HẦU TRỜI
Đêm qua chẳng biết có
hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Nguyên lúc canh ba nằm
một mình,
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.
Chơi văn ngâm chán lại
chơi trăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười tủm tỉm cùng nói rằng:
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười tủm tỉm cùng nói rằng:
- "Trời nghe hạ
giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua".
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua".
Ước mãi bây giờ mới
gặp tiên!
Người tiên nghe tiếng lại như quen!
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.
Người tiên nghe tiếng lại như quen!
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.
Theo hai cô tiên lên
đường mây
Vù vù không cánh mà như bay.
Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ
Thiên môn đế khuyết như là đây!
Vù vù không cánh mà như bay.
Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ
Thiên môn đế khuyết như là đây!
Vào trông thấy Trời,
sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.
Chư tiên ngồi quanh đã
tĩnh túc
Trời sai pha nước để nhấp giọng.
Truyền cho "văn sĩ đọc văn nghe!"
- "Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc".
Trời sai pha nước để nhấp giọng.
Truyền cho "văn sĩ đọc văn nghe!"
- "Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc".
Đọc hết văn vần lại
văn xuôi
Hết văn thuyết lý lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Hết văn thuyết lý lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Văn dài hơi tốt ra
cung mây!
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay,
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chúc Nữ chau đôi mày
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay,
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chúc Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc
lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay.
Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay.
- "Bẩm con không
dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển "Khối tìn" văn thuyết lý
Hai "Khối tình" con là văn chơi
"Thần tiền", "Giấc mộng" văn tiểu thuyết
"Đài gương", "Lên sáu" văn vị đời
Quyển "Đàn bà Tàu" lối văn dịch
Đến quyển "Lên tám" nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chữ biết con in ra mấy mươi?"
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển "Khối tìn" văn thuyết lý
Hai "Khối tình" con là văn chơi
"Thần tiền", "Giấc mộng" văn tiểu thuyết
"Đài gương", "Lên sáu" văn vị đời
Quyển "Đàn bà Tàu" lối văn dịch
Đến quyển "Lên tám" nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chữ biết con in ra mấy mươi?"
Văn đã giàu thay, lại
lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- "Anh gánh lên đây bán chợ Trời!"
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- "Anh gánh lên đây bán chợ Trời!"
Trời lại phê cho:
"Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng!
Tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?
Người ở phương nào, ta chưa biết".
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?
Người ở phương nào, ta chưa biết".
- "Dạ, bẩm lạy
Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu và Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt".
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu và Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt".
Nghe xong Trời ngợ một
lúc lâu
Sai bảo thiên tào lấy sổ xét.
Thiên tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông
- "Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông".
Sai bảo thiên tào lấy sổ xét.
Thiên tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông
- "Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông".
Trời rằng: "Không
phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc "thiên lương" của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay".
Trời định sai con một việc này
Là việc "thiên lương" của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay".
- "Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo".
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo".
Rằng: "Con không
nói Trời đã biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!"
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!"
Vâng nhời Trời dạy, lạy xin ra
Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn
Xe trời đã chực ngoài thiên môn
Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt.
Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi
Trông xuống trần gian vạn dặm khơi.
Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống
Theo đường không khí về trần ai.
Đêm khuya khí thanh
sao thưa vắng
Trăng tà đưa lối về non Đoài.
Non Đoài đã tới quê trần giới,
Trông lên chư tiên không còn ai.
Trăng tà đưa lối về non Đoài.
Non Đoài đã tới quê trần giới,
Trông lên chư tiên không còn ai.
Tiếng gà xao xác,
tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi
Một năm ba trăm sáu mươi đêm
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời.
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi
Một năm ba trăm sáu mươi đêm
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời.
Tản Đà
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939), xuất thân trong một gia đình
khoa bảng ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nay là huyện Ba Vì,
Hà Nội, một vùng có khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình. Cha là cử nhân
Hán học Nguyễn Danh Kế, làm quan tới chức Án sát. Mẹ là bà Phủ Ba cũng thông
thạo chữ nghĩa và thích văn chương thi phú. Thi sĩ có hai câu thơ rất hay giới
thiệu về vẻ đẹp của quê hương mình:
Nước gợn sông Đà con
cá nhảy,
Mây trùm non Tản cái diều bay.
Mây trùm non Tản cái diều bay.
Sông Đà, núi Tản và
mây trắng xứ Đoài đã gợi ý cho nhà thơ lấy bút danh:
Tản Viên ở trước mặt,
Đà Giang bên cạnh nhà.
Tản Đà.
Đà Giang bên cạnh nhà.
Tản Đà.
Bút danh ấy đã được
ghi nhận là mốc son trong lịch sử phát triển của thơ ca tiếng Việt và sống mãi
trong lòng người yêu thơ suốt bảy thập kỉ qua. Tản Đà có những đóng góp rất
quan trọng cho nền văn học nước nhà. Các sáng tác tiêu biểu của ông là :Khối
tình con I, II, III (thơ) ; Giấc mộng con I, II (truyện phiêu lưu viễn
tưởng), Còn chơi
(thơ và văn xuôi), Thơ Tản Đà, Giấc mộng lớn (tự truyện - 1929), Thề non nước(tiểu thuyết)...
(thơ và văn xuôi), Thơ Tản Đà, Giấc mộng lớn (tự truyện - 1929), Thề non nước(tiểu thuyết)...
Tản Đà là người của
hai thế kỉ. Thuở nhỏ, ông cũng theo đuổi con đường cử nghiệp của cha nhưng thi
Hương mấy lần không đậu. Thời ấy, Hán học cũng đã suy tàn nên ông chuyển qua
học chữ quốc ngữ rồi sáng tác thơ, viết văn, làm báo. Ông chua chát tự nhận xét
: Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang, Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng. Là nhà Nho
nhưng Tản Đà không chịu khép mình trong khuôn khổ Nho giáo mà lại có những phá
cách rất táo bạo. Tính chất giao thời thể hiện rất rõ trong cuộc đời, lối sống,
học vấn và sự nghiệp văn chương của Tản Đà.
Trong sáng tác, tuy
Tản Đà vẫn thường sử dụng những thể loại cổ điển nhưng cảm hứng thì lại rất mới
mẻ. Thơ Tản Đà thể hiện “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông
nghênh, vừa cảm thương, ưu ái. Bởi vậy nên nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoài
Thanh đã trân trọng xếp Tản Đà ở vị trí đầu tiên trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
Bài Hầu Trời in trong
tập Còn chơi, xuất bản năm 1921, nằm trong mạch cảm hứng lãng mạn đậm chất
ngông của thi sĩ Tản Đà - một vị trích tiên như tác giả tự nhận, vì đánh vỡ
chén ngọc mà bị Thượng đế đày xuống hạ giới. Có lúc chán chường trước cảnh đời
nhiễu nhương, đen bạc, thi sĩ than thở : Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi, Trần thế
em nay chán nửa rồi, Cung quế đã ai ngồi đó chửa ? Cành đa xin chị nhắc lên
chơi. (Muốn làm thằng Cuội). Có khi cao hứng, thi sĩ còn mơ lạc bước vào chốn
Thiên Thai, được gặp gỡ các giai nhân như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi...
đàm đạo văn chương với Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... Còn lần này
thì thi sĩ đã được mời lên tận thiên đình để đọc thơ Hầu Trời!
Qua bài thơ này, Tản
Đà đã mạnh dạn thể hiện “cái tôi” cá nhân - một “cái tôi” ngông nghênh, phóng
túng lạ kì. Đó cũng là cách thể hiện ý thức về tài năng, giá trị đích thực của
bản thân và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. Có thể tóm tắt nội
dung bài thơ như sau : Đêm khuya thanh vắng, thi sĩ buồn nên đun nước pha trà
uống rồi cất tiếng ngâm văn. Hai tiên nữ xuống truyền lệnh Trời đòi thi sĩ lên
hầu chuyện. Thi sĩ được đón tiếp trọng vọng, được mời đọc văn. Trời và chư tiên
hết lời khen ngợi, tán thưởng. Trời truyền hỏi danh tính, thi sĩ kể lể tình
cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn dưới hạ giới. Trời an ủi, khuyên nhủ,
thi sĩ cảm kích lạy tạ ra về. Cuối cùng là cuộc chia tay đầy xúc động của thi
sĩ với Trời và chư tiên.
Cách vào đề của bài
thơ khá thú vị, khiến người đọc cảm nhận được tài hư cấu nghệ thuật độc đáo và
lối dẫn dắt rất có duyên của Tản Đà:
Đêm qua chẳng biết có
hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Giấc mơ đêm qua mà thi
sĩ là người trong cuộc cũng không biết rõ là có hay không, thực hay hư. Nếu là
mơ thì ắt hẳn không thể có thực ; nhưng mọi chi tiết, hình ảnh vẫn hiện ra rõ
ràng, nên không thể không tin. Bởi vậy mà ở ba câu tiếp theo, thi sĩ cả quyết
khẳng định như đang đối thoại với người nghe kể vậy. Ngữ điệu mạnh mẽ làm nổi
bật yếu tố thật : Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể ! Thật được lên tiên -
sướng lạ lùng. Tất cả đã khơi gợi sự hiếu kì và cuốn hút người nghe nhập cuộc.
Ở những khổ thơ tiếp
theo, thi sĩ đã kể về tình huống mình được Trời mời lên Thiên đình:
Nguyên lúc canh ba nằm
một mình,
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.
Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng :
- “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà !
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua”.
Ước mãi bây giờ mới gặp tiên !
Người tiên nghe tiếng lại như quen !
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.
Theo hai cô tiên lên đường mây
Vù vù không cánh mà như bay.
Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ
Thiên môn đế khuyết như là đây !
Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.
Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng :
- “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà !
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua”.
Ước mãi bây giờ mới gặp tiên !
Người tiên nghe tiếng lại như quen !
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.
Theo hai cô tiên lên đường mây
Vù vù không cánh mà như bay.
Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ
Thiên môn đế khuyết như là đây !
Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.
Tình huống câu chuyện
bắt đầu từ Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà của thi sĩ dưới hạ giới làm cho Trời
mất ngủ. Rõ ràng, cái duyên may được lên hầu Trời gắn liền với câu chuyện văn
thơ, gắn liền với những phút cao hứng của thi sĩ. Dường như tác giả muốn nói
rằng câu chuyện tuy không có thật nhưng lại rất thật về tâm sự và nỗi niềm của
mình. Chuyện bịa mười mươi mà xem ra rất tự nhiên, hấp dẫn .
Khi chư tiên đã tề tựu
đông đủ, Trời liền : Truyền cho “văn sĩ đọc văn nghe!”. Được lời như cởi tấm
lòng, thi sĩ vội vàng cung kính : “Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc”. Thi sĩ đọc thơ
của mình với tất cả sự phấn khích và thăng hoa của cảm hứng. Có lẽ chưa bao giờ
thi sĩ lại hứng thú đến như vậy. Không để sót một khoảng trống nào của thời
gian, thi sĩ đọc liền một mạch:
Đọc hết văn vần sang
văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Thi sĩ cao hứng và tự
đắc vì có lẽ đây là dịp hiếm hoi để Trời và các chư tiên thưởng thức thơ của
thi sĩ sông Đà, núi Tản. Thính giả nghe thơ cổ vũ thật nhiệt thành. Các chư
tiên đồng thanh tán thưởng và hồn nhiên bộc lộ sự hâm mộ qua nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ, ngôn ngữ... Điều đó làm cho cảm hứng trong lòng thi sĩ mỗi lúc một dâng
cao:
Văn dài hơi tốt ran
cung mây !
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.
Thi sĩ cao hứng tự nhận :
Văn đã giàu thay, lại lắm lối.
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười.
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.
Thi sĩ cao hứng tự nhận :
Văn đã giàu thay, lại lắm lối.
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười.
Cuộc đọc văn đã khép
lại mà ấn tượng sâu sắc của nó khiến:
Chư tiên ao ước tranh
nhau dặn :
- “Anh gánh lên đây bán chợ trời !”
- “Anh gánh lên đây bán chợ trời !”
Trời nghe thi sĩ đọc
văn đã không tiếc lời khen tặng và những lời khen đó chứng tỏ Trời có khả năng
thẩm văn, thẩm thơ tinh tế:
Trời lại phê cho :
“Văn thật tuyệt !
Văn trần được thế chắc có ít.
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng !
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng, tinh như sương !
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết !”
Văn trần được thế chắc có ít.
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng !
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng, tinh như sương !
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết !”
Đây là đoạn thơ thú
vị, độc đáo nhất trong bài. Tác giả cố tình mượn lời Trời để ca ngợi thơ văn
mình. Rõ ràng ý thức về “cái tôi” cá nhân của Tản Đà rất cao và thi sĩ không hề
vô lí khi tự khen mình đến thế : Văn đã giàu thay lại lắm lối. Lời văn, khí văn
được so sánh với những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên : như sao băng, như mây
chuyển, như gió thoảng, như sương, như mưa sa, như tuyết... Tưởng chừng tinh
hoa của núi Tản sông Đà đã được thu cả vào hồn thơ thi sĩ. Đoạn thơ trên đã
khai thác tối đa tác dụng của các biện pháp tu từ để thể hiện đầy đủ mọi cung
bậc trầm bổng, mạnh mẽ, tinh tế và linh diệu của cảm xúc đang thăng hoa.
Tình huống Hầu Trời
bất ngờ quả đã cho Tản Đà một cơ hội tuyệt vời để phô bày tài năng văn chương
của mình trước thiên hạ. Thật thú vị khi tất cả nhân vật trong câu chuyện đều
có tâm trạng hứng khởi tột độ, từ thi sĩ đến chư tiên và nhất là Trời - một ông
Trời khá bình dân trong cung cách cư xử, nói năng. Điều đáng chú ý là thi sĩ
chỉ cao hứng tột độ như thế khi gặp được người hiểu và thông cảm với mình mà
thôi. Chứ dưới hạ giới, thi sĩ dễ đâu tìm được người tri âm tri kỉ như vậy ?!
Lời ban khen của Trời hẳn là sự thẩm định, đánh giá chính xác nhất, không ai có
thể nghi ngờ hay bác bỏ. Đúng là một cách tự khẳng định rất ngông, rất Tản Đà,
xưa nay chưa từng có !
Người đọc có cảm giác
như thi sĩ vô cùng tự hào khi khẳng định và ca ngợi tài năng văn chương của
mình. Chưa có tác giả nào dám mạnh dạn, công nhiên như thế. Có lẽ một cuộc cách
mạng về thơ ca thực sự đã được bắt đầu từ chính Tản Đà - thi sĩ được coi là
“cây cầu nối” giữa thơ cũ và thơ mới.
Thể theo yêu cầu của
Trời, thi sĩ tự xưng tên tuổi và thân thế:
- “Dạ bẩm lạy Trời con
xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa Cầu
Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt”.
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa Cầu
Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt”.
Trời ngợ một lúc lâu
rồi sai Thiên tào kiểm tra lại:
Thiên tào tra sổ xét
vừa xong
Đệ sổ trình lên Thượng đế trông
- “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông”.
Đệ sổ trình lên Thượng đế trông
- “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông”.
Lúc ấy, Trời mới phán
rằng:
Trời rằng : “Không
phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay”.
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay”.
Được lời như cởi tấm
lòng, Tản Đà trình bày một mạch những nỗi niềm bức xúc của mình chất chứa bấy
lâu nay. Qua lời Trời, Tản Đà nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lương mà Trời
giao cho, (giải thích để loài người hiểu rằng lương thiện vốn là bản tính trời
sinh). Điều đó chứng tỏ Tản Đà tuy lãng mạn, ngông nghênh nhưng không hoàn toàn
thoát li hiện thực mà vẫn có ý thức trách nhiệm với đời và khát khao được gánh
vác việc đời. Đấy cũng là một cách tự khẳng định mình.
Cảm hứng chủ đạo của
bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong đoạn thơ dưới đây, thi sĩ lại sử dụng
bút pháp tả thực cụ thể, tỉ mỉ đến từng chi tiết:
- “Bẩm Trời, cảnh con
thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo”.
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo”.
Tản Đà không trực tiếp
phát biểu quan niệm của mình về văn chương và nghề văn, tuy vậy người đọc vẫn
có thể hình dung ra phần nào về nội dung của hoạt động tinh thần đặc biệt này.
Đối với Tản Đà, văn chương không còn đơn thuần là một khái niệm tinh thần cao
siêu mà đã trở thành một nghề kiếm sống như bao nghề khác, có người bán kẻ mua
và thị trường văn chương cũng hết sức phức tạp. Vì thế mà nhà văn, nhà thơ
không dễ thành công.
Tản Đà đã vẽ ra một
bức tranh hiện thực trần trụi, nghiệt ngã về nghề văn bằng ngôn ngữ đời thường.
Đó là cảnh sống nghèo khổ : Trần gian thước đất cũng không có ; thi sĩ đành
phải mưu sinh bằng công việc viết văn, làm thơ và xuất bản mà vốn liếng chẳng
có gì ngoài ngòi bút: Giấy người mực người thuê người in, Mướn cửa hàng người
bán phường phố. Người nghệ sĩ phải cam chịu cảnh: Văn chương hạ giới rẻ như
bèo, Kiếm được đồng lãi thực rất khó, Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều, Lo ăn
lo mặc hết ngày tháng... Kể đến đây, cảm xúc của thi sĩ chợt ngậm ngùi, chua
chát, khác hẳn với cảm xúc trữ tình bay bổng, đắc ý khi đọc thơ cho Trời nghe.
Tất cả những điều ấy
đã hiện ra nhiều lần trong thơ văn Tản Đà, một thi sĩ tài hoa hơn người mà cả
đời phải sống trong tình cảnh nghèo khổ, quẫn bách:
Hôm qua chửa có tiền nhà,
Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào.
Đi ra rồi lại đi vào,
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ.
Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào.
Đi ra rồi lại đi vào,
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ.
Về cuối đời, ông từng
phải chuyển qua nghề xem tướng số để kiếm ăn sống lay lắt qua ngày ; rồi mở lớp
dạy Hán văn, quốc văn nhưng không có học trò. Cuối cùng, ông chết trong cảnh
túng bấn, cơ cực rất thương tâm.
Giấc mơ Hầu Trời phải
chăng là biểu hiện tha thiết, mãnh liệt của khát vọng được khẳng định tài năng
của thi sĩ giữa chốn văn chương hạ giới rẻ như bèo và thân phận của người sáng
tạo bị xã hội rẻ rúng, khinh khi. Vậy thì chỉ có thể lên thiên đình thi sĩ mới
có thể tìm được tri âm tri kỉ, mà chuyện này chỉ có thể xảy trong giấc mộng mà
thôi ! Dường như Trời cũng thấu hiểu nỗi niềm bức xúc của thi sĩ nên chân thành
khuyên nhủ:
Rằng : “Con không nói
Trời đã biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết !”.
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết !”.
Cuộc chia tay giữa thi
sĩ với Trời và chư tiên diễn ra quyến luyến và xúc động. Ngày đã rạng, tiếng gà
xao xác gáy. Thi sĩ tỉnh mộng nhưng ấn tượng về cuộc hầu Trời vẫn còn nóng hổi
khiến thi sĩ bâng khuâng tiếc nuối và ao ước đêm nào cũng được lên thiên đình
để hầu Trời.
Câu chuyện về cuộc đọc
văn Hầu Trời và các chư tiên đã phản ánh khá rõ tâm hồn và tính cách của Tản Đà
- một thi sĩ ngông và hay sầu mộng. Đó là một Tản Đà ý thức rất rõ về tài năng
của mình, dám đàng hoàng, công khai thể hiện và khẳng định một cách tự hào, tự
đắc về cái tài văn chương hơn người ấy. Thi sĩ chẳng ngần ngại tự khen mà còn
mượn những lời tán dương của Trời cùng các chư tiên để đề cao thơ văn mình.
Điều đó xuất phát từ niềm hãnh diện của một hồn thơ đã hấp thu được linh khí
của sông Đà, núi Tản. Trong một bài thơ tự vịnh, Tản Đà đã kiêu hãnh viết :
Vùng đất Sơn Tây nảy
một ông,
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng.
Núi Tản sông Đà ai hun đúc,
Bút thánh câu thần sớm vãi vung...
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng.
Núi Tản sông Đà ai hun đúc,
Bút thánh câu thần sớm vãi vung...
“Cái tôi” đó cũng thật
ngông khi dám tìm lên tận thiên đình để khẳng định tài năng của mình trước các
chư tiên và Ngọc Hoàng thượng đế!
Thái độ ngông trong
văn chương chính là phản ứng của những nghệ sĩ tài hoa, có cá tính mạnh mẽ,
không chịu trói mình trong khuôn khổ chật hẹp có sẵn. Ngông cũng là thái độ của
những người trí thức có nhân cách cứng cỏi, quay lưng ngoảnh mặt trước một xã
hội bất công, nhiễu nhương mà họ không chấp nhận. Ngông trong văn chương bao
giờ cũng gắn liền với tài hoa và nhân cách của người cầm bút. Tản Đà không phải
là một trường hợp cá biệt trong văn học Việt Nam mà trước ông đã có quan Thượng
Nguyễn Công Trứ với: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, ngẩng cao đầu thách
thức: Trong triều ai ngất ngưởng như ông? và chửi đời bằng một câu thề như dao
chém đá : Kiếp sau xin chớ làm người, Làm cây thông đứng giữa trời mà reo... Tú
Xương thì chửi thẳng vào mặt cái xã hội thối nát, đảo điên : Thiên hạ xác rồi
còn đốt pháo, Nhân tình trắng thế lại bôi vôi... và định: Phen này ông quyết đi
buôn lọng, Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng. Tuy nhiên, cái ngông của Tản Đà có
những điểm đặc thù do chịu ảnh hưởng của buổi giao thời dở Tây dở ta. Tản Đà
phản ứng xã hội bằng thái độ ngông của một nghệ sĩ tài hoa tài tử. Thái độ
ngông nghênh, tự đắc dường như được thi sĩ cố ý phóng đại trong bài Hầu Trời
cốt để gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Nhà thơ đánh giá văn mình hay đến mức
Trời và các chư tiên phải hết lời tán thưởng. Như thế tức là dưới hạ giới,
không ai xứng đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình. Tản Đà còn tự nhận mình là một
vị trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông, nhưng lại được Trời trao cho
sứ mệnh cao cả là truyền bá thiên lương cho loài người.
Việc nhà thơ thêu dệt
nên chuyện Hầu Trời hàm chứa một sự thách thức đối với cái nhìn đầy thành kiến
về bậc thang giá trị của con người trong xã hội tôn thờ đồng tiền, coi nhẹ các
giá trị tinh thần. Cái ngông của Tản Đà có nhiều điểm tương đồng với cái ngông
của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua bài Bài ca ngất ngưởng: Ý thức rất cao về tài
năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên,
Bụt; dám khẳng định “cái tôi cá nhân” vượt ra ngoài khuôn khổ của luân lí, đạo
đức Nho giáo.
Điểm khác biệt giữa
hai người là Nguyễn Công Trứ tuy ngất ngưởng tột bậc nhưng vẫn giữ: Nghĩa vua
tôi cho vẹn đạo sơ chung, còn Tản Đà lại không coi đó là chuyện hệ trọng. Hơn
nữa, cái tài mà Tản Đà muốn khoe thuộc phạm trù văn chương chứ không phải là
cái tài “kinh bang tế thế” như của Nguyễn Công Trứ. Rõ ràng, thi sĩ đã rũ bỏ
được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm mà thông thường các nhà Nho từ trước tới
nay vẫn tự đặt trên vai mình, để sống thoải mái hơn với quyền tự do cá nhân mới
mẻ mà thời đại đưa tới.

Lối kể bịa mà như thật
và nụ cười hóm hỉnh tạo nên nội dung trữ tình của bài thơ, giúp người đọc hiểu
sâu hơn về con người thi sĩ. Những yếu tố nêu trên là một phần tất yếu của bài
thơ, hoàn toàn xứng hợp với câu chuyện Hầu Trời mà tác giả hư cấu. Ngôn ngữ
trong bài thơ rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Từ dùng nôm na, bình
dị, lại được đặt trong ngữ điệu nói nên càng ý vị : Văn dài hơi tốt ran cung
mây ! Văn đã giàu thay, lại lắm lối... Trời nghe Trời cũng bật buồn cười... Chư
tiên ao ước tranh nhau dặn,... Đặc biệt, dưới ngòi bút của tác giả, Trời và chư
tiên không có một chút gì là đạo mạo. Họ biểu hiện cảm xúc theo một cung cách
rất đỗi... bình dân : lè lưỡi, chau mày, lắng tai đứng, vỗ tay, bật buồn cười,
tranh nhau dặn,... Cứ tưởng tượng ra hình ảnh của các đấng cao siêu mà có những
cử chỉ, điệu bộ ngộ nghĩnh, rất “người” như thế, ai mà chẳng buồn cười và khâm
phục cách kể chuyện tự nhiên, sinh động của thi sĩ Tản Đà. Các đoạn đối thoại
và miêu tả phản ứng tâm lí của từng nhân vật đan xen với nhau khiến người đọc
có cảm tưởng mình đang được chứng kiến hoặc tham gia vào câu chuyện, cùng nếm
trải, chia sẻ những phút sướng lạ lùng, đắc ý tột bậc của người kể chuyện.
Hầu Trời là bài một
thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới mẻ về mặt thi pháp, tiêu biểu cho tính chất
giao thời giữa cái mới và cái cũ trong nghệ thuật thơ Tản Đà. Qua bài thơ,
người đọc có thể nhận ra đôi điều về xu hướng phát triển của thơ ca Việt Nam
trong những thập niên đầu thế kỉ XX.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét