên quen thuộc như Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy, Xin chọn nơi này làm quê hương, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang. Đứa Học Trò Trở Về – Vắt Tay Lên Trán của Nguyễn Quyết Thắng. Dìu Nhau của Trần Tú v…v…
Những ca khúc trong phong trào Du Ca có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Các Đoàn-Toán Du Ca trình diễn ở khắp nơi miền Nam khi đó, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, Hướng Đạo, CPS, hay Thanh Sinh Công, cùng Gia đình Phật Tử.
Các nơi có đoàn, liên toán, toán Du Ca
Trước năm 1975, Phong Trào Du Ca có tác dụng sâu mạnh đối với giới trẻ qua các đoàn, toán như:
– Đoàn Du ca Lý con sáo, Huế
– Đoàn Du Ca Hải Vân, Đà Nẵng
– Đoàn Du Ca Áo Nâu, Quảng Nam
– Du Ca Tình Bằng, Qui Nhơn
– Đoàn Du Ca Trùng Dương, Bình Đinh
– Đoàn Du Ca Đất Lành, Quảng Ngãi
– Đoàn Du Ca, Kon Tum
– Liên toán Du Ca Dựng Mùa, Pleiku
– Liên toán Du Ca Đuốc Hồng, Pleiku
– Du Ca Hát Trên Đường, Đà Lạt
– Đoàn Du Ca Lòng Mẹ, Đak Lak
– Đoàn Du Ca Thùy Dương, Nha Trang
– Du Ca Sông Dinh, Phan Rang
– Du Ca Tự Lực, Cam Ranh
– Du Ca Xuân Lộc, Long Khánh
– Du Ca Biên Hòa
– Toán Du Ca Hoa Thiên Lý, Sài Gòn
– Du Ca Vàm Cỏ Đông, Tây Ninh
– Du Ca Vàm Cỏ Tây, Long An
– Đoàn Du Ca Phù Sa, An Giang
– Đoàn Du Ca Quê Hương, Vĩnh Long
– Đoàn Du Ca Phong Dinh, Cần Thơ
– Đoàn Du Ca Tình Người, Định Tường
– Đoàn Du Ca Vượt Sóng, Sài Gòn
– Du Ca Giao Chỉ, Sài Gòn
– Du Ca Tiền Giang
– Du Ca Kiên Giang
– Du Ca Sông Hậu
– Toán Du Ca Mùa Xuân, Sài Gòn
– Ca Đoàn Trung Ương, Sài Gòn
– Du Ca Đất Sống, Ninh Hòa
– Du Ca Văn Lang, Phước Tuy
– Du Ca Sóng Biển, Gò Công
– Du Ca Thất Sơn, Châu Đốc
– Đoàn Du Ca Đuốc Việt, Gia Định
Các đoàn, toán Du Ca hải ngoại sau 75:
(Sau năm 1975, có sự xuất hiện của một số toán và đoàn du ca ở nước ngoài do các cựu du ca viên và những người yêu thích dòng nhạc này.)
– Toán Du Ca Về Nguồn Toronto Canada
– Toán Du Ca Đồng Vọng Canada
– Toán Du Ca Hamilton Canada
– Toán Du Ca Úc Châu
– Toán Du Ca Mùa Xuân Nam Cali
– Đoàn Du Ca Bắc Cali, San José
– Toán Du Ca Hòa Lan
– Du Ca Paris
– Du Ca Pomona
– Du Ca Nam California
Các ấn phẩm của PTDCVN
Tuyển tập nhạc do Du Ca Trung Ương phát hành:
– Trầm Ca (in roneo)
– Tuyển tập du ca (Tuyển tập 1)
– Hát cho mùa xuân đi tới (Tuyển tập 2)
– Ta đi trên dòng lịch sử (Tuyển tập 3)
– Tuyển Tập 15 Ca Khúc của Anh Em Du Ca (tháng 3/1975)
– Những bài ca khai phá (in roneo)
– Nghi thức ca
– Sinh hoạt ca
– Anh hùng ca
Tuyển Tập do Du Ca địa phương phát hành:
– Ruồi Và Kên kên
– 12 nhạc sĩ Du Ca
– Hát cho người sống sót trở về
– Hát Từ Tim – Hát Bằng Hơi Thở
Băng nhạc:
– Băng nhạc Du Ca Việt Nam 1 (Những điều trông thấy)
– Băng nhạc Tuổi Trẻ Chúng Tôi (đoàn Du Ca Nam Cali thực hiện năm 1982)
Nội san:
– Đồng Vọng là tờ nội san của Phong Trào Du Ca Việt Nam (PTDCVN)
– Giai Phẩm (đoàn Du Ca Canada thực hiện)
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang hát với 
các bạn học sinh trường Kiểu Mẫu Thủ Đức.
Tìm Hiểu Phong Trào Du Ca
Định Nghĩa:
Phong Trào Du Ca Việt Nam là một đoàn thể hoạt động về văn nghệ phục vụ cộng đồng (kết hợp thanh niên thiếu niên bằng văn nghệ cộng đồng và phục vụ xã hội bằng văn nghệ cộng đồng). Văn nghệ cộng đồng là hình thức văn nghệ trong đó cả người nghe lẫn người hát đều cộng tác với nhau. Loại văn nghệ này có mục đích tác động tinh thần và cảm hóa người nghe hơn là ru ngủ, để tất cả cùng ý thức và phục vụ cho cộng đồng, xứ sở.
Nguồn Gốc:
Phong Trào Du Ca Việt Nam được thành lập năm 1966 tại Việt Nam cùng lúc với Phong Trào làm công tác xã hội của Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh. Hai sáng lập viên của phong trào là anh Nguyễn Đức Quang và anh Đinh Gia Lập. Phong Trào đã được Bộ Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa chính thức công nhận và cho phép hoạt động trên toàn quốc, kể từ ngày 24-01-1969.
Mục Đích:
– Gây tinh thần cộng đồng bằng tính chất hòa hợp của văn nghệ để giúp thanh niên hăng hái dấn thân vào công cuộc phục vụ xã hội.
– Huấn luyện và phát triển khả năng lãnh đạo của thanh niên bằng sinh hoạt tập thể.
Đoàn Du Ca An Giang tổ chức trại huấn luyện
Hoạt Động:
Phong Trào Du Ca hướng dẫn và huấn luyện thanh niên qua những sinh hoạt sau:
* Hàng đội tự trị: Để phát triển khả năng lãnh đạo và tinh thần phát triển của thanh niên.
* Trại: Để phát triển óc tháo vát, tính tự lập, tình đồng đội, tinh thần kỷ luật, đời sống tình cảmvà tính khí cá nhân.
* Công tác xã hội: Để gây tinh thần phục vụ cộng đồng và tình nhân ái.
* Sinh hoạt văn nghệ cộng đồng: Để phát triển khả năng chuyên môn, giáo dục quần chúng và gây tinh thần dân tộc (hát dân ca).
Một toán du ca đi trại bay
Lửa trại trong một trại huấn luyện
Phương Pháp Huấn Luyện:
Phong Trào Du Ca Việt Nam huấn luyện đoàn viên bằng:
– Hành động (trại công tác…)
– Tập thể (họp toán, chỉ huy, phân nhiệm…)
– Xã hội (công tác xã hội, văn nghệ, giáo dục…)
– Nghị luận (hội thảo, thuyết trình, diễn thuyết trước công chúng…)
Đoàn viên Du Ca khi gia nhập sẽ được vào mỗi toán, làm quen với hàng đội tự trị, đuợc huấn luyện về các sinh hoạt thanh niên và văn nghệ, tham gia các trại công tác phục vụ, sống trong kỷ luật tập thể nhận lãnh trách nhiệm và chu toàn. Sau một thời giam huấn luyện và sinh hoạt, đoàn viên được sát hạch về khả năng và tinh thần để mang cấp hiệu và tiếp tục huấn luyện ở trình độ cao hơn, đóng vai trò chỉ huy một toán, một liên toán, hoặc tổ chức một trại hay công tác. Đoàn viên nếu tiếp tục sinh hoạt sẽ trở thành một thanh niên có khả năng lãnh đạo và kinh nghiệm chuyên môn để phục vụ xứ sở.
Tổ Chức:
Phong Trào Du Ca Việt Nam được tổ chức chặt chẽ từ đơn vị căn bản là toán, nhiều toán hợp thành liên toán hoặc đoàn.
Tại Trung Ương có Ban Chấp Hành Trung Ương điều hành tổng quát và Xưởng Du Ca nghiên cứu, huấn luyện tổ chức phát triển và cung cấp tài liệu huấn luyện cho mỗi nơi.
(Tài liệu khóa huấn luyện Thanh Ca Tác Động do Xưởng Du Ca thực hiện)
Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ, chủ tịch Phong Trào Du Ca Việt Nam trong đêm Dạ Hội Du Ca tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)
Chuyện xưa – Phong Trào Du Ca Việt Nam
Ngành Mai
Tuần qua nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang qua đời, hầu hết các cơ quan truyền thông loan tin chia buồn và đề cập khá nhiều về “Phong Trào Du Ca” mà nhạc sĩ là một trong những người hoạt động mạnh mẽ trong phong trào này.
Có rất nhiều độc giả và thính giả đài Tiếng Nước Tôi đã hỏi chúng tôi rằng: Du Ca là gì? Ai sáng lập, có từ bao giờ, mục đích và đường hướng hoạt động ra sao, đã đạt được thành quả gì…? Ðồng thời cũng yêu cầu chúng tôi nếu biết gì về du ca thì xin nói trên đài, trên báo để mọi người cùng hiểu.
Thật ra thì phong trào Du Ca chỉ mới thành lập vào giữa thập niên 1960, nên phải tới những năm sau Mậu Thân mới bắt đầu nghe nói đây là phong trào do lớp người trẻ đứng lên thành lập với tôn chỉ: “Dùng tiếng hát chung của cộng đồng để tô điểm cho nền văn nghệ dân tộc một màu xanh đầy hy vọng, đưa mỗi người đến gần nhau hơn để cùng lo xây đắp một quê hương tươi sáng”.
Phong trào du ca được sự hưởng ứng của lớp trẻ và nhanh chóng lan rộng đến các tỉnh, thị xã: Ðà Nẵng, Quảng Nam, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Darlac, Bình Thuận, Lâm Ðồng, Biên Hòa, Bình Dương, Gia Ðịnh, Tây Ninh, Long An, Ðịnh Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Sa Ðéc, Phong Dinh, Ba Xuyên, Châu Ðốc, Bạc Liêu, Kiên Giang, Kiến Tường.
Khoảng tháng 9, 1969 thì phong trào du ca tham gia “Tuần Lễ Văn Hóa” tổ chức tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn. Chủ tịch phong trào là Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ, đã giới thiệu với quan khách, thính giả sự góp mặt của: Ca đoàn Tinh Thần, Lửa Việt – Ðoàn Du Ca Mùa Xuân – Toán Du Ca Hoa Thiên Lý – Ca đoàn Hương Nam – Toán Du Ca Viễn Du – Áo Nâu – Hồ Gươm – Gió Mới – Vùng Lên.
Ðêm Du ca đã thu hút một số đông đảo khán thính giả, nhất là thành phần trẻ.
Hy vọng đã vươn lên – Nguyễn Đức Quang

Việt Nam quê hương ngạo nghễ – Nguyễn Đức Quang
Vì tôi là linh mục, thức dậy tình ơi  
Nguyễn Đức Quang – Fa Thăng thực hiện
Vì tôi là linh mục – Ca sĩ Vũ Khanh
Vì tôi là linh mục – Ca sĩ Khánh Ly
Nhạc đàm Nguyễn Đức Quang – Phần 1
Nhạc đàm Nguyễn Đức Quang – Phần 2
Hòa tấu Việt Nam quê hương ngạo nghễ – Nguyễn Đức Quang
Việt Nam Việt Nam – Phạm Duy
Nằm vắt tay lên trán – Nguyễn Quyết Thắng
Anh sẽ về (thơ Khê Kinh Kha) – Nguyễn Hữu Nghĩa
Xin nhận nơi này làm quê hương – Nguyễn Đức Quang
Về với mẹ cha – Nguyễn Đức Quang – Ca sĩ Duy Khánh
Đứa học trò trở về – Nguyễn Quyết Thắng
Lặng im – Nguyễn Quyết Thắng
Sinh hoạt văn nghệ vinh danh 
nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)
Du ca Việt Nam Cali giỗ đầu 
cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
Theo http://dotchuoinon.com/




1 nhận xét:

  Thơ có cần thiết cho đời sống? 10 Tháng Ba, 2023 Trong kỷ nguyên nghe nhìn, thơ đang có khoảng cách với đời sống. Độc giả thèm khát nh...