Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Đại ngàn An Lão - Điểm đến của những trải nghiệm lý thú

 Đại ngàn An Lão - Điểm đến 
của những trải nghiệm lý thú

Nhắc đến An Lão, lập tức hai chữ đại ngàn chiếm trọn tâm trí của tôi. Ở Bình Định, không chỉ An Lão là huyện miền núi, nhưng danh xưng đại ngàn hình như chỉ dành cho vùng đất này.
Tôi không muốn ví von vẻ đẹp của đại ngàn An Lão là những bản sao của vùng đất nào khác. Chính đất và người An Lão đã là một nét đẹp riêng, mọi sự so sánh đều trở nên khập khiễng. Tôi “phải lòng” An Lão từ đồi sim tím trải dài miên man trên An Toàn, đến sóng lúa trên những chân ruộng bậc thang mùa vàng ở An Vinh. Trong hương rượu cần bên bếp lửa nhà sàn, ngắm những chàng trai, cô gái Hrê, Bana bên điệu múa, lời ca ngân lên, rằng: “Còn thương nhau thì lên An Lão, cùng lên rừng, cùng hái rau; xuống suối cùng bắt cá”. Tháng 10.2019, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển du lịch 4 huyện phía Bắc tỉnh, trong đó huyện An Lão lựa chọn phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với thế mạnh là các sản phẩm du lịch liên quan đến sinh thái rừng, trong đó điểm mới nhất chính là Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn (thuộc xã An Toàn). Với đặc trưng về độ cao, khí hậu, Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn được đánh giá cao về dự trữ sinh quyển, hệ động thực vật đa dạng. Khu bảo tồn này nằm tiếp giáp với Khu bảo tồn Kon Cha Răng (Gia Lai) và vùng rừng núi cao huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) thuộc hai vùng sinh thái rừng quan trọng của Việt Nam. Điểm đặc biệt đó tạo cho Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn những giá trị trong nghiên cứu, bảo tồn hệ động thực vật của rừng; đồng thời tạo thành một điểm đến trải nghiệm đặc biệt cho du khách. Bên cạnh thế mạnh về hệ sinh thái rừng, đời sống văn hóa của cộng đồng Bana ở xã An Toàn góp phần hình thành sản phẩm du lịch hấp dẫn cho nơi này. Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão, cho biết, việc thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tạo dựng được sinh kế cho người dân là điều rất quan trọng. Bên cạnh việc thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng; hỗ trợ người dân phát triển sản xuất... đích đến cuối cùng của chính quyền huyện là hướng tới phát triển kinh tế bền vững dựa trên thế mạnh của địa phương. Tại hội thảo “Định hướng phát triển KT-XH huyện An Lão đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” được tổ chức cuối năm 2018, nhiều góc nhìn, giải pháp của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, các cấp chính quyền đã “khai mở” cho địa phương trong việc đánh giá lại bao quát tiềm năng, lợi thế và hướng phát triển của An Lão. Và trong đó, du lịch trở thành một “điểm sáng” trưởng KT-XH và then chốt là đời sống người dân khá lên. Đặt nhân dân trong mối quan tâm lớn nhất của chính quyền chính là hướng tới sự phát triển bền vững. Trong việc chọn lựa An Toàn xây dựng điểm đến du lịch, An Lão chọn mô hình phát triển du lịch cộng đồng để người dân nơi đây tham gia vào, hưởng lợi từ du lịch, khi đó sự phát triển mới bền vững”, Chủ tịch UBND huyện An Lão Phạm Văn Nam chia sẻ. Theo ông Phạm Văn Nam, quý I/2020, An Toàn sẽ bắt đầu đón khách du lịch về trải nghiệm. Từ điểm đến An Toàn, kế hoạch lâu dài của An Lão là kết nối để phát triển thêm những điểm đến mới như cánh đồng lúa bậc thang xã An Vinh, thác Đá Ghe xã An Hưng và một số điểm tham quan, danh thắng khác trong toàn huyện. Đại ngàn An Lão để An Lão lựa chọn phát triển. Từ hội thảo này, đề án “Định hướng phát triển du lịch 4 huyện phía Bắc tỉnh” được UBND tỉnh phê duyệt và công bố vào tháng 10.2019. UBND huyện đã xúc tiến kế hoạch xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500 đề án phát triển du lịch tại xã An Toàn. Địa phương ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng, trước mắt sẽ hỗ trợ người dân hoàn thành cơ sở lưu trú bằng việc thí điểm hỗ trợ 5 hộ dân ở xã An Toàn xây dựng homestay; tổ chức tập huấn, trang bị các kỹ năng, thông tin để người dân phục vụ du khách. Để tăng trải nghiệm và đưa đến những điều mới lạ, hấp dẫn, huyện cũng hỗ trợ cộng đồng người Bana khôi phục lại nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, đan đát) phát triển sản phẩm lưu niệm; xây dựng lại đội cồng chiêng bài bản sẵn sàng phục vụ du khách… Huyện cho quy hoạch, khoanh vùng và bảo tồn khu đồi chè vua Gia Long, khu đồi sim An Lão, khoanh nuôi vùng mây. Phát triển thêm các cây trồng thế mạnh như cam, hình thành vùng nuôi ong lấy mật công nghệ cao… để tạo dựng sinh kế bền vững cho người dân. “Mọi sự đầu tư của địa phương đều hướng đến việc thúc đẩy tăng trưởng KT-XH và then chốt là đời sống người dân khá lên. Đặt nhân dân trong mối quan tâm lớn nhất của chính quyền chính là hướng tới sự phát triển bền vững. Trong việc chọn lựa An Toàn xây dựng điểm đến du lịch, An Lão chọn mô hình phát triển du lịch cộng đồng để người dân nơi đây tham gia vào, hưởng lợi từ du lịch, khi đó sự phát triển mới bền vững”, Chủ tịch UBND huyện An Lão Phạm Văn Nam chia sẻ. Theo ông Phạm Văn Nam, quý I/2020, An Toàn sẽ bắt đầu đón khách du lịch về trải nghiệm. Từ điểm đến An Toàn, kế hoạch lâu dài của An Lão là kết nối để phát triển thêm những điểm đến mới như cánh đồng lúa bậc thang xã An Vinh, thác Đá Ghe xã An Hưng và một số điểm tham quan, danh thắng khác trong toàn huyện.
Dịu Yến
Theo http://www.baobinhdinh.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tình yêu của biển

Tình yêu của biển Thì ra biển cũng bạc lòng say đắm/ nhuộm đen khuôn hình, trắng tấm sắt son/ một vũng gió buộc vào sâu mắt bão/ buồm căng...