Mỗi năm hoa đào nở
Ðấy là một thế hệ người. Mà nhiều khi chỉ còn dăm bảy người.
Lúc đầu, đông đúc, rôm rả lắm, nhưng mà cái gì cũng thế thôi, ngày càng thưa thớt
dần, quạnh quẽ dần...
Ông Vũ Ðình Liên dừng lại,
không nhìn vào tôi, ông nhìn đi đâu, xa chừng, hun hút:
- Tôi nói quạnh quẽ lắm,
nghe mà thương, anh ạ. Anh có thấy thương không, một lớp người họ từng ngồi vào
cái chỗ anh và tôi đương ngồi, nói cái chuyện anh và tôi đương nói, chuyện năm,
chuyện tháng, chuyện thời gian... Ðang nói vui vẻ thế thì tự nhiên hết năm, hết
tháng, và họ cũng hết nốt... Cho nên, bức xúc thì mình đã có sẵn, bây giờ chỉ lựa
chỗ để đưa họ vào, vào thật êm mà không bật ra:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Ðừng để câu thơ trống,
gánh một gánh chữ mà không làm được việc gì. Anh thấy tôi viết như chơi ấy. Thế
là đã có một ông đồ rồi đấy nhé. Bốn câu, câu nào cũng có nhiệm vụ văn học của
nó. Khác thể anh kéo ra một tấm màn sân khấu, tấm màn màu hoa đào hực hỡ, rồi
cho ông đồ lọt thỏm vào giữa. Mỗi năm nghĩa là năm nào cũng thế. Hoa ấy,
cứ đến tiết thì lại trồi. Người ấy, cứ đến tiết thì lại nở. Cho nên mới nói Lại
thấy ông đồ già. Cứ khoẳng chữ lên là gặp ông Đồ đang làm gì? Ông ta không làm gì ra trò. Ấy là tôi nói đã vào cái thời tàn. Ông cụ cứ loay hoay bày đặt. Ông
bò ra, giữa cái nhí nhố của cuộc sống này mà bày mực tàu giấy đỏ. Phố thì
đông, ông thì quạnh. Bày ra, là bày cái ở trong lòng ra giữa thanh thiên bạch
nhật. Như vậy thì ông phải trân trọng lắm, và cái chỗ ông ngồi bên mái phố là một
chỗ thiêng:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Ðấy là vào thời hạnh phúc
nhất của ông. Bao nhiêu người là đông người lắm. Tấm tắc ngợi
khen, không phải chỉ ngợi khen suông mà lời khen đọng lại trên khoé miệng, thầm
thì, nắc nỏm. Ðây là khổ thơ cao trào. Nó bắn lên như pháo hoa rồi tàn lụi dần.
Phượng múa rồng bay là vẽ vời ra lắm thứ ngoạn mục rồi trở về với hư vô:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Nhưng mỗi năm mỗi... Cứ
hiu hắt dần đi. Cây thì rụng lá, hoa thì rụng cuống. Thời gian làm một cuộc
hành trình đi về phía vô tận. Ông đồ, hững hờ mà cuống quít ném vào giữa đời một
câu hỏi, cũng chẳng là hỏi ai. Người thuê viết nay đâu? Hỏi thời gian? Hỏi
không gian? Không, không hỏi ai cả. Hỏi chính lòng mình, tức là hỏi cái quy luật
khắc nghiệt và buồn thảm. Trước câu hỏi ấy, giấy đỏ buồn không thắm, đỏ mà
lại không thắm thì đỏ cái nỗi gì? Và mực mài ra là để viết, chứ sao lại để đọng?
Ðọng không ngoài nghiên mà trong nghiên, vì thế cái nghiên cũng phải sầu!
Ðến đây, cái thời tàn nó
rõ mồn một:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Ông đồ, thì cứ vẫn ông đồ,
chứ chả lẽ ông gì? Ðâu thì lại ngồi đấy thôi. Dưới tấm màn mưa bụi, nghĩa là tấm
màn đan bằng những hạt mưa nhỏ tí xíu như là hạt bụi, bụi thời gian, ném vào
ông đồ từng đợt sóng lãng quên, ông bị va đập và níu kéo, bào mòn. Thôi rồi,
không còn thể thống gì nữa cái ông đồ, ông vẫn ngồi đấy, tưởng là định vị,
nhưng hình tượng hăm hở ấy cứ mờ nhoè, ngút ngấm... cho đến một lúc tả ra như
lá, như bụi mưa... Ngoài trời mưa bụi bay... Anh có thấy ra cái điều này
không? Bụi mưa, mưa bụi, nó thoảng thớt là thế, mà khắc nghiệt là thế. Nó ưu ái
bám lấy con người ta, nhào nắn, rút tỉa, nó cũng gạt gẫm và phỉnh phờ kia đấy,
cho đến một ngày, nó nâng bổng người ta lên, ném vào nơi ký ức xoá mờ...
Năm nayđào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Những người muôn năm
cũ, là những người không thể nào cũ hơn được. Những con người ấy bây giờ đang ở
đâu? Phàm ở đời, cái mới không ngừng nảy sinh, trong lúc cái cũ không ngừng tàn
tạ. Như thế nó mới là cuộc sống con người.
Bài thơ nó còn là cái chỗ
này: Làm một nơi cư ngụ mong manh cho hồi ức con người về một thế hệ đã tàn
phai, và đấy phải chăng là sứ mệnh của văn học?.
Ðông Trình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét