Một người tài hoa buồn bã
Một nguồn cảm hứng thuận tiện
Một thứ tiếng nói chờ đơm bông
Nở bùng tráng lệ ngân nga!
Lời ăn tiếng nói, người ơi!
Một người tài hoa buồn bã
Văn chương vẫn nhiều phong cách, trong đó có phong cách tài hoa. Nguyễn Du là văn nhân tài hoa số một. Cái nhất ấy là do nét bẩm sinh gặp điều kiện thuận lợi nên đã phát triển được đến tột đỉnh. Lớn lên ở Thăng Long, là con đại thần Nguyễn Nghiễm và em đại thần Nguyễn Khản, cậu thiếu niên công tử ấy đã tha hồ kinh nghiệm những gì thanh lịch nhất nước lúc bấy giờ. Đặc biệt, Nguyễn Khản vừa hết sức được lòng chúa Trịnh Sâm vừa là một người nổi tiếng thích ăn chơi đài các; trong bốn năm ở với anh sau khi mẹ mất, chắc chắn Nguyễn Du đã được “rèn” rất kỹ cái việc thưởng thức nghệ thuật hát xướng và đã có dịp tiếp xúc thân mật với bao nhiêu tài tử giai nhân. À, mà chơi gì chứ chơi hát thì nào chỉ có ở Thăng Long người Việt Nam xưa mới chơi thật kỹ. Bắc Ninh quê mẹ Nguyễn Du chơi quan họ “lở đất long trời”, Hà Tĩnh quê cha Nguyễn Du chơi hát phường vải cũng rất say sưa. Hẳn mỗi lần về quê đều tham gia tích cực lắm, nên mới có lần công tử họ Nguyễn “thác lời anh trai phường nón gửi cho cô gái phường vải” tha thiết thế chứ.
Đời đang vui như đám. Nhưng đám bỗng “rã” bất ngờ. “Mười năm gió bụi” ở quê vợ Thái Bình. Sáu năm tuy được “gió” đưa về quê cha nhưng cuộc sống vẫn rất “bụi”. Rồi bao nhiêu năm làm quan bất đắc dĩ.
Trời đem buộc một cái tài hoa già dặn hiếm có vào với một cái tâm lý buồn bã rất sâu đậm, là có ý gì chăng?
Một nguồn cảm hứng thuận tiện
Danh phẩm của Nguyễn Du xây dựng trên một cái truyện Tàu. Bên ta vừa qua một thời đại loạn, thiếu gì vật liệu tốt để hư cấu tiểu thuyết ly kỳ, tại sao Nguyễn đi vay? Vì kể chuyện bên ta nguy hiểm lắm. Triều Gia Long vẫn đang hết sức nhạy cảm đối với mọi lời thốt ra hoặc viết ra. Lỡ lời một chút, mất mạng như chơi! Thế tại sao người Tàu đời Thanh viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng, mà Nguyễn lại chọn một quyển lu mờ để làm hứng thơ? Vì như mọi người đều thấy, Kim Vân Kiều truyện có chứa đôi nhân vật mà tâm sự Nguyễn Du lấy làm cảm thông sâu sắc: Thúy Kiều với nỗi truân chuyên và Từ Hải với tâm lý bất đắc dĩ. Thiết tưởng cũng vì KVKT chứa rất nhiều tình huống đặc biệt kích thích đối với tâm hồn hết sức đa cảm của Nguyễn. Một tài thơ chót vót đang buồn muốn chết vớ được một cuốn tiểu thuyết vừa “mành hoa thoáng bóng ai” tâm sự mình lại vừa thật là lâm ly, coi chừng lịch sử thi ca Việt Nam sắp sửa đại biến động!
Một thứ tiếng nói chờ đơm bông
Vì giá trị của Truyện Kiều gắn bó chặt chẽ với giá trị của tiếng Việt, trước khi nói đến Kiều cần nói đến tiếng Việt. Bao nhiêu người đã nhắc đi nhắc lại rằng cái tiếng ta nói nó hay vô cùng, đẹp vô cùng. Nhưng nó được như thế từ bao giờ?
Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu một số văn bản quốc ngữ La-tinh xưa nhất, rồi kết luận: “Tiếng ta cách nay ba trăm năm không khác bây giờ bao nhiêu”.(1) Hai học giả khác căn cứ vào những văn bản chữ Nôm, đưa ra một khung ổn định ngữ pháp ngược về đến thế kỷ mười bốn.(2) Trước phát minh chữ Nôm không có bằng chứng, nhưng thử nghĩ: nếu vào đầu thời Bắc thuộc mà ngữ pháp tiếng Việt chưa ổn định thì tại sao sau hơn một nghìn năm tiếp xúc rất đáng kể với không ít người Tàu, rút cuộc tổ tiên ta vẫn nói một thứ tiếng về ngữ pháp phân biệt hẳn với tiếng Tàu??? Tưởng có thể chắc rằng cái lối đặt câu của cư dân nước Âu Lạc hơn hai nghìn năm trước không khác lối đặt câu của người Việt Nam bây giờ bao nhiêu. Tiếng nói như một thứ cây mọc lên từ đời sống. Thời Đông Sơn cây tiếng Việt đã đủ lớn để không tróc gốc trong cơn bão Bắc thuộc; thậm chí biết đâu đã chẳng nhờ bão mà lớn nhanh hơn trước nhiều. Lúc nào thì nó lớn đủ để có thể bắt đầu ra hoa?
Không tài nào biết được, vì ngay cả sau khi có chữ Nôm (3), hầu hết trí thức Việt vẫn chọn làm thơ bằng chữ Hán. Tiếng mẹ đẻ có thể đã già dặn lâu lắm rồi, chẳng qua bị những đứa con ưu tú làm ngơ khi sáng tạo văn chương. Từ lúc sẵn sàng đơm bông cho đến khi đầy hoa rực rỡ, cả một chờ đợi mỏi mòn cho cây tiếng kỳ diệu thân yêu! Kể ra, khi Nguyễn Du còn chưa viết Truyện Kiều thì tiếng Việt đã nở được hai đóa lớn và cũng đã thật đẹp. Nhưng nó vẫn háo hức chờ cái ngày xuất hiện một đóa có giá trị biểu dương nó thật đích đáng. Kỳ hoa ơi, muộn lắm rồi, nở mau đừng bắt Mẹ chờ lâu nữa!
Nở bùng tráng lệ ngân nga!
Cộng một thiên tài văn chương tài hoa buồn bã với một nguồn cảm hứng phong phú thuận tiện với một thứ tiếng nói đặc biệt thích hợp cho sáng tạo thơ, ta có Truyện Kiều.
Nguyễn Du sáng tạo Kiều như thế nào nhỉ? Như điển hình văn tiểu thuyết, tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân chứa mô tả tỉ mỉ về vô số vật và việc mà coi như không chứa chút cảm xúc đáng kể nào về những vật việc ấy. Nguyễn đọc rồi lược bớt vật việc đi, giảm bớt độ tỉ mỉ trong mô tả đi, thêm vào vô số cảm xúc hết sức tinh tế do chính mình nhập vai nhân vật mà tưởng tượng ra. Có thể hình dung KVKT như một khu đất. Nguyễn Du cắt giảm diện tích, dọn sửa cho bớt rậm rạp, rồi dựng lên một lầu thơ nguy nga, tráng lệ. Lầu xây cụ thể ra sao? Trước tiên cần quyết định hình thức. Nên chọn thể ngâm hay thể lục bát? Nửa sau thế kỷ 20, có nhà nghiên cứu văn học nhận xét xác đáng rằng thể ngâm rất thích hợp để diễn một tâm trạng, trong khi để kể chuyện thì thể lục bát nói chung hiệu quả hơn.(4) Chắc chắn xưa kia các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã biết rõ như thế rồi! Tiền bối của Nguyễn Du diễn tâm trạng cung nữ, chinh phụ, “tự nhiên” chọn bảy bảy sáu tám ảo não đung đưa, đến Nguyễn kể chuyện đời cô gái bán mình cứu cha hẳn cũng “tự nhiên” chọn sáu tám mây trôi nước chảy… Chọn thể xong thì bắt đầu thơ. Ai mà biết làm thế nào cho nên vần tuyệt tác thế. Chỉ biết hàng hàng châu ngọc vận dụng tối đa những đặc tính cơ bản của tiếng Việt là hết sức phong phú từ gợi cảm, sở hữu rất nhiều hư tự và có ngữ pháp uyển chuyển có khả năng liền da liền thịt (không phải ráp như tiếng Tây!) từ và từ lại với nhau thành thứ lời toàn thể, sinh động, hữu cơ…
Thực ra thơ không phải hình ảnh, mà là âm thanh. Vậy hãy hình dung lại.Truyện Kiều như một chuỗi chuông kỳ diệu phát ra âm thanh sống động ngân nga không dứt, truyền đi truyền lại những cảm xúc tuyệt vời của Nguyễn Du vào tâm hồn ta!(5)
Chuỗi tiếng chuông bất tuyệt này có đặc điểm hoàn toàn hòa nhịp với hầu hết ca dao. Nó hoành tráng, nhưng lại rất thân quen, như sóng lúa dập dờn, cánh cò bay lả… Nó “động đất trời”, mà lại “thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Nó chỉ cũ độ hai trăm thu thôi, nhưng lại “nghe như non nước vọng lời nghìn thu”. Bằng một “tiếng thơ”, “ai” rút cuộc đã thỏa mãn được ước mong của Mẹ muốn để lại cho “nghìn năm sau” một chút “của tin”.(6)
Lời ăn tiếng nói, người ơi!
Bằng văn chương trác tuyệt, Truyện Kiều “chứng” cho cái trình độ rất cao của văn hóa Việt Nam. Nó còn là bằng chứng văn hóa theo một cách thứ hai nữa đấy. Hãy để ý những lời ăn tiếng nói của các nhân vật. Nên nhớ rằng đây tuy là văn Nguyễn Du nhưng chắc chắn đại khái cũng chính là lời thường nói của tất cả mọi người xung quanh Nguyễn: cả một nền nếp ứng xử kỳ cựu hiện ra thành những trao đổi tế nhị lạ lùng, ngay đến hạng hạ lưu ăn nói cũng rất “nền”! Chuyện là chuyện bên Tàu, về chi tiết cụ thể có những cái bên ta không có đâu, thế mà các nhân vật Truyện Kiều cứ lời lời ứng xử cực kỳ lưu loát. Điều này chứng tỏ xã hội Việt Nam đã tiến hóa rất xa, người Việt Nam đã rất quen với những tình huống giao tiếp phức tạp. Chắc chắn tổ tiên ta tiến bộ như thế từ rất lâu trước Kiều, nhưng nhờ Kiều ta mới biết.
Một nguồn cảm hứng thuận tiện
Một thứ tiếng nói chờ đơm bông
Nở bùng tráng lệ ngân nga!
Lời ăn tiếng nói, người ơi!
Một người tài hoa buồn bã
Văn chương vẫn nhiều phong cách, trong đó có phong cách tài hoa. Nguyễn Du là văn nhân tài hoa số một. Cái nhất ấy là do nét bẩm sinh gặp điều kiện thuận lợi nên đã phát triển được đến tột đỉnh. Lớn lên ở Thăng Long, là con đại thần Nguyễn Nghiễm và em đại thần Nguyễn Khản, cậu thiếu niên công tử ấy đã tha hồ kinh nghiệm những gì thanh lịch nhất nước lúc bấy giờ. Đặc biệt, Nguyễn Khản vừa hết sức được lòng chúa Trịnh Sâm vừa là một người nổi tiếng thích ăn chơi đài các; trong bốn năm ở với anh sau khi mẹ mất, chắc chắn Nguyễn Du đã được “rèn” rất kỹ cái việc thưởng thức nghệ thuật hát xướng và đã có dịp tiếp xúc thân mật với bao nhiêu tài tử giai nhân. À, mà chơi gì chứ chơi hát thì nào chỉ có ở Thăng Long người Việt Nam xưa mới chơi thật kỹ. Bắc Ninh quê mẹ Nguyễn Du chơi quan họ “lở đất long trời”, Hà Tĩnh quê cha Nguyễn Du chơi hát phường vải cũng rất say sưa. Hẳn mỗi lần về quê đều tham gia tích cực lắm, nên mới có lần công tử họ Nguyễn “thác lời anh trai phường nón gửi cho cô gái phường vải” tha thiết thế chứ.
Đời đang vui như đám. Nhưng đám bỗng “rã” bất ngờ. “Mười năm gió bụi” ở quê vợ Thái Bình. Sáu năm tuy được “gió” đưa về quê cha nhưng cuộc sống vẫn rất “bụi”. Rồi bao nhiêu năm làm quan bất đắc dĩ.
Trời đem buộc một cái tài hoa già dặn hiếm có vào với một cái tâm lý buồn bã rất sâu đậm, là có ý gì chăng?
Một nguồn cảm hứng thuận tiện
Danh phẩm của Nguyễn Du xây dựng trên một cái truyện Tàu. Bên ta vừa qua một thời đại loạn, thiếu gì vật liệu tốt để hư cấu tiểu thuyết ly kỳ, tại sao Nguyễn đi vay? Vì kể chuyện bên ta nguy hiểm lắm. Triều Gia Long vẫn đang hết sức nhạy cảm đối với mọi lời thốt ra hoặc viết ra. Lỡ lời một chút, mất mạng như chơi! Thế tại sao người Tàu đời Thanh viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng, mà Nguyễn lại chọn một quyển lu mờ để làm hứng thơ? Vì như mọi người đều thấy, Kim Vân Kiều truyện có chứa đôi nhân vật mà tâm sự Nguyễn Du lấy làm cảm thông sâu sắc: Thúy Kiều với nỗi truân chuyên và Từ Hải với tâm lý bất đắc dĩ. Thiết tưởng cũng vì KVKT chứa rất nhiều tình huống đặc biệt kích thích đối với tâm hồn hết sức đa cảm của Nguyễn. Một tài thơ chót vót đang buồn muốn chết vớ được một cuốn tiểu thuyết vừa “mành hoa thoáng bóng ai” tâm sự mình lại vừa thật là lâm ly, coi chừng lịch sử thi ca Việt Nam sắp sửa đại biến động!
Một thứ tiếng nói chờ đơm bông
Vì giá trị của Truyện Kiều gắn bó chặt chẽ với giá trị của tiếng Việt, trước khi nói đến Kiều cần nói đến tiếng Việt. Bao nhiêu người đã nhắc đi nhắc lại rằng cái tiếng ta nói nó hay vô cùng, đẹp vô cùng. Nhưng nó được như thế từ bao giờ?
Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu một số văn bản quốc ngữ La-tinh xưa nhất, rồi kết luận: “Tiếng ta cách nay ba trăm năm không khác bây giờ bao nhiêu”.(1) Hai học giả khác căn cứ vào những văn bản chữ Nôm, đưa ra một khung ổn định ngữ pháp ngược về đến thế kỷ mười bốn.(2) Trước phát minh chữ Nôm không có bằng chứng, nhưng thử nghĩ: nếu vào đầu thời Bắc thuộc mà ngữ pháp tiếng Việt chưa ổn định thì tại sao sau hơn một nghìn năm tiếp xúc rất đáng kể với không ít người Tàu, rút cuộc tổ tiên ta vẫn nói một thứ tiếng về ngữ pháp phân biệt hẳn với tiếng Tàu??? Tưởng có thể chắc rằng cái lối đặt câu của cư dân nước Âu Lạc hơn hai nghìn năm trước không khác lối đặt câu của người Việt Nam bây giờ bao nhiêu. Tiếng nói như một thứ cây mọc lên từ đời sống. Thời Đông Sơn cây tiếng Việt đã đủ lớn để không tróc gốc trong cơn bão Bắc thuộc; thậm chí biết đâu đã chẳng nhờ bão mà lớn nhanh hơn trước nhiều. Lúc nào thì nó lớn đủ để có thể bắt đầu ra hoa?
Không tài nào biết được, vì ngay cả sau khi có chữ Nôm (3), hầu hết trí thức Việt vẫn chọn làm thơ bằng chữ Hán. Tiếng mẹ đẻ có thể đã già dặn lâu lắm rồi, chẳng qua bị những đứa con ưu tú làm ngơ khi sáng tạo văn chương. Từ lúc sẵn sàng đơm bông cho đến khi đầy hoa rực rỡ, cả một chờ đợi mỏi mòn cho cây tiếng kỳ diệu thân yêu! Kể ra, khi Nguyễn Du còn chưa viết Truyện Kiều thì tiếng Việt đã nở được hai đóa lớn và cũng đã thật đẹp. Nhưng nó vẫn háo hức chờ cái ngày xuất hiện một đóa có giá trị biểu dương nó thật đích đáng. Kỳ hoa ơi, muộn lắm rồi, nở mau đừng bắt Mẹ chờ lâu nữa!
Nở bùng tráng lệ ngân nga!
Cộng một thiên tài văn chương tài hoa buồn bã với một nguồn cảm hứng phong phú thuận tiện với một thứ tiếng nói đặc biệt thích hợp cho sáng tạo thơ, ta có Truyện Kiều.
Nguyễn Du sáng tạo Kiều như thế nào nhỉ? Như điển hình văn tiểu thuyết, tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân chứa mô tả tỉ mỉ về vô số vật và việc mà coi như không chứa chút cảm xúc đáng kể nào về những vật việc ấy. Nguyễn đọc rồi lược bớt vật việc đi, giảm bớt độ tỉ mỉ trong mô tả đi, thêm vào vô số cảm xúc hết sức tinh tế do chính mình nhập vai nhân vật mà tưởng tượng ra. Có thể hình dung KVKT như một khu đất. Nguyễn Du cắt giảm diện tích, dọn sửa cho bớt rậm rạp, rồi dựng lên một lầu thơ nguy nga, tráng lệ. Lầu xây cụ thể ra sao? Trước tiên cần quyết định hình thức. Nên chọn thể ngâm hay thể lục bát? Nửa sau thế kỷ 20, có nhà nghiên cứu văn học nhận xét xác đáng rằng thể ngâm rất thích hợp để diễn một tâm trạng, trong khi để kể chuyện thì thể lục bát nói chung hiệu quả hơn.(4) Chắc chắn xưa kia các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã biết rõ như thế rồi! Tiền bối của Nguyễn Du diễn tâm trạng cung nữ, chinh phụ, “tự nhiên” chọn bảy bảy sáu tám ảo não đung đưa, đến Nguyễn kể chuyện đời cô gái bán mình cứu cha hẳn cũng “tự nhiên” chọn sáu tám mây trôi nước chảy… Chọn thể xong thì bắt đầu thơ. Ai mà biết làm thế nào cho nên vần tuyệt tác thế. Chỉ biết hàng hàng châu ngọc vận dụng tối đa những đặc tính cơ bản của tiếng Việt là hết sức phong phú từ gợi cảm, sở hữu rất nhiều hư tự và có ngữ pháp uyển chuyển có khả năng liền da liền thịt (không phải ráp như tiếng Tây!) từ và từ lại với nhau thành thứ lời toàn thể, sinh động, hữu cơ…
Thực ra thơ không phải hình ảnh, mà là âm thanh. Vậy hãy hình dung lại.Truyện Kiều như một chuỗi chuông kỳ diệu phát ra âm thanh sống động ngân nga không dứt, truyền đi truyền lại những cảm xúc tuyệt vời của Nguyễn Du vào tâm hồn ta!(5)
Chuỗi tiếng chuông bất tuyệt này có đặc điểm hoàn toàn hòa nhịp với hầu hết ca dao. Nó hoành tráng, nhưng lại rất thân quen, như sóng lúa dập dờn, cánh cò bay lả… Nó “động đất trời”, mà lại “thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Nó chỉ cũ độ hai trăm thu thôi, nhưng lại “nghe như non nước vọng lời nghìn thu”. Bằng một “tiếng thơ”, “ai” rút cuộc đã thỏa mãn được ước mong của Mẹ muốn để lại cho “nghìn năm sau” một chút “của tin”.(6)
Lời ăn tiếng nói, người ơi!
Bằng văn chương trác tuyệt, Truyện Kiều “chứng” cho cái trình độ rất cao của văn hóa Việt Nam. Nó còn là bằng chứng văn hóa theo một cách thứ hai nữa đấy. Hãy để ý những lời ăn tiếng nói của các nhân vật. Nên nhớ rằng đây tuy là văn Nguyễn Du nhưng chắc chắn đại khái cũng chính là lời thường nói của tất cả mọi người xung quanh Nguyễn: cả một nền nếp ứng xử kỳ cựu hiện ra thành những trao đổi tế nhị lạ lùng, ngay đến hạng hạ lưu ăn nói cũng rất “nền”! Chuyện là chuyện bên Tàu, về chi tiết cụ thể có những cái bên ta không có đâu, thế mà các nhân vật Truyện Kiều cứ lời lời ứng xử cực kỳ lưu loát. Điều này chứng tỏ xã hội Việt Nam đã tiến hóa rất xa, người Việt Nam đã rất quen với những tình huống giao tiếp phức tạp. Chắc chắn tổ tiên ta tiến bộ như thế từ rất lâu trước Kiều, nhưng nhờ Kiều ta mới biết.
(1) Dẫn theo Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê trong Khảo
luận về ngữ pháp Việt Nam in lại trong Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê, quyển
III, nxb. Văn Học, 2006.
(2) Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, sđd.
(3) Ðào Duy Anh, Chữ nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, nxb. Khoa Học Xã Hội, 1975: “… đến đời Lý Cao Tôn chữ Nôm đã được cấu tạo với qui cách có thể nói là đầy đủ rồi, suốt các triều đại sau qui cách ấy vẫn không hề thay đổi”.
(4) Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, nxb. Quốc Học Tùng Thư, Sài Gòn, 1961-1965.
(5) Dĩ nhiên vì là một bài thơ kể chuyện nên không phải lời nào trong Truyện Kiều cũng là chuông, có lời chỉ là dây nối chuông, chẳng hạn, “Có nhà viên ngoại họ Vương”.
(6) Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu có những câu: “ (…) Tiếng thơ ai động đất trời, nghe như non nước vọng lời nghìn thu (…) Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Truyện Kiều, câu 356: “Của tin gọi một chút này làm ghi”.
(2) Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, sđd.
(3) Ðào Duy Anh, Chữ nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, nxb. Khoa Học Xã Hội, 1975: “… đến đời Lý Cao Tôn chữ Nôm đã được cấu tạo với qui cách có thể nói là đầy đủ rồi, suốt các triều đại sau qui cách ấy vẫn không hề thay đổi”.
(4) Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, nxb. Quốc Học Tùng Thư, Sài Gòn, 1961-1965.
(5) Dĩ nhiên vì là một bài thơ kể chuyện nên không phải lời nào trong Truyện Kiều cũng là chuông, có lời chỉ là dây nối chuông, chẳng hạn, “Có nhà viên ngoại họ Vương”.
(6) Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu có những câu: “ (…) Tiếng thơ ai động đất trời, nghe như non nước vọng lời nghìn thu (…) Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Truyện Kiều, câu 356: “Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Thu Tứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét