Âm nhạc là một nhu cầu thực sự trong đời sống tinh thần của
con người. Thật là “đáng buồn” cho ai đó khi nghe một giai điệu, lời ca
hay một bản nhạc mà chẳng mảy may xúc động, chẳng có một chút phản ứng cảm nhận.
Cũng như dân tộc Ê đê thường nói: “Thiếu tiếng đàn, tiếng hát như thiếu muối,
thiếu cơm”. Nếu quan niệm “văn là người” thì cũng có thể nói nhạc là người”. Mục
đích trung tâm của nền âm nhạc xã hội chủ nghĩa là góp phần xây dựng tâm hồn
con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngày nay, con người mới có con mắt
nhìn xa thấy rộng, khí phách anh hùng của dân tộc ở trong mỗi con người mới
càng có tầm cao theo quy trình tiến triển của lịch sử đất nước, con người mới
cũng có những niềm vui, nỗi buồn, những hy vọng ước mơ, cũng yêu ghét và hiểu
biết đúng đắn giá trị của lao động nói chung và lao động nghệ thuật nói riêng.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên
mới cho đất nước, cho dân tộc và cũng mở ra một kỷ nguyên mới cho nền âm nhạc
dân tộc hiện đại Việt Nam, mở ra một bước phát triển mới chưa từng có trong lịch
sử hàng ngàn năm của nó. Với nhiệm vụ xây dựng một nền âm nhạc dân tộc và hiện
đại, những người làm công tác âm nhạc đã và đang góp vũ khí văn hóa của mình, sắc
với nội dung xã hội chủ nghĩa và đậm đà màu sắc dân tộc vào sự nghiệp đấu
tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nghệ thuật âm nhạc –Một tinh hoa, một
truyền thống lâu đời của dân tộc Viết Nam, qua hơn 40 năm lớn lên cùng đất nước
được cổ vũ bởi hiện thực sôi động, phong phú của cuộc đấu tranh anh dũng và
gian khổ dành độc lập tự do xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc được đường
lối văn hóa nghệ thuật của Đảng soi đường, những người làm công tác âm nhạc đã
viết lên những tác phẩm đẹp mang dấu ấn lịch sử.
Cùng với những ngành biểu diễn, lý luận đều có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của âm nhạc. Nếu nhìn ra xa, chúng ta thấy nền âm nhạc cổ điển Viên (Áo) với hơn 300 năm lịch sử đã sản sinh ra biết bao thiên tài rực rỡ như: Môda, Bettôven… hoặc hơn 200 năm nền âm nhạc dân tộc Nga có Glinca, nhóm năm người ở Nga , Traicốpxky rồi phát triển đến bây giờ với Prôcôphiép, Sốtxtacôvich… thì với hơn 40 năm qua, nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam (nhất là nền khí nhạc) mới thực sự chỉ là những bước khởi đầu, những “Prelude” so với những chặng đường đã đi hàng thế kỷ của những nền âm nhạc các dân tộc khác.
Cùng với những ngành biểu diễn, lý luận đều có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của âm nhạc. Nếu nhìn ra xa, chúng ta thấy nền âm nhạc cổ điển Viên (Áo) với hơn 300 năm lịch sử đã sản sinh ra biết bao thiên tài rực rỡ như: Môda, Bettôven… hoặc hơn 200 năm nền âm nhạc dân tộc Nga có Glinca, nhóm năm người ở Nga , Traicốpxky rồi phát triển đến bây giờ với Prôcôphiép, Sốtxtacôvich… thì với hơn 40 năm qua, nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam (nhất là nền khí nhạc) mới thực sự chỉ là những bước khởi đầu, những “Prelude” so với những chặng đường đã đi hàng thế kỷ của những nền âm nhạc các dân tộc khác.
Thật vậy tuy còn non trẻ nhưng nền âm nhạc Việt Nam được “Kế
tục” một truyền thống âm nhạc của dân dân tộc phong phú do cha ông để lại kết hợp
với những tinh hoa của âm nhạc thế giới nên đã nhanh chóng trở thành một nền âm
nhạc trong sáng đầy hứa hẹn, nhất là vì nó có hướng phát triển đúng đắn do đường
lối văn nghệ của Đảng soi sáng. Nếu nhìn lại chặng đường âm nhạc của nhiều nước
khác nhau, chúng ta thấy nổi bật nên tính “kế thừa” truyền thống dân tộc có
trong các tác phẩm âm nhạc ở mọi thể loại. Cho đến nay tính kế thừa di sản văn
hóa dân tộc thật sự là hướng đi đúng nhất cho mỗi dân tộc phát triển nghệ thuật
âm nhạc của mình. Chỉ có sự “kế thừa” truyền thống âm nhạc dân tộc kết hợp với
những tiếp thu tinh hoa của nền âm nhạc thế giới mới thực sự đưa nền âm nhạc của
dân tộc mình có những bước phát triển mạnh mẽ và những thành công rực rỡ mà
thôi. Ở đất nước ta, trong những năm qua việc kế thừa những tinh hoa của nghệ
thuật âm nhạc cổ truyền được kết hợp nhuần nhuyễn với âm nhạc tiến bộ trên thế
giới sớm đã đạt được những thành tựu lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực ca khúc hoặc
nhạc hát nói chung. Ở thể loại này, do có những điều kiện thuận lợi hơn so với
những thể loại khác nên ca khúc của chúng ta đã chiếm vị trí hàng đầu trong
sáng tác âm nhạc (cả về chất lượng lẫn số lượng), ca khúc của chúng ta đã phản
ánh kịp thời những thời điểm sự kiện lịch sử, xã hội con người… của một đất nước
từng giờ, từng ngày chuyển mình vươn lên phía trước. Song song với sự phát triển
của lĩnh vực thanh nhạc là những bước tiến không ngừng trong sáng tác cho khí
nhạc. Nhìn lại những bước đi ban đầu trong khoảng 20 năm của nền khí nhạc trẻ
tuổi Việt Nam, chúng ta thấy: Các nhạc sĩ sáng tác khí nhạc Việt Nam bằng tài
năng sáng tác của mình đã biết tiếp thu một cách có “sáng tạo” những yếu tố. chất
liệu âm nhạc dân gian. những âm điệu âm nhạc truyền thống, những tinh hoa trong
kỹ thuật sáng tác của kho tàng âm nhạc thế giới đã khẳng định một hướng đi đúng
cho nền khí nhạc Việt Nam. Nhiều sáng tác âm nhạc thuộc đủ các thể loại như:
giao hưởng, côngxéctô, giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng, uvéctuya, ba lê,
opêra, ngũ tấu, tứ tấu, tam tấu, song tấu, xonát, biến tấu, rápxôđi… của các
tác giả như:
Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Huy Du, Đàm Linh, Nhật Lai, Nguyễn Đình Tấn, Hoàng Vân, Nguyễn Văn Thương, Ka Lê Thuần, Chu Minh, Hoàng Đạm, Văn Ký, Vĩnh Cát, Nguyễn Xinh, Nguyễn Thị Nhung, Minh Khang, Thụy Loan, Mông Lợi Chung, Trần Ngọc Xương, Trí Thanh, Nguyễn Cường, Đặng Hữu Phúc, Đỗ Hồng Quân… đã khẳng điịnh được vai trò to lớn cũng như khả năng phản ánh hiện thực một cách sâu sắc của loại hình nghệ thuật âm thanh này. Cũng qua những tác phẩm đã nói ở trên (nhiều tác phẩm được viết trong thời gian học tập ở trong và ngoài nước hoặc để làm giáo trình giảng dạy hay thể nghiệm…). Cũng như sự phát triển nền khí nhạc ở các nước châu Âu, nền khí nhạc trẻ tuổi Việt Nam không tránh khỏi những bước chập chững đầu tiên, những sáng tác cho khí nhạc cổ quá gần với ngôn ngữ thanh nhạc. Thậm chí cho đến nay, nhiều tác giả vẫn còn đang trên đường thể nghệm tìm một hướng đi, một bản sắc riêng của mình…Thực ra, điều này cũng xảy ra ngay tại những nước có một đội ngũ sáng tác đông, nhiều kinh nghiệm với một đội ngũ biểu diễn và thính giả có trình độ cao. Nguyên nhân nảy sinh này cũng bởi một lẽ vì âm nhạc khí nhạc là loại hình nghệ thuật mang tính “trừu tượng” cao khi nó không phản ánh hình tượng nghệ thuật cụ thể mà nó chỉ đưa đến người nghe những liên cảm về một hình tượng nghệ thuật mang tính trừu tượng tùy theo trình độ thụ cảm âm nhạc của từng người. Chính điều này lại là sức mạnh lớn lao của nghệ thuật âm nhạc bởi vì qua đó nó mới đòi hỏi và làm phong phú trí tưởng tượng của người nghe. Cho nên.việc tìm hiểu tác phẩm khí nhạc là một đòi hỏi, một yêu cầu, một nhiệm vụ rất thiết thực cho bất cứ một nền âm nhạc nào. Mặt khác qua đó nó góp phần đánh giá tìm ra được những hướng đi cần thiết cho sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc.
Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Huy Du, Đàm Linh, Nhật Lai, Nguyễn Đình Tấn, Hoàng Vân, Nguyễn Văn Thương, Ka Lê Thuần, Chu Minh, Hoàng Đạm, Văn Ký, Vĩnh Cát, Nguyễn Xinh, Nguyễn Thị Nhung, Minh Khang, Thụy Loan, Mông Lợi Chung, Trần Ngọc Xương, Trí Thanh, Nguyễn Cường, Đặng Hữu Phúc, Đỗ Hồng Quân… đã khẳng điịnh được vai trò to lớn cũng như khả năng phản ánh hiện thực một cách sâu sắc của loại hình nghệ thuật âm thanh này. Cũng qua những tác phẩm đã nói ở trên (nhiều tác phẩm được viết trong thời gian học tập ở trong và ngoài nước hoặc để làm giáo trình giảng dạy hay thể nghiệm…). Cũng như sự phát triển nền khí nhạc ở các nước châu Âu, nền khí nhạc trẻ tuổi Việt Nam không tránh khỏi những bước chập chững đầu tiên, những sáng tác cho khí nhạc cổ quá gần với ngôn ngữ thanh nhạc. Thậm chí cho đến nay, nhiều tác giả vẫn còn đang trên đường thể nghệm tìm một hướng đi, một bản sắc riêng của mình…Thực ra, điều này cũng xảy ra ngay tại những nước có một đội ngũ sáng tác đông, nhiều kinh nghiệm với một đội ngũ biểu diễn và thính giả có trình độ cao. Nguyên nhân nảy sinh này cũng bởi một lẽ vì âm nhạc khí nhạc là loại hình nghệ thuật mang tính “trừu tượng” cao khi nó không phản ánh hình tượng nghệ thuật cụ thể mà nó chỉ đưa đến người nghe những liên cảm về một hình tượng nghệ thuật mang tính trừu tượng tùy theo trình độ thụ cảm âm nhạc của từng người. Chính điều này lại là sức mạnh lớn lao của nghệ thuật âm nhạc bởi vì qua đó nó mới đòi hỏi và làm phong phú trí tưởng tượng của người nghe. Cho nên.việc tìm hiểu tác phẩm khí nhạc là một đòi hỏi, một yêu cầu, một nhiệm vụ rất thiết thực cho bất cứ một nền âm nhạc nào. Mặt khác qua đó nó góp phần đánh giá tìm ra được những hướng đi cần thiết cho sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc.
Nguyễn Khắc Cần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét