Truyện Kiều là một kiệt
tác vô song, nhưng chữ nghĩa Truyện Kiều, vì phần cổ xưa cũng có, lại vì
có nhiều điển tích uyên áo, người nay đọc khó bề tường hết ý nghĩa, cho nên mặc
dù đã có rất nhiều cách giải thích, mà vẫn có chỗ chưa được thông nghĩa, cần phải
không ngừng tìm hiểu. Tôi là kẻ hậu học, chữ nghĩa nông cạn, tài học sơ sài,
song vì yêu mếnTruyện Kiều, cũng xin đưa ra cách hiểu đối với một vài câu chữ,
điển cố, mong giới Kiều học trong nước góp ý thêm cho.
Thứ nhất, là chữ “Tường
đông” trong câu 38 Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Về chữ này trong sách
của cụ Bùi Kỉ rồi đến các ông Lê Văn Hòe, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Khắc Bảo đều
chú là tường nhà phía đông, nhà có con giá đẹp. Lấy tích từ câu của Mạnh Tử nói
vượt tường nhà phí đông mà ôm con giá người ta, hoặc lấy câu trong phú Tống Ngọc,
rằng người đẹp trong thiên hạ không ai bằng người con gái ở nhà phía đông. Cách
hiểu này xét ra về ngữ liệu được nhặt một cách ngẫu nhiên, về ý tứ chưa phù hợp
với ý trong câu. Bảo tường đông ong bướm, tức ong bướm ở phía tường đông, còn
nhà hai cô Thúy Vân và Thúy Kiều lại ở phía Tây, không phải phía đông như câu Mạnh
Tử hay Tống Ngọc. Như vậy thì chẳng lien quan gì câu Kiều. Muốn theo nghĩa đó
thì Nguyễn Du phải viết Tường Tây ong bướm đi về mặc ai mới phải. Theo tôi có thể
hiểu là theo vũ trụ quan của người phương Đông xưa, phương Đông thuộc dương, động,
là phương nam tính. Nói tường đông là ý nói ong bướm phía dương tính, con trai.
Nghĩa là phía tường đông ong bướm con trai có lai vảng thì cũng mặc. Xem
mấy chữ khác trong truyện cũng đều có nghĩa như vậy. Khi Kim Trọng thuê được
nhà trọ rồi, thì ngày ngày Tường đông nghé mắt ngày ngày hằng trông (284),
đây chỉ Kim Trọng từ nhà phía đông ghé mắt nhìn sang nhà Kiều phía tây. Hoặc
như câu 1093 Tường đông lay động bong cảnh, Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn
vào. Phía đông là phía con trai, cho nên Sở Khanh lẻn vào phía ấy. Câu tả Kiều
bắt đầu phải long Kim Trọng nhà thơ viết: Hải đường lả ngọn đông lân, tức
là lả ngọn sang hàng xom phía đông, phía nam tính, đây chỉ phía Kim Trọng.
Ngược lại với phía đông là
Tây, cũng theo vũ trụ quan cổ xưa, phương Tây là thuộc âm, tĩnh, thuộc nữ giới,
thuộc cõi chết. vì thế các trượng hợp chỉ nữ đều chỉ phía Tây. Ví dụ Đạm Tiên
nói: Hàn gia ở phía tây thiên, đây chỉ con đường đất cánh đồng phía tây.
Kiều khi tiễn Kim Trong thì : Nàng còn đứng tựa hiên tây, Chín hồi vấn vít
như vầy mối tơ. (569 – 570). Oanh Oanh thì Mái Tây để lạnh hương nguyền. hay
câu 999 Vực nàng vào chốn hiên tây, chỉ nơi ở của đàn bà con gái. Như vậy
có thể nói phàm chỉ nơi chốn người ở thì nói chung đông là phía nam tính, còn
tây là phía nữ tính.
Thứ hai là câu Đào tiên
đã bén tay phàm, thì vin cành quýt cho cam sự đời.(833 – 834). Ông Kiều Oánh Mậu
dẫn thơ của Lương Giản Vân dể nói bẻ cành quýt trái nhỏ ngọt như quỳnh tương. Cụ
Bùi Kỉ dẫn câu thơ Tô Đông Pha, rằng ông già chơi như trẻ con, không bẻ cành
mai lại bẻ cành quýt. Nhiều người khác dẫn theo mấy câu này. Thiển nghĩ về xuất
xứ mấy câu ấy cũng có tính ngẫu nhiên, tức là mấy câu có chi tiết bẻ cành hay
hái quýt nhưng chẳng lien quan gì tới câu Kiều. Bởi không thể bảo rằng Mã
Giám Sinh không biết gì, không bẻ cành đào mà bẻ cành quýt được. Nhà thơ Tản Đà
thì cho rằng lẽ ra phải vin cành đào mới đúng, nhưng vì vị trí của chữ phải chữ
vần trắc mói được, cho nên Nguyễn Du dùng tạm chữ “quýt” vần trăc thế vào, mà
sau thì không đổi được nữa. Các cách viện dẫn chữ Hán như trên đều khiên cưỡng,
không dính dáng gì đến câu thơ Truyện Kiều. Cách hiểu của Tản Đà cũng có lí xét
về bằng trắc, tuy chưa giải thích được nghĩa. Theo tôi, không cần mấy câu Hán
văn, hai câu thơ tiếng Việt tự nó vẫn có đầy đủ nghĩa. Bởi một khiPhẩm tiên đã
bén tay phàm rồi thì Mã sẽ làm gì? Phẩm tiên đây là người tiên, người đẹp,
có thể biểu tượng là trái đào tiên mà hai cô tiên đã tặng Lưu Thần và Nguyễn
Triệu khi hai ông này lạc vào Thiên Thai. Nhưng y không nói thẳng là hái đào,
mà cố ý nói trệch như để che đậy. Khi nói Thì vin cành quýt cho cam sự đời là
ý có vẻ che đậy hành vi vụng trộm của mình nhưng thực chất thì vẫn vậy. Vin
cành quýt có nghĩa là vin bẻ cành quýt, ý chỉ “nước trước bẻ hoa”. Nghĩa cũng
như bẻ đào. Mặt khác quýt lại chơi chữ với chữ “cam,”cùng họ với cam. Cam có
nghĩa là cam lòng, thỏa mãn, lại đồng nghĩa với cam là ngọt, lại đồng nghĩa với
cam là quả cam, một loại với quýt. Chữ quýt do cùng loại với cam mà có ý vị nhấn
mạnh đến cam, tức là sự thỏa mãn. Cho cam sự đời là cho sướng sự đời. Cả câu
cam, quýt này thể hiện sự đắc ý ranh mảnh của tên lưu manh họ Mã. Như thế
sự vin cành quýt không phải do bí vần như Tản Đà nói, mà do nhu cầu chơi chữ của
nhà thơ trong việc biểu hiện tính cách nhân vật.
Thứ ba, Câu 118 Chờ xem
ắt thấy hiển linh bây giờ. Hai chữ hiển linh, ông Đào Duy Anh giải thích là là
hiển hiện ra một cách thiêng liêng. Ông Nguyễn Thạch Giang và một số tác giả
khác cũng giải thích là tỏ rõ sự linh thiêng. Theo thiển ý của tôi linh đây là
vong linh, chứ không phải linh thiêng. Khi thắp hương là thắp cho vong linh. Do
vậy hiển linh đây có nghĩa là vong hiện hồn, ta vẫn thường nói ma hiện hồn cho
xem, thi đây đúng là như vậy. Bởi Kiều tin rằng thác là thể phách, còn là tinh
anh, thì tinh anh chính là vong hồn. Và hồn đã hiện. Chú thiêng liêng là xa với
ý nghĩa của câu chữ, bởi mọi vong linh không nhất thiết đều thiêng hay thiêng
liêng.
Thứ tư, khi giải thích câu
20 Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, ông Bùi Kỉ chú theo Tướng thư:
Diện như mãn nguyệt mi như ngọa tàm, nghĩa là Mặt như trăng tròn, mà long my
như con tằm nằm ngang., nói tướng phúc hậu của cô Vân. Tản Đà cũng đồng quan điểm.
Ông Lê Văn Hòe miêu tả cụ thể hơn: Mặt tròn trĩnh và đầy đặn như mặt trăng đầy,
ý nói bầu bỉnh, đầy đặn, phúc hậu. Nét ngài là dịch từ nga mi của Tàu. Nga mi
là râu con ngài vừa cắn cái kén tằm chui ra , nhỏ và cong như lông mày dài,
thanh cho nên gọi là nga mi. nét ngài nở nang là to bản, đậm mới xứng với khuôn
mặt tròn. Ông Nguyễn Thạch Giang cũng giảng như vậy. Khuôn trăng chỉ khuôn mặt
tròn, đầy đặn, sáng như mặt trăng, Nét ngài tức con bướm tằm. Đây nói nét ngài
là bởi chữ tàm my, tức mày tằm, hay ngọa tàm my, mày tằm nằm, mày đậm mà thanh.
Chỉ lông mày đẹp nói chung. Ông Nguyễn Thạch Giang lẫn lộn con bướm tằm với con
tằm nằm, lại còn đạm mà thanh (?). Ông Nguyễn Quảng Tuân cũng giải thích như vậy.Tôi
cho rằng hai chữ “khuôn trăng” là mĩ từ chỉ khuôn mặt, không có nghĩa là tả thực
khuôn mặt giống mặt trăng, cũng như nói nét hoa, không có nghĩa tả thực khuôn mặt
như hoa, mà chỉ là mĩ từ chỉ khuôn mặt, cũng như giọt ngọc, giọt liễu, giọt
châu …đều là mĩ từ chỉ nước mắt cả, do đó suy ra mặt tròn như mặt trăng là
không đúng và làm xấu nhân vật đi. Cách này không nhất thiết chép theo sách tướng,
mà chỉ nên hiểu là nét mặt đầy đặn, nét ngài hiểu là nét người nở nang theo
nghĩa là xinh tốt cũng có thể được. Bởi vì vẽ mặt của cô Vân tròn vành vạnh như
mặt trăng, tròn trĩnh là một khuôn mặt không đẹp. Nếu như ta không hiểu giọt ngọc
là nước mắt bằng ngọc, giọt liễu là nước mắt như lá liễu, thì cũng vậy, không
hiểu khuôn trăng là khuôn mặt tròn như mặt trăng. Tuy vậy hiểu nét ngài là nét
người tôi thấy thiếu tương xứng với thế đối khuôn trăng/ nét ngài trong câu. Nếu
khuôn trăng là khuôn của mặt trăng thì nét ngài phải là nét của con ngài mới phải.
Nêu hiểu nét ngài là nét người thì Nguyễn Du phải viết “Khuôn mặt đầy đặn nét
người nở nang” sẽ tương xứng hơn, nhưng câu thơ kém thú.
Tôi thiên về hiểu nét ngài là nét lông mày, vì cân xứng là một lẽ, còn vì cả khuôn trăng lẫn lông mày đều tả khuôn mặt, nếu chuyển sang tả dáng người thì đột ngột quá. Lại them thiếu tương xứng với cách tả Kiều, cũng tả khuôn mặt. Mặt em so với mặt chị. Không lẽ tả em thì tả mặt và người, còn tả chị thì chỉ tả mặt. Vì vậy nếu chữ Nôm không viết chữ ngài có bộ trùng thì ta có thể suy ra rằng đó lf chép nhầm, chép thiếu, mà nên trả lại mày ngài cho cô Vân. Còn đã mày ngài thì không thể là con tằm, con ngài được, không thể là mày tằm nằm được. Nét ngài cho dù có nở nang hiểu theo nghĩa là to thì cũng không to như con tằm nằm, chỉ là đậm thôi. Còn hiểu theo nghĩa xinh tốt thì càng hay, càng đẹp.
Tôi thiên về hiểu nét ngài là nét lông mày, vì cân xứng là một lẽ, còn vì cả khuôn trăng lẫn lông mày đều tả khuôn mặt, nếu chuyển sang tả dáng người thì đột ngột quá. Lại them thiếu tương xứng với cách tả Kiều, cũng tả khuôn mặt. Mặt em so với mặt chị. Không lẽ tả em thì tả mặt và người, còn tả chị thì chỉ tả mặt. Vì vậy nếu chữ Nôm không viết chữ ngài có bộ trùng thì ta có thể suy ra rằng đó lf chép nhầm, chép thiếu, mà nên trả lại mày ngài cho cô Vân. Còn đã mày ngài thì không thể là con tằm, con ngài được, không thể là mày tằm nằm được. Nét ngài cho dù có nở nang hiểu theo nghĩa là to thì cũng không to như con tằm nằm, chỉ là đậm thôi. Còn hiểu theo nghĩa xinh tốt thì càng hay, càng đẹp.
Thứ năm, Câu 481 tả tiếng
đàn của Kiều. Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Vấn
đề ở hai câu này là hiểu chữ trong và đục. Các nhà chú thích như Bùi Kỉ hiểu là
dịch từ bài thơ Cầm trong Đường thi: Sơ nghi táp táp lương phong động, Hựu tự
tiêu tiêu mộ vũ linh, Cận nhược lưu tuyền lai bích chướng, Viễn như huyền hạc
hà thương minh. Mới nghe ngờ như gió mát thoảng qua, Lại nghe như tiếng mưa chiều
rào rào, nghe gần như tiếng nước suối chảy xuống ghềnh, nghe xa như tiếng hạc
bay xuống biển. Đây là tả tiếng đàn mới nghe, nghe lại, nghe gần rồi nghe xa,
còn Nguyễn Du thì lại tả khác. Cụ Bùi nhận lầm. Đó là tiếng trong, tiếng đục,
tiếng khoan, tiếng mau. Điều này ông Nguyễn Văn Anh chú thích Đoạn trường tân
thanh Sài gòn 1959 đã nhận xét đúng. Tuy nhiên trong, đục như thế nào thì chưa
giải rõ. Ông Lê Văn Hòe giảng, tiếng trong thì như tiếng hạc vun vút bay qua,
tiếng đục thì như tiếng ầm ầm dội trên cao xuống. Tiếng không bao giờ đục như
nước được. Lúc sa nửa vời như vậy thì nước kêu lên ầm ầm. Ở đây ông Hòe
hiểu tiếng trong như tiếng hạc bay vun vút.Hiểu như thế là rất chung chung
không có tính cách âm nhạc gì cả.
Bay vun vút thì sao lại có tiếng trong? Còn nước sa nửa vởi vời ầm ầm thì sao lại là tiếng đục? Theo tôi thì nên hiểu trong đục một cách khác. Tiếng trong là tiếng cao mà vang, vì không vướng gì ngăn cản. Tiếng hạc kêu trên cao nghe trong và vang, đó là tiếng trong, còn hạc bay vun vút thì nghe vun vút như tiếng gió chứ làm sao nghe được thành tiếng trong được? Tiếng đục là tiếng thấp mà không vang. Tiếng suối mới sa nửa vời tức là chưa chạm đất, chưa gặp vật cản gì, thì làm sao có tiếng ầm ầm được. Đây chỉ thứ âm thanh đục, không vang như tiếng đàn đáy thì mới có lí. Đấy là bàn về cách hiểu hai chữ trong và đục.
Bay vun vút thì sao lại có tiếng trong? Còn nước sa nửa vởi vời ầm ầm thì sao lại là tiếng đục? Theo tôi thì nên hiểu trong đục một cách khác. Tiếng trong là tiếng cao mà vang, vì không vướng gì ngăn cản. Tiếng hạc kêu trên cao nghe trong và vang, đó là tiếng trong, còn hạc bay vun vút thì nghe vun vút như tiếng gió chứ làm sao nghe được thành tiếng trong được? Tiếng đục là tiếng thấp mà không vang. Tiếng suối mới sa nửa vời tức là chưa chạm đất, chưa gặp vật cản gì, thì làm sao có tiếng ầm ầm được. Đây chỉ thứ âm thanh đục, không vang như tiếng đàn đáy thì mới có lí. Đấy là bàn về cách hiểu hai chữ trong và đục.
Qua mấy ví dụ trên ta thấy
các cụ xưa tuy uyên bác về Hán văn thực, nhưng mà vận dụng vào để hiểu Truyền
Kiều nhiều chỗ còn khiên cưỡng máy móc. Để hiểu đúng chữ nghĩaTruyện Kiều thiết
nghĩ cần phải xét lại, phân tích kĩ các cách hiểu của các cụ xưa để lại, tránh
theo đuôi máy móc, không cần thiết. Những điều trên còn rất sơ lược, cúi mong
chư vị thức giả phủ chính cho.
Hà Nội, 9/2015
Trần Đình Sử
hàng không eva airline
mua ve may bay eva di my
korean air việt nam
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich