Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
2. Những cách thức thể hiện nội tâm và tư tưởng của văn học và điện ảnh Không phải với thế mạnh của “tính hình tượng trực tiếp” trên đây, điện ảnh đã hoàn toàn “thắng” văn chương trên mọi khía cạnh. Vẫn có một góc khuất mà điện ảnh không thể biểu hiện trực tiếp bằng văn chương, đó là nội tâm nhân vật và tư tưởng, triết lý.
Bàn về văn chương, Bielinski từng nói: “Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy, thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố của các nghệ thuật khác, nó như đồng thời sử dụng không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật riêng biệt, Thơ văn chính là toàn bộ nghệ thuật”
3.1 Âm nhạc trong văn học và điện ảnh
Ngay từ khi ra đời, điện ảnh đã được gọi là là “hội họa tạo hình động” bởi có mối liên hệ mật thiết với hội họa- thông qua “người anh em” trung gian là nhiếp ảnh. Sau đó, khi phim hoạt hình ra đời, mối liên hệ đó lại càng mật thiết hơn. Hội họa cũng dãy cho nghệ thuật điện ảnh rất nhiều điều: từ bố cục khuôn hình đến ánh sáng, màu sắc. Trong lĩnh vực nghệ thuật, màu sắc giữ vai trò quan trọng và thường mang một ý nghĩa tượng trưng. Điện ảnh đã học từ hội họa cách xử lý màu sắc. Nhiều phim đã biến yếu tố hội họa thành ngôn ngữ nghệ thuật qua việc sử dụng các tông màu gợi liên tưởng, hoặc những hình ảnh có tính chất tượng trưng. Chẳng hạn như phim “Ba trăm chiến binh” của đạo diễn Zack Snyder là một bộ phim chuyển thể từ truyện tranh. Bộ phim này đ ặc biệt thành công với hiệu ứng hình ảnh, màu sắc học từ hội họa. Tôn trọng tông màu của truyện tranh, màu trong phim luôn đi theo những khối đồng nhất. Có khi đỏ rực một màu anh dũng ngợp trời của 300 lính Sparta, có khi sáng chói một màu áo của hội đồng Hy Lạp, có khi tối sầm một màu áo đen của đám quân thù đầu trâu mặt qu ỷ. Màu sắc luôn đi thành một khối hợp thể. Khi lính Sparta xung trận với Ba Tư, không chỉ con người, lòng căm thù và vũ khí vung vào nhau chan chát mà ngay cả những khối màu sắc thống nhất cũng xả vào nhau, người xem phân định rõ rệt đâu là ta, đâu là địch, đâu là những chiến binh với lòng can đảm lớn hơn cả mạng sống, đâu là quân thù đông như quỷ dữ. Còn đối với văn chương, từ xưa người ta đã nói đến sự hòa quyện giữa nó với nghệ thuật hội họa: “Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi”. Đặc biệt, với người phương Đông, cả hội họa và thi ca đều có thể biểu đạt những triết lý về cuộc sống, đều có thể vẽ nên bức tranh tâm thức tĩnh lặng của con người đạt đến cảnh giới Thiền. Tranh thủy m ặc hòa quyện với thơ Đường Trung Hoa, tranh Haiga là sự tổng hợp giữa họa và thơ haiku Nhật Bản. Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản mà cho đến nay các nhà thơ vẫn luôn quan tâm thể hiện. Mới đây, ở Việt Nam, tập thơ “Lô lô” của Ly Hoàng Ly là một sự kết hợp hoàn hảo giữa thơ và họa. Tất cả mọi bài thơ đều được “vẽ” với hai gam màu: đen - trắng, bằng những nét bút mềm mại, giàu hình ảnh:
3.3 Văn chương trong điện ảnh và điện ảnh
trong văn chương.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét