Tác phẩm “Flower Basket” năm
1915 dựa trên một vở kịch Noh. Đây là dạng kịch thường được diễn bởi đàn ông,
Shoen vẽ lại các nhân vật do nữ thay thế.
Bà còn được coi là một nhà cách tân lớn trong thể loại
bijin-ga mặc dù thực tế bà vẫn thường khắc họa các tiêu chuẩn vẻ đẹp truyền thống
của phụ nữ Nhật. Nhìn theo khía cạnh lịch sử, bijin-ga từng bị chỉ trích ở thời
đại Taisho trong khi các tác phẩm của bà thể hiện thực trạng để phản ánh địa vị
lớn hơn của phụ nữ vào thời bấy giờ. Trong quan niệm ở thời Tokugawa, hay Edo,
phụ nữ được coi là tầng lớp thấp và thể loại này thường phản ánh hàm ý đó.Tác phẩm “Tsuzumi” năm 1940.
Tác phẩm “Chiều Thu” năm 1943 thể hiện hình ảnh người phụ nữ
chờ chồng trở về trong chiến tranh. Những người phụ nữ vẫn bình thản thực hiện
những công việc thường ngày.
Ngay từ năm 15 tuổi, tác phẩm đầu tay Vẻ đẹp bốn mùa đã được
hoàng tử Arthur, con trai của nữ hoàng Victoria mua lại. Điều này đã khiến cho
tên tuổi của bà nổi lên nhanh chóng trong giới hội họa. Nhiều tác phẩm của bà
được chính phủ lựa chọn để đem triển lãm chung ở Chicago năm 1893, bà trở thành
họa sĩ trẻ nhất trong cuộc triển lãm.Tác phẩm “Chờ trăng lên” năm 1944.
Bức tranh vẽ Dương Quý Phi
năm 1922.
Shoen đã nhận được nhiều giải thưởng và công nhận trong
suốt cuộc đời của mình, đặc biệt là phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng Văn
hóa. Bà cũng trở thành họa sĩ thứ 2 phục vụ chính thức cho Hoàng gia, người đầu
tiên là Shohin Noguchi năm 1904. Năm 1949, bà qua đời vì bệnh ung
thư, con trai Uemura Shoko cũng là một họa sĩ.
Ichijo Narumi (1877-1911)Tác phẩm “Người phụ nữ khỏa thân trên mặt hồ”
(1906) là tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Narumi Ichijo là một họa sĩ vào thời Minh Trị, phong
cách của ông cũng chuyên về nét truyền thống Nihonga. Ban đầu, ông tự học vẽ
theo phong cách của Kikuchi Yosai, và lúc sau đến Tokyo để theo học Watanabe
Shotei. Các tác phẩm vẽ phụ nữ khỏa thân của ông từng bị cấm xuất bản, nên ông
chuyển hướng sang vẽ minh họa.Picture 628
Một số tác phẩm minh họa không tựa khác.
Bước ngoặt trong sự nghiệp của ông là khi vẽ minh họa cho bìa
sách và tạp chí, sự thành công của một số tác phẩm đã giúp ông được cộng tác với
nhiều nhà xuất bản lớn. Không dừng lại ở sách, ông cũng được mời vẽ bìa phim ảnh.
Ông mất khá sớm vào năm 34 tuổi, nguyên nhân được cho là do nghiện rượu. Vì sự
nghiệp vẽ minh họa cho các bìa sách và tạp chí, ông chưa bao giờ ra mắt một bộ
sưu tập nào.
Kumagai Morikazu (1880-1977)Vị họa sĩ nổi tiếng sống chung với nhiều con mèo.
Kumagai Morikazu được biết đến rộng rãi với những bức
tranh tươi sáng và đầy màu sắc về động vật, thực vật và cuộc sống thường ngày.
Trong suốt sự nghiệp lâu dài của mình, ông đã thử nghiệm với nhiều trường phái
từ những ngày đầu với Dã Thú cho đến nét vẽ hoạt hình thương hiệu vào cuối sự
nghiệp. Với hai trăm bức tranh, bản phác thảo, nhật ký và tài liệu được lưu giữ
đã tiết lộ sự tận tâm của vị họa sĩ trong hành trình lưu giữ vẻ đẹp cuộc sống.“Chân dung thiếu nữ” năm 1918
là một trong những tác phẩm thời
đầu.
Trước khi tìm thấy phong cách riêng của mình, những năm giữa
sự nghiệp, ông tập trung vào vẽ phong cảnh và tranh khỏa thân. Những thử nghiệm
của ông trong giai đoạn là bàn đạp để ông phát triển phong cách riêng của mình
sau đó. Các tác phẩm bắt đầu có nhiều màu sắc rực rỡ hơn và những bức chân dung
dần ít chân thực hơn.Tác phẩm “Mèo tam thể” năm 1963 là một trong
những tác phẩm
tiêu biểu thể hiện lối vẽ của ông.
Tác phẩm “Hạt mưa”.
Một tác phẩm tranh khỏa
thân.
Năm 1950, Kumagai bắt đầu tìm ra được phong cách
riêng và thực hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng cuối đời. Các tác phẩm dần có nét đặc
trưng bằng đường viền đỏ, màu sắc bão hòa, phong cảnh hàng ngày và các sinh vật
sống tạo cảm giác bằng phẳng khiến người ta nghĩ đến nét hoạt hình. Là một đại
diện của hội họa Nhật Bản hiện đại, ông hầu như không được biết đến ở quốc tế.
Ngay cả ở trong nước, ông cũng chỉ được biết đến gần như nhờ các tác phẩm vào
những năm cuối đời.
Kojima Torajiro (1881-1929)Một bức chân dung tự họa.
Nhắc đến trường phái Ấn Tượng, Torajiro Kojima là một
trong những cái tên có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản. Khi 20 tuổi vào năm 1901,
ông quyết định đến Tokyo để bắt đầu học tại trường nghệ thuật, nơi hiện nay là
Đại học Mỹ thuật Quốc gia Tokyo. Vào thời điểm đó, hội họa Nhật Bản được chia
thành hai nhánh “phương Tây” và “truyền thống”, và Kojima đã chọn truyền thống.
Ông là một sinh viên rất tài năng và tốt nghiệp năm 1904, sau đó ông bắt đầu
khám phá nghệ thuật tại nước nhà.Tác phẩm “Cối xay nước ở trong làng” (1906) là một trong những
tác phẩm đầu tiên. Bức vẽ thể hiện khung cảnh vùng quê mà ông được sinh ra. Tác
phẩm “Trang điểm” (1908) là một sự thay đổi lớn về màu sắc sau khi ông được tiếp
xúc với hội họa phương Tây.
Phong cách vẽ ban đầu của ông không phải là Ấn Tượng, ông chỉ
thực sự thay đổi sau khi du học tại Paris năm 1908. Bên cạnh việc học, ông cũng
thường xuyên đi phương Tây để mua tranh của các danh họa nổi tiếng bấy giờ, toàn
bộ các bức tranh này hiện được treo cùng với tranh của ông trong bảo tàng
Ohara. Ông và người bảo trợ của mình là Ohara Magosaburo đều là bạn
thân, sau khi Kojima mất sớm, Ohara mở bảo tàng để lưu trữ toàn bộ tác phẩm của
bạn mình.Chân dung của Ohara Magosaburo năm 1915, ông cũng là người đầu
tư cho bạn mình đi du học bên Châu Âu năm 1908. Bức tranh “Mùa hè ở Asahikawa”
(1913) được xem là một trong những siêu phẩm sau khi ông về nước và hoạt động
nghệ thuật. Tác phẩm “Người mẫu nhí ngủ quên” (1912) được xem là một trong những
tác phẩm tiêu biểu của ông tại phương Tây.
Nhờ việc đi nhiều nơi, Kojima đã học được nhiều
phong cách vẽ ở khắp các nước Châu Âu cũng như thực hiện nhiều tác phẩm mang
màu sắc phương Tây trong đó. Năm 1929, Kojima được Thiên hoàng mời vẽ cho một bức
tranh tường và dự kiến đây sẽ là tác phẩm để đời của ông. Tuy nhiên, ông đổ bệnh
và không kịp hoàn thành tác phẩm đó.
Yumeji Takehisa (1884-1934)Yumeji Takehisa là một họa sĩ và nhà thơ, các tác phẩm hội
họa của ông cũng thiên về nét truyền thống Nihonga và bijin-ga. Bên cạnh đó,
ông cũng thực hiện các tác phẩm minh họa cho tạp chí, thiệp và các cuộc băng
Washi ngày nay. Ông từng qua lại với nhiều phụ nữ và cũng là chủ đề chính trong
các bức vẽ, tuy nhiên chỉ có 3 người được ghi nhận.Bức vẽ minh họa “Hoa anh thảo” cho bài thơ nổi tiếng cùng tên
năm 1918. Người mẫu trong hình là người vợ đầu tiên của ông, Tamaki.Tác phẩm “Mai” dùng cho tạp chí phụ nữ năm 1926.
Ông không được đào tạo chính quy về nghệ thuật. Khi vẫn còn
là một thiếu niên, ông đã học vẽ đường nét (line art) khi làm việc với một người
thợ làm bút lông. Đến khi trở thành sinh viên, Yumeji bắt đầu gửi
tranh minh họa cho các tạp chí và nhận thấy rằng mình có thể kiếm sống bằng việc
bán tác phẩm nghệ thuật của mình. Năm 1905, ông được chọn làm họa sĩ minh họa
cho một tạp chí sau khi thắng một cuộc thi họ tổ chức.“Kurofune-ya” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông
và được cho là vẽ người vợ thứ 2, Hikono và cũng là người phụ nữ ông yêu nhất.
Tuy nhiên, Hikono bất hạnh qua đời ở tuổi 25.“Suichikukyo” là bức vẽ về người phụ nữ thứ 3 trong cuộc đời
ông, Oyo. Tuy nhiên, ông chỉ xem bà là nàng thơ trong tác phẩm của mình.
Quan điểm vẽ tranh thời đó của ông là ủng hộ chủ nghĩa xã hội
và thực hiện một số tác phẩm phản chiến. Tuy nhiên, ông đã sớm rời bỏ hoạt động
chính trị sau khi một số thành viên thuộc một tạp chí ông đã vẽ minh họa bị chính
phủ xử tử. Kể từ đó, ông chủ yếu thể hiện hoạt động chính trị của mình qua thơ
ca.Một mẫu thiệp mừng do ông thiết kế.
Sự nghiệp vẽ tranh minh họa và ra mắt các tập thơ của ông vô
cùng thành công. Tuy nhiên, bất chấp sự nổi tiếng đó, Yumeji bị phớt lờ bởi các
triển lãm nghệ thuật bảo thủ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi ông là một
nghệ sĩ ngoại đạo và xa lánh các hiệp hội nghệ sĩ. Không những hội họa, cộng đồng
văn học đương thời cũng xa lánh ông. Ông mất năm 50 tuổi và phải đến những năm
1970, các tác phẩm của ông mới được người đời đề cao và tri ân.
2. Tiếp nối với 5 họa sĩ của phần trước, phần 2 này thì iDesign
sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn các họa sĩ Nhật Bản của thế kỷ 20. Hãy cùng theo
dõi xem họ đã thay đổi phong cách thế nào trong những năm tiếp theo.Vào đầu thế kỷ 20, các họa sĩ Nhật Bản được tiếp cận gần hơn
với hội họa phương Tây, họ bắt đầu tạo ra những phong cách mới thông qua việc
tiếp nhận phong cách vẽ từ nước ngoài. Đây là giai đoạn mà nhiều họa sĩ Nhật khẳng
định được tên tuổi ở giới hội họa quốc tế.
Ryuzaburo Umehara (1888-1986)Ryuzaburo Umehara là một họa sĩ theo phong cách Yoga, có
nghĩa là ông thường vẽ những nét truyền thống của Nhật Bản (Nihonga) nhưng bằng
nguyên liệu vẽ của phương Tây. Lối vẽ Ấn Tượng của ông bị ảnh hưởng bởi Pierre-Auguste
Renoir, nhưng về sau thì mang nét Dã Thú và Biểu Hiện của Georges Rouault.Tác phẩm “Tử Cấm thành” năm 1940.
Tác phẩm “Cô gái Trung Hoa cầm hoa Tulip” năm 1942
Ông là một trong những họa sĩ hiếm hoi của Nhật Bản tìm được
lối vẽ riêng ngay từ khi mới bắt đầu và hoàn thiện nó trong nhiều năm. Bên cạnh
đó, ông cũng là họa sĩ đầu tiên không áp đặt những quy tắc vẽ truyền thống lên
các tác phẩm theo phong cách phương Tây. Ông ưa chuộng và khai thác các loại
sơn dầu để thể hiện tính cá nhân, sử dụng những texture và độ đậm của các chất
màu bằng một sự táo bạo bộc trực mà không một ai cùng thời với ông có không thể
sánh được.Tác phẩm “Mùa thu ở Bắc Kinh” năm 1942
Một bức vẽ thành phố Cannes.
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông từng làm giáo sư tại Học
viện Mỹ thuật Tokyo và làm giám khảo quốc tế cho Venice Biennale. Tuy nhiên,
ông từ chức các vị trí cũng khá nhanh vì muốn du lịch vòng quanh Châu Âu để học
hỏi. Ông từng nhận được hai danh hiệu cao quý là Huân chương Văn hóa năm 1952
và Bắc Đẩu Bội tinh do Pháp trao tặng.
Yasui Sotaro (1888-1955)Tiếp tục với thể loại Yoga thì chúng ta sẽ có Yasui
Sotaro, ông đã góp phần phát triển cho nghệ thuật vẽ chân dung. Một điều thú vị
là ông đã từ bỏ việc học thương mại để đi học vẽ tranh sơn dầu và trờ thành đồng
môn với Ryuzaburo Umehara.Một trong những tác phẩm khỏa thân đời đầu.
Tác phẩm “Người phụ nữ với mái tóc đen”
(1924) là một trong
những tác phẩm đầu
ông thực hiện sau khi về Nhật.
Năm 1907, ở tuổi 19, ông chuyển đến Paris để theo học tại
Académie Julian dưới sự dạy bảo của họa sĩ Jean-Paul Laurens. Sau 7 năm học
tập, ông bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phong cách hiện thực của Jean-François
Millet, Pierre-Auguste Renoir và đặc biệt, Paul Cézanne. Ông đã
cố gắng hoàn thiện phong cách của mình, kết hợp các đường nét rõ ràng và màu sắc
rực rỡ trong các bức chân dung và phong cảnh, chủ nghĩa hiện thực phương Tây với
những nét mềm mại của kỹ thuật Nihonga truyền thống.Tác phẩm “Chân dung người phụ nữ” (1930) đã nhận được nhiều
đánh giá tích cực khi kết hợp hoàn hảo giữa Nhật và phương Tây.Chân dung Chin-Jung (1934)
Trong thời kỳ hậu chiến, nhiều tác phẩm của ông được chọn làm
ảnh bìa cho tạp chí văn học. Từ năm 1944, ông là giáo sư tại Đại học Nghệ thuật
Tokyo. Năm 1952, ông nhận Huân chương Văn hóa từ chính phủ Nhật Bản. Ông mất
năm 1955 vì bệnh viêm phổi cấp tính.
Kiyoshi Hasegawa (1891-1980)Sinh ra ở Yokohama và đến Pháp làm nghệ thuật, Kiyoshi
Hasegawa lớn lên trong một gia đình giàu có, và được tiếp xúc với hội họa
ngay từ nhỏ. Trong thời gian đi học, ông bắt đầu học về kỹ thuật sơn dầu và
tranh khắc gỗ truyền thống (Ukiyo-e). Cho đến năm 1918, ông sang Pháp để học kỹ
thuật in và dành toàn bộ cuộc đời mình ở phương Tây.Tác phẩm “Miền Nam nước Pháp”
năm 1925 theo phương pháp khắc
Mezzotint
Tác phẩm “Cây cầu Alexandre III
và khinh khí cầu Pháp” năm 1930.
Ông đã nghiên cứu kỹ thuật in ấn và trưng bày các tác phẩm của
mình tại các salon và triển lãm. Năm 1925, ông tổ chức triển lãm cá nhân đầu
tiên về tranh in và nhận được nhiều lời khen ngợi. Năm sau, ông trở thành thành
viên của phòng in Salon d’Automne và tạo dựng được vị trí vững chắc trong giới
nghệ thuật Paris.
Tuy nhiên, khi Thế chiến thứ hai nổ ra vào năm 1939, cuộc đời
của Hasegawa đã thay đổi hoàn toàn, toàn bộ người Nhật yêu cầu rời khỏi
Paris. Ông đã phải lưu lạc ở nhiều nơi khắp phương Tây để tránh chiến tranh.
Sau chiến tranh, ông bắt đầu đắm mình trong các bản in bằng đồng và nâng cao
các kỹ thuật khác nhau lên mức cao nhất.Tác phẩm “Thời gian là tĩnh vật” (1969)
được xem là một trong
những kiệt tác của ông.
Tác phẩm “Cáo và chùm nho” (1963) được dựa
trên một tác
phẩm cùng tên của La Fontaine.
Ông đã làm sống lại kỹ thuật khắc Mezzotint (phương
pháp khắc bằng mực khô đầu tiên) và tìm thấy sự mê hoặc và chiều sâu của màu
đen mà việc khắc gỗ đem lại. Khi nói về màu đen trong khắc tranh, ông nói rằng
có đến 7 màu đen khác nhau.
Kishida Ryusei (1891-1929)Kishida Ryusei chụp ảnh cùng vợ và con gái Reiko.
Ba bức tranh chân dung gia đình do ông thực hiện. Bức “Reiko
đang cười” (1921) hiện đang là một báu vật quốc gia.
Trước khi là một họa sĩ, Kishida Ryusei từng là một
nhà báo và giúp James Curtis Hepburn thực hiện từ điển Anh-Nhật. Ông
từng hoạt động trong sự nghiệp văn học thời gian ngắn trước khi chuyển sang làm
họa sĩ. Nhưng cũng nhờ giao du với văn họa, ông được giới thiệu đến hai trường
phái Dã Thú và Lập Thể.Tác phẩm “Reiko lên năm” (1918)
được công nhận là báu vật quốc
gia.
Năm 1912, ông lập ra một hội họa sĩ riêng có tên Fyūzankai (Hội
vẽ bằng than) nhằm tập trung vào chủ nghĩa Nhân Văn và Hậu Ấn Tượng. Một trong
số những tác phẩm để đời của ông là loạt tranh chân dung vẽ con gái Kishida
Reiko, mỗi bức tranh đều thể hiện từng trường phái riêng biệt và kĩ thuật vẽ mà
ông nâng cao qua từng năm. Trong đó 2 bức “Reiko lên 5” (1918) và “Reiko đang
cười” (1921) được công nhận là báu vật quốc gia.Tác phẩm “Reiko choàng khăn trên vai” năm 1920.
Tác phẩm
“Reiko năm 16” (1929)
là bức vẽ cuối cùng trước khi ông mất.
Năm 2000, bức “Reiko choàng khăn trên vai” được đem bán đấu
giá và đạt mức 360 triệu yên, một kỷ lục trong các cuộc đấu giá nghệ thuật tại
Nhật Bản. Các tác phẩm thuộc loạt tranh liên quan đến Reiko đều có giá cao ngất
ngưởng, đến mức các nhà tố chức phương Tây không tìm được cách để mở một buổi
triển lãm quốc tế.
Kazumasa Nakagawa (183-1991) Khi còn trẻ, Kazumasa Nakagawa được đăng các tác phẩm
thơ và văn xuôi trên các tạp chí văn học. Tuy nhiên, ông bị cuốn hút bởi những
bức tranh của Vincent van Gogh và Paul Cezanne trong một lần
đọc báo và bắt đầu vẽ tranh. Tác phẩm đầu tiên của ông, Sakagura (Kho chứa rượu
gạo) năm 1914 đã được chấp nhận tham gia triển lãm và mở ra cánh cổng dẫn đến
thành công cho vị họa sĩ trẻ. Một năm sau, tác phẩm thứ hai của
Shimonotokerumichi (Băng tan trên đường) giành giải nhì tại Triển lãm và điều
này đã khuyến khích ông theo nghiệp họa sĩ.Tác phẩm đầu tay “Kho chứa rượu gạo” năm 1914
Nakagawa sau đó đã xây dựng một xưởng vẽ ở Manazuru,
Kanagawa vào năm 1949, nơi ông đã dành 20 năm để vẽ phong cảnh của làng chài
Fukuura thuộc bán đảo Manazuru. Trong khoảng thời gian này, ông cũng vẽ phong cảnh
biển nội địa, cũng như phong cảnh ở Nagasaki, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1975,
ông nhận giải thưởng Văn hóa vì đã đóng góp cho giới nghệ thuật Nhật Bản với tư
cách là họa sĩ hàng đầu trong suốt sự nghiệp của mình.Tác phẩm “Núi Komagatake” (1983) là một trong những tác phẩm
nổi tiếng được ông thực hiện lúc gần bước sang 90. Tác phẩm “Ngọn hải đăng
ở đảo
Manazuru” năm 1968.
Trong cuộc đời của mình, Nakagawa đã thử sức với nhiều loại
hình nghệ thuật khác nhau và không giới hạn bản thân chỉ với tranh sơn dầu. Chẳng
hạn như tác phẩm vẽ bằng cọ đầy táo bạo với độ tương phản màu sắc và cấu trúc bức
tranh tuyệt vời. Những cá tính này trong tác phẩm của ông được hình thành bằng
cách áp dụng tinh thần của nghệ thuật phương Đông và sự tin tưởng vào góc nhìn
chủ quan của chính ông.“Hoa hồng” là một trong những tác phẩm
tĩnh vật nổi tiếng của
ông.
Tác phẩm “Sakana kogiidete” (1983)
đi kèm một bài thơ ông viết bằng mực
Tàu.
Ông đã dành hầu hết những năm cuối đời trong xưởng vẽ để tạo
ra những bức tranh tĩnh vật, bao gồm một số bông hoa hồng và hoa hướng dương.
Những bức tranh tĩnh vật này cùng với những tác phẩm khác của ông đã tiếp tục
thu hút những người yêu hội họa trong nhiều thập kỷ.
Seiji Togo (1897-1978)Seiji Togo nổi tiếng trong giới hội họa Nhật Bản với những
bức tranh miêu tả dáng người phụ nữ. Trong thời gian du học tại Pháp, ông tham
gia vào Chủ nghĩa Vị Lai. Các tác phẩm của ông vô cùng bắt mắt và được dùng
trong nhiều sách và tạp chí. Ông nhanh được xem là họa sĩ được yêu thích nhất
sau Thế Chiến thứ hai.Tác phẩm đầu tay “Người phụ nữ che ô”
(1916) được ông thực hiện
khi mới 19 tuổi.
Tác phẩm “Bước đi siêu thực” (1929) đã tạo ra
một làn sóng mới
cho giới hội họa bấy giờ.
Ông nổi tiếng với những hình tượng phụ nữ dị dạng và độc đáo
được vẽ bằng những đường cong mềm mại nhiều màu sắc. Trong nửa sau của sự nghiệp,
ông làm việc với các bản in và tác phẩm điêu khắc. Phong cách hội họa của ông
được kế thừa bởi người học trò Kazuo Yasushi.Tác phẩm “Lần đầu ra mắt” (1959) là một
trong những tác phẩm
nổi tiếng nhất.
Con gái ông là Tamami Togo về sau trở thành một ca
sĩ jazz và diễn viên. Tuy nhiên, đến thập niên 70 thì cô cũng bỏ nghiệp diễn để
đi theo hội họa như bố mình.3. Tiếp tục hành trình tìm hiểu về lịch sử của hội họa Nhật Bản,
cùng tìm hiểu xem phần ba này sẽ giới thiệu cho bạn những họa sĩ nào!.
Các họa sĩ Nhật trong giai đoạn này tiếp tục học hỏi từ
phương Tây và kết hợp với những kỹ thuật vẽ truyền thống để tạo ra một sự giao
thoa hoàn hảo. Bên cạnh đó, một số cá nhân cũng bắt kịp những sự kiện xã hội
đương thời và thể hiện chúng qua các tác phẩm của mình.
Chikatoshi Enomoto (1898-1973)Tác phẩm ”Một góc phố ngày xuân ở Ginza” (1933)
Chikatoshi Enomoto bắt đầu theo học hội họa dưới sự dẫn
dắt của Kaburaki Kiyokata và tốt nghiệp khoa Hội họa truyền thống
(Nihonga) tại Trường Mỹ thuật Tokyo năm 1921. Năm 1922, ông lần đầu tiên có tác
phẩm được chấp nhận tại một cuộc triển lãm do chính phủ tài trợ.Tác phẩm “Ruy băng” năm 1940.
Ông thường vẽ các tác phẩm khổ lớn tương đương hai tấm lụa và
gấp lại được, còn được gọi là Byobu. Bên cạnh đó, ông cũng được xếp vào nhóm
bijin-ga dành cho các họa sĩ miêu tả nét đẹp của người phụ nữ.Tác phẩm “Yogai” (1933) mô tả hai người phụ nữ đang chơi yoyo
bên cạnh cây thông Noel, đây là thời gian mà món đồ chơi này nhập khẩu vào Nhật. Một
tác phẩm nằm trong chuỗi các
bức tranh vẽ các vận động viên trượt tuyết nữ.
Trong sự nghiệp họa sĩ của mình, Chikatoshi đã nổi
tiếng với những bức tranh thể hiện nét hiện đại về những người phụ nữ xinh đẹp
với gu thời trang tân thời. Ông có một sự hứng thú lớn với những vận động viên
nữ trượt tuyết và thường xuyên đưa họ vào các tác phẩm. Năm 1932, các tác phẩm
vẽ vận động viên của ông được đem đi thi tại Olympic mùa hè 1932 ở Los Angeles.
Shoko Uemura (1902-2001)Shoko Uemura đang ngồi cạnh xem mẹ mình vẽ.
Nếu như Shoen Uemura (từng giới thiệu ở phần 1)
thành công với trong việc mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ, thì người con
trai Shoko lại có hứng thú với vẻ đẹp thiên nhiên và động vật. Khi
còn nhỏ, ông là một đứa trẻ thích côn trùng, hoa và chim rồi sử dụng son môi của
mẹ mình để vẽ những chiếc mào chim. Ông có một sự hứng thú lớn đến các loài
chim thuộc vùng Đông Á và thường xuyên vẽ chúng.Tác phẩm “Con công” (1983) là một
trong những tác phẩm nổi tiếng.
Tác
phẩm “Nước ấm” năm 1988.
Năm 1948, ông đã mạo hiểm khi bí mật thành lập một nhóm nghệ
sĩ tên Nitten Sozo Bijutsu (Nghệ thuật sáng tạo) với mong muốn cải cách hội họa
truyền thống (Nihonga) và các phong trào hội họa quốc tế. Trong cuốn nhật kí của
mình, ông có ghi chép lại những cảm xúc của mình khi hòa vào thiên nhiên với
cây cỏ và động vật.Tác phẩm “Tuyết rơi mùa xuân” (1982).
Một trong nhiều tác phẩm
vẽ
“Vịt Bắc Kinh”, bức tranh này thực hiện năm 1965.
Mặc dù có tư tưởng và phong cách vẽ trái ngược với mẹ, ông từng
cho ra mắt một tác phẩm duy nhất gắn liền với một nhân vật lịch sử năm 1970.
Đây là tác phẩm duy nhất của ông học hỏi theo nét vẽ của mẹ mình. Năm 1984, ông
đã nhận được Huân chương Văn hóa mà mẹ ông từng nhận được năm xưa.
Ryuhei Koiso (1903-1988)Ryuhei Koiso cũng từng theo học tại Đại học Mỹ thuật
Tokyo nhưng theo ngành Mỹ thuật phương Tây. Ông nổi tiếng với những bức tranh
chân dung của một người hoặc theo nhóm. Sau khi tốt nghiệp loại ưu, ông du học
tại Pháp năm 1928. Bị sốc bởi tác phẩm “The Wedding at Cana” của Paolo
Veronese tại Bảo tàng Louvre, điều này đã trở thành cảm hứng để ông theo
đuổi vẽ tranh về một nhóm người.Tác phẩm “Dáng người cô T” (1926) là một trong những tác phẩm
nổi tiếng mà Koiso vẽ một người phụ nữ tên Toshiko mà ông mô tả là “có gương mặt
phúc hậu”. Lúc vẽ, Toshiko đang nhìn lũ ong ngoài cửa sổ.Tác phẩm “Giờ nghỉ của anh ấy” (1927)
Năm 1938, ông đến Trung Quốc với tư cách là một họa sĩ phục vụ
quân sự cùng với Tsuguharu Fujita và những người khác, đã thực hiện
các tác phẩm chiến tranh sau khi trở về Nhật Bản. Bản thân ông đã hăng hái thực
hiện những tác phẩm chiến tranh nhưng không tổng hợp thành một cuốn sách. Vào
những năm cuối đời, ông cho biết rằng mình không hề cảm thấy hài lòng vì các
tác phẩm đó chỉ được thực hiện để nâng cao tinh thần chiến đấu riêng bản thân
ông.Tác phẩm “Mái tóc người con gái Nhật Bản” (1935) là một tác
phẩm nổi tiếng bị thất lạc của ông và gần như không ai biết đến cho đến khi được
bảo tàng hoàng gia Lee bên Hàn Quốc tiết lộ vào năm 2009. Được biết thì tác phẩm
này từng được thái tử King Yi Un thời Joseon mua lại.Tác phẩm “Tập hợp” năm 1977.
Sau chiến tranh, ông được mời làm giáo sư tại Đại học Mỹ thuật
và Âm nhạc Quốc gia Tokyo. Năm 1992, giải thưởng nghệ thuật Ryuhei Koiso được
thành lập để tri ân đến ông, đây cũng là giải thưởng nghệ thuật lớn nhất tại Nhật
Bản.
Munakata Shiko (1903-1975)Munakata Shiko là một họa sĩ tranh khắc gỗ theo xu hướng
Sasaku-hanga, khuyến khích nghệ sĩ tự sáng tạo thay vì chép lại và làm mới các
tác phẩm in cũ theo phong cách riêng. Ngay từ hồi còn nhỏ, ông đã bộc lộ niềm
đam mê với nghệ thuật. Sự nghiệp hội họa của ông bắt đầu bằng việc vẽ trang trí
con diều cho các bạn cùng lớp.Một trang minh họa cho bộ lịch vào năm 1958,
các tác phẩm vẽ
cho bộ lịch của ông vô cùng
nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Tác phẩm “Oshira -
Vị thần của tơ tằm” (1968)
Họa sĩ truyền cảm hứng đầu tiên cho ông chính là Vincent
van Gogh, sau khi xem các tác phẩm tĩnh vật của danh họa người Hà Lan, ông đặt
mục tiêu trở thành một Van Gogh của nước nhà. Tuy nhiên, sự nghiệp vẽ tranh sơn
dầu của ông đã gặp không ít trở ngại, thành công chỉ đến với ông khi chuyển
sang vẽ tranh khắc gỗ.Bộ tranh gỗ “Ranh giới nhân gian - Từ con người đến thần
thánh” nằm trong số một chuỗi tác phẩm tôn giáo được ra mắt năm 1940. Đây cũng
là bức tranh khắc gỗ lớn nhất hiện nay. Một tác phẩm khổng lồ khác của ông là
“Công chúa vùng Ontakaage” (1964) với hình ảnh bốn người phụ nữ tượng trưng cho bốn mùa trong năm. Một phiên bản nhỏ hơn của bức tranh,
từ trái qua là đông, thu, hạ
và xuân.
Sự nghiệp vẽ tranh khắc gỗ của ông đã đem lại tiếng vang lớn
trong cộng đồng nghệ thuật nước nhà, rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao. Kết
hợp với những hiểu biết của mình về Phật giáo, Munakata đã cho ra mắt nhiều tác
phẩm mang tính chất tín ngưỡng cao. Ông từng đi du lịch đến phương Tây để học tập
và giảng dạy tại một số trường nước ngoài, tên tuổi của ông cũng được giới hội
họa phương Tây biết đến.
Saburo Miyamoto (1905-1974)Saburo Miyamoto là một họa sĩ sơn dầu theo phong cách hiện
thực của phương Tây hiện đại. Những ca sĩ, nữ diễn viên và vũ công ballet là những
người mẫu thường xuất hiện trong tranh của ông. Bên cạnh đó, ông cũng nắm bắt
được văn hóa đô thị tràn đầy năng lượng của thời đại mình trong việc mô tả những
người phụ nữ sống ở những vị trí khác nhau trong xã hội. Không chỉ dừng lại ở
việc vẽ, ông còn thể hiện được vai trò và góc nhìn sâu rộng trong công việc họ
đang theo đuổi.Tác phẩm “Màn chống muỗi” (1939)
Tác phẩm “Nữ diễn viên”
(1961)
Từ năm 1940 đến 1945, ông cùng Ryohei Koiso trở
thành những họa sĩ phục vụ cho chiến tranh tại Trung Quốc. Cũng ở giai đoạn
này, ông đã cho ra mắt một loạt những tác phẩm phản ánh chiến tranh và được
đánh giá cao. Các tác phẩm của ông trong giai đoạn này đã đem lại cho người xem
những cái nhìn sâu sắc mà chiến tranh để lại. Sau khi chiến tranh kết
thúc, Miyamoto được bổ nhiệm làm giáo sư tại một số trường cao đẳng
và đại học nghệ thuật.Tác phẩm “Cuộc gặp giữa Tướng Yamashita và Tướng Percival”
(1942) mô tả hội nghị giữa các nhà lãnh đạo quân sự Nhật Bản và Anh dẫn đến sự
đầu hàng của Singapore và hơn 100.000 quân Anh.Tác phẩm “Ngôi nhà chết chóc” (1945-1946) được xem là một kiệt
tác chiến tranh khi ông vẽ lại cảnh một gia đình đang hoảng loạn bên cạnh một
người đàn ông khỏa thân đã chết.Một trong những tác phẩm tĩnh vật nổi tiếng của ông.
Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều tác phẩm vẽ tĩnh vật bằng sơn
dầu, cũng như phát triển tranh khắc gỗ vào nửa sau của sự nghiệp. Nhiều tác phẩm
của ông từng được dùng làm bìa tạp chí và tem bưu điện.4. Tiếp tục đến với phần bốn của series các họa sĩ Nhật, hãy
cùng tìm hiểu xem chúng ta sẽ có những ai trong bài viết này!.
Đến với giai đoạn này thì chúng ta sẽ chào đón các danh họa của
đầu thế kỷ 20, kết thúc phần của những người vào cuối thế kỷ 19 trước đó. Bước
sang một thập kỷ mới, các thế hệ hội họa tiếp theo của Nhật Bản lại tiếp tục
phá bỏ những quan niệm hội họa truyền thống để hòa nhập với hội họa thế giới.
Tuy nhiên, họ vẫn khéo léo giữ gìn lại được nét Nhật Bản trong tác phẩm của
mình.
Migishi Kotaro (1903-1934)Vào thời còn là học sinh trung học, Migishi Kotaro bắt
đầu quan tâm đến tranh sơn dầu và học vẽ từ một thầy giáo địa phương. Khi hoàn
thành chương trình học sơ cấp vào năm 1920, ông đến Tokyo và được xem các bức
tranh của Paul Cézanne và Van Gogh tại một cuộc triển lãm.
Phong cách mà ông quyết định theo đuổi là Yoga.Bướm bay trên tầng mây, 1934
Vỏ ốc tự do, 1934. Ông từng cho
ra mắt một bộ thơ
tên “Bướm và vỏ ốc” với tranh minh họa đi kèm.
Năm 1921, một tác phẩm của ông lần đầu được triển lãm và tạo
được tên tuổi nhất định. Cũng trong cùng năm, ông kết hôn nữ họa sĩ Yoshida
Setsuko (sau đổi tên thành Migishi Setsuko), lúc này bà mới ra trường.
Năm 1928, ông, vợ và một người bạn, họa sĩ Chokai Seiji tổ chức cuộc
triển lãm của riêng ba người.Chân dung cô gái choàng khăn đỏ, 1924
Dàn hợp xướng, 1933
Sau năm 1932, ông ngày càng bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật hiện
đại của Pháp; và trưng bày một số tác phẩm của mình tại một cuộc triển lãm tiên
phong ở Paris, cũng như tại Hiệp hội Nghệ thuật Tiến bộ ở Tokyo. Ông kết hợp
các ý tưởng từ trường phái Biểu hiện Trừu tượng với Dã thú, sau đó chuyển sang
trường phái Siêu thực. Đáng tiếc là ông qua đời đột ngột trong một chuyến du lịch
vào năm 1934.
Migishi Setsuko (1905-1999)Migishi Setsuko từng theo học Okada Saburosuke khi
còn theo học tại Học viện Mỹ thuật Hongo vào 1921. Năm 1924, sau khi tốt nghiệp
đại học, cô kết hôn với họa sĩ Migishi Kotaro và cũng theo đuổi phong
cách Yoga giống chồng của mình. Tuy nhiên, phong cách vẽ phương Tây của hai vợ
chồng không hợp thị hiếu nhiều người nên họ từng gặp khó khăn vì không bán được
tranh.Bông hoa, 1985
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét