Nhà văn Vĩnh Phúc hiện đại
(Phần 4b; Quyển 1)
LÂM QUÝ
- Họ và tên khai sinh: Lâm Văn Quý
- Sinh năm 1947
- Mất năm 2007
- Quê quán: Xã Quang Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1993)
- Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc
- Tác phẩm chính đã xuất bản:
* Hát về nguồn (Thơ in chung, 1980)
* Núi mọc trong mặt gương (Thơ in chung, 1981)
* Điều có thật từ câu dân ca (Thơ, 1990)
* Kó Lau Slam (Truyện tình thơ, 1991)
* Tình thơ Cao Lan (Thơ, 1997)
* Truyện cổ Cao Lan (Chung tác giả, 1982)
* Truyện cổ Sán Chay (Sưu tầm, 2001)
* Chàng út của ông mặt trời (Truyện ghơ, 1995)
* Cô gái nghèo và chàng Tiên Lợn (Sưu tầm, 2001)
* Truyện Sưu và Mốc (Truyện thiếu nhi, 2002)
* Xịnh ca Cao Lan (Dịch thơ dân gian cổ, song ngữ, 2003)
* Văn hóa Cao Lan (Nghiên cứu, sưu tầm, 2004)
* Văn hóa các dân tộc Vĩnh Phúc (Nghiên cứu sưu tầm, 2005)
* Cái lều nương (Tập truyện ngắn, 2006)
* Hoa đỏ lửa (Thơ, 2007)
- Giải thưởng văn học:
* Giải Nhì thơ, Giải thưởng Văn học Hùng Vương – Vĩnh Phú, 1991
* Giải Nhất thơ tỉnh Yên Bái, 1997
* Giải B thơ Báo Văn nghệ - đề tài dân số kế hoạch hóa gia đình, 1995
* Giải B văn tỉnh Yên Bái, 2000
* Giải B văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2006
- Suy nghĩ về nghề văn:
Văn là sáng tạo ra con người chân chính, làm đẹp cho con người chân chính, đồng thời cũng là liều thuốc chữa cho con người chưa đẹp. Mẹ tôi – một bà lang mế dân tộc Cao Lan suốt đời đi thu hái những cây tầm gửi về nấu cao. Thứ cao lá màu xanh đậm gọi là cao Péc dịch nghĩa là chữa được bách bệnh. Mẹ tôi bảo: Con muốn làm được thơ hay, hãy học cách nấu cao của mẹ. Tôi đã đi đến nhiều miền quê đất nước, tiếp xúc với đồng bào các dân tộc… và “hái” được những lời nói đẹp về “nấu cao” sáng tác ra những tác phẩm văn thơ là thứ Cao ngôn ngữ. Ai muốn khỏe người chỉ việc cho chất “cao ấy” vào ngâm rượu nhâm nhi rồi sẽ thấy khỏe người và đẹp lên.
A - TRONG KÝ ỨC BẠN BÈ
LÂM QUÝ NGƯỜI VÀ THƠ
Ngô Văn Phú
Tôi từng uống rượu với Lâm Quý từ những ngày gặp anh ở Vĩnh Yên. Quý uống rượu giỏi, vừa uống vừa đọc thơ và thường là thơ của mình. Thường các nhà thơ người dân tộc thiểu số, thơ có lối ví von khá ngộ nghĩnh và sinh động. Lâm Quý cũng có những câu thơ như thế.
Lối nói đầy hình ảnh cũng là sở trường trong
“Tình thơ Cao Lan”:
Tiếng hát em khéo vặn chạc thừng
Vặn xoắn tình anh vào đấy
Chạc để buột trâu dưới gậm
Để buộc bò dưới sân
Nỡ buộc tình anh vào cột
Cột nhà em bằng lim
Trâu ghếch sừng là đổ
Cột nhà em bằng táu
Bò hẩy chân là xiêu
Cột tình em yêu yêu
Anh xoay bên này hẩy
Vòng bên kia anh du
Mà sao vẫn đứng dậy
Tiếng hát em khéo vặn chạc mây
Vặn xoắn tình anh vào đấy…
(Tình em đêm hát ví)
Lâm Quý không những yêu vẻ đẹp của dân tộc mình mà còn yêu thiên nhiên, thi ca, con người của những dân tộc khác. Anh yêu tiếng khèn của người H’Mông.
Con chim sau hè nó hát
Nhớ tiếng sáo anh
Em lấy cài khèn
Thổi lên bên bờ suối
Con cá dưới
Con chim trên cành
Nhìn xuống
Cá si ta gửi lời nhé
Đem ra sông ra biển
Tìm đến chỗ người yêu
Chim si ta nhờ mi
Ngậm tiếng khèn bay đi
Đến chỗ người yêu ta hót.
(Tiếng khèn bên bờ suối)
Anh nhắn nhủ cô gái Mơ – Nông đi hái măng chớ hái nhiều, để buôn làng còn nuôi tre cứng cáp, biến tre thành những cây chông chống quân Pháp xâm lược, giữ làng cùng với dân làng:
Ơ cô gái Mơ – Nông
Hái măng chớ hái nhiều em nhé
Lồ – ô đang vào mua sinh đẻ
Giúp những việc gần xa
Cây Lồ – ô chín nắng mười mưa
Cũng au đen như lưng cha lưng mẹ
Cũng cần cù nuôi con từ thuở bé
Ngày ngày mong con lớn lên
Thành ngọn chông, con là người du kích
Giữ buôn làng, giữ rừng Lồ – ô
Thành ngọn đuốc con là người đi trước
Soi đường cho bộ đội dân công
Vào mùa chiến dịch.
(Rừng Lồ - ô)
Anh ca ngợi Hnét, để đọc được thư chồng đã vui vẻ tình nguyện học cái chữ của Bác Hồ:
Đến mùa hoa Krinh
Chồng Hnét sẽ về
Đem quà vui miền Bắc
Và cả chữ Bác Hồ
Đựng đầy bao ý Đảng
…Đêm nằm nựng hôn con
Đặt thư chồng lên ngực
Chẳng biết chồng nói gì
Cái đầu nghe nhưng nhức
(Cứ nhờ người ta đọc
họ biết hết chồng mình).
Hôm sau buôn làng gặp
Hnét đi chợ về
Tay cầm hai cây bút
Quyển vở giấy trong ngực…
(Chuyện riêng của Hnét)
Lâm Quý còn là dịch giả biết đem dịch từ nguyên tác bản trường ca tình yêu cầu dân tộc mình để giới thiệu với bạn đọc. Kó Lauslam kể lại thân thế và sự nghiệp của nữ thần thơ ca người Cao Lan Lauslam, là truyện thơ dân gian đã được lưu truyền từ tổ tiên bao đời trước. Tiếng ca là nguồn sống, làm đẹp cả núi sông, hoa lá:
Người đăng gặt áo ấy
Hỏi lại bằng câu ca:
- Ngọn lá trôi từ đâu
Chòng chành đầy câu hát
Bông hoa trôi về đâu
Làm cả dòng sông đẹp
Nếu không chê hoa xấu
Mời ghé bến làng nghèo
Chẳng có gà mời rượu
Chẳng có cơm mời ăn
Chỉ giầu lòng mến khách…
Truyện thơ được dịch rất nhanh thoát tưởng như là người dịch cũng chính là tác giả. Đoạn tả ngày hội như còn sinh động, đầy hứng thú:
Nàng xuống núi cùng con gái nèm còn
Cùng con trai hát ví
Những quả còn tua xanh lại lượn trên mây
Quả còn tua vàng rơi xuống đất
Như đàn cú chao mồi
Bay đi bay lại
Như con chim cu vỗ cánh bay vút
Lao qua gầm trời đậu trên ngọn cây mai…
Nhà thơ Nguyễn Cảnh Tuấn nhận xét về Lâm Quý rất
ưu ái:
“Tính tình ngay thẳng thật thà, cương trực. Am hiểu vốn văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình; là một thấy (trí thức dân tộc) được cấp sắc, nhiều uy tín với dân tộc Cao Lan. Ngôn ngữ thơ văn độc đáo, mang đậm nét màu sắc dân tộc. Cha là một trí thức người CaoLan, mẹ là người giỏi hát dân ca.
… Thơ Lâm Quý xét về đê tài, thể loại dẫu khác nhau, nhưng âm hưởng vốn dân ca, truyện cổ, truyện thơ của dân tộc Cao Lan đã tạo nên đứa con tinh thần của anh được tắm mát trong môi trường văn hóa thuần khiết riêng biệt”. (Dân tộc Cao Lan có nhà thơ Lâm Quý) .
Tôi thì nhớ Lâm Quý với chiếc mũ nồi đội lệch, chiếc áo dân tộc, đôi khi miệng ngậm chiếc tẩu, khói thuốc bốc lên nghi ngút. Gặp tôi, lặng lẽ chào:
- Anh lại về quê đấy à?
N.V.P
LÂM QUÝ, NGƯỜI SAY MÊ TÌM VÀ HÁT TIẾNG HÁT CỦA
DÂN TỘC MÌNH
Trần Quang Quý
“Bản tôi có thần Ca Hát/ Nhập vào đâu cũng cất nên lời…/ Chuện cổ tích bản tôi
xưa trông/ Hát suốt mua đông không hết”. Hồn nhiên hát, mê say hát, và hát mê
say đến: “Khi vui hát ngả nghiêng cây núi/ Khi buồn hát đuội cả dòng sông”;
hát đến nỗi “Có cô gái bỏ chồng đi hội/ Lội qua suối ướt đầm tất cả/ vẫn địu
trên lưng tiếng hát người tình…” (Cổ tích bản tôi).
Mở tập Tình thơ Cao Lan (NXB Hội Nhà văn, 1997) một cách ngẫu nhiên và gặp đúng
bài thơ Cổ tích bản tôi của Lâm Quý (viết 1987), tôi bỗng thấy rõ hơn những gì
tôi từng đọc Lâm Quý, nhớ về Lâm Quý. Chân dung thi sĩ của anh hiện lên một
cách sáng rõ, như dòng mạch chính mà tôi muốn soi chiếu về anh, người thi sĩ mê
say tìm và hát tiếng hát của dân tộc mình. Tìm từ cội nguồn dân ca, tình ca đã
có từ xa xưa cổ tích, xa xưa truyền thuyết. Đó là sự thăng hoa, là “căn cước”
văn hóa của một vùng đất, một dân tộc. Và vì thế, vùng đất ấy, dân tộc ấy có lý
do tồn taại à trường sinh, một cách bình đẳng trong cộng đồng nhân sinh hiện hữu.
Câu chuyện thơ của Lâm Quý như đề cập, có thể vắt đầu từ ngoài trang sách. Năm
1980, lần đầu tiên tôi gặp Lâm Quý ở Trại sáng tác văn học nghệ thuật của Hội
Văn nghệ Vĩnh Phúc ở Việt Trì. Khi đó, anh là phóng viên thường trú của TTXVN tại
Vĩnh Phú. Trong vài lần hứng khởi của rượu nút lá chuối, lạc rang và “phê” thuốc
lào, anh khoe có một chum thơ mới, mang hơi hướng văn hóa của dân tộc mình,
đang được bạn bè cùng trại viết khen ngợi, cổ vũ. Những bài thơ sau đó được in
trong tập thơ đầu tay Hát về nguồn. Đó là các bài Em là tiếng hát, Tâm sự với
hoa văn, Đồng cổ biển xanh, Điều có thật từ câu dân ca… Không chỉ hào hứng với
những sáng tác mới, Lâm Quý còn nói nhiều về Rasul Gamzatov, về cuốn Daghenstan
của tôi đang rất nổi tiếng của Gamzatov và anh thích thú những nghiệm sinh, triết
lý độc đáo, sâu sắc của nhà thơ Abutalip về con người, văn hóa của người
Daghestan, như một ngầm ý, anh cũng muốn làm “Đại sứ” thi ca, đại sứ văn hóa của
dân tộc Cao Lan (San Chay) của mình ở Việt Nam.
Hát về nguồn (In chung với Hà Phạm Phú, 1982) đã tự nó xưng danh cho duyên thi
và nghiệp thi của Lâm Quý ngay từ những sáng tác đầu tiên. Nghĩa là anh hát,
anh ngợi ca vẻ đẹp con người, hồn đất đai song núi, những biểu tượng văn hóa
ngay ở những họa tiết hoa văn, lối xưng tụng, phóng đại thường thấy ở các dân tộc
vùng cao… bằng thi pháp “Ca trữ tình, thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu của những
câu thơ ngay ở trong sự vận động của nó, nhưng không mượn giọng, giả giọng ngô
nghê để cố làm cho ngôn ngữ có “bản sắc”. Điệu ca ấy dường như thống nhất trong
toàn bộ thi phẩm của Lâm Quý, dù sau này xu hướng thơ sau 1975 đã có một bước
chuyển trong giọng điệu, cấu trúc, ngôn ngữ và thái độ tiếp cận đời sống.
Thái độ nhập cuộc thi ca ấy của Lâm Quý là thái độ dấn thân “Ta đã vứt bỏ tháng
năm / đi cùng trời cuối đất / tìm em/ em là tiếng hát…” (Em là tiếng hát). Ta
có cảm giác những câu thơ ấy như là ca từ. Tiếng hát gắn với Em, tức tình yêu,
tiếng hát cũng là những giá trị tình thần cao đẹp, hấp thụ những tinh lực đời sống
tự nhiên và xã hội, mà ở Lâm Quý, nó có sức mạnh truyền cảm, lay thức, làm thay
đổi đời sống thật ghê gớm: “Anh bưng cánh đồng / Sàng tròn ngọn gió / Cho tiếng
hát rơi vào hạt lúa / lúa mở choàng đồng xanh / Rơi vào bông ngô / Hạt ngô xếp
hàng phồng bầu sữa / Rơi vào ngọn cỏ / Tỉnh bừng mắt con trâu / Rơi vào quả bầu
/ Tiếng đàn lượn dài con suối…”. Có thể trong khi tang truyện cổ tích phong phú
của dân tộc, Lâm Quý bị “thôi miên” bởi bà chúa thơ ca Cao Lan, nàng Lau Slam,
người được dân tộc Cao Lan cho rằng, tất cả những bài ca, lời ru, câu hò, điệu
ví của Cao Lan đều do bà chúa thơ ca – Nữ thần nghệ thuật độc đáo này sáng tạo
nên. Và Lâm Quý muốn làm “truyền nhân” tinh thần sáng tạo, những giá trị văn
hóa nhân bản truyền tồn, thấm vào hồn đất đai sông núi của Lau Sla, trong Hát về
nguồn (Hội VHNT Vĩnh Phú, 1981), trong Tình thơ Cao Lan (NXB Hội Nhà văn,
1997), trong Điều thật trong dân ca (NXB Văn hóa dân tộc, 1998)… Đặc biệt, anh
đã bỏ nhiều công sức để dịch và phóng tác Truyện tình thơ Cao Lan Kó Lau Slam
(Sở VHTT và TT Vĩnh Phúc, 1991), tức chuyện của nữ thần nghệ thuật Lau Slam mà
anh tôn thờ và luôn khơi dậy trong cảm hứng sáng tạo của mình.
Ta không ngạc nhiên, vì sao những bài thơ gợi nhất, lung liếng nhất, lay thức
nhất, được nhắc nhớ nhất chính là những bài trữ tình, gắn với tình yêu, chạm
vào hồn vía của dân ca, tình xa, được thể hiện qua các biểu tượng tình yêu, từ
đấng sinh thành, từ nguồn cội Cha trời – Me đất như một tín ngưỡng, đến Anh và
Em… và mượn tiếng hát, mượn các khí cụ như tiếng khèn, tiếng đàn, mượn cánh
chim, dòng suối… để chuyển tải những tâm tình và khát vọng tình yêu đôi lứa,
khát vọng sống: “Trời xui anh thương em / Đất bảo em yêu anh / câu dân ca là vỏ
/ Bao quanh hạt giống tình / Mẹ đem gieo xuống đất / Mọc lên cây Yêu thương…”
(Điều có thật từ câu dân ca). Lâm Quý mê hát, cụ thể hơn là mê dân ca tình yêu.
Tiếng hát luôn là cái cớ để anh gửi gắm những tâm sự của mình: “Tiếng hát em
khéo vặn chạc mây / Vặn xoắn tình anh vào đấy…” (Tình em đêm hát ví). Khi nghe
một “Tiếng khèn em da diết / Con cá dưới suốt quên bơi…”, anh lại chạnh lòng nhớ
đến người yêu, mà thảng thốt: “Chim ơi ta nhờ mi / Ngaamj tiếng khèn bay đi / Đến
chỗ người yêu ta hót… Cá ơi ta gửi lời nhé / Đem sông ra biển / Tìm đến chỗ người
yêu…” (Tiếng khèn bên bờ suối). Thực ra, cái Người yêu này không cụ thể, chỉ là
cái cớ để Lâm Quý chuyển tiếng khèn, giai điệu tình ca, ngôn nữ giao duyên, nhắn
gửi mà mình muốn truyền thụ mà thôi. Không chỉ trong những “giai điệu” của tình
yêu, mà ở trong đời sống lao động khác, như khi gặp những cô gái nông trường,
cũng là một tiếng hát đồng điệu “Cô gái nông trường / Gọi đàn bò bằng tiếng hát
/ Câu dân ca mát lịm đồng xanh / Tìm tôi rung phím đàn đệm nhịp… / Đồng cỏ lại
về ôm tôi mênh mông / Gió thảo nguyên dập dìu cơn song đến…” (Đồng cỏ biển
xanh).
Đó là một tâm hồn lãng mạn, ta ngỡ như trong một không gian bất kỳ nào, đứng
trước môi trường nào, trái tim Lâm Quý lại bắt đầu hồi hộp, để vỗ lên những tiết
tấu và giai điệu của tình ca. Tất nhiên, Lâm Quý không chỉ viết những gì mang dấu
ấn bản sắc và những quan tâm thường trực về tiếng hát, về cội nguồn cổ tích của
anh. Nhiều khoảng khắc thi ca rung lên là những miền đất mà với sức đi của người
làm báo, Lâm Quý đã trải lòng mình qua những thi phẩm, Nhưng dù viết về vấn đề
gì, miền đất nào, cái phông cấu trúc thơ của Lâm Quý vẫn mang nhịp điệu, âm hưởng
của những ca từ, mà tự thân nó, hát lên những bài hát của anh, giọng hát của
anh về cuộc sống muôn vẻ của đất nước, trong đó có tụ khí trung du Đất tổ, có
những hoa văn và tiếng trống đồng truyền giục cộng sinh nguồn cội, bắt đầu từ
cha trời mẹ đất, từ Lạc Long Quân và Mẫu quốc Âu Cơ.
Lâm Quý là người thật thủy chung với giọng điệu và những tư tưởng, tình cảm đã
được xác định thành tiêu chí sáng tác của anh. Anh có sự mê đắm, lúng liếng của
điệu thức và thi ảnh, nhưng cũng chân thành, mộc mạc và hồn nhiên trong thể hiện.
Có lẽ vì thế mà còn câu, còn khổ, còn những bài chưa kỹ, chưa đều, chưa đẩy đến
tận cùng ý và tứ thơ, nhằm tạo ra một dấu ấn rõ rệt và sự độc đáo của ngôn ngữ
bản sắc, dù sớm định được mạch chủ của thơ mình và một thái độ dấn thân vì tiêu
chí ấy, ấy là mong muốn của tôi, so với khát vọng mà tôi đọc được trong ánh mắt
anh từ hơn 30 năm trước, khi anh nhắc tới một Rasul Gamzatov vĩ đại của Nga, bản
sắc Daghestan và ngôn ngữ Avar Kavka. Nhưng với đóng góp của mình, Lâm Quý là một
nhà thơ, trong không nhiều những nhà thơ dân tộc tạo được diện mạo và phong
cách thơ mình, cùng các nhà thơ Y Phương, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Inrasara…
làm phong phú nền văn hóa đa sắc tộc Việt Nam.
T.Q.Q
B - MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỔ TÍCH BẢN TÔI
Bản tôi có thần ca hát
Nhập vào đâu cũng hát nên lời
Chuyện cổ tích bản tôi xưa trông
Hát suốt mùa đông không hết
Khi vui hát ngả nghiêng cây núi
Khi buồn hát đuội cả dòng sông
Có cô gái bỏ chồng đi xem hội
Lội qua suối ướt đầm tất cả
Lũ cuốn trôi theo ngàn tảng đá
Vẫn địu trên lưng tiếng hát người tình.
CHỒNG VỀ
Chồng về em chạy sau vườn
Luồn qua bờ suối tắm truồng cho thơm
Vuốt cho đôi mắt tinh tươm
Để còn liếc giấu cái khuân ngực chồng
Chồng về em chạy ra giành
Hái mầm rau ngổ nấu canh cua dồng
Món này anh ấy phải mồm
Ngon hơn bữa tiệc cái hôm giữa thành.
TÌNH EM ĐÊM HÁT VÍ
Tiếng hát em khéo vặn chạc thừng
Vặn xoắn tình anh vào đấy
Chạc để buộc trâu dưới gậm
Để buộc bò dưới sân
Nỡ buộc tình anh vào cột
Cột nhà em bẳng lim
Trêu ghếch sừng là đổ
Cột nhà em bằng tấu
Bò hẩy chân là xiêu
Cột tình em yêu yêu
Anh xoay bên này hẩy
Vòng bên kia anh đu
Mà sao vẫn đứng dậy
Tiếng hát em khéo vặn chạc mây
Vặn xoắn tình anh vào đấy.
EM NHƯ LÀ….
Em như là con dúi
Lặn lội đào rễ lau
Anh làm thuổng mo cau
Đào tung trời tung đất
Đất có sâu đến mấy
Đá có ken đến mấy
Anh vẫn cứ say đào
Cho gặp lòng thương nhớ.
NHỮNG CHÀNG TRAI CỦA NÚI
Chúng tôi
Những chàng trai của núi
Ấp ủ trong đôi cánh mẹ tiên
Có một lần
Con cú kêu đêm
Sáng dậy mặt trời đi đâu mất
Nhận thanh gương truyền đời
Những chàng trai ra đi
Đất nước vắng con trai ,gái làng dường như hóa đá
Núi rừng đễ bề nghiêng ,ngả
Rừng núi ơi chớ vội
Họ gọi lên đầu nguồn
Trèo lên núi cao
Lấy sào chọc thủng màn trời
Bắc thang lên vén mây
Cho mặt trời sáng bừng mặt đất
Họ lên rừng
Tìm dongsmai già vót tên
Chọn cây luồng ba đời làm cánh nỏ
Tên thường săn chim
Tên tuốc độc thường săn thú dữ
Nơi đỉnh núi biên cương
Gió táp , nắng đè
Chỗ đứng của chàng trai lồng lộng
Cánh nỏ in hình đám mây cong
Mũi ten hướng về phương giặc
Nơi lũng bằng con suối uốn tiếng khèn
Tắm mịn làn da lõi chuối
Tóc đen buông dài long thung
Ánh trăng nơi ngực người con gái
Tình yêu
Thương nhau cần tổ ấm
Họ dẫn nhau đi tìm
Nơi đất bằng dựng nhà lập bản
Khiêng đá bắc cầu qua con suối
Ruộng cái ruộng con
Bắc thang liền bờ hai câu hát ví
Cô gái lên nương ngắt về cum lúa
Vung chày ra hạt gạo trắng tròn
Hạt dẻo hạt thơm đúc ống cơm lam
Hạt chắc để dành làm giống
Khi xa nhờ cánh gió chuyển về nỗi nhớ
Luồn qua khe hở cửa buồng
Gần nhau nhớ cái vo tròn
Xa nhau nhớ vặn chạc thừng kéo chân chàng trai lại
Quanh quẩn ở nhà thành con cù lần nhặt tép
Con gái thương nửa gang thôi
Con cả vòng tay thương lấy lõi cứng
Cái lõi của rừng không chỉ để làm cột nhà
Không chỉ làm cày và báng sung…
NGƯỜI ĐÀN BÀ
Người đàn bà
Vui cũng khóc mà buồn cũng khóc
Đau khổ lại càng khóc to hơn
Giọt nước mắt
Rơi vào tôi
Tan cả cuộc đời
Rơi vào trái đất
Tan cả hành tinh
ĐÊM VÙNG CAO
Đêm vùng cao
Đèn sao mây núi
Lẫn vào nhau
Ta lẫn vào đêm
Đi vơ những vì sao
Ai đuổi
Chạy tung lên nóc núi
Vấp phải tiếng ngựa hí vang lưng trời
Đêm vùng cao
Liềm trăng móc vào đỉnh núi
Kéo lên
Gió và ngọn lau
Lao sao níu xuống
Gà gáy cuốc vào đêm
Vỡ ra
Trăng tan từng mảnh
Thác trắng ào qua thung…
NẾU EM BỎ ÔM CHỒNG
Nếu em bỏ ôm chồng
Anh sẽ trả cả ngàn cái hôn
Cả ngàn ngọn núi
Cả ngàn con nai con công
Nâng em lên thành bà chúa của rừng
Nếu em bỏ ôm chồng
Anh sẽ bứt hết lá rừng
Về nấu cao màu xanh
Để nhuộm tóc cho người đời xanh mãi
Nếu em bỏ ôm chồng
Anh sẽ làm không công
Cho hoa nở và muôn đời quả ngọt
Nhưng… tôi được trả lời
- Anh mà nói câu nữa
Mời anh ra uống nước lã ngoài sàn…
KHAU PHẠ MÙA NÀY
Khau phạ mùa này mây trắng bay
Mây đi núi đấy cứ vương dày
Sừng đất hất tung trời khắc nghiệt
Đến đây ở lại với muôn đời
Khua phạ mùa này hương lúa say
Ruộng bậc thang bắc lên cổng trời
Người khau phạ tìm đường đào núi
Cái lều nương đủ ấm hai người
Gió thổi đưa nước về với đất
Nặn thanh mèn mén rượu đầy vơi
Người khau phạ thần tình thật đấy
Vít sao trời rơi xuống giữa nhà
Người ở dưới nhìn lên thấy lạ
Nóc núi đậu đầy ngôi sao.
LỜI ANH
‘‘Nuôi chim bằng muối; Trả chim về trời’’
(Tục ngữ Cao Lan)
Hạt muối có từ đâu?
Sinh ra từ biển mẹ!
Cái mặn trong lòng đất
Mẹ chắt chiu nỗi lòng
Lời anh có từ đâu
Sao mặn mà đến thế
Tai em chẳng nghe đâu
Mà lời anh như thể
Qủa ngõa mật chín ngầu
Cứ lặn vào trong ngực…
NGÀN LAU TAM ĐẢO
Em hát trên ngàn lau Tam Đảo
Gió núi lơn mơn
Hoa đá chờn vờn
Áng mây vòng về ôm cổ núi
Thầm ơn mệ núi
Sinh ra em
Có giọng hát như lá lem lả lướt
Chỉ lướt sang người khác
Sao không lướt sang anh
Anh lại trách thầm mẹ núi
Sao không dành cho anh
Bông hoa chuối rừng thắp lửa
Soi sáng khoảng tối lòng
Mỗi lần xòe cánh
Hiện nải chuối xanh xanh
Tiếng hát em thanh thanh
Trên ngàn lau tam đảo
Anh hứng tai thu về
Ướp vào tình thương nhớ…
TÂM SỰ VỚI HOA VĂN
Tôi nghĩ
Những họa tiết hoa văn
Có cánh có hồn và ý thức
Khi tổ tiên gõ lên mặt trống đồng
Hoa văn vẫy vùng bay theo tiếng trống
Biến thành muôn tiếng ngân xa
Tiếng ngân lặn vào lòng đất
Đất giữ lấy nghìn năm vẫn trong
Lặn vào màu xanh
Cây giữ lại muôn đời vẫn sắc
Lặn vào trong bà Âu Cơ
Truyền con nối chắt…
Từ miền đất Cổ
Tôi đi
Đi khắp miềm phương bắc
Qua làng Việt làng Mường
Thấy hoa văn bám vào ngang vách
Ở bản Thái , bản Dao
Hoa văn thẹn thò nấp ngay trên ngực
Ai đánh trống đồng trong ngực tôi
Hoa văn biến thành cô gái
Tung sợi chỉ hồng làm lưới
Vặn tiếng đàn môi làm dây
Vây tròn tôi lại
Tôi yêu em rồi ư
Hay là em thương tôi chẳng nói?
Tình yêu bắt đầu là câu hỏi
Không đâu
Hẹn em ngày về
Tôi vẫn phải đi
Đi khắp trời phương Nam
Rừng Trường Sơn gió táp mưa ngàn
Hoa văn đậu vào lưng núi
Kêu lên thành tiếng chiêng đồng
Con chim Lạc chở tiếng chiêng đi
“Túc chinh ri,túc chinh ri…”
Cô gái Ê Đê hỏi chim kêu gì
- Chim kêu làm tiếng đàn của suối
Hoa văn vẫn nét cong dáng núi
Xoay tròn Thành cổ Loa
Vòng xoay của thành bao la bao la
Nâng cánh nỏ thần về phương giặc
Giặc hết
Hoa văn nở xòe bông hoa
Trên những ngôi nhà
Buôn làng của người đã khuất
Ông cha
Vai gùi chân đất
Địu núi non về cho con thêu hoa
Mẹ dạy con thêu
Chuyên ông trời bà đất
Để ra một nữ thần
Chàng Đam San vượt ngàn lên bắt
Mũi kim đầu tiên em đặt
Vào ve áo tôi
Tình yêu cũng bắt đầu từ đấy
Dẫn tôi đi
Đến miền Cửu Long có chín con rồng
Lặn lụi muôn đời hút nước
Từ đỉnh núi Lạc Long
Phun vào bụng biển
Hoa Văn Từ đấy có hình con sông
Có ngọn tầm vông và khẩu sung
Mẹ bồng con hóa đá chơ chồng
… và TÔI GẶP
Hoa văn đậm nét màu của đất.
EM LÀ TIẾNG HÁT
LÂM QUÝ
- Họ và tên khai sinh: Lâm Văn Quý
- Sinh năm 1947
- Mất năm 2007
- Quê quán: Xã Quang Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1993)
- Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc
- Tác phẩm chính đã xuất bản:
* Hát về nguồn (Thơ in chung, 1980)
* Núi mọc trong mặt gương (Thơ in chung, 1981)
* Điều có thật từ câu dân ca (Thơ, 1990)
* Kó Lau Slam (Truyện tình thơ, 1991)
* Tình thơ Cao Lan (Thơ, 1997)
* Truyện cổ Cao Lan (Chung tác giả, 1982)
* Truyện cổ Sán Chay (Sưu tầm, 2001)
* Chàng út của ông mặt trời (Truyện ghơ, 1995)
* Cô gái nghèo và chàng Tiên Lợn (Sưu tầm, 2001)
* Truyện Sưu và Mốc (Truyện thiếu nhi, 2002)
* Xịnh ca Cao Lan (Dịch thơ dân gian cổ, song ngữ, 2003)
* Văn hóa Cao Lan (Nghiên cứu, sưu tầm, 2004)
* Văn hóa các dân tộc Vĩnh Phúc (Nghiên cứu sưu tầm, 2005)
* Cái lều nương (Tập truyện ngắn, 2006)
* Hoa đỏ lửa (Thơ, 2007)
- Giải thưởng văn học:
* Giải Nhì thơ, Giải thưởng Văn học Hùng Vương – Vĩnh Phú, 1991
* Giải Nhất thơ tỉnh Yên Bái, 1997
* Giải B thơ Báo Văn nghệ - đề tài dân số kế hoạch hóa gia đình, 1995
* Giải B văn tỉnh Yên Bái, 2000
* Giải B văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2006
- Suy nghĩ về nghề văn:
Văn là sáng tạo ra con người chân chính, làm đẹp cho con người chân chính, đồng thời cũng là liều thuốc chữa cho con người chưa đẹp. Mẹ tôi – một bà lang mế dân tộc Cao Lan suốt đời đi thu hái những cây tầm gửi về nấu cao. Thứ cao lá màu xanh đậm gọi là cao Péc dịch nghĩa là chữa được bách bệnh. Mẹ tôi bảo: Con muốn làm được thơ hay, hãy học cách nấu cao của mẹ. Tôi đã đi đến nhiều miền quê đất nước, tiếp xúc với đồng bào các dân tộc… và “hái” được những lời nói đẹp về “nấu cao” sáng tác ra những tác phẩm văn thơ là thứ Cao ngôn ngữ. Ai muốn khỏe người chỉ việc cho chất “cao ấy” vào ngâm rượu nhâm nhi rồi sẽ thấy khỏe người và đẹp lên.
A - TRONG KÝ ỨC BẠN BÈ
LÂM QUÝ NGƯỜI VÀ THƠ
Ngô Văn Phú
Tôi từng uống rượu với Lâm Quý từ những ngày gặp anh ở Vĩnh Yên. Quý uống rượu giỏi, vừa uống vừa đọc thơ và thường là thơ của mình. Thường các nhà thơ người dân tộc thiểu số, thơ có lối ví von khá ngộ nghĩnh và sinh động. Lâm Quý cũng có những câu thơ như thế.
Lối nói đầy hình ảnh cũng là sở trường trong
“Tình thơ Cao Lan”:
Tiếng hát em khéo vặn chạc thừng
Vặn xoắn tình anh vào đấy
Chạc để buột trâu dưới gậm
Để buộc bò dưới sân
Nỡ buộc tình anh vào cột
Cột nhà em bằng lim
Trâu ghếch sừng là đổ
Cột nhà em bằng táu
Bò hẩy chân là xiêu
Cột tình em yêu yêu
Anh xoay bên này hẩy
Vòng bên kia anh du
Mà sao vẫn đứng dậy
Tiếng hát em khéo vặn chạc mây
Vặn xoắn tình anh vào đấy…
(Tình em đêm hát ví)
Lâm Quý không những yêu vẻ đẹp của dân tộc mình mà còn yêu thiên nhiên, thi ca, con người của những dân tộc khác. Anh yêu tiếng khèn của người H’Mông.
Con chim sau hè nó hát
Nhớ tiếng sáo anh
Em lấy cài khèn
Thổi lên bên bờ suối
Con cá dưới
Con chim trên cành
Nhìn xuống
Cá si ta gửi lời nhé
Đem ra sông ra biển
Tìm đến chỗ người yêu
Chim si ta nhờ mi
Ngậm tiếng khèn bay đi
Đến chỗ người yêu ta hót.
(Tiếng khèn bên bờ suối)
Anh nhắn nhủ cô gái Mơ – Nông đi hái măng chớ hái nhiều, để buôn làng còn nuôi tre cứng cáp, biến tre thành những cây chông chống quân Pháp xâm lược, giữ làng cùng với dân làng:
Ơ cô gái Mơ – Nông
Hái măng chớ hái nhiều em nhé
Lồ – ô đang vào mua sinh đẻ
Giúp những việc gần xa
Cây Lồ – ô chín nắng mười mưa
Cũng au đen như lưng cha lưng mẹ
Cũng cần cù nuôi con từ thuở bé
Ngày ngày mong con lớn lên
Thành ngọn chông, con là người du kích
Giữ buôn làng, giữ rừng Lồ – ô
Thành ngọn đuốc con là người đi trước
Soi đường cho bộ đội dân công
Vào mùa chiến dịch.
(Rừng Lồ - ô)
Anh ca ngợi Hnét, để đọc được thư chồng đã vui vẻ tình nguyện học cái chữ của Bác Hồ:
Đến mùa hoa Krinh
Chồng Hnét sẽ về
Đem quà vui miền Bắc
Và cả chữ Bác Hồ
Đựng đầy bao ý Đảng
…Đêm nằm nựng hôn con
Đặt thư chồng lên ngực
Chẳng biết chồng nói gì
Cái đầu nghe nhưng nhức
(Cứ nhờ người ta đọc
họ biết hết chồng mình).
Hôm sau buôn làng gặp
Hnét đi chợ về
Tay cầm hai cây bút
Quyển vở giấy trong ngực…
(Chuyện riêng của Hnét)
Lâm Quý còn là dịch giả biết đem dịch từ nguyên tác bản trường ca tình yêu cầu dân tộc mình để giới thiệu với bạn đọc. Kó Lauslam kể lại thân thế và sự nghiệp của nữ thần thơ ca người Cao Lan Lauslam, là truyện thơ dân gian đã được lưu truyền từ tổ tiên bao đời trước. Tiếng ca là nguồn sống, làm đẹp cả núi sông, hoa lá:
Người đăng gặt áo ấy
Hỏi lại bằng câu ca:
- Ngọn lá trôi từ đâu
Chòng chành đầy câu hát
Bông hoa trôi về đâu
Làm cả dòng sông đẹp
Nếu không chê hoa xấu
Mời ghé bến làng nghèo
Chẳng có gà mời rượu
Chẳng có cơm mời ăn
Chỉ giầu lòng mến khách…
Truyện thơ được dịch rất nhanh thoát tưởng như là người dịch cũng chính là tác giả. Đoạn tả ngày hội như còn sinh động, đầy hứng thú:
Nàng xuống núi cùng con gái nèm còn
Cùng con trai hát ví
Những quả còn tua xanh lại lượn trên mây
Quả còn tua vàng rơi xuống đất
Như đàn cú chao mồi
Bay đi bay lại
Như con chim cu vỗ cánh bay vút
Lao qua gầm trời đậu trên ngọn cây mai…
Nhà thơ Nguyễn Cảnh Tuấn nhận xét về Lâm Quý rất
ưu ái:
“Tính tình ngay thẳng thật thà, cương trực. Am hiểu vốn văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình; là một thấy (trí thức dân tộc) được cấp sắc, nhiều uy tín với dân tộc Cao Lan. Ngôn ngữ thơ văn độc đáo, mang đậm nét màu sắc dân tộc. Cha là một trí thức người CaoLan, mẹ là người giỏi hát dân ca.
… Thơ Lâm Quý xét về đê tài, thể loại dẫu khác nhau, nhưng âm hưởng vốn dân ca, truyện cổ, truyện thơ của dân tộc Cao Lan đã tạo nên đứa con tinh thần của anh được tắm mát trong môi trường văn hóa thuần khiết riêng biệt”. (Dân tộc Cao Lan có nhà thơ Lâm Quý) .
Tôi thì nhớ Lâm Quý với chiếc mũ nồi đội lệch, chiếc áo dân tộc, đôi khi miệng ngậm chiếc tẩu, khói thuốc bốc lên nghi ngút. Gặp tôi, lặng lẽ chào:
- Anh lại về quê đấy à?
N.V.P
LÂM QUÝ, NGƯỜI SAY MÊ TÌM VÀ HÁT TIẾNG HÁT CỦA
DÂN TỘC MÌNH
“Bản tôi có thần Ca Hát/ Nhập vào đâu cũng cất nên lời…/ Chuện cổ tích bản tôi xưa trông/ Hát suốt mua đông không hết”. Hồn nhiên hát, mê say hát, và hát mê say đến: “Khi vui hát ngả nghiêng cây núi/ Khi buồn hát đuội cả dòng sông”; hát đến nỗi “Có cô gái bỏ chồng đi hội/ Lội qua suối ướt đầm tất cả/ vẫn địu trên lưng tiếng hát người tình…” (Cổ tích bản tôi).
Mở tập Tình thơ Cao Lan (NXB Hội Nhà văn, 1997) một cách ngẫu nhiên và gặp đúng bài thơ Cổ tích bản tôi của Lâm Quý (viết 1987), tôi bỗng thấy rõ hơn những gì tôi từng đọc Lâm Quý, nhớ về Lâm Quý. Chân dung thi sĩ của anh hiện lên một cách sáng rõ, như dòng mạch chính mà tôi muốn soi chiếu về anh, người thi sĩ mê say tìm và hát tiếng hát của dân tộc mình. Tìm từ cội nguồn dân ca, tình ca đã có từ xa xưa cổ tích, xa xưa truyền thuyết. Đó là sự thăng hoa, là “căn cước” văn hóa của một vùng đất, một dân tộc. Và vì thế, vùng đất ấy, dân tộc ấy có lý do tồn taại à trường sinh, một cách bình đẳng trong cộng đồng nhân sinh hiện hữu.
Câu chuyện thơ của Lâm Quý như đề cập, có thể vắt đầu từ ngoài trang sách. Năm 1980, lần đầu tiên tôi gặp Lâm Quý ở Trại sáng tác văn học nghệ thuật của Hội Văn nghệ Vĩnh Phúc ở Việt Trì. Khi đó, anh là phóng viên thường trú của TTXVN tại Vĩnh Phú. Trong vài lần hứng khởi của rượu nút lá chuối, lạc rang và “phê” thuốc lào, anh khoe có một chum thơ mới, mang hơi hướng văn hóa của dân tộc mình, đang được bạn bè cùng trại viết khen ngợi, cổ vũ. Những bài thơ sau đó được in trong tập thơ đầu tay Hát về nguồn. Đó là các bài Em là tiếng hát, Tâm sự với hoa văn, Đồng cổ biển xanh, Điều có thật từ câu dân ca… Không chỉ hào hứng với những sáng tác mới, Lâm Quý còn nói nhiều về Rasul Gamzatov, về cuốn Daghenstan của tôi đang rất nổi tiếng của Gamzatov và anh thích thú những nghiệm sinh, triết lý độc đáo, sâu sắc của nhà thơ Abutalip về con người, văn hóa của người Daghestan, như một ngầm ý, anh cũng muốn làm “Đại sứ” thi ca, đại sứ văn hóa của dân tộc Cao Lan (San Chay) của mình ở Việt Nam.
Hát về nguồn (In chung với Hà Phạm Phú, 1982) đã tự nó xưng danh cho duyên thi và nghiệp thi của Lâm Quý ngay từ những sáng tác đầu tiên. Nghĩa là anh hát, anh ngợi ca vẻ đẹp con người, hồn đất đai song núi, những biểu tượng văn hóa ngay ở những họa tiết hoa văn, lối xưng tụng, phóng đại thường thấy ở các dân tộc vùng cao… bằng thi pháp “Ca trữ tình, thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu của những câu thơ ngay ở trong sự vận động của nó, nhưng không mượn giọng, giả giọng ngô nghê để cố làm cho ngôn ngữ có “bản sắc”. Điệu ca ấy dường như thống nhất trong toàn bộ thi phẩm của Lâm Quý, dù sau này xu hướng thơ sau 1975 đã có một bước chuyển trong giọng điệu, cấu trúc, ngôn ngữ và thái độ tiếp cận đời sống.
Thái độ nhập cuộc thi ca ấy của Lâm Quý là thái độ dấn thân “Ta đã vứt bỏ tháng năm / đi cùng trời cuối đất / tìm em/ em là tiếng hát…” (Em là tiếng hát). Ta có cảm giác những câu thơ ấy như là ca từ. Tiếng hát gắn với Em, tức tình yêu, tiếng hát cũng là những giá trị tình thần cao đẹp, hấp thụ những tinh lực đời sống tự nhiên và xã hội, mà ở Lâm Quý, nó có sức mạnh truyền cảm, lay thức, làm thay đổi đời sống thật ghê gớm: “Anh bưng cánh đồng / Sàng tròn ngọn gió / Cho tiếng hát rơi vào hạt lúa / lúa mở choàng đồng xanh / Rơi vào bông ngô / Hạt ngô xếp hàng phồng bầu sữa / Rơi vào ngọn cỏ / Tỉnh bừng mắt con trâu / Rơi vào quả bầu / Tiếng đàn lượn dài con suối…”. Có thể trong khi tang truyện cổ tích phong phú của dân tộc, Lâm Quý bị “thôi miên” bởi bà chúa thơ ca Cao Lan, nàng Lau Slam, người được dân tộc Cao Lan cho rằng, tất cả những bài ca, lời ru, câu hò, điệu ví của Cao Lan đều do bà chúa thơ ca – Nữ thần nghệ thuật độc đáo này sáng tạo nên. Và Lâm Quý muốn làm “truyền nhân” tinh thần sáng tạo, những giá trị văn hóa nhân bản truyền tồn, thấm vào hồn đất đai sông núi của Lau Sla, trong Hát về nguồn (Hội VHNT Vĩnh Phú, 1981), trong Tình thơ Cao Lan (NXB Hội Nhà văn, 1997), trong Điều thật trong dân ca (NXB Văn hóa dân tộc, 1998)… Đặc biệt, anh đã bỏ nhiều công sức để dịch và phóng tác Truyện tình thơ Cao Lan Kó Lau Slam (Sở VHTT và TT Vĩnh Phúc, 1991), tức chuyện của nữ thần nghệ thuật Lau Slam mà anh tôn thờ và luôn khơi dậy trong cảm hứng sáng tạo của mình.
Ta không ngạc nhiên, vì sao những bài thơ gợi nhất, lung liếng nhất, lay thức nhất, được nhắc nhớ nhất chính là những bài trữ tình, gắn với tình yêu, chạm vào hồn vía của dân ca, tình xa, được thể hiện qua các biểu tượng tình yêu, từ đấng sinh thành, từ nguồn cội Cha trời – Me đất như một tín ngưỡng, đến Anh và Em… và mượn tiếng hát, mượn các khí cụ như tiếng khèn, tiếng đàn, mượn cánh chim, dòng suối… để chuyển tải những tâm tình và khát vọng tình yêu đôi lứa, khát vọng sống: “Trời xui anh thương em / Đất bảo em yêu anh / câu dân ca là vỏ / Bao quanh hạt giống tình / Mẹ đem gieo xuống đất / Mọc lên cây Yêu thương…” (Điều có thật từ câu dân ca). Lâm Quý mê hát, cụ thể hơn là mê dân ca tình yêu. Tiếng hát luôn là cái cớ để anh gửi gắm những tâm sự của mình: “Tiếng hát em khéo vặn chạc mây / Vặn xoắn tình anh vào đấy…” (Tình em đêm hát ví). Khi nghe một “Tiếng khèn em da diết / Con cá dưới suốt quên bơi…”, anh lại chạnh lòng nhớ đến người yêu, mà thảng thốt: “Chim ơi ta nhờ mi / Ngaamj tiếng khèn bay đi / Đến chỗ người yêu ta hót… Cá ơi ta gửi lời nhé / Đem sông ra biển / Tìm đến chỗ người yêu…” (Tiếng khèn bên bờ suối). Thực ra, cái Người yêu này không cụ thể, chỉ là cái cớ để Lâm Quý chuyển tiếng khèn, giai điệu tình ca, ngôn nữ giao duyên, nhắn gửi mà mình muốn truyền thụ mà thôi. Không chỉ trong những “giai điệu” của tình yêu, mà ở trong đời sống lao động khác, như khi gặp những cô gái nông trường, cũng là một tiếng hát đồng điệu “Cô gái nông trường / Gọi đàn bò bằng tiếng hát / Câu dân ca mát lịm đồng xanh / Tìm tôi rung phím đàn đệm nhịp… / Đồng cỏ lại về ôm tôi mênh mông / Gió thảo nguyên dập dìu cơn song đến…” (Đồng cỏ biển xanh).
Đó là một tâm hồn lãng mạn, ta ngỡ như trong một không gian bất kỳ nào, đứng trước môi trường nào, trái tim Lâm Quý lại bắt đầu hồi hộp, để vỗ lên những tiết tấu và giai điệu của tình ca. Tất nhiên, Lâm Quý không chỉ viết những gì mang dấu ấn bản sắc và những quan tâm thường trực về tiếng hát, về cội nguồn cổ tích của anh. Nhiều khoảng khắc thi ca rung lên là những miền đất mà với sức đi của người làm báo, Lâm Quý đã trải lòng mình qua những thi phẩm, Nhưng dù viết về vấn đề gì, miền đất nào, cái phông cấu trúc thơ của Lâm Quý vẫn mang nhịp điệu, âm hưởng của những ca từ, mà tự thân nó, hát lên những bài hát của anh, giọng hát của anh về cuộc sống muôn vẻ của đất nước, trong đó có tụ khí trung du Đất tổ, có những hoa văn và tiếng trống đồng truyền giục cộng sinh nguồn cội, bắt đầu từ cha trời mẹ đất, từ Lạc Long Quân và Mẫu quốc Âu Cơ.
Lâm Quý là người thật thủy chung với giọng điệu và những tư tưởng, tình cảm đã được xác định thành tiêu chí sáng tác của anh. Anh có sự mê đắm, lúng liếng của điệu thức và thi ảnh, nhưng cũng chân thành, mộc mạc và hồn nhiên trong thể hiện. Có lẽ vì thế mà còn câu, còn khổ, còn những bài chưa kỹ, chưa đều, chưa đẩy đến tận cùng ý và tứ thơ, nhằm tạo ra một dấu ấn rõ rệt và sự độc đáo của ngôn ngữ bản sắc, dù sớm định được mạch chủ của thơ mình và một thái độ dấn thân vì tiêu chí ấy, ấy là mong muốn của tôi, so với khát vọng mà tôi đọc được trong ánh mắt anh từ hơn 30 năm trước, khi anh nhắc tới một Rasul Gamzatov vĩ đại của Nga, bản sắc Daghestan và ngôn ngữ Avar Kavka. Nhưng với đóng góp của mình, Lâm Quý là một nhà thơ, trong không nhiều những nhà thơ dân tộc tạo được diện mạo và phong cách thơ mình, cùng các nhà thơ Y Phương, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Inrasara… làm phong phú nền văn hóa đa sắc tộc Việt Nam.
T.Q.Q
B - MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỔ TÍCH BẢN TÔI
Bản tôi có thần ca hát
Nhập vào đâu cũng hát nên lời
Chuyện cổ tích bản tôi xưa trông
Hát suốt mùa đông không hết
Khi vui hát ngả nghiêng cây núi
Khi buồn hát đuội cả dòng sông
Có cô gái bỏ chồng đi xem hội
Lội qua suối ướt đầm tất cả
Lũ cuốn trôi theo ngàn tảng đá
Vẫn địu trên lưng tiếng hát người tình.
CHỒNG VỀ
Chồng về em chạy sau vườn
Luồn qua bờ suối tắm truồng cho thơm
Vuốt cho đôi mắt tinh tươm
Để còn liếc giấu cái khuân ngực chồng
Chồng về em chạy ra giành
Hái mầm rau ngổ nấu canh cua dồng
Món này anh ấy phải mồm
Ngon hơn bữa tiệc cái hôm giữa thành.
TÌNH EM ĐÊM HÁT VÍ
Tiếng hát em khéo vặn chạc thừng
Vặn xoắn tình anh vào đấy
Chạc để buộc trâu dưới gậm
Để buộc bò dưới sân
Nỡ buộc tình anh vào cột
Cột nhà em bẳng lim
Trêu ghếch sừng là đổ
Cột nhà em bằng tấu
Bò hẩy chân là xiêu
Cột tình em yêu yêu
Anh xoay bên này hẩy
Vòng bên kia anh đu
Mà sao vẫn đứng dậy
Tiếng hát em khéo vặn chạc mây
Vặn xoắn tình anh vào đấy.
EM NHƯ LÀ….
Em như là con dúi
Lặn lội đào rễ lau
Anh làm thuổng mo cau
Đào tung trời tung đất
Đất có sâu đến mấy
Đá có ken đến mấy
Anh vẫn cứ say đào
Cho gặp lòng thương nhớ.
NHỮNG CHÀNG TRAI CỦA NÚI
Chúng tôi
Những chàng trai của núi
Ấp ủ trong đôi cánh mẹ tiên
Có một lần
Con cú kêu đêm
Sáng dậy mặt trời đi đâu mất
Nhận thanh gương truyền đời
Những chàng trai ra đi
Đất nước vắng con trai ,gái làng dường như hóa đá
Núi rừng đễ bề nghiêng ,ngả
Rừng núi ơi chớ vội
Họ gọi lên đầu nguồn
Trèo lên núi cao
Lấy sào chọc thủng màn trời
Bắc thang lên vén mây
Cho mặt trời sáng bừng mặt đất
Họ lên rừng
Tìm dongsmai già vót tên
Chọn cây luồng ba đời làm cánh nỏ
Tên thường săn chim
Tên tuốc độc thường săn thú dữ
Nơi đỉnh núi biên cương
Gió táp , nắng đè
Chỗ đứng của chàng trai lồng lộng
Cánh nỏ in hình đám mây cong
Mũi ten hướng về phương giặc
Nơi lũng bằng con suối uốn tiếng khèn
Tắm mịn làn da lõi chuối
Tóc đen buông dài long thung
Ánh trăng nơi ngực người con gái
Tình yêu
Thương nhau cần tổ ấm
Họ dẫn nhau đi tìm
Nơi đất bằng dựng nhà lập bản
Khiêng đá bắc cầu qua con suối
Ruộng cái ruộng con
Bắc thang liền bờ hai câu hát ví
Cô gái lên nương ngắt về cum lúa
Vung chày ra hạt gạo trắng tròn
Hạt dẻo hạt thơm đúc ống cơm lam
Hạt chắc để dành làm giống
Khi xa nhờ cánh gió chuyển về nỗi nhớ
Luồn qua khe hở cửa buồng
Gần nhau nhớ cái vo tròn
Xa nhau nhớ vặn chạc thừng kéo chân chàng trai lại
Quanh quẩn ở nhà thành con cù lần nhặt tép
Con gái thương nửa gang thôi
Con cả vòng tay thương lấy lõi cứng
Cái lõi của rừng không chỉ để làm cột nhà
Không chỉ làm cày và báng sung…
NGƯỜI ĐÀN BÀ
Người đàn bà
Vui cũng khóc mà buồn cũng khóc
Đau khổ lại càng khóc to hơn
Giọt nước mắt
Rơi vào tôi
Tan cả cuộc đời
Rơi vào trái đất
Tan cả hành tinh
ĐÊM VÙNG CAO
Đêm vùng cao
Đèn sao mây núi
Lẫn vào nhau
Ta lẫn vào đêm
Đi vơ những vì sao
Ai đuổi
Chạy tung lên nóc núi
Vấp phải tiếng ngựa hí vang lưng trời
Đêm vùng cao
Liềm trăng móc vào đỉnh núi
Kéo lên
Gió và ngọn lau
Lao sao níu xuống
Gà gáy cuốc vào đêm
Vỡ ra
Trăng tan từng mảnh
Thác trắng ào qua thung…
NẾU EM BỎ ÔM CHỒNG
Nếu em bỏ ôm chồng
Anh sẽ trả cả ngàn cái hôn
Cả ngàn ngọn núi
Cả ngàn con nai con công
Nâng em lên thành bà chúa của rừng
Nếu em bỏ ôm chồng
Anh sẽ bứt hết lá rừng
Về nấu cao màu xanh
Để nhuộm tóc cho người đời xanh mãi
Nếu em bỏ ôm chồng
Anh sẽ làm không công
Cho hoa nở và muôn đời quả ngọt
Nhưng… tôi được trả lời
- Anh mà nói câu nữa
Mời anh ra uống nước lã ngoài sàn…
KHAU PHẠ MÙA NÀY
Khau phạ mùa này mây trắng bay
Mây đi núi đấy cứ vương dày
Sừng đất hất tung trời khắc nghiệt
Đến đây ở lại với muôn đời
Khua phạ mùa này hương lúa say
Ruộng bậc thang bắc lên cổng trời
Người khau phạ tìm đường đào núi
Cái lều nương đủ ấm hai người
Gió thổi đưa nước về với đất
Nặn thanh mèn mén rượu đầy vơi
Người khau phạ thần tình thật đấy
Vít sao trời rơi xuống giữa nhà
Người ở dưới nhìn lên thấy lạ
Nóc núi đậu đầy ngôi sao.
LỜI ANH
‘‘Nuôi chim bằng muối; Trả chim về trời’’
(Tục ngữ Cao Lan)
Hạt muối có từ đâu?
Sinh ra từ biển mẹ!
Cái mặn trong lòng đất
Mẹ chắt chiu nỗi lòng
Lời anh có từ đâu
Sao mặn mà đến thế
Tai em chẳng nghe đâu
Mà lời anh như thể
Qủa ngõa mật chín ngầu
Cứ lặn vào trong ngực…
NGÀN LAU TAM ĐẢO
Em hát trên ngàn lau Tam Đảo
Gió núi lơn mơn
Hoa đá chờn vờn
Áng mây vòng về ôm cổ núi
Thầm ơn mệ núi
Sinh ra em
Có giọng hát như lá lem lả lướt
Chỉ lướt sang người khác
Sao không lướt sang anh
Anh lại trách thầm mẹ núi
Sao không dành cho anh
Bông hoa chuối rừng thắp lửa
Soi sáng khoảng tối lòng
Mỗi lần xòe cánh
Hiện nải chuối xanh xanh
Tiếng hát em thanh thanh
Trên ngàn lau tam đảo
Anh hứng tai thu về
Ướp vào tình thương nhớ…
TÂM SỰ VỚI HOA VĂN
Tôi nghĩ
Những họa tiết hoa văn
Có cánh có hồn và ý thức
Khi tổ tiên gõ lên mặt trống đồng
Hoa văn vẫy vùng bay theo tiếng trống
Biến thành muôn tiếng ngân xa
Tiếng ngân lặn vào lòng đất
Đất giữ lấy nghìn năm vẫn trong
Lặn vào màu xanh
Cây giữ lại muôn đời vẫn sắc
Lặn vào trong bà Âu Cơ
Truyền con nối chắt…
Từ miền đất Cổ
Tôi đi
Đi khắp miềm phương bắc
Qua làng Việt làng Mường
Thấy hoa văn bám vào ngang vách
Ở bản Thái , bản Dao
Hoa văn thẹn thò nấp ngay trên ngực
Ai đánh trống đồng trong ngực tôi
Hoa văn biến thành cô gái
Tung sợi chỉ hồng làm lưới
Vặn tiếng đàn môi làm dây
Vây tròn tôi lại
Tôi yêu em rồi ư
Hay là em thương tôi chẳng nói?
Tình yêu bắt đầu là câu hỏi
Không đâu
Hẹn em ngày về
Tôi vẫn phải đi
Đi khắp trời phương Nam
Rừng Trường Sơn gió táp mưa ngàn
Hoa văn đậu vào lưng núi
Kêu lên thành tiếng chiêng đồng
Con chim Lạc chở tiếng chiêng đi
“Túc chinh ri,túc chinh ri…”
Cô gái Ê Đê hỏi chim kêu gì
- Chim kêu làm tiếng đàn của suối
Hoa văn vẫn nét cong dáng núi
Xoay tròn Thành cổ Loa
Vòng xoay của thành bao la bao la
Nâng cánh nỏ thần về phương giặc
Giặc hết
Hoa văn nở xòe bông hoa
Trên những ngôi nhà
Buôn làng của người đã khuất
Ông cha
Vai gùi chân đất
Địu núi non về cho con thêu hoa
Mẹ dạy con thêu
Chuyên ông trời bà đất
Để ra một nữ thần
Chàng Đam San vượt ngàn lên bắt
Mũi kim đầu tiên em đặt
Vào ve áo tôi
Tình yêu cũng bắt đầu từ đấy
Dẫn tôi đi
Đến miền Cửu Long có chín con rồng
Lặn lụi muôn đời hút nước
Từ đỉnh núi Lạc Long
Phun vào bụng biển
Hoa Văn Từ đấy có hình con sông
Có ngọn tầm vông và khẩu sung
Mẹ bồng con hóa đá chơ chồng
… và TÔI GẶP
Hoa văn đậm nét màu của đất.
EM LÀ TIẾNG HÁT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét