“Kon Tum ơi mùa Xuân đã về rồi!
Cờ sao tung bay trên nền trời xanh.
Một ngày mới xây hạnh phúc tương lai....".
Giai điệu rộn ràng, vui tươi, tha thiết trong bài hát
"Kon Tum mùa Xuân về" của Nhạc sỹ A Đuh như gần gũi, quá thân
quen với người dân Kon Tum. Không chỉ cứ mỗi độ Xuân về mà bất cứ lúc nào,
âm thanh của bài hát quen thuộc này được cất lên, mỗi chúng ta đều có chung
cảm nhận niềm tự hào vì được sống và làm việc trên quê hương Kon Tum với
tình yêu núi sông sâu nặng, chất chứa niềm tin và khát vọng cho một Kon Tum
giàu đẹp và thanh bình.
Bản nhạc "Kon Tum mùa Xuân về” của Nhạc sỹ A
Đuh ta lại bắt gặp mùa Xuân rất riêng và mạnh mẽ của đất trời Tây Nguyên,
nằm trong mạch mùa Xuân của đất nước sôi động, hối hả và thăng hoa mùa Xuân
của lòng người với ước vọng dâng hiến, nhiệt thành và cao đẹp của người Tây
Nguyên. Bài "Kon Tum mùa Xuân về” của A Đuh, được sáng tác vào đầu
Xuân năm 1995, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam
thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/1995), trong không khí sôi động và
nhộn nhịp không phân biệt giữa thành thị hay nông thôn, nơi vùng sâu, vùng
xa, vùng căn cứ kháng chiến cách mạng nơi đâu đều thấy rực rỡ cờ tổ quốc
phất phới tung bay trên nền trời xanh, với những ánh mắt rạng ngời, trao
nhau những nụ cười hiền dịu, hoa rừng đua nhau nở, đàn chim Kơ tia tung
tăng lượn bay hót vang rộn ràng. Có phải mùa Xuân của hạnh phúc và tình
người đang đến và sẽ đến với mọi nhà chăng? hay chỉ mới bắt đầu từ hôm nay?
Tôi bỗng liên tưởng đến hai câu thơ của Nhà thơ Chế Lan Viên như một sự đúc
kết về tư thế hiên ngang của dân tộc Việt: "Người chiến thắng cần
chi phải thét / Ở đất này im lặng cũng xung phong". Bài "Kon
Tum mùa Xuân về” được viết theo thể loại thơ mới, mỗi câu tám chữ, cả bài
gồm sáu khổ, từ hiện thực mùa Xuân trở về với thiên nhiên như một quy luật
muôn thuở, đã được tác giả khắc họa một bức tranh xuân bằng ngôn ngữ thơ,
qua đó phổ nhạc để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình sau sự kiện vĩ đại của
dân tộc, đất nước được trọn vẹn độc lập tự do, lãnh thổ được thống nhất,
tài năng của A Đuh lại hồi sinh, và "Kon Tum mùa Xuân về” đã được ra
đời trong hoàn cảnh như thế.

Rất khác lạ, nhạc sỹ A Đuh bắt đầu bài hát của mình: “Kon
Tum ơi mùa Xuân đã về rồi! Cờ sao tung bay trên nền trời xanh/Một ngày mới
xây hạnh phúc tương lai/Một ngày mai bắt đầu từ hôm nay". Chỉ
bằng vài nét phát họa đơn sơ, cách lựa chọn hình ảnh thân quen, bình dị, âm
thanh rộn ràng và với cách sử dụng các từ ngữ
"ơi","rồi" đi liền với động từ "bay" Nhạc sỹ
đã vẽ lên bức tranh xuân thật đẹp, tràn đầy nhựa sống bằng cả không
gian cao rộng với "dòng sông trôi êm đưa thuyền về bến",
với mặt đất bao la phủ màu sắc hoa rừng tươi tắn; với âm thanh vang vọng
mang đậm phong vị của miền sơn cước và cả trong tâm trạng say đắm, hân hoan
của tác giả về những niềm vui nổ trời khi nhìn lá cờ chiến thắng tung bay
trên chốt của địch và cả những lúc tuôn trào nước mắt, đớn đau đưa tiễn
đồng đội về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đó là những tâm trạng dồn nén để tác
giả thể hiện sâu sắc, chân thực, sống động qua nội dung các tác phẩm của
mình mà thế hệ hôm nay chưa được biết hoặc biết chưa đầy đủ. Vâng, đó là
cái bình thường từ cái vĩ đại, trong cái vĩ đại. Và âm nhạc của Ông cả đoạn
I nhịp điệu cũng rất phù hợp với cái bình thường, ta thấy đều chung một âm
hưởng sôi nổi, dạt dào, rất hứng khởi như những tiếng tung hô, reo vui như "Đàn
chim hót rộn ràng / dòng sông êm trôi con thuyền về bến/ mùa Xuân mới hoa
rừng đẹp ý thơ/ Đường thênh thang vẫy gọi chúng ta đi..". Tìm hiểu
trong kho tàng âm nhạc Việt ta có thể thấy ở một số bài nổi tiếng Như
có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên; Đất nước
trọn niềm vui của Hoàng Hà; Tổ quốc yêu thương của
Hồ Bắc, Hát về tổ quốc tôi của Hữu Xuân,

Tình em
biển cả của Nguyễn Đức Toàn, Việt Nam trên đường chúng ta
đi của Huy Du... Riêng "Kon Tum mùa Xuân về” của tác
giả A Đuh nằm trong số ít những ca khúc sôi động như trên, nhất là về bố
trí khúc thức giai điệu của bài hát, tiết tấu 2/4, âm nhạc toàn bài gần như
không có xáo trộn, gồm móc đơn có chấm đôi, kế tiếp 3 nốt móc kép ở câu
nhạc thứ 6 rồi được nhắc lại để củng cố nhiều lần sau đó. Mùa Xuân về trên
vùng cực Bắc Tây Nguyên có cái thâm thúy sâu sắc của người từng trải, lại
có cả sự hồn nhiên, tươi tắn của tuổi xuân. Có lẽ đó chính là một sáng tạo
bất ngờ, độc đáo rất riêng của Nhạc sỹ A Đuh, bởi mùa Xuân là một khái niệm
của thời gian còn ở đây "mùa Xuân" đã trở thành một ẩn dụ nói về
khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình để làm
đẹp cho mùa Xuân. Với tác giả tuổi trẻ cống hiến cho mùa xuân, tuổi già
cũng âm thành đóng góp. Vì chân lý giản đơn đó, ý thức trách nhiệm đối với quê
hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành ý thức
thường trực và bất diệt trong tâm hồn tác giả.
Ta vẫn thấy trong âm nhạc có hiện tượng: Bài hát chỉ đặc
sắc ở đoạn đầu, đến phần sau về cuối xuất hiện đuối dần về tiết tấu, do cảm
xúc cạn hoặc phát triển khúc thức âm nhạc bằng kỹ thuật, nhưng bài
"Kon Tum mùa xuân về" thì sự trọn vẹn cảm xúc từ đầu đến cuối. Mở
đầu bài đã hay, đã rất độc đáo, nhộn nhịp và đầy ấn tượng; càng về sau càng
cuốn hút người nghe hơn, đặc biệt ở đoạn II với những lời ca thật sâu sắc,
dùng những động từ mạnh, tưởng chừng như tác giả đã rút hết ruột gan ra mà
viết nên: "Nắm tay nhau ta xây dựng quê hương/sánh vai nhau ta cùng
xây tổ ấm/ hát với nhau trong niềm vui hôm nay/đến với nhau trong tình yêu
bao la". Từ mùa Xuân của thiên nhiên, nhạc sỹ chuyển sang cảm nhận
về mùa Xuân đến với đất và người Kon Tum, hướng tới những người con của các
dân tộc anh em Kon Tum đang làm đẹp mùa xuân. Để rồi tác giả lại thổn thức,
bộc bạch:
"Mùa Xuân về Kon Tum ơi!
Mùa Xuân đã về Kon Tum ơi!
Mùa Xuân về, trên quê hương Kon Tum".
Đó là một sự lặp lại ý nhạc ở đoạn mở đầu, tạo nên sự
đối ứng chặt chẽ, điệp ngữ "Mùa Xuân về Kon Tum ơi", cộng hưởng
nhịp điệu toàn bài hát, tác giả mong muốn hiến dâng, đó là thực sự, là tâm
niệm chân thành, tha thiết rất đổi khiêm nhường với một ước nguyện được
cống hiến, để làm việc cho mùa xuân trên chính quê hương của Ông. Quả là
một tư duy của một nhạc sỹ và không phải bất cứ lúc nào cũng có được.

Kết
thúc bài nầy, chúng tôi tìm gặp tác giả ca khúc “Kon Tum mùa Xuân về”, sau
khi về làm công tác nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp từ hoạt động phong
trào quần chúng ở cơ sở, cũng là tác giả những bài ca trữ tình nổi tiếng:
“Hãy đợi anh”, "Đăk Bla xanh", "Làng tôi"....Ông không
những là tác giả sáng tác, chế tác các loại nhạc cụ dân tộc, mà còn là một
trong những cây đại thụ trong nền âm nhạc Tây nguyên hiện đại. Vâng, từ lâu
A Đuh đã ấp ủ khi còn là Thầy giáo dạy học (1975-1978), tham
gia công tác phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở cơ sở (1978-1990). Ông
có duyên về công tác tại Đội ca khúc Chính trị - Đăk Bla Xanh trực thuộc Sở
Văn hóa Thông tin cũ. Năm 1994, lần đầu tiên Nhạc sỹ A Đuh gởi tác phẩm
tham gia dự giải thưởng và được nhận Giải A, giải thưởng của Ủy ban Liên
hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam với sáng tác và tự ghi âm ca khúc
“Hãy đợi anh”.
Có thể nói bài "Kon Tum mùa Xuân về" là tiếng
lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với cuộc đời của Nhạc sỹ được cống hiến
cho quê hương, cho đất nước; góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân
lớn của dân tộc. Vì vậy, ước nguyện chân thành của Nhạc sỹ tuy giản dị mà
vô cùng thiêng liêng cao cả, đẹp như mùa xuân vậy.
Gia Bảo
|
eva flight
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
hãng máy bay korean airline
mua ve may bay di my hang korea
vé máy bay đi canada giá rẻ
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich