Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021
Cảm nhận ca khúc "Thuyền không bến đỗ" của nhạc sĩ Lam Phương - Không gian vô định biết trôi dạt về đâu
Cảm nhận ca khúc "Thuyền không bến đỗ"
Lam Phương sinh năm 1937, tên thật là Lâm Đình Phùng, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi đình đám trước năm 1975. Ngoài ra tên Lam Phương còn mang một ý nghĩa như ông cho biết qua một cuộc phỏng vấn: “Tôi thích màu xanh lam là màu của hy vọng. Tôi nhìn về phương trời màu xanh lam, luôn luôn phấn đấu thắng nghịch cảnh để vươn lên trong cuộc đời”. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam tại Việt Nam với khoảng hơn 200 tác phẩm. Những ai yêu nhạc Lam Phương đều biết rằng ông rất hiếm khi viết các thể loại nhạc vui nhộn. Với những ca khúc rộn ràng như: “Bài tango cho em”, “Chỉ có em”, “Thiên đàng ái ân”… bạn bè ông nói đó là lúc Lam Phương hạnh phúc trong tình yêu. Là thời điểm ông luôn mỉm cười khi ông còn đang nồng nàn với những “giai nhân” bên cạnh.Riêng về tình ca, có thể nói ông là một suối nguồn trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam. Điển hình là ca khúc “Thuyền không bến đỗ” một tác phẩm nổi tiếng được nhạc sĩ tài ba Lam Phương viết nên vô cùng sâu sắc và được rất nhiều ca sĩ thể hiện.
Một cô gái từ khi ở tuổi chông chênh cứ mãi ngẩn ngơ về chuyến
đò của đời mình. Cô muốn dừng lại, tìm cho mình một bến đỗ, nhưng cũng muốn
lang thang cùng mây gió để xem cuối cùng đời trôi dạt về đâu? Cứ trôi miên man,
đò muốn dừng nhưng cô phân vân bến đục, bến trong; sợ xa vào vũng mà không phải
biển… Để rồi cho đến khi ngoài 30 đò vẫn lênh đênh mà mái chèo đã mỏi. Cô ai
oán: Phải chăng ai rồi cũng cần một bến đỗ!.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét