Văn Cao sống với Huế không nhiều. Nhưng chỉ vài ba lần
đến Huế trong cả cuộc đời, Văn Cao đã để lại ba bài thơ thấm thía viết về Huế,
trong đó có hai bài trực tiếp Huế, và một bài (Ðêm phá Tam Giang) "cạnh Huế".
Văn Cao mất đã bốn năm rồi, ông không được biết trận lũ lụt kinh hoàng vừa xảy
ra tại Huế và suốt dải miền Trung. Ông không biết nơi ông yêu thương giờ đây phải
gánh chịu thảm hoạ, đang vật vã từng ngày để khôi phục, hồi sinh, vươn dậy. Văn
Cao là nhà thơ có trực giác mạnh, cái đầu tiên ông "bắt" được ở Huế
là nét buồn. Huế như một gương mặt đẹp nhưng buồn. Nỗi buồn ấy có tự bao giờ,
và sẽ còn đến bao giờ, không ai biết.
"Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Sao đàn u hoài gì mùa thu?"
Sao đàn u hoài gì mùa thu?"
Câu thơ là câu hỏi
lặp lại hai lần nhưng không có câu trả lời. Phải vì mùa Thu thuộc hành kim, mà
kim sinh thuỷ. Huế và miền Trung lại nằm ở phía Tây trực tiếp của những vùng áp
thấp, những cơn bão hình thành từ biển Ðông, nên mùa Thu đầy cảm giác, đầy rung
động với thơ ca lại là mùa tai hoạ với Huế, với miền Trung. Trực giác được điều
oái ăm đó "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế" chợt nghèn nghẹn một nỗi
gì:
Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi.
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi.
Trong vẻ bình lặng
ấy như ẩn giấu một nỗi lo sợ, như linh cảm một bão tố, tựa vẻ bình lặng của một
cái ráng đỏ báo hiệu một cơn bão, một trận lụt.
Kể từ bài thơ "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế", phải 45 năm sau Văn
Cao mới có dịp về lại Huế để cây đàn thơ trong ông ngân lên giai điệu "Huế
xưa":
Âm nhạc đã song
hành với từng câu thơ, mới nghe như có sự khơi gợi nào từ những bài hát về Huế
đã nổi tiếng mà Văn Cao lọc được, nhưng nghe kỹ, đó vẫn là âm nhạc Văn Cao tiếp
nối một dòng chảy từ những "Suối mơ" và "Làng tôi" nhưng nhịp
đã rải hơn, từng giọt đàn từng âm thanh rơi chầm chậm như nhịp mưa buồn xứ Huế.
Ðó là thế mạnh của một nhạc sĩ khi làm thơ, hay ngược lại, là thế mạnh của nhà
thơ khi chạm tới âm nhạc. Văn Cao đã nghe được từng câu thơ mình sắp viết, và
gương mặt Huế chợt hiện đầy một ám ảnh đau xót:
Từng mặt gương đau
Từng mảnh gương tan
Từng mảnh gương tan
Từng giọt từng giọt
như nước mắt lăn dài trên lòng phố, như nỗi đau nào tích tụ đã trăm năm, nghìn
năm. Sao lại thế, khi Văn Cao chưa phải đã sống nhiều với Huế?. Câu trả lời:
nhưng ông cảm nhận ngay được Huế, ông đã đi được vào lòng ruột Huế, sâu thẳm và
khuất khúc:
Giọt người chia ly
Giọt người yêu thương
Giọt nào không vương
Giọt người bơ vơ
Giọt người theo mưa về phố.
Giọt người yêu thương
Giọt nào không vương
Giọt người bơ vơ
Giọt người theo mưa về phố.
Khi thơ song hành
cùng âm nhạc, sức gợi của nó tăng lên rất nhiều. Cái "tiếng mưa đang đổ"
trong bài thơ chợt nghe như trong bài hát, và bài thơ bỗng chơi vơi. Chơi vơi,
đó là thần thái của bài Huế xưa, và biết đâu, cũng là thần thái của Huế.
Như muốn thoát khỏi một ám ảnh nặng nề, Văn Cao về phá Tam Giang và ở đó ông viết
bài thơ Ðêm phá Tam giang, một trong những bài thơ hồn hậu nhất của
ông.
Tôi ngủ trên mảnh lưới
Bên các anh thuỷ thủ
Gío gió gió biển vào
Mơ giấc mơ lạ.
Bên các anh thuỷ thủ
Gío gió gió biển vào
Mơ giấc mơ lạ.
Thanh Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét