Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021
Món nợ văn chương và những kỷ niệm
“Nhắc đến Phan Quang, chúng ta vẫn hình dung ông là
nhà báo lớn, nhà hoạt động xã hội xuất sắc, quên mất Phan Quang còn là nhà
văn...".
Đầu Xuân Canh Tý - nhà báo Phan Quang tặng tôi một tập bản thảo mỏng với tên sách (tạm đặt): “Tím ngát tuổi hai mươi - Tuyển truyện ngắn”. Sau “Lời thưa” của tác giả, là “Mấy lời mở sách” của nhà văn Trần Đăng Khoa: “Kể cũng thú vị thật!”. Ấy là theo Khoa, bấy lâu nay, khi nhắc đến Phan Quang, chúng ta vẫn hình dung ông là nhà báo lớn, nhà hoạt động xã hội xuất sắc, quên mất Phan Quang còn là một nhà văn. Ông viết văn còn sớm hơn cả viết báo và dịch sách.
Trong tập truyện này, nhà văn Phan Quang có hai truyện viết về
cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Truyện “Ông lão làm vườn trong nhà chung”
và truyện ngắn “Đêm”. Rất tiếc là truyện vừa “Trăng ơi sao nỡ vội che” của ông,
cũng về cải cách ruộng đất (trong đó miêu tả tình yêu của một đôi nam nữ) mà
tôi được đọc bản thảo, ông không đưa vào tập bản thảo này. Trần Đăng Khoa nhận
xét “truyện của Phan Quang hầu như không có chuyện. Chuyện “Bên phá Tam Giang”
hay chuyện "Vô du kích” (có trong bản thảo) tóm tắt lại có vẻ nhạt vì chẳng
có gì để nói, thế mà Phan Quang vẫn dựng thành được một cái truyện xinh xẻo, ấm
áp”. Quả thật như vậy!
Đọc các truyện của Phan Quang viết về cải cách ruộng đất, thấy
ông không kể chuyện đấu tố, không thấy viết về những chuyện đau lòng mà ngày
nay khi nhắc về cải cách ruộng đất, nhiều người đã thuật lại. Dĩ nhiên, trong truyện nói về những nỗi cơ cực mà ông lão làm vườn, anh Cao, chị Lấm
(truyện ngắn “Đêm”) . Tác giả cũng nêu rõ, những thủ đoạn bóc lột vừa tinh vi vừa
trắng trợn đối với nông dân của tầng lớp địa chủ. Nhưng chủ đạo vẫn là việc cải
cách ruộng đất đã mang lại cho những người dân nghèo cuộc đời mới. Đến lượt họ,
khi được chia “quả thực” đã có những chuyện nhường nhịn, san sẻ cho nhau. Và giọng văn của Phan Quang như thanh thoát hơn khi kể về những niềm vui
này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Vận mệnh thơ như con người
Vận mệnh thơ như con người Giai thoại về Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông (1258-1308) giảng thiền, trả lời và giải thích cho các môn...

-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Sự tích mặt đất và muôn loài Trái đất ngày xưa không được đẹp như bây giờ, một nửa đất sống, một nửa đất chết. Lúc ấy bề mặt quả đất ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét