Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm: Một thời khai phá và những người đồng hành

Nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm: Một thời 
khai phá và những người đồng hành
  Vài nét tiểu sử nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm: 
- Tên thật : Ngô Tấn Thiền
- Sinh ngày 12/08/1944 tại Châu Đốc (Thất Sơn- Nam Việt)
- Tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn.
- Thơ văn được giới thiệu trên nhiều tạp chí văn chương trong và ngoài nước.
- Đã xuất bản riêng 14 tác phẩm, không kể có mặt trong hơn 40 tác phẩm
chung với bạn hữu.
- Chủ trương tạp chí và nhà xuất bản Khai Phá trước 1975.
- Hiện đang sống và viết tại Thư trang Quang Hạnh, Sài Gòn.
- Tác phẩm đã xuất bản:
- DẤU CHÂN VÓ NGƯỢC- tập thơ, Thể Hiện 1964.
- NGỌN GIÓ HƠI CUỒNG- tập thơ, (in chung Lưu Nhữ Thụy) Trình Diện
Tuổi Đất 1966.
- THƠ KINH TỰ-biên luận, NXB Khai Phá 1971.
- THIÊN THU CA- tập thơ, NXB Khai Phá 1972.
- NGƯỜI HÀNH GIẢ VÀ KHÚC TRƯỜNG CA SINH TỬ- tập thơ,
NXB Khai Phá 1974.
- TỔ ẤM- tập thơ, NXB Trẻ 1988.
- HIẾN DÂNG CÁT BỤI- tập thơ, NXB Mũi Cà Mau 1989.
- HƯƠNG LỬA- tập thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 1990.
- CHỚP BỂ MƯA NGUỒN- tập thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 1992.
- HOÀNG HẠC- tập thơ, Văn Nghệ Châu Đốc 2004.
- TRĂM NĂM NGÀN NĂM- tập thơ, Văn Nghệ An Giang 2008
- TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI tập I,(nhận định phê bình, NXB Thanh Niên,
tháng 02/2010)
- TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI tập II,(nhận định phê bình, NXB Thanh Niên,
tháng 12/2010)
- TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI tập III,(nhận định phê bình, NXB Thanh Niên,
tháng 12/2011)
- TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI tập IV,(nhận định phê bình, NXB Thanh Niên,
quý IV/2012)
Tác phẩm in chung:
- Gồm 40 tuyển tập thơ và văn
(Tiểu sử và hình ảnh do nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm cung cấp)
Lương Thư Trung (LTT):
Kính chào nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm,
Được biết quê anh gốc Thất Sơn-Châu Đốc, anh có thể nhắc qua một chút về làng quê của anh và những kỷ niềm thời thơ ấu mà mãi đến nay anh không thể nào quên được, thưa anh?
Ngô Nguyên Nghiễm (NNN):
 Bước vào ký ức để làm sống lại dĩ vãng của một thời yêu dấu vừa thoáng qua, thấy đó đã vội tan biến chớp nhoáng trong hư không, nhiều lúc dù tĩnh tâm nhưng cũng chợt cảm thấy bàng hoàng. Nhìn đi nhìn lại, thấm thoát hơn nửa thế kỷ trôi qua,dù đã xa nơi chôn nhau cắt rún, người tha hương trôi dạt phương xa nhưng trên vai vẫn quàng nặng gióng gánh hình ảnh núi xanh non thẳm, tiếng chim sơn dã run rúc trên ngàn, những chiếc mống vắt ngang lưng trời biên giới giữa buổi chiều tà tịch dương Khí hậu quê tôi được sinh trưởng giữa lưỡng nghi kỳ diệu, một dòng sông Hậu tiền tam giang xuôi chảy êm đềm bên cạnh một bình nguyên bát ngát hàng vài mươi ngọn núi thiêng, bao trùm bảy đỉnh thất sơn linh địa. Hơn 300 năm qua thời di dân lập ấp,tiền nhân thống thiết oằn vai gánh nặng bao nhiêu thống khổ, đào kênh vỡ đất, xây dựng cương thổ giữa vùng hoang thổ trăn gáy cọp gầm, nơi rừng thiêng nước độc muỗi kêu như sáo thổi đĩa lội như bánh canh.Chính vậy, giữa cuộc sống bủa vây mọi nguy hiểm rình mò, tai ương trời đất không ngờ trước được, đức tin là phương kết nối tâm linh cho yên lòng người sống. Không khí huyền đạo đã trải dài tận cùng trên từng bước đi, đạo giáo khai sinh cho tâm thức dân lành một chỗ dựa kiên cường trong mọi thử thách, trong đời sống hàng ngày,bên thiên tai,hay giữa giặc ngoại xăm…
    Hình như, tôi không bao giờ quên được những tiếng chim rúc trên ngàn, những buổi chiều vàng lang thang trên những con đường mòn sơn lộ. Hoa lá thảo dã rực rỡ sắc màu mọc đầy ven những con đường nhỏ len lỏi chân núi, màu hoa thì dân dã mà hồn hoa lại tinh khôi hồn hậu biết bao…Phưởng phất giữa không gian mộc mạc của núi rừng, loáng thoáng kỳ hương diệu hoặc ươm đầy trong khí hậu tinh sương.Từng những khóm hoa cúc dại vàng tinh anh bên gốc núi run nhẹ giữa cơn gió mơn man, hay lại là tâm khách tha hương chợt động  lòng cố xứ?Bên hàng rào gian nhà tranh phố núi khi tôi vừa tuổi thơ đồng ấu, giàn hoa dâm bụt nở bông đỏ rực, nghiêng xỏa từng cọng nhụy hoa e ấp đã đi sâu vào tiềm thức nhưdấu ấn thiên khai, ám ảnh tận cùng trong giấc ngủ sau nầy.Những giấc ngủ giữa những đêm trường tại hòn ngọc viễn đông, thấp thoáng giữa tiếng chim rúc trên sơn lộ, những cây gáo vàng vẫn rơi trái xuống khe, những khóm hoa cúc hắt hiu sơn dã, những cụm lục bình trôi thờ thẩn giữa dòng sông thơ ấu, những hàng dâm bụt đỏ thắm hồn người…

    Khách tha hương hình như vẫn chất đầy trong cõi nhớ, từng góc núi-con sông-tiếng chim bìm bịp gọi đùa con nước-từng ngôi trường cũ-từng tình thương yêu của song thân của thầy cô-từng khuôn mặt thanh tú của bạn bẻ-từng những buổi chiểu vàng làm thơ bên công viên- từng thơ thẩn đứng vớt ngàn cánh phong du xoay tròn trong gió nổi-từng những buổi nhớ nhung của tuổi mới lớn, để kéo dài sợi dây nghiệp chướng phù sinh đến tận hôm nay mà giật mình…tóc trắng như sương!!!
LTT:
Nghe anh kể quả  là một nỗi lòng hoài nhớ cố hương của anh như mới ngày nào, tha thiết biết bao và như vậy, làng quê anh vốn là một làng vùng “sơn dã” với dãy Thất Sơn chập chùng nơi vùng biên giới Việt-Miên. Vậy hồi xa xưa ấy, cách nay sáu bảy mươi năm, anh có còn nhớ những phong tục tập quán Tết Nguyên Đán ở vùng biên cương ấy có gì đặc biệt hoặc có những tục lệ nào khác với các nghi thức Tết cổ truyền nơi các làng quê vùng đồng bằng miền Tây Nam Việt của mình lúc bấy giờ không anh? Nếu có, nhân dịp những ngày đầu năm Quý Tỵ này, xin anh vui lòng kể lại vài tập tục Tết vùng Bảy Núi để bạn đọc nghe chơi anh Ngô Nguyên Nghiễm?
NNN:
Phía Đông Bắc thị xã Châu Đốc, một nhánh tam giang của dòng sông Hậu hiển hiện hai tiểu cù lao. Hướng về phương Đông là Cồn Tiên, một nhánh thổ cư chạy rẻ về vùng đất An Phú, Khánh An …nằm sát biên giới Việt Miên là đồng ruộng hoang sơ, chằng chịt lối nhỏ sông nước phân chia giới tuyến biên cương.Chênh về phương Bắc,tiểu cù lao Vĩnh Ngươn với đồng lúa bạt ngàn, hàng năm thường xuyên chìm trong mùa nước nổi.
   Chính vậy, đáp ứng trước thiên tai ngập lụt hàng bốn năm lũ lụt một lần, tràn ngập cả phố thị, và tại đây tương truyền sản sinh một giống lúa nổi, bất cứ mực nước dâng đến đâu, lúa vươn cao đến đó.Trời sinh trời dưỡng, mùa màng theo tập tục địa phương nhờ vậy như hàm ân huyền diệu cho người dân Bảy Núi. Thấp thoáng sau lưng vùng thổ nhưỡng Vĩnh Ngươn, là đầu nguồn của con kênh Vĩnh Tế, chạy dài sống lưng vùng đất biên cương
 Châu Đốc băng dọc xuyên ngang quần sơn giữa hai nước Việt Miên, phân chia lãnh thổ bằng đường biên giới nhân tạo nầy. Gần 200 năm về trước, khi về trấn nhậm vùng đất biên giới hỗn mang,khâm sai Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đã di dân lập ấp , trước cái nhìn sâu rộng của bậc thiện trí , con kênh Vĩnh Tế được hoàn thành dài gần trăm dặm, xuyên đến Hà Tiên,cộng nhiều công lao hãn mã và vong linh của dân phu,hầu an định
vùng đất thiêng liêng cho non nước.
Khi còn sinh tiền, song thân nhiều phen trong trà dư tửu hậu an lạc mà kể lại rằng. Thời gian Miền Bắc chiến tranh 1944-1945, đói kém người chết như rạ, trong Nam vẫn giặc giả, giáo phái … tạo dựng bè phái võ trang, cướp phá tràn đồng . Theo thời thế, gia đình lánh nạn về khu thủy điền Vĩnh Ngươn, trước lánh nạn và tìm một vùng hoang thổ làm đất lành lập nghiệp. Khu gia cư, là một chòi lá vách đất nằm cạnh ngôi chùa đại thừa.
Bên hông sân chánh điện, một cây đào tiên vươn cao đầy trái , rải rác quanh thiền tự và gác chuông là những khóm hoa dại đầy màu sắc bao quanh, như những cánh tay thiên khai nâng ngôi thiền tự như một đóa sen trăm sắc. Thân mẫu chuyển dạ, thai sinh hoàn tục bằng một hình hài nhỏ bé du phương trong lạc đạo…. Không khí cương thổ hòa quyện, giữa thời gian thấm thoát, song thân kể rằng , chập chửng bước đi khệnh khạng, đầu thì ba vá, chân đeo lục lạc, cứ mỗi tiếng chuông chiều bên cổ tự âm vang, là lục lạc reo liền nhịp nhở bước về thiền môn.
Tên tôi là vậy, nguyên quán khai sinh là vậy. Những con đường sơn lộ, hoa thảo dã, mống trời giữa hoàng hôn, thơ rơi giữa công viên, với tay nhặt từng cánh phong du xoay vòng trong cơn gió….hình ảnh thời hoa niên còn nhiều ngây dại giữa khí hậu sơn dã ngày còn cấp sách đến trường.
     Ngoảnh đi ngoảnh lại,thấm thoát hôn nửa thế kỷ, ngày niên thiếu còn tắm sông, làm thơ  tặng tri kỷ, tán hưng , đáo lạc , búng thun , nhảy cò cò, đáo lỗ,,, vẫn là hình ảnh trong sáng của nhà thơ ? Phong tục tập quán của mình là vậy, của người miền Nam là vậy, chắc cũng không khác gì với bạn bè vùng khác?
     Châu Đốc-Thất Sơn quy tụ phần đông người tứ xứ, quây quần trên một cứ địa thiêng liêng hồn hậu, tấm lòng trải dải như ruộng vườn bát ngát, thẳng cánh cò bay. Người dân sống trong đức tin giáo lý, chân chất và bảo bọc tận tụy chòm xóm, kể cả kẻ sa cơ thất thế phương xa trôi dạt tình cờ. Tập quán bất di bất dịch, nhân nghĩa tràn qua trái tim, lên ánh mắt. Có dịp, ngày về quê xưa, trên chuyến xe lục tỉnh, gió bụi phong trần phủ trùm cả cơn mê mỏi. Xe đò thản nhiên lướt đi, bên tai thoang thoảng bài Tống Tửu Đơn Hùng Tín, như tiếng nấc nghẹn tử sinh của nghĩa khí tình bạn ngàn đời. Đờn ca tài tử của vùng quê tôi, đã đi xuyên vào tập quán người miền Tây và hóa thân vào thần thức.
    Tập quán thì vậy, dù chỉ bộc bạch phần nhỏ, đi thưa về trình, con dại vẫn roi vọt dù trưởng thành…Chắc chắn phong tục giữa vùng đất an cư của bốn sắc dân Việt-Hoa-Miên-Chăm dù có sắc thái riêng, nhưng giữa bốn bề tình người, đồng lao cộng khổ trong nhiều thế hệ cộng sinh, vẫn có những tập tục hóa thân vào nhau, có những lễ lộc cùng tham dự như Tết Nguyên Đán…
     Người miền Tây nói chung, cư dân Bảy Núi nói riêng , Tết đầu năm âm lịch vẫn không bao giờ thiếu sót dựng nêu tại đình chùa, cúng quảy tổ tiên đất đai vương trạch những mâm ngủ quà, đưa Ông Táo rước Ông Bà, hoa mai vàng ngõ, lân pháo như một điềm lành, câu đối,dưa hấu bánh tét, tranh lục bình những chuyện xưa tích cũ nhân gian, dây bùa đỏ ,quần áo mới, rượu chè, chúc Tết và cờ bạc…Những chi tiết đơn thuần có thể là chi tiết chung của phong tục tập quán xa xưa biết có phai nhạt thời gian…!!!
LTT:
Qua lời anh kể về làng quê và tập quán nơi chôn nhau cắt rún, anh làm tôi nhớ có lần đã đọc được bài thơ của anh:“Ngày về Bảy Núi, ngồi trên đỉnh Bạch Vân uống rượu cùng bằng hữu chợt hiểu rằng”(*), ở đó nó có chút gì man mác buồn mà mênh mang một nỗi vấn vương về những khoảng đời phiêu bạt giang hồ và đến khi có dịp trở về nơi chốn cũ, một vùng núi cao quạnh quẽ giữa đất trời biên giới u tịch mà chừng như nghe trái tim mình cũng đang cùng nhịp đập với đất trời, cỏ cây, non ngàn... Bài thơ khá dài, mạch thơ liền lạc, hơi thơ khó dứt…
Anh NNN,
Rồi đến khi nào anh mới ra Châu Đốc học và anh mê làm thơ từ lúc nào?
NNN:
Bước vào nghiệp văn chương hầu như chẳng khác với các bằng hữu văn nghệ, bởi ngoài sự đa cảm sẵn có hình như ẩn hiện một cách mặc nhiên trong tiềm thức.Chính vậy, khoảng không thời gian định vị cho bước đầu của kẻ làm thơ chắc chắn không ý niệm một xác suất chính thống. Những năm đầu thập niên 50 thế kỷ XX, từ trường làng bước tập tểnh vào ngôi trường nam tiểu học Châu Đốc, ngôi trường khang trang cổ xưa với dãy tường gạch , ngói đỏ nằm ven một nhánh sông Hậu. Gia đình nội ngoại quy tụ về một khu đất hoang, nằm giao thoa ven lộ trình đường độc đạo vào núi
Sam và khu đường sắt hỏa xa mà người địa phương thường gọi đường xe lửa. Tam đại đồng đường khu trú trên vuông đất chia làm ba ngôi nhà lá nhỏ theo thế chân vạc, nội ngoại hai gian đối diện với gian nhà vách ván của song thân. Năm học lớp nhứt trường Nam tiểu học, ký ức còn ghi lại chút hiểu biết và hàm âm những công lao gian khổ của gia đình, trong giai đoạn đất nước phân chia tam kỳ, thù trong giặc ngoài, quê hương cuồng rối tang thương. Gia đình nội ngoại thuộc giai cấp nghèo khổ, song thân chạy từng miếng ăn bằng tất cả sức lực và tài hoa trời phú, cật lực lao động đánh đổi sự sống chân chánh cho hằng ngày hằng bữa đạm bạc…Nội ngoại tôi đều là người bạch đinh, không biết đến một chữ cái quốc ngữ. Tuy nhiên trong tâm thức thì tràng giang đại hải những câu ca dao hò vè và những cốt truyện kỳ tích kim cổ kỳ quan, kim vân kiều, lục vân tiên, thi ca sấm giảng….Những buổi trưa hè hiu hiu nắng gió, buổi se lạnh tàn đông, những chiều tàn vắng lặng… tổ phụ thường nghêu ngao những vần thơ hay sấm giảng bằng giọng nói thơ đặc thù của sông nước đồng bằng , khiến không gian chợt u hoài quánh đặc trong giai điệu quan hoài khó tả, có lẽ chỉ người
trong cuộc mang nặng tâm thức thuở ấu thơ mới hiểu thế nào là sự nghẹn ngào của kỷ niệm.
Tôi thường ngồi học bài bên khung cửa sổ, bên ngoài một khóm hoa dâm bụt vươn cành nghiêng nghiêng hàng chùm hoa đỏ rực rung rinh trước gió.Thỉnh thoảng hàng âm thanh thơ phú sấm giảng lại phủ đầy đặc quánh cho tiềm thức kẻ hậu bối sau nầy. Mồ hôi cha ông chảy dài trên trán rộng, gian lao khổ cực của người dân nhược tiểu hàng ngàn năm lệ thuộcngoại bang, còn gì ngoài văn hóa và ý thức? Năm đó, lớp nhứt đó, tôi cảm thức một cáchnon trẻ nhìn thấy bao nhiêu cộng lực lao khổ của gia đình, hình như bài thơ đầu tiên đượcsáng tác một cách cách điệu, bằng sự thắm nhập từ những câu ca dao,truyện thơ mà hàng ngày nội ngoại nghêu ngao truyền bá vô tình. Bước vào ngưỡng cửa trung học, trường trung học Thủ Khoa Nghĩa năm 1956, là một quãng đường dài từ đệ thất đến đệ tứ, ngoài những
môn học chánh, việt văn và hán văn in sâu tiềm thức tôi bóng dáng những sư phụ hiền giả,thường xuyên gọi tôi dịch những bài thơ hán nôm hay lên bảng đen làm thơ tốc hành!Có thểđó là khoảnh khắc định mệnh đã an bày cho một người làm thơ ?
Quê tôi với khí thiêng sông núi, người tài hoa cũng không khá nhiều như những địa phương khác. Về tập quán phong tục học, địa phương chí, văn học, tín ngưởng, thi ca … phải kể nhiều tiền bối học già quán triệt sâu sắc, nhiều công lao nghiên cứu, giới thiệu tác phẩm biên khào hơn nửa thế kỷ nay, hoặc nhiều phen bôn ba hài ngoại tham dự nhiều cuộc thuyết trình quốc tế. Đến nay, không thể quên được công lao những hiền giả như học giả Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Văn Kiềm, Liêm Châu, Lâm Tâm… và gần đây nhứt với người kế thừa của dòng nghiên cứu nầy là Nguyễn Hữu Hiệp, Trịnh Bửu Hoài, Nguyễn Bạch Trúc, Nguyễn Phước Sanh .... Nhiều năm qua, tôi thật tâm chú ý và thán phục quá trình biên khào của quý hiền giả, mặc dầu người viết cũng dành chút tâm trí nghiên cứu, nhưng hiện tại tài mọn chưa
thể sánh kịp tiền hiền, nhưng cũng hy vọng sẽ là ngọn lửa soi tìm được một vóc dáng kiên định là tác giả Châu Đốc học mà tri kỷ mong chờ. 
LTT:
Được biết anh là người chủ trương tạp chí Khai Phá, vào những năm đầu thập niên 1960, xin anh chia sẻ một chút về sự ra đời của tạp chí này. Mục tiêu của tạp chí là gì, chỉ thuần văn chương nghệ thuật hay còn mục đích nào khác  không, chẳng hạn như  về văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán nơi miền Thất Sơn- Châu Đốc mình? 
NNG:
 Trong giai đoạn thập niên 60-70 thế kỷ vừa qua, thời gian đất nước còn trongbước đầu phôi thai độc lập, cái độc lập giả tạm của cả hai phía quốc nội, và cái áp đặt tiềm tàng mưu đồ của nước ngoài, đã khiến quê hương nhiều nghiêng ngửa điêu linh hơn là được hưởng thanh bình. Hàng triệu người di tản cuồn cuộn trôi dạt về phía Nam,người ta nhân danh lý tưởng tạo dựng chiến tranh bằng ý thức hệ được gắn danh hiệu dân tộc, đã đưa đẩycuộc chiến tương tàn 20 năm qua, hàng triệu người dân chôn vùi trong đạn bom …đến nay, cũng tràn đầy nỗi đau không xóa nhòa được.Tình trạng hoang tàn hàng ngày phơi diễn khắp nơi trên đất nước, tuổi trẻ với tâm hồn quật cường với lịch sử gần 5000 năm, không thể giữ im lặng cho một ý thức, không hành động tích cực được, chính vậy ngòi bút, và sáng tạo bằng văn chương là hiện hữu nhất. Văn nghệ lấn dần vào cuộc sống hiện tại, hình tượng chân thật thảm thiết cho tuổi trẻ và nghệ thuật.Từ đây, phát sinh trên khắp các tỉnh thành từ QuảngTrị dài xuống Huế, Quảng Nam, Tuy Hòa, Kom Tum, Đà Lạt, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Sài Gòn, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Đốc…xuất hiện đông đủ bằng hữu văn nghệ trên các tạp chí vận động tự lực. Cứu cánh của
các tạp chí giống nhau trước tương lai đất nước và phần đông anh em văn nghệ có chungmột ý niệm , tạo dựng tiếng nói lớp người trẻ, phát huy qua tờ tạp chí văn học nghệ thuậtquan niệm văn nghệ và đời sống. Sự ra đời của Tạp Chí KHAI PHÁ cũng nằm trong quan điểm chung như vậy. Tuy nhiên, với nét nhìn về tư hướng sáng hóa sáng tạo nghệ thuật của KHAI PHÁ có nhiều tư tưởng riêng biệt , ngoài khơi dựng lại những giá trị văn học văn  nghệ cần được gìn giữ, còn cần tạo dựng một khuynh hướng sáng hóa nghệ thuật cách tân.
  Chính vậy,KHAI PHÁ chọn nhiều chủ đề cho từng số báo như KP1 Nhìn Văn Nghệ Trong Tình Thế Hiện Tại, KP 2 Con Đường Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Trong 10 Năm Qua, KP 3 Thế Trăm Hoa Của Văn Nghệ Miền Nam, KP 4-5 Hiện Tượng Vong Thân Của NgườiCầm Bút … và bản thảo KP 6 Vấn Đề Dân Tộc Tính Trong Nghệ Thuật ..v…v..Ngoài chù đề gồm nhiều cây viết cật lực cho mỗi số báo, sáng tác thơ văn nhạc họa biên khào nghiên cứu phê bình nghiên sâu về phong tục tập quán, ca dao hoạt kê tiếu lâm, nghệ thuật nhân gian, còn đề cập đến các loại hình văn chương nhi đồng, âm nhạc ,nghệ thuật tượng hình,nghệ thuật sân khấu di sản văn hóa độc đáo của dân tộc.
  Dựng luồng sinh khí nghệ thuật mới là chủ trương và hướng đi lâu dài cho KHAI PHÁ được hòa nhịp trong vườn hoa văn nghệ phía Nam đến tận hôm nay….
Bìa các tạp chí Khai Phá số 1, số 2 và số 3
(Do nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm cung cấp)
LTT:
Về việc phát hành, điều hành, tạp chí  Khai Phá có phát hành lên tới Sài Gòn, ra Miền Trung hoặc các tỉnh Miền Tây hay chỉ phổ biến trong địa phận tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên? Khai Phá có gặp trở ngại nào về bài vở, in ấn, và các tác giả cộng tác không?
NNN:
Thời kỳ phân hóa nầy, quê nhà hứng chịu nhiều trận chiến dầu sôi lửa bỏng, các phương tiện giao thông từ tỉnh thành nầy đến tỉnh thành kế cận, dù chỉ khoảng 50-70 cây sốnhưng sự di chuyển bằng xe cơ giới cũng mất cả ngày, thư từ bưu phẩm lưu thông nhiều lúc cả tuần đến 10 ngày là chuyện thường. Chính vậy, khi hoàn thành xong số báo nào, kế hoạch gởi bưu điện của KHAI PHÁ lúc nào cũng từ 5 ngày hoặc 1 tuần trước khi quảng cáo trên báo chí lớn Saigon (nói rõ thêm, hầu hết giới thiệu miễn phí). Tạp chí KHAI PHÁ vinh hạnh được bằng hữu văn nghệ người một tay giúp phát hành trên khoảng 20 tỉnh thành đất nước, mà không nhận lợi nhuận nào. Đà Nẳng có Nguyễn Huy Chương- Đoàn Minh Hải, Tuy Hòa có Hoàng Đình Huy Quan, Quy Nhơn có sự trợ giúp của Đặng Tấn Tới, Đà Lạt có Ngọc Thùy Khanh, Pleiku-Kontum có Kinh Dương Vương-Lâm Hảo Dũng-Nguyễn Bạch
Dương, Biên Hòa có Nguyễn Tất Nhiên hồn nhiên bảo trợ, Long Xuyên có Trịnh Bửu Hoài, Châu Đốc dưới sự điều hành của Trần Biên Thùy- Thái Văn Sơn, Ba Xuyên có Triều Uyên Phượng, Vĩnh Bình đảm đương của Tô Nhược Châu phát hành, Vĩnh Long thì Trần Mộng Hoàng chăm chút lo toan, Cần Thơ-Chương Thiện có Ưu Thức- Trần Kiêu Bạt, Rạch Giá có Trương Quang Vinh,Long An được nhà thơ Phạm Trích Tiên gánh vác, Tây Ninh phải nhờ vả Sa Chi Lệ khai thông…Như vậy, KHAI PHÁ hiện diện gần 20 tình thành đất nước, với những hy sinh đồng lao cộng khổ của bạn bè văn nghệ, phải chăng đó là những trái timđầy nghiệp chướng và tình người. Cũng như các tạp chí bạn, KHAI PHÁ có nhiều trở ngạitrên bước đường vận động tân lập sáng hóa nghệ thuật góp phần với quê hương…
LTT:
Tạp chí Khai Phá đình bản năm nào? Các tác giả viết cho Khai Phá ngày ấy, nay còn lại những vị nào và các vị ấy còn tiếp tục trước tác không?
NNN:
Quyết định đình bản Tạp chí KHAI PHÁ để chuyển sang Nhà Xuất bản cũng nằm trong kế hoạch dự phòng cùa nhóm chủ trương trước diễn biến pháp lý và thời cuộc .Song song với việc ấn hành KHAI PHÁ 4+5 với giấy phép tháng 9/1971, đã mang thầm một trọng trách xuất bản các tác phẩm văn nghệ của bằng hữu như bước tiến khẳng định cho hướng đi dấn thân mãnh liệt hơn.Một phần góp mặt đưa tiếng nói chân tình của tuổi trẻ với tình thế văn học nghệ thuật hiện tại, một phần giới thiệu sâu rộng hơn các tác phẩm tài hoa của anh em văn nghệ, trong giai đoạn hiện giờ anh em không có thời gian để tạo lập cho mình kịp lúc ra mắt những đứa con tinh thần đã cưu mang. Bước vội qua thời gian, vì tìnhthế cấp bách nên sự tính toán nầy, giúp KHAI PHÁ vượt thoát nhiều sự kiện có lúc xem như bất khả kháng. Vô hình chung KHAI PHÁ đi trước một bước lịnh báo chí phải đóng ký quỷ để nhận giấy phép tạm thời cho các dạng báo chí , 2 tác phẩm được xuất bản đánh dấu sự góp mặt trang trọng của Lâm Chương với thi phẩm Loài Cây Nhớ Gió và tác phẩm biên luận Thơ Kinh Tự của Ngô Nguyên Nghiễm về dòng thơ mới tại Việt Nam. Sang năm 1972, chiếc áo tạp chí KHAI PHÁ thắm đầy trí tuệ của anh em văn nghệ trẻ đầy nhiệt tâm tạm thời hóa thân về một cứ địa an lành hơn: Nhà Xuất bản KHAI PHÁ nối tiếp vai trò văn nghệ khi ngộ biến tùng quyền, chính vậy vô hình chung từng khuôn mặt độc đáo văn nghệ được giới thiệu trân trọng.
 Hiện nay, thời gian trôi qua hơn 40 năm dài, nhiều bằng hữu đã tiếp nối đi vào vĩnh cửu như Tô Nhược Châu, Nguyễn Bạch Dương, A Khuê, Vũ Hữu Định, Phan Nhự Thức, Thái Văn Sơn, Nguyễn Lệ Tuân, Châu Thành Thơ, Thụy Miên, Triều Uyên Phượng, Mai Văn Cương, Tô Đình Sự, Chóe, Ngọc Thùy Khanh, Nguyễn Phước Sanh, Lộc Vũ, Phạm Hữu Quang,Trần Kiêu Bạt, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Mai,Phạm Yến Anh,Nguyễn Tôn Nhan, Hoài Giang Lê Bá Diệp,Nguyễn Lang Quân, Dương Trữ La, Nguyễn Phan Thịnh, Ưu Thức…
 Anh em hiện tiền trước thời cuộc phân hóa hiện sanh sống rải rác khắp cùng hành tinh nầy ,phần đông đều bước qua ngưỡng cửa đáo tuế với tâm hồn thênh thang rộng mở trước cõi phù đồ đầy trí tuệ và sáng tạo khôn cùng. Mọi người đang trải rộng tác phẩm trước tuế nguyệt, nhìn quanh nhân dáng vòi vọi bằng hữu chợt thấy như Lâm Hảo Dũng, Phạm Nhã Dự, Phan Bá Thụy Dương, Trần Văn Sơn, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Lê La Sơn, Trần Phù Thế, Nguyễn Cát Đông, Huyền Vân Thanh, Nguyễn Minh Thanh, Song An Châu, Hoài Ziang Duy, Trầm Mặc Nghệ Thế, Lâm Hảo Khôi, Cao Thoại Châu, Trần Tuấn Kiệt, Trần Yên Thảo, Đoàn Minh Hài, Trịnh Bửu Hoài, Phù Sa Lộc, Yên Uyên Sa,Hạc Thành Hoa, Mặc Tuyền, Phạm Trích Tiên, Yên Bằng, Rừng-Kinh Dương Vương, Lê Triều Điển, Trần Mộng Hoàng, Minh Nguyễn,Lê Trúc Khanh, Trần Biên Thùy, Nguyễn Thành Xuân,Lưu Vân, Chu Ngạn Thư, Kim Đan…
   Nỗi nhớ đong đầy với nhiều kỷ niệm đầy vơi, loáng thoáng trong gió bay về những khuônmặt thời gian chất chồng trong trí não. Những tâm hồn đã vác nghệ thuật trên đôi vai tuổi trẻhiến dâng hết tâm thức cho quê hương, chính thức vang vọng tiếng nói chánh kiến đi vào lịch sử và nghệ thuật .
LTT:
Còn nhà xuất bản Khai Phá thì sao, thưa anh NNN? Lúc bấy giờ nhà xuất bản của anh có in tác phẩm nào cho các tác giả cộng tác hoặc các tác giả khác trong vùng không? 
NNN:
Luật báo chí thực hiện năm1972, áp dụng ngân sách ký quỷ lớn khiến nhiều
nhật báo, tạp chí…đứng trước cửa ngõ tự đình bản. Sau những thăm dò bàn thảo, KHAIPHÁ chuyển sang Nhà Xuất bản, một vị trí hóa thân bất đấc dĩ, nhưng qua một thời gian chuyển biến vai trò mới cũng ổn định dần, nhìn chung kết quả cũng có phần tuyệt diệu. Thực hiện chủ trương tờ tạp chí KHAI PHÁ, ngoài khơi hoạt cách tân nghệ thuật và đi sâu vào giới thiệu nghiên cứu về phong tục tập quán, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệuđịa phương chí về vủng Thất Sơn linh địa…. nên từ tờ tạp chí cũng đã mở rộng cửa ngõ chào đón bằng hữu khắp nơi. Chủ trương nầy di chuyển sang Nhà Xuất bản với hoài vọng khám phá và nhân sâu rộng nhân dáng bằng hữu văn nghệ khắp miền.
Nhà Xuất bản KHAI PHÁ, ngoài hình thức giới thiệu khoảng gần 30 tác phẩm nội bộ như hình thức ấn phẩm Nhà Xuất bản Con Đuông, mỗi tác phẩm khoảng 50 quyển, không phép.
  Còn chánh thức có giấy phép xuất bản Sở Phối Hợp Nghệ Thuật tổng cộng 21 tác phẩm:
1/ LOÀI CÂY NHỚ GIÓ, thi phẩm Lâm Chương, 1971
2/ THƠ KINH TỰ, biên luận Ngô Nguyên Nghiễm, 1971
3/NAM HOA, thi phẩm Nguyễn Thành Xuân,1972
4/ĐIỆU BUỒN CỦA CHÚNG TA, thi phẩm Hà Thúc Sinh,1972
5/THIÊN THU CA, thi phẩm Ngô Nguyên Nghiễm,1972
6/VƯỜN DĨ VÃNG , thi phẩm Trần Văn Sơn
7/BÀI THƠ CÕI CHẾT, thi phẩm Thụy Miên, 1972
8/ BIÊN THÙY TRUYỆN KÝ, truyện ký Liêm Châu, 1973
9/ NGÔI NHÀ CHO NGƯỜI TRỞ VỀ, thi phẩm Nguyễn Huy Chương,1973
10/ RƯỢU NGƯỜI VÀ CẢNH VẬT, thi phẩm PhạmTríchTiên,1973
11/ THƠ TÌNH TRỊNH BỬU HOÀI, thi phẩm Trịnh Bửu Hoài,1974
12/ LÊN ĐỒI HỨNG BÁT TRĂNG VÀNG, thi phẩm Nguyễn Thành Xuân,1974
13/ TẾ BÀO, tập truyện Lưu Nhữ Thụy,1974
14/ NGƯỜI HÀNH GIẢ VÀ KHÚC TRƯỜNG CA SINH TỬ, thi phẩm Ngô Nguyên Nghiễm,1974
15/ NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TÌNH YÊU, thi phẩm Trịnh Bửu Hoài,1974
16/ THỦ ẤN HỌA VỚI KỸ THUẬT SÁNG TẠO BẰNG CHẤT LIỆU SÁNG TẠO MỚI, hội họa Phan Tấn Nam,1975
17/ DÙ NGƯỜI LÀ AI XIN HÃY ĐẾN, thi phẩm Trần Kiêu Bạt, 1975
18/ NGÀY ĐI THƯƠNG SỢI KHÓI BÊN NHÀ, thi phẩm Lâm Hảo Dũng1975
19/ NGỌN CỎ KHÔ TRÊN VUÔNG ĐẤT ĐEN, thi phẩm Thụy Miên,1975
20/ TÌNH YÊU SỢI KHÓI MONG MANH, truyện Minh Nguyễn, 1975
21/ CÓ PHẢI THUNG LŨNG BUỔI CHIỂU, thi phẩm Nguyễn Thị Phiên,1975 
  Riêng 5 tác phẩm thơ văn (17-21) đang in tại 3 nhà in chưa kịp ra mắt bằng hữu và bạn đọc hóa thân thành giấy vụn sau ngày 30/4/75 !!! 
Bìa một số các tác phẩm do nhà xuất bản 
Khai Phá ấn hành trước năm 1975.

(Do nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm cung cấp)
LTT:
Với ba tác phẩm của anh do nhà xuất bản Khai Phá ấn hành:
- THƠ KINH TỰ, biên luận, NXB KHAI PHÁ 1971
- THIÊN THI CA, thi phẩm, NXB KHAI PHÁ 1972
- NGƯỜI HÀNH GIẢ VÀ KHÚC TRƯỜNG CA SINH TỬ, thi phẩm, NXB KHAI PHÁ 1974
Ngoài ra anh còn có các tác phẩm in sau này nữa. Nếu phải nhìn lại ba tác phẩm thời Khai Phá của mình, anh có cảm tưởng gì về ba đứa con được chào đời những năm 1971-1974 ấy?
NNN:
Các tác phẩm tôi chào đời trong những giai đoạn không gian thời gian khác
nhau, nhưng bao giờ cũng nằm trên một quan điểm nghệ thuật riêng biệt. Tất  nhiên, dù cùng sáng hóa trong tư thức chung, nhưng sự đột biến trong từng tác phẩm đều là những ý niệm ngộ (nhìn thấy) trong thời điểm hoạt hóa nhất thời, ngay giai đoạn sáng tác. Sự trung chánh với tác phẩm, mỗi nghệ sĩ đều thể hiện tùy quan điểm và bản chất hành hiệp.
  Khi đức Cồ Đàm khẻ giơ cành hoa trước rừng tỳ kheo và thiện chúng, hằng hà sa số thanhvăn duyên giác … đứng dài tới đỉnh núi Linh Thứu, kỳ diệu thay chỉ một mình Ca Diếp im lặng khẻ mĩm cười. Chính vậy, tác phẩm của người sáng hóa văn hóa văn học nghệ thuật cũng phải hiện thân của một hóa đạo tuyệt vời. Năm nầy tháng nọ không thời gian và vật thể có thay đổi, nhưng sự biến chuyển trong cuộc đời chỉ phù du, chính vậy ngôn ngữ cũng
không ngoại vòng thoi. Tôi tâm đắc những gì từ hư không có được, nhưng không xem đó là là một sự vĩnh cửu…Tác phẩm chỉ là chứng nhân, như đóa hoa tinh khôi giăng mắc trên đoạn đường người lữ khách đi ngang qua trong cuộc hành trình dã ngoại của đời sống. Đánhdấu như sự thiên di của một ngôi sao lẻ loi đầy ngoạn mục,và bất chợt thấy mình nhỏ nhoigiữa không gian hằng hà tinh tú. Cái nhỏ nhoi đó cũng bất chợt được hóa hiện vào ngôn ngữ rơi rớt lại thành tác phẩm bấy giờ tại một nơi cố định, trong khi người nghệ sĩ vẫn thản nhiêncuốn trôi theo ngọn gió luân lưu về hướng không vô định…
LTT:
Đó là công việc làm báo của anh với một thời tuổi trẻ cách nay hơn nửa thế kỷ và ngày nay được biết anh đang dồn hết thời giờ cho công việc biên soạn bộ sách “TÁC GIẢ, TÁC PHẨM- NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI”.Trải dài qua thời gian hơn nửa thế kỷ, những “người đồng hành quanh tôi” của anh chắc là nhiều lắm! Vậy có thể xin anh vui lòng chia sẻ một chút về công trình biên soạn bộ sách này, khởi công lâu chưa và nay đã hoàn tất được mấy mươi phần trăm rồi, thưa anh? 
NNN:
Trải qua biến cố định mệnh của lịch sử, người đàng trong và người đàng ngoàinhư đang đứng hai bên bờ vực, nhìn nhau như những người ngoại quốc, kẻ thì rục rè ôm hếtmọi sợ sệt ẩn ức canh cánh trong lòng, người thì ngông nghênh dốt nát của kẻ chiến thắngđàn anh. Cả xã hội của con người cùng một dòng máu, cùng một tổ tiên lại như những kẻ nội thù khác biệt trời vực tư tưởng và đời sống… Thời gian trôi dài tiệm tiến một cách khắcnghiệt đối mặt chan chát về văn hóa ,tín ngưỡng, kiến thức, tập tục…khiến người dứt khoátlàm thuyền nhân vội vã ra đi về hướng tự do, kết cuộc gần một triệu người hóa thân trên thủy mộ quan. Người ở lại đối mặt học tập trong và ngoài trại tập trung khắc nghiệt, có biết bao nhiêu thân phận bỏ xác rừng sâu, kinh tế mới…
Âm ba của cuộc đổi đời bất chợt khiến dân thường cũng ngửa nghiêng trong cơn xoáy dị kỳ, huống hồ những kẻ làm văn nghệ mang nặng cả một trời đột biến của nghệ thuật trong tâm hồn. Hơn 13 năm lặng lẽ ngồi trong thư trang nhìn ra cuộc đời đang diễn kịch ngoài sân, khi quyết định ra mắt thi phẩm TỔ ẤM, rảnh rang nhiều lúc ngồi soạn sách vở tài liệu lưutrữ, ý nghĩ chợt thoáng về ý niệm tử sinh, với biết bao bằng hữu tài hoa chợt rơi rụng từ chântrời định kiếp hoang dại nào! Tài liệu chất chồng theo thời gian gần nửa thế kỷ, từng hình ảnh, từng chữ ký, từng dòng chữ , từng tác phẩm tim óc… ám ảnh tôi suốt lộ trình dài hơn10 năm sau đó. Đến đầu thiên niên kỷ XXI, tôi vội vã hình thành trong quan niệm sơ khai là gom hết những tinh hoa của anh em văn nghệ, như là nhốt thời gian và không gian lại để ảnhtượng chân phương văn hữu đã nhiều phen cộng sinh cộng tử trên bước đường văn chương,hội tụ lại trong một khu vườn hoa nghệ sĩ đầy sắc màu và đầy ân tình. Sự ra đời bộ sách nhận định phê bình “TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGƯỜI ĐỒNG HÀNH QUANH TÔI” từ ý niệm như thế.
   Trải dài hơn 50 năm hành hiệp giang hồ trên con đường văn học nghệ thuật, làm bạn vớikhông biết bao nhiêu bằng hữu kỳ tài trong thiên hạ. Nhiều lúc, nhìn đi nhìn lại bất chợt nghe thấy anh em lần lượt rời bỏ cuộc đời, khiến lòng chao đảo như vấp phải nghịch cành chua xót quá, trong lúc nhiều bạn bè chưa một lần nhìn được sự ưu ái quy hồi trong suốt cuộc sống hy sinh tâm huyết cho nghệ thuật. Cảnh ngộ tang thương của một dân tộc hiền hòa suốt gần 5000 năm văn hiến, thì hình ảnh thương hải tang điền với tiếng gọi đò thốngthiết trong cơn mơ, có làm giật mình với thời gian và sự biến đổi tàn nhẩn của thiên nhiênvà lòng người ?
   Con đường văn nghệ trước mặt với bao nhiêu bằng hữu tâm giao  trong suốt cuộc đời nầy, hình như vẫn còn thênh thang xa vắng quá. Vì thế, không thể nằm chờ đợi mùa sung, lữ khách phải cố vác hành trang nặng trĩu trên vai băng đồng vượt suối tìm người tri ngộ…
  Với tài liệu ngồn ngộn gìn giữ trân trọng trong thư trang suốt nửa thế kỷ qua, phải chăng là một phương tiện căn phần định trước, giúp thu ngắn đoạn đường tìm người tri ngộ. Đến nay,bộ sách TGTPNĐHQT trước đây dự định 6 tập, chụp bắt với thời gian hình ảnh cuộc hành hương của chư hiền giả thân quen trong suốt cuộc đời giang hồ. Nhưng lực bất tòng tâm, hiền hữu thì nhiều, tôi chỉ chọn theo duyên nghiệp và thiện căn trên bước đường vội vã bấtchợt đi qua với chọn lựa ngẫu nhiên 200 bằng hữu tài hoa đạo nghĩa. Thấm thoát con đườngdiệu vợi năm xưa dần dần được thâu ngắn lại, bộ sách đã giới thiệu 4 tập, với khoảng 130văn nghệ sĩ, và sách được tôn quý bay rải rác bốn phương theo chân những người tâm huyết.
  Hiện tại, trên thư viện và quý văn nghệ thiện tâm, bộ TGTPNĐHQT được lưu trữ trên dưới7 quốc gia.Trong năm Quý Tỵ 2013, chạy đua với thời gian và biến cuộc , 2 tập cuối 5-6 củabộ sách nhận định phê bình TGTPNĐHQT sẽ cật lực hoàn chỉnh ra mắt thân hữu, cũng trêndưới 1000 trang như các tập trước, dốc tâm ghi lại trọn vẹn phần nào cuộc đời phiêu dạt trong phong nhụy nghệ thuật của 200 hiền hữu đầy phong thái và khí thế sáng tạo, làm rực rỡ dòng văn học nghệ thuật quê hương…                  
LTT:
Trường hợp rất riêng, anh có kỷ niệm nào với các nhà văn, nhà thơ như Cao Thoại Châu, Hoài Ziang Dzuy, Lâm Chương, Trần Phù Thế, Lâm Hảo Dũng…? Nếu có, qua bộ sách anh đang biên soạn, các tác giả vừa kể có là một trong những người “đồng hành” với anh không?Anh có nhận xét gì về văn phong cùng giá trị văn chương qua các tác phẩm của quý vị ấy?
NNN:
Dù thời gian bước nhanh như gió thổi, biết bao nhiêu biến đổi phù du trong cuộcđời nầy, thấy đó rồi mất đó tan biến trong hư không. Có những con đường tôi đã thênh thangdạo bước, trăm thương ngàn nhớ với từng chiếc lá rơi lặng lẽ lượn lờ trên không, Có những ngôi nhà từ thuở thiếu niên tung tăng chạy lượm từng cánh phong du rực đỏ. Có những hàng cúc dại e lệ nằm rải rác trên lộ trình sơn dã quê tôi. Có những giây phút thênh thang chơi đùacùng bạn bè thơ ấu trên những trò chơi nhân gian bịt mắt đá lon, tán hưng, đáo lạc. Có nhữnggiây phút tuổi thanh niên ngồi trầm mặc nhớ nhung của những ngày mới lớn….Tiềm thức đãchất đầy những kỷ vãng vời vợi,lưu hành trong suốt đời băng gió băng sương đi vào cõi sống.
Chính vậy, với bao nhiêu bằng hữu đồng hành trên suốt hơn nửa thế kỷ trôi qua, là sự vạn hạnh không bút lực nào ghi lại hết được. Trong ngõ sống có khổ đau có hạnh phúc , đa mangnhiều nỗi thăng trầm thì kỷ niệm cũng tràn đầy, lúc ẩn hiện như cơn mơ lúc chìm lắng trong ký ức chờ dịp khơi dậy bùngvỡ mặc nhiên. Hình như suốt không- thời gian tôi vinh hạnh bước qua, làm bạn không biết bao nhiêu anh tài kiệt xuất, chính vậy ngoài lưu giữ trong tâm thức, sự ra đời bộ sách nghiên cứu phê bình TGTPNĐHQT là kỷ niệm văn chương vô giá với bằnghữu hiền giả mà trong đời có dịp trao gươm và ấn tín…Họ không chỉ là Lâm Chương, Lâm Hảo Dũng , Hoài Ziang Duy , ...v..v..kể cả quý hiền hữu đang và sẽ có mặt trong bộ sách , đều là những tài hoa có riêng một giá trị tinh khôi riêng biệt trong thế giới tự lập chính mình.. 
LTT:
Thưa anh Ngô Nguyên Nghiễm,
Những ngày đầu năm mới Quý Tỵ mà được nghe anh chia sẻ về một thời kỳ văn chương ở Châu Đốc nói riêng và Miền Tây Nam Phần nói chung cách nay hơn năm mươi năm qua quả là món quà Tết vô cùng thú vị.Quả thật đây là“một thời kỳ Khai Phá và những người đồng hành”đối với riêng anh mang nhiều ý nghĩa .Đối với các nhà biên khảo về báo chí miền sông nước Hậu Giang trước năm 1975, các chi tiết mà anh vừa cung cấp là những tài liệu vô cùng quí báu.Xin chân thành cảm ơn anh rất nhiều.
Nhân dịp này xin kính chúc anh cùng gia đình một Năm Mới dồi dào sức khỏe, an vui, hạnh phúc và nhất là hai tập 5 & 6 trong bộ sách “Tác Giả, Tác Phẩm- Những Người Đồng Hành Quanh Tôi” của anh sớm hoàn tất.
Trân trọng kính chào anh .
NNN:
    Cuộc nói chuyện đầy phong thái chân tình với nhà văn Lương Thư Trung trong giờ khắc thiêng liêng giao hòa của trời đất, thật tình những cảm xúc tự nhiên mà có, xin xem đây như tâm tình của lữ khách phương xa gởi đến chư thiện hữu chút hoài niệm, nhiều khi giữa cuộc đời nầy nhìn đi nhìn lại chợt thảng thốt với hình ảnh ông đồ già….“những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ ?!!”
   Trân trọng cám ơn nhà văn Lương Thư Trung với tấm lòng vi diệu sông nước miền Nam. 
 NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
   Thư trang Quang Hạnh
   Đầu năm Xuân Quý Tỵ
(nhằm ngày 15 tháng 02 năm 2013)
Cước chú: 
(*) Nguyên văn bài thơ:“Ngày về Bảy Núi, ngồi trên đỉnh Bạch Vân uống rượu cùng bằng hữu chợt hiểu rằng”
“U tịch đá xanh, ngày trở lại
Triền cao thoai thoải nắng chơi vơi
Ráng bay một góc trời biên giới
Khách cũng bay về như lá rơi
Khói nhà ai chảy hiên hè sau
Góc nhỏ âm buồn tiếng võng ru
Ngơ ngác hàng tre mùi vọng cổ
Độc huyền đục ngọt gốc đêm sâu
Quanh quẩn đường dài, có dép cỏ
Mười năm mài thủng gót phong trần
Về đây, gió ngựa đùa khinh bạc
Bạc áo trung niên, bạc tóc xanh
Ồ chút rượu đùa trái đất lăn
Thơ vừa rót xuống chén tri âm
Bỗng nhiên thấy rụng vài hơi thở
Đủ cuốn vèo đi lá nguyệt rằm...
Cố xứ, mùa thu vàng ngẩn ngơ
Vàng ươm phố núi, hạt mưa khô
Thương hồ chết lặng trên sông Hậu
Gác mái, rồng bay, đá lạnh hờ
Thoảng nghe mấy khúc hát đồng dao
Ớn lạnh thiên nhiên gió đổi màu
Thổi áo phong sương lầm tóc bạc
Đầm đìa khí hậu cháy đêm thâu
U tịch đá xanh, mờ thế trận
Bờ cao mây vén mộ âm âm
Lỡ vương vấn lá, hoa chèn núi
Bút chỉ người xưa ngủ ngửa nghiêng
Chớp mắt con kênh biên giới lạ
Chảy quanh ngọn thốt nốt sau nhà
(Bỗng nhiên thơ ấu hồn năm tháng
Cây gáo vàng xưa mới trổ hoa)
Vàng thẳm con đường hoa cúc nở
Âm vang tu hú rụng hoàng hôn
Ráng chiều nhuộm đỏ trời biên thổ
Và nhuộm tang bồng khách vi­n phươn
Đá rịn mồ hôi ngày trở về
Đàn voi lầm lũi hồn sơn khê
Lung linh đáy suối phơi hình tượng
Gói bóng giang hồ, gói bản qu
Bên kia vách núi nhà san sát
Sơn lộ quanh co cát bụi bay
U tịch đá xanh, âm tiếng hót
Loài chim sơn dã nhảy đâu đây...
Ồ chút rượu đùa trái đất lăn
Rồng bay, sang sảng giọng nam non
Ngày đi núi chất lên vai rộng
Và nhốt trăng vào túi rỗng không
Thắm thoát mười năm đầu bạc phếch
Nuôi thơ chưa lớn được giang hồ
Ngày về, bạn hữu ngồi phong ấn
Thẹn với cây đa gốc miếu xưa
U tịch đá xanh, ngày trở lại
Triền cao thoai thoải nắng chơi vơi
Ráng bay một góc trời biên giới
Khách cũng nặng lòng đếm lá rơi...”
8-1998
Lương Thư Trung
Theo http://thatsonchaudoc.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...