Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021
"Áo xưa còn nhàu..."
Vài năm nay, phong trào nam giới mặc áo dài các dịp lễ tết rộ
lên. Sau khi thấy bạn bè mặc khá nhiều, tôi nổi hứng mua một cái áo dài vải
đũi. Nó được may kiểu truyền thống, thay vì thêu rồng phượng, nó có màu xanh
ghi trơn. Khoác một chiếc áo dài, dường như thấy mình gần với cội nguồn hẳn, ai
nấy yên chí rằng mình đang tái hiện bóng dáng cha ông. Tôi mặc lên cũng được
khen đẹp, nhưng sau một hồi đi lại, đứng ngồi tiếp khách thì hai ống tay áo
cùng vạt áo mau chóng bị nhăn. Không lẽ lại chạy vào buồng, cởi áo ra để là?
Tôi nghĩ, ngày xưa các cụ giữ áo ra sao nhỉ? Thời Khổng Tử, bàn là chắc chưa
có, vải thì chắc thô sơ mà vị sư biểu này khi tiếp khách nhất định “mặc áo ngay
ngắn, phía sau cũng chỉnh tề như phía trước” (trong khi tôi không tài nào giữ nổi
sự thẳng thớm quá ba phút). Liệu nỗi bận tâm của tôi về độ nhàu của áo có giống
người xưa? Ngoài áo dài, tôi cũng chỉ còn lựa chọn là áo sơmi. Tôi cần một cái
bàn là (bàn ủi).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét