Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Những nhạc sĩ thiên tài thế giới - Peter Ilyich Tchaikovsky

Những nhạc sĩ thiên tài thế giới
Peter Ilyich Tchaikovsky (1840 - 1893)

Không giống như hầu hết những nhà soạn nhạc Nga cùng thời, Tchaikovsky không được sinh ra trong một gia đình nông thôn hay dòng dõi quý tộc. Cha của ông, ông Ilya Petrovich là một kỹ sư mỏ, làm việc tại một thị trấn nhỏ ở Votsink - nơi cậu bé Peter là người thứ hai trong số 6 anh chị em được sinh ra vào ngày mùng 7 tháng 5 năm 1840. Mẹ của ông, Alexandra Andreyevna Assier, xuất thân từ một gia đình nhập cư từ Pháp. Và theo thói quen của những gia đình khá giả ở Nga, Peter bắt đầu học các bài tập piano đầu tiên từ rất sớm. Cha của ông chuyển đến St Petersburg vào năm 1850 và Peter được chọn vào học trường Luật ở đó. Sau đó, ông vào làm thư ký ở Bộ Tư pháp.
Vốn là một người cuốn hút, lịch thiệp và có học thức, Tchaikovsky có mặt tại tất cả các phòng khách sang trọng của St Petersburg và trò chuyện dễ dàng với họ về sân khấu và văn học một cách tự tin. Công việc của ông (không phải là nghề đòi hỏi đặc biệt) chỉ là sự cần thiết về tài chính không hơn và âm nhạc cũng không phải là niềm yêu thích lẫn trò tiêu khiển duy nhất của ông.
Tuy nhiên, sự phiền muộn và chán nản đã đến với Tchaikovsky khi ông 14 tuổi, sau cái chết đột ngột của mẹ ông trong thời gian bệnh dịch tả lan truyền và nỗi buồn chán ấy đã ngày càng tăng lên. Được sự động viên của người thân và bạn bè, Tchaikovsky muốn hiểu biết sâu hơn về âm nhạc - lĩnh vực này đã trở thành niềm an ủi lớn đối với ông. Vào mùa thu năm 1861, ông đã học một lớp lý luận âm nhạc với một trong những giáo viên ngiêm khắc và kỳ cựu nhất St Peterburg, thầy Nikolai Zaremba, người đầu tiên đã nhận ra đầy đủ tài năng của Tchaikovsky và đã khích lệ ông học hành một cách nghiêm túc (dù rằng thầy Zaremba đã phải nỗ lực vượt qua sự thờ ơ của cậu học sinh mình). Tchaikovsky đã từng nói: “Giả sử tôi có tài năng thật nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có khả năng học ngay lúc này. Tôi đã trở thành một công chức và tôi không giỏi lắm ở công việc này. Tôi đang làm tất cả những gì để mình có thể tiến bộ hơn, nhưng làm thế nào tôi có thể vừa đi làm vừa học nhạc cùng một lúc được?”. Rồi những hoài nghi cũng qua đi nhưng Tchaikovsky chẳng chứng tỏ được gì hơn là một câu học trò lười nhác. Vào năm 1862, ông đăng ký vào học tại Nhạc viện St. Perterburg mới được thành lập; tại đây, ông tiếp tục các bài học về hoà thanh và đối vị với Zaremba và soạn nhạc và phối khí với Anton Rubinstein - người đã thuyết phục được Tchaikovsky bỏ công việc cũ của mình và tìm cho ông những học sinh của các lớp học tư để ông dạy nhằm cải thiện phần nào vấn đề tài chính đang đè nặng lên vai Tchaikovsky do sức khoẻ ngày một yếu của cha ông. Niềm vui của Tchaikovsky khi từ bỏ công việc cũ đã thể hiện rất rõ trong những dòng thư mà ông đã gửi cho chị gái mình: “... Một điều mà em chắc chắn đó là: em sẽ trở thành một nhạc sỹ giỏi và em sẽ có thể tự nuôi sống bản thân mình... Khi em hoàn thành xong việc học tập, em mong rằng sẽ được ở cùng chị trong suốt một năm để em có thể sáng tác được một tác phẩm vĩ đại thực sự tại ngôi nhà yên tĩnh, thanh bình của chị. Sau đó... là đi vòng quanh thế giới!”
Tchaikovsky hoàn thành việc học tập của mình tại nhạc viện là vào năm 1965. Tác phẩm cho kỳ thi tốt nghiệp của ông là một bản catata to Joy, soạn cho các ca sĩ solo, dàn hợp xướng và dàn nhạc dựa trên lời thơ nổi tiếng của Schiller, và tác phẩm này đã đem lại cho ông huy chương bạc và rất nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên các sáng tác khác của ông thời kỳ này cũng chỉ giành được sự yêu thích tương đối. Vào đầu năm 1866, anh trai của Anton Rubinstein là Nikolai đã mời Tchaikovsky làm giảng viên môn hoà thanh tại một nhạc viện mà ông mới thành lập tại Moscow. Tchaikovsky đã nhanh chóng đồng ý và chuyển tới thủ đô nước Nga cổ kính này, bắt đầu cuộc sống của một nhạc sỹ chuyên nghiệp.

“Em đã dần dần quen với cuộc sống ở Moscow, nhưng sự cô đơn làm em cảm thấy buồn chán. Những giờ giảng lý thuyết của em đã thành công tới mức tất cả những nỗi lo sợ ấy giờ đây đã tiêu tan và em đã bắt đầu như một giáo viên thực thụ... Em đang sống ở nhà thầy Rubinstein. Ông ấy quả là một con người tốt bụng và hiểu biết, hoàn toàn trái ngược với người em trai khó tính của ông ấy. Ông ta cho em một phòng ở ngay cạnh phòng ngủ của ông. Khi ông ta đã ngủ, em luôn lo lắng rằng tiếng sột soạt từ cây viết của em sẽ làm phiền tới ông ấy vì bức tường ngăn cách hai phòng rất mỏng”.
Tchaikovsky tiếp tục công việc soạn nhạc một cách chăm chỉ, với sự giúp đỡ rất lớn từ những lời khuyên về chuyên môn của Nikolai Rubinstein.
Ông đã viết một overture giọng Pha trưởng vào năm 1866 và nó đã được biểu diễn ở Moscow vào ngày 16 tháng 3 năm đó. Ông cũng sáng tác một Festival Overture giọng Rê trưởng, Op. 15 (có lẽ đây là tác phẩm hay nhất của ông trong giai đoạn này) dựa trên quốc ca Đan Mạch và bản giao hưởng số 1 giọng Son thứ (Winter Daydreams).
Những tìm tòi của Tchaikovsky về nền âm nhạc Nga đã được thể hiện trong vở opera đầu tiên của ông The Voyevoda, bắt đầu viết năm 1867 với phần lời của Ostrovsky. Vở opera này đã được công diễn lần đầu tiên tại Nhà hát Bolshoi, Moscow vào ngày 11 tháng 2 năm 1869. Trong một thời gian ngắn sống ở St. Peterburg vào mùa xuân năm 1868, Tchaikovsky đã có được mối quan hệ với một nhóm các nhà soạn nhạc người Nga, được biết đến với cái tên “Nhóm 5 người” (bao gồm Balakirev, Mussorgsky, Rimsky-Korsakov, Borodin và Cui) mặc dù không có cách nào giúp Tchaikovsky có thể chia sẻ được với họ nguồn cảm hứng trong tư tưởng và tâm hồn của xu hướng dân tộc Nga. Và dẫu rằng Tchaikovsky đã sống phần lớn cuộc đời của ông tại Moscow - trái tim của nước Nga cổ kính - nhưng ông chưa bao giờ thấy thực sự cần thiết phải học soạn nhạc trong một ngôi trường truyền thống. Mối liên hệ giữa các nghiên cứu rộng lớn của ông tại nhạc viện St. Peterburg (pháo đài của nền âm nhạc phương Tây ở Nga), nguồn gốc một phần không phải người Nga của Tchaikovsky và tầm quan trọng của cô gia sư người Thụy Sỹ thời thơ ấu của ông - Fanny Durbach - đã hướng năng lực sáng tạo của ông theo hướng tân lãng mạn và trung thành với nguyên tắc: “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Giulio Confalonieri đã nhận xét về âm nhạc của Tchaikovsky: “Chúng ta nhận thấy một sự hiện diện liên tục, một nỗi âu sầu “nữ tính”, một sự suy nhược siết chặt lấy nỗi u uất tinh thần lẫn một dạng mơ hồ của sự chán đời. Chính sự suy nhược và âu sầu này vừa là động lực đằng sau các các tác phẩm của ông vừa là một sự thật về thẩm mĩ và con người mà người ta tìm kiếm để truyền đạt. Thực ra mà nói cái đã lôi cuốn Tchaikovsky đến với các bài hát Nga và những điệu nhảy được ưa chuộng không phải bắt nguồn từ việc phục hồi lại tính chủ nghĩa dân tộc mà từ nỗi âu sầu buồn bã, nỗi nuối tiếc của một tâm trạng khi biết một người không thể chơi một trò chơi nào đó, một hình ảnh về những điều tốt đẹp nhưng bị phủ nhận, sự mất mát từ chính lúc khởi đầu bởi sự vận hành của một số phận cá nhân bị xa lánh, khước từ, loại bỏ”.

Mối tình thực sự đầu tiên trong cuộc đời của Tchaikovsky là với một ca sỹ người Bỉ Désirée Artôt vào năm 1868 đã có kết cục không mấy tốt đẹp. Bản thơ giao hưởng “Fate” (Định mệnh), Op.77 được sáng tác trong năm này và một năm sau đó là sự ra đời của tác phẩm quan trọng hơn Overture “Romeo và Juliet” - đây là tác phẩm đã được công diễn nhiều nhất trong số tất cả các tác phẩm của ông.
Mặc dù vở opera kế tiếp của Tchaikovsky The Oprichnik (1870 - 1872) - có một chủ đề về nước Nga rất đặc trưng, lấy bối cảnh thời đại của Ivan bạo chúa nhưng vở opera vẫn đan xen những giai điệu và vũ điệu của Nga với tính kịch của Ý. Tuy nhiên ông đã tạo ra nhiều hơn những yếu tố truyền thống trong bản giao hưởng số 2 “Little Russian” (nước Nga nhỏ) giọng Đô thứ, Op. 17, được tạo nguồn cảm hứng từ văn học dân gian Ukraine. Bản tứ tấu đàn dây giọng Rê trưởng, Op. 11, được viết vào năm 1871, chịu ảnh hưởng của “Nhóm 5 người” và đây là tác phẩm thính phòng thành công nhất của ông.
Tuy nhiên, cuộc sống của Tchaikovsky chưa bao giờ ở trạng thái cân bằng. Sự nghiệp sáng tác của ông dường như càng được toại nguyện bao nhiêu cả về tính chuyên nghiệp cũng như về mặt tài chính thì cuộc sống của ông với tư cách là một giáo viên tại nhạc viện ngày càng trở nên không chịu đựng nổi. Tuy vậy nhưng âm nhạc của ông thời kỳ này không mang tính tự sự sâu sắc như các tác phẩm sau này của ông. Trái lại, khát vọng của ông là dường như là muốn gây ấn tượng với công chúng với những tác phẩm chói sáng, có trình độ kỹ thuật cao. Và Tchaikovsky đã gặt hái được kết quả trong một số tác phẩm như: bản giao hưởng số 3 “Polish” (Ba Lan) gịong Rê trưởng, Op. 29 (1875); fantasy-overture “Francesca da Rimini”, Op.32 (1876); vở ballet The Swan lake (Hồ thiên nga), Op.20 (1875 - 1876) và bản concerto số 1 cho Piano và dàn nhạc giọng Si giáng thứ, Op. 23 (1874 - 1875).
Thông qua sự giúp đỡ của một trong những học sinh của mình - người đã tham dự những đêm diễn do Nadezhda von Meck - nguời phụ nữ quí tộc này đã bắt đầu quan tâm đến Tchaikovsky và nghe một số tác phẩm của ông. Năm 1876, bà đã nhiệt tình viết thư cho ông và mời ông làm việc. Cứ như thế bắt đầu một tình bạn thắm thiết, kỳ lạ nhất trong lịch sử âm nhạc. Họ đã duy trì được mối quan hệ thân thiết này trong suốt 13 năm mặc dù đôi bạn này chưa hề gặp mặt và thậm chí còn chưa từng nghe thấy giọng nói của nhau trong khi họ sống trong cùng một thành phố. Năm 1877, cuộc hôn nhân của nhà soạn nhạc nổi tiếng này với Atonina Milyukova thực sự là một thảm hoạ khi nó kéo dài chỉ có vài ngày và kết thúc bằng việc Tchaikovsky trở về với chị của ông tại điền trang ở Kamenta. Sự việc này đã gây chấn động mạnh tới tính cách vốn dĩ đã không ổn định của ông và đẩy ông đến sự suy sụp tinh thần nặng nề. Các bác sỹ đã lo lắng đến nỗi họ khuyên ông phải thay đổi hoàn toàn cách sống của mình và tháng 10 năm đó, ông cùng em trai mình là Anatole đã dời đến Moscow. Cuộc hôn nhân đó đã được giải quyết bằng các thủ tục ly dị.
Âm nhạc của Tchaikovsky đã thay đổi đáng kể kể từ thời điểm đó. Sự suy sụp về tinh thần và đức tin của Tchaikovsky vào năm 1877 đã được phản ánh một cách thường xuyên trong các tác phẩm đến mức mỗi nốt nhạc đều tràn ngập nỗi thống khổ của ông cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Điều này thể hiện rất rõ trong bản giao hưởng số 4 giọng Fa thứ được viết vào năm 1877 - tác phẩm này ông dành tặng cho Nadezhda von Meck. Tchaikovsky cũng đã đi du lịc một thời gian ở Ý và ở đây ông đã viết xong một vở opera du dương đến lạ thường - vở Eugene Onegin. Vở opera này được công diễn lần đầu tiên vào ngày 29 tháng 3 năm 1879 tại Nhà hát Malyj, Moscow. Lúc đó Tchaikovsky sáng tác rất nhanh, bà Nadezhda von Meck đã hào phóng hỗ trợ ông một khoản tiền hàng năm là 6000 rúp, điều này đã tạo điều kiện cho ông rời khỏi cái nhạc viện đáng sợ đó và bắt đầu một cuộc sống xa hoa ở Moscow và những chuyến du lịch hết đến Pháp lại đến Ý. Cuộc sống thường nhật của Tchaikovsky lúc này không có gì đặc biệt như những thành công về mặt chuyên môn trong các sáng tác của ông. Trong suốt 15 năm còn lại của cuộc đời, ông đã sáng tác được thêm 2 bản concerto cho piano và dàn nhạc: bản số 2 giọng Son trưởng, Op.44 (1879 - 1880) và số 3 giọng Mi giáng trưởng, Op. 75 (1893), một bản concerto tuyệt vời cho violin và dàn nhạc giọng Rê trưởng, Op. 35 (1878) và một tam tấu đàn dây giọng La thứ, Op. 50 - tác phẩm này đề tặng Nikolai Rubinstein.
Nhiều nhà phê bình cho rằng vở opera hay nhất của ông là vở The Queen of Spades (Con đầm bích) được sáng tác vào năm 1890 theo chủ đề Định mệnh mà ông yêu thích (tuy rằng trên thực tế thì Eugene Onegin vẫn được yêu thích hơn), được nhấn mạnh một cách ấn tượng bằng các giai điệu lặp lại mạnh mẽ. Tuy nhiên thời kỳ này tác phẩm xuất sắc nhất của ông là các tác phẩm viết cho dàn nhạc gồm có: 4 tổ khúc (trong đó tổ khúc thứ 4 Mozartina là một chuyển soạn); Capriccio Italien, Op.45 (1880); Overture 1812 Op. 49 vĩ đại (1880); thơ giao hưởng Manfred, Op. 58 (1885) và giao hưởng số 5 giọng Mi thứ, Op.64 (1888). Vở ballet nổi tiếng The Sleeping beauty (Người đẹp ngủ) được sáng tác vào năm 1890, sau đó là một vở ballet khác The Nutcracker (Kẹp hạt dẻ), Op.71 (1891 - 1892) duyên dáng nhưng cũng chỉ là một vở ballet tương tự như hai vở trước đó là The Swan Lake và The Sleeping beauty. Tuy nhiên, trong khi nét trữ tình, chậm rãi của hai vở ballet trước chỉ thường xoay quanh sự sướt mướt, uỷ mị thì vở ballet The Nutcracker này đã hoàn toàn tránh được nguy cơ đó, với một chủ đề cho phép Tchaikovsky có thể thể hiện khả năng mô tả tính cách bằng âm nhạc (tiến gần đến sự lố bịch) ở mức tự tin chói sáng nhất. Âm nhạc của Tchaikovsky dành cho vở ballet này cho thấy một tầm ảnh hưởng đáng ngạc nhiên của các sáng tác khí nhạc và sự phối âm đã đạt tới đỉnh cao trong trích đoạn “Waltz of flowers” (điệu Waltz của các loài hoa) đầy xúc động. Chủ đề Định mệnh đã quay trở lại một lần nữa trong bản giao hưởng số 6 “Pathétique” được sáng tác vào năm 1893 - tác phẩm vĩ đại và mang nhiều khát vọng nhất của ông. Trong một lá thư gửi cho cháu trai của mình Vladimir Davidov (‘Bob’) viết vào tháng 2 năm 1893, khi đang sáng tác bản giao hưởng này, Tchaikovsky đã viết: “Chú ước rằng mình có thể diễn tả hết được tâm trạng vui sướng mà chú đã gửi gắm vào trong tác phẩm mới này. Cháu sẽ hồi tưởng thấy vào một mùa thu, chú đã huỷ đi cái phần hay nhất trong bản giao hưởng mà chú vừa hoàn thành. Chú đã đúng khi bỏ nó đi vì nó chỉ là một ngón nghề, một bí quyết không mấy giá trị, một sự phô diễn trống rỗng của những nốt nhạc không chứa đựng nguồn cảm hứng thực sự. Thật tuyệt, trong suốt chuyến đi của chú tới Paris, chú đã có ý tưởng cho một bản giao hưởng mới dựa trên một chủ đề mà chú ước rằng không ai biết về nó, một chủ đề đã được giữ bí mật kỹ đến mức không ai có thể khám phá ra nó thậm chí ngay cả khi họ đã vắt óc ra để tưởng tượng. Khi nó được công diễn, chương trình này sẽ dần dần truyền tải những cảm giác riêng tư nhất của chú. Trong chuyến đi, khi phác hoạ bản giao hưởng trong đầu, chú đã hơn một lần phải bật khóc, cứ như thể bị rơi vào tình trạng tuyệt vọng hoàn toàn. Trên đường trở về, chú đã bắt đầu viết và miệt mài đến mức chú đã viết xong phần đầu trong chưa đầy 4 ngày và các phần khác đã được định hình rõ nét trong đầu chú. Về nhiều khía cạnh, bản giao hưởng này rất khác thường. Ví dụ, chương cuối là một nhịp adagio chậm thay vì nhịp allegro ầm ĩ. Cháu không thể hình dung được chú hạnh phúc như thế nào khi biết rằng chú chưa hề kết thúc, rằng chú vẫn còn có thể sáng tạo”.
Tchaikovsky đã chỉ huy buổi công diễn lần đầu tiên bản “Pathétique” này ở St Peterburg vào ngày 28 tháng 10 năm 1893 trong khi bệnh dịch tả đang hoành hành tại thành phố này. Một vài ngày sau, trong khi ăn tối cùng vài người bạn tại một nhà hàng, ông đã uống một cốc nước sông Neva (có thể đây là chủ ý của ông). Và ông đã chết trong sự đau đớn vào ngày mùng 6 tháng 11.
Danh mục tác phẩm của Peter Ilyich Tchaikovsky
A.Sắp xếp theo thể loại
Ballet
Swan Lake, Op. 20 (1875–1876)
Sleeping Beauty, Op. 66 (1888–1889)
The Nutcracker, Op. 71 (1891–1892)

Opera
- Voyevoda (Воевода – The Voivode, Op. 3, 1867 – 1868)
- Undina (Ундина or Undine, 1869)
- The Oprichnik (Опричник, 1870–1872)
- Vakula the Smith (Кузнец Вакула – Kuznets Vakula), Op. 14, 1874;
- Eugene Onegin (Евгений Онегин – Yevgeny Onegin), Op. 24, 1877–1878
- The Maid of Orleans (Орлеанская дева – Orleanskaya deva), 1878–1879
- Mazeppa (Мазепа), 1881–1883
- Cherevichki (Черевички; revision of Vakula the Smith) 1885
- The Enchantress (or The Sorceress, Чародейка – Charodeyka), 1885–1887
- The Queen of Spades (Пиковая дама - Pikovaya dama), Op. 68, 1890
- Iolanta (Иоланта – Iolanthe), Op. 69, 1891
Giao hưởng
- Symphony No. 1 in G minor, Op. 13, Winter Daydreams (1866)
- Symphony No. 2 in C minor, Op. 17, Little Russian (1872)
- Symphony No. 3 in D major, Op. 29, Polish (1875)
- Symphony No. 4 in F minor, Op. 36 (1877-1878)
- Manfred Symphony, B minor, Op. 58. Inspired by Byron's poem Manfred. (1885)
- Symphony No. 5 in E minor, Op. 64 (1888)
- Symphony No. 7, xem Piano Concerto No. 3)
- Symphony No. 6 in B minor, Op. 74, Pathétique (1893)
Concerto
- Piano Concerto No.1 (b-flat Minor) 1874–1875
- Violin Concerto (D Major) 1878
- Piano Concerto No.2 (G Major) 1879
- Piano Concerto No. 3 (E flat Major) 1892
Những tác phẩm thể loại khác
Tác phẩm cho dàn nhạc :
- Romeo and Juliet Fantasy Overture (1869 revised 1870, 1880)
- The Tempest Symphonic Fantasia After Shakespeare, Op. 18 (1873)
- Slavonic March/Marche Slave, Op. 31 (1876)
- Francesca da Rimini, Op. 32 (1876)
- Capriccio Italien, Op. 45 (1880)
- Serenade in C for String Orchestra, Op. 48 (1880)
- 1812 Overture, Op. 49 (1880)
Tác phẩm hợp xướng, ca khúc, nhạc thính phòng, độc tấu violon và piano :
- String Quartet No. 1 in D major, Op. 11 (1871)
- Variations on a Rococo theme for cello and orchestra, Op. 33 (1876)
- Piano suite The Seasons, Op. 37b (1876)
- Three pieces: Meditation, Scherzo and Melody op. 42, for violin and piano
- Piano trio in A minor, Op. 50 (1882)
- Dumka, Russian rustic scene in C minor for piano, Op. 59 (1886)
- String sextet Souvenir de Florence, Op. 70 (1890)
B.Sắp xếp theo số Opus

Op.1
Two Pieces, Piano
Op.2
Souvenir de Hapsal, Piano
Op.3
The Voyevoda, Opera
Op.4
Valse caprice, Piano (D Major)
Op.5
Romance, Piano (f Minor)
Op.6
Six Songs
Op.7
Valse-scherzo, Piano (A Major)
Op.8
Capriccio, Piano (G-flat Major)
Op.9
Trois Morceaux, Piano
Op.10
Deux Morceaux, Piano
Op.11
String Quartet No.1 (D Major)
Op.12
The Snow Maiden, Incidental Music
Op.13
Symphony No.1 (G Minor) ("Winter Daydreams")
Op.15
Festival Overture (D Major)
Op.16
Six Songs
Op.17
Symphony No.2 (c Minor) ("Little Russian")
Op.18
The Tempest, Symphonic Fantasia (f Minor)
Op.19
Six Morceaux, Piano
Op.20
Swan Lake, Ballet
Op.21
Six Morceaux, composés sur un seul thème, Piano
Op.22
String Quartet No.2 (F Major)
Op.23
Piano Concerto No.1 (b-flat Minor)
Op.24
Eugene Onegin (Opera)
Op.25
Six Songs
Op.26
Sérénade mélancolique, Vln, Orch. (b Minor)
Op.27
Six Songs
Op.28
Six Songs
Op.29
Symphony No.3 (D Major) ("Polish")
Op.30
String Quartet No.3 (e-flat Minor)
Op.31
Slavonic March, Orch. (B-flat Major)
Op.32
Francesca da Rimini, Symphonic Fantasia (e Minor)
Op.33
Variations on a Rococo Theme, Cello, Orch. (A Major)
Op.34
Valse-scherzo, Vln, Orch. (C Major)
Op.35
Violin Concerto (D Major)
Op.36
Symphony No.4 (f Minor)
Op.37
Piano Sonata (G Major)
Op.37b
Les Saisons, Piano
Op.38
Six Songs
Op.39
Album pour Enfants: 24 pièces faciles (à la Schumann), Piano
Op.40
Douze Morceaux (difficulté moyenne), Piano
Op.41
Liturgy of St. John Chrysostom, unaccompanied Chorus
Op.42
Souvenir d'un lieu cher, Vln., Piano
1. Méditation (d Minor)
2. Scherzo (c Minor)
3. Mélodie (E-flat Major)
Op.43
Suite No.1, Orch. (D Major)
Op.44
Piano Concerto No.2 (G Major)
Op.45
Capriccio Italien, Orch. (A Major)
Op.46
Six Duets
Op.47
Seven Songs
Op.48
Serenade, Str. (C Major)
Op.49
1812, Festival Overture (E-flat Major)
Op.50
Piano Trio (a Minor)
Op.51
Six Morceaux, Piano
Op.52
Vesper Service, unaccompanied Chorus
Op.53
Suite No.2, Orch. (C Major)
Op.54
Sixteen Childrens Songs
Op.54/5
Legend, unaccompanied Chorus (arrangement of a solo song)
Op.55
Suite No.3, Orch. (G Major)
Op.56
Concert Fantasia, Piano, Orch. (G Major)
Op.57
Six Songs
Op.58
Manfred, Symphony (b Minor)
Op.59
Dumka: Russian rustic Scene, Piano (c Minor)
Op.60
Twelve Songs
Op.61
Suite No.4, Orch. (G Major) ("Mozartiana")
Op.62 Pezzo capriccioso, Cello, Orch. (b Minor)
Op.63
Six Songs
Op.64
Symphony No.5 (e Minor)
Op.65
Six Songs
Op.66
Sleeping Beauty, Ballet
Op.67
Hamlet, Fantasy Overture (f Minor)
Op.67a
Hamlet, Incidental Music
Op.68
The Queen of Spades, Opera
Op.69
Iolanta, Opera
Op.70
Souvenir de Florence, Str. Sextet (D Major)
Op.71
The Nutcracker, Ballet
Op.71a
The Nutcracker, Suite from the Ballet
Op.72
Dix-huit morceaux, Piano
Op.73
Six Songs
Op.74
Symphony No.6 (b minor) ("Pathétique")
Op.75
Piano Concerto No.3 (E-flat Major)
(1. movement also called "Allegro de concert" or "Konzertstück")
Op.76
The Storm, Overture (E Major)
Op.77
Fate, Symphonic Poem (c Minor)
Op.78
The Voyevoda, Symphonic Ballad (a Minor)
Op.79
Andante, Finale, Piano, Orch. (B-flat Major, E-flat Major), unfinished
Op.80
Piano Sonata (c-sharp Minor) 

Tổ khúc “Bốn mùa”
“Bốn mùa” (“Времена года") là tên một tổ khúc gồm 12 tiểu phẩm viết cho cho piano Op. 37b của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Peter Ilyich Tchaikovsky. 
"Bốn mùa" của Tchaikovsky – một kiểu nhật ký bằng âm nhạc độc đáo của nhạc sĩ, ghi lại những những bức tranh thiên nhiên, những mảnh cuộc sống và những cuộc gặp gỡ làm ông xúc động. Sau này M.I. Tchaikovsky, em ruột nhạc sĩ, nhớ lại: “Hiếm có người yêu cuộc sống như Peter Ilyich. Mỗi ngày đều có ý nghĩa riêng biệt đối với ông, và cứ mỗi ngày trôi qua ông lại cảm thấy buồn với ý nghĩ mọi điều ông từng trải qua trong ngày hôm đó đã trở thành quá khứ mà không để lại một dấu vết nào”. Tổ khúc “Bốn mùa” là một trong những tuyệt tác âm nhạc của Tchaikovsky tràn đầy thi cảm, tình yêu cuộc sống .
Trong các tiểu phẩm này Tchaikovsky đã vẽ nên những bức tranh phong cảnh với những khoảng không vô biên của những cánh đồng Nga, các phong tục tập quán ở nông thôn, các bức tranh đời sống thị thành ở Peterburg, những cảnh sinh hoạt âm nhạc của người dân Nga thời kỳ đó.
Tác phẩm của Tchaikovsky được xuất bản với 12 đề từ, là những bài thơ nhỏ của các thi sĩ Nga:

Bên lò sưởi - Tháng giêng
A.C. Pushkin
“Màn đêm êm ái buông
Trên góc nhỏ thanh bình
Lò sưởi dần lụi tắt
Mặc cây nến lung linh”.
Lễ Tiễn mùa đông - Tháng hai
P.A. Viazemski
Lễ Tiễn mùa đông sắp đến rồi
Tưng bừng bàn tiệc mở khắp nơi”.

Chim sơn ca - Tháng ba
A.N. Maikov
“Ngoài đồng hoa dại lả lơi,
Nắng vàng sóng sánh khắp bầu trời,
Chim sơn ca báo xuân đến sớm
Lảnh lót trong màu xanh chơi vơi”.

Hoa xuyên tuyết - Tháng tư
A. N. Maikov
“Nở xanh nhạt mỏng manh
Hoa xuyên tuyết - nhẹ như làn gió
Thoáng qua vừa đủ
Thổi bay bông tuyết cuối cùng.
Giọt lệ cuối cho khổ đau dĩ vãng.
Hoa bẽn lẽn ước mơ
Về hạnh phúc đang chờ...”

Đêm trắng - Tháng năm
A.A. Fet
“Đêm đẹp sao! Vạn vật đều hạnh phúc!
Cảm ơn người, miền đất trắng nửa đêm!
Từ vương quốc của giá băng, bão tuyết
Tháng năm về trong veo, lồng ngực căng tràn!”

Khúc hát người chèo thuyền - Tháng sáu
A.N. Plesheev
Nào ta lên bờ thôi,
Dưới chân ta những con sóng nhỏ
Đang chờ dịu dàng hôn.
Và trên đầu ta chỉ còn
Những vì sao buồn bí hiểm
Bài ca cắt cỏ - Tháng bảy
A.V. Koltsov
Thôi nào hãy vươn vai,
Thôi nào dang thẳng cánh
Làn gió giữa trưa ơi,
Phả hương cỏ nồng nàn vào mặt!
Mùa gặt - Tháng tám
A.V. Koltsov
“Trên đồng cả nhà ta vung hái
Cắt ngang thân lúa mạch cao cao!
Từng bông nặng trĩu hạt
Xếp thành lượm đi nào!
Rồi thâu đêm suốt sáng
Vang tiếng xe về làng”
Đi săn - Tháng chín
A.S.Pushkin
“Lên đường, lên đường, tiếng tù và vang vang:
Người và chó sẵn sàng;
Mới hửng sáng người đã trên lưng ngựa
Lũ chó kéo căng dây cương”

Bài ca mùa thu - Tháng mười
A.K. Tolstoi
“Mùa thu lá rụng khắp vườn nghèo
Nhuộm vàng cả gió cuốn bay theo...”
Trên xe tam mã - Tháng mười một
N.A.Nhecrasov
“Đừng nhìn đường rầu rĩ thế em yêu,
Đừng cúi nhìn vết xe tam mã.
Trước con đường vạn dặm
Em đừng mang theo nỗi khắc khoải trong tim.”
Hội mùa đông - Tháng chạp
N.A.Nhecrasov
“Chiều muộn Hội mùa đông
Đám con gái má hồng
Cởi giầy ném ra ngõ
Xem hướng đi lấy chồng.”
Sự xuất hiện của các tiểu phẩm “Bốn mùa" có liên quan trực tiếp đến quan hệ của Tchaikovsky với gia đình Bernard, những người chuyên nghề xuất bản nhạc phẩm và tạp chí “Nouvellist” của họ. Tạp chí được thành lập năm 1842. Người chủ gia đình là Matvei Ivanovich Bernard (1794-1871), người sáng lập công ty xuất bản âm nhạc và tạp chí “Nouvellist”, đồng thời cũng là một nhạc công piano kiêm nhà soạn nhạc. Người thừa kế và nối tiếp sự nghiệp của ông là con trai Nikolai Matveevich (1844-1905), cũng là một nhạc công nổi tiếng, và tổng biên tập tạp chí là Alexander Ivanovich(1816-1901), em ruột ông Matvei, cũng là một nhạc công kiêm nhà soạn nhạc nổi tiếng. Tạp chí “Nouvelist” giới thiệu với công chúng các tác phẩm mới của các nhà soạn nhạc Nga, các nhạc công nghiệp dư và cả các tác phẩm nước ngoài. Ngoài các bản ký âm, tạp chí còn giới thiệu các thông tin liên quan đến cuộc sống âm nhạc của nước Nga, Tây Âu và Mỹ. Tchaikovsky cộng tác với “Nouvellist” từ năm 1873 với một vài bản romance.
Lý do Tchaikovsky sáng tác các tiểu phẩm “Bốn mùa” có lẽ là bức thư đặt hàng của chủ bút tạp chí “Nouvellist” N.M. Bernard (ngày nay không còn giữ được tài liệu này) vào tháng 11 năm 1875. Tuy vậy, nội dung của nó dễ được biết qua bức thư trả lời của nhà soạn nhạc đề ngày 24 tháng 11 năm đó: “Tôi đã nhận được thư của ngài. Tôi rất cảm ơn ngài về số tiền nhuận bút rất cao mà quý báo sẵn sàng trả. Tôi sẽ cố gắng để ngài hài lòng và bản thân không phải xấu hổ. Tôi sẽ gửi cho ngài tiểu phẩm đầu tiên sớm nhất có thể được, mà cũng có thể gửi ngay một lần 2 hoặc 3 tiểu phẩm. Nếu như không có gì trở ngại công việc sẽ kết thúc nhanh chóng: Hiện tôi đang rất có hứng sáng tác các tiểu phẩm cho piano. Tchaikovsky của ngài. Tất cả các đề từ của ngài tôi sẽ giữ lại”. Như vậy ta có thể hiểu tên gọi của các tiểu phẩm - đồng thời cũng là chủ đề các tiểu phẩm đó là do chủ bút tạp chí đề nghị.
Tạp chí “Nouvellist” số ra tháng 12 năm 1875 đã in thông báo cho các bạn đọc thường xuyên đặt mua tạp chí về việc trong năm tới sẽ xuất bản các tiểu phẩm mới của nhạc sĩ Tchaikovsky và tên các tiểu phẩm tương ứng với mỗi tháng trong năm, hoàn toàn trùng với các nhan đề mà nhà soạn nhạc về sau sẽ viết trong bản thảo viết tay của mình.

Ta còn lại rất ít thông tin về quá trình sáng tác những tiểu phẩm này, chỉ biết rằng, vào thời điểm bắt đầu làm việc từ cuối tháng 11 năm 1875, Tchaikovsky sống ở Matscơva. Ngày 13 tháng 12 năm 1875 ông viết cho N.M.Bernard: “Sáng sớm nay, mà cũng có thể là từ hôm qua tôi đã gửi cho ông qua bưu điện 2 tiểu phẩm đầu tiên. Tôi gửi chúng cho ông mà không tránh khỏi hồi hộp: có thể ông thấy chúng quá dài và không hay ho gì. Mong ông hãy cho tôi biết các nhận xét thật lòng của ông, để tôi có thể viết các tiểu phẩm tiếp theo có tính đến các nhận xét đó. Nếu như tiểu phẩm thứ 2 chưa đạt, xin ông hãy cho tôi biết. Nếu như ông muốn tôi viết lại "Lễ Phục sinh", xin ông đừng khách sáo, hãy cho tôi biết điều đó và hãy tin rằng tôi sẽ viết cho ông tiểu phẩm khác, đúng hẹn, tức là trước ngày 15 tháng giêng. Ông trả cho tôi khoản nhuận bút lớn khủng khiếp đến mức có quyền đòi hỏi bất cứ sự thay đổi, thêm bớt, rút ngắn hay viết lại"... Các tiểu phẩm đều làm N.M. Bernard thoả mãn, vì chúng đều được xuất bản theo đúng kế hoạch đã định trước và chính xác như bản viết tay của tác giả.
Các tiểu phẩm "Bốn mùa" khi được xuất bản trên tạp chí "Nouvellist" đều có một thi phẩm nhỏ làm đề từ. Hai trong số đó (tiểu phẩm số 1 và số 3), căn cứ vào nét chữ, được chính N.M. Bernard viết tay vào bản thảo. Ông Bernard vốn là một người rất am hiểu về thi ca và văn học Nga, thậm chí ông cũng sáng tác một vài tác phẩm. Dường như chính ông là tác giả của sáng kiến đưa các đề từ bằng thơ này vào các tiểu phẩm của Tchaikovsky. Nhạc sĩ có biết trước về các đề từ này không, và có cùng với Bernard chọn thơ không, ngày nay chúng ta không được biết, tuy nhiên, các đề từ đó được in trong tất cả các lần xuất bản sau này khi Tchaikovsky còn sống, và điều đó khiến chúng ta có thể tin chắc Tchaikovsky biết và chấp nhận các đề từ đó.
Nhan đề các tiểu phẩm được định trước, nhưng Tchaikovsky đã chủ động đưa thêm nhan đề phụ -- đó là tiểu phẩm thứ 8 - Mùa gặt, có thêm tên Skerso, còn số 12 - Waltz. Những nhan đề phụ này được giữ nguyên trong các xuất bản phẩm của Bernard, nhưng trong các xuất bản phẩm sau này của P.I. Yurgenson thì không còn nữa. Tên chung của 12 tiểu phẩm "Bốn mùa" xuất hiện vào cuối năm 1876, trong một tuyển tập cả 12 tiểu phẩm, sau khi tất cả các tiểu phẩm đã lần lượt được công bố trên tạp chí "Nouvellist", và sau đó xuất hiện trong tất cả các lần xuất bản sau, với các nhan đề phụ hơi khác nhau.
Quá trình chuẩn bị cho việc xuất bản các tiểu phẩm trên tạp chí "Nouvellist" bắt đầu vào ngày 13 tháng 12 năm 1875, khi Tchaikovsky gửi đến Peterburg hai tiểu phẩm đầu tiên, căn cứ vào một bức thư của nhà soạn nhạc. Tạp chí ra vào ngày 1 hàng tháng. Các tiểu phẩm của Tchaikovsky mở đầu mỗi số, trừ một ngoại lệ - số tháng 9, vở nhạc kịch của V.I. Glavach mở đầu cho số này. Cũng trong số tháng 9 xuất hiện thông báo tặng cho bạn đọc thường xuyên của tạp chí một tuyển tập tất cả 12 tiểu phẩm của Tchaikovsky. Trên bìa của ấn phẩm này có in 12 tranh nhỏ và nhan đề "Bốn mùa".
Người ta không còn giữ được chứng cứ về lần lần đầu tiên công diễn trọn vẹn 12 tiểu phẩm, về các buổi công diễn ra mắt từng tiểu phẩm riêng biệt cũng như không giữ được bất kỳ ý kiến phản hồi nào của bạn đọc. Tuy nhiên, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi được công bố, tổ khúc "Bốn mùa" đã trở nên rất được ưa chuộng, và sau đó trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhạc Nga dành cho piano. 

“Bên lò sưởi” - Tháng giêng
Trong những tối mùa đông dài, các gia đình Nga thường tập trung bên lò sưởi. Trong các căn nhà gỗ ở nông thôn đó là nơi phụ nữ làm ren, kéo sợi hay dệt vải, và họ vừa làm vừa hát những bài ca trữ tình buồn buồn. Trong các gia đình quý tộc bên lò sưởi là nơi để các thành viên gia đình đọc sách, trò chuyện và chơi nhạc. Tiểu phẩm “Bên lò sưởi” vẽ nên một bức tranh nhỏ với tâm trạng mơ mộng và man mác buồn.
Phần đầu của tiểu phẩm xây dựng trên một chủ đề (theme) rất gợi cảm, gần như ngữ điệu của giọng người. Nó vang lên giống như những lời trò chuyện ngắn, chậm rãi, với những khoảng dừng và trong tâm trạng ưu tư trầm ngâm sâu lắng. Trạng thái tình cảm này có thể thấy trong những bức thư của Tchaikovsky: “Đó là cái tình cảm buồn trầm tư thường xuất hiện vào buổi tối, khi người ta ngồi một mình cô đơn, mệt mỏi vì những công việc ban ngày. Muốn cầm lấy cuốn sách mà sách cứ tự rơi khỏi tay lúc nào. Những hồi tưởng bất tận tràn về. Và buồn vì ta đã trải qua nhiều thế, nhưng tất cả đã trở thành quá khứ. Hồi tưởng về thời thanh xuân thật dễ chịu. Và tiếc nuối về quá khứ, và không còn muốn bắt đầu lại cuộc đời mình. Cuộc sống làm ta mệt mỏi. Phút nghỉ ngơi để nhìn lại quá khứ thật dễ chịu. Ta cảm thấy nỗi buồn nhẹ nhàng và thật ngọt ngào khi chìm vào những hồi tưởng về quá khứ”.
Phần hai của tiểu phẩm sôi nổi hơn, nhưng cũng dựa trên những motive ngắn với những nét lướt (passage) gợi nhớ đến tiếng ngân rung của đàn harp. Phần ba trở lại giống với phần một với sự bổ sung và kết thúc cả tiểu phẩm với giai điệu lặng dần một cách rất riêng, vẫn với tiếng ngân của đàn harp. Âm nhạc như tan dần và bức tranh cảm xúc cũng dần dần biến mất. 
"Lễ Tiễn mùa đông" - Tháng hai
Lễ Tiễn mùa đông, hay còn gọi là tuần Tiễn mùa đông, là tuần lễ hội diễn ra trước Tuần Đại trai. Trong tuần Tiễn mùa đông người ta tổ chức vui chơi tưng bừng với các trò chơi vui tưởng như không còn giới hạn, những cuộc dạo chơi trên xe ngựa và nhiều thú vui khác nữa. Nhà nhà làm bánh tráng blin, món ăn đã bén rễ trong cuộc sống của người Nga từ thuở xa xưa. Lễ hội Tiễn mùa đông trộn lẫn những nét riêng của nghi thức tiễn mùa đông của đa thần giáo sơ khai và phong tục đón mùa xuân của Thiên chúa giáo, diễn ra trước tuần Đại trai và lễ hội tôn giáo tiếp theo sau Đại trai là lễ Phục sinh.
Lễ Tiễn mùa đông là bức tranh du xuân, những thời điểm náo nhiệt nhất của cuộc vui trong tiếng nhạc rộn ràng của đám đông đang đi dạo, vang vọng tiếng các nhạc cụ truyền thống. Tiểu phẩm như sự tổng hợp các bức tranh nhỏ, một kiểu kính vạn hoa trong đó các hoạt cảnh liên tiếp thay đổi cho nhau, nhưng luôn luôn quay lại chủ đề đầu tiên. Với nhịp điệu như ngắt quãng, hơi thô nhám, Tchaikovsky vẽ nên một bức tranh với những tiếng reo hò vui sướng của đám đông, tiếng giậm chân nhảy múa của những người diện các bộ cánh lễ hội, các trận cười bùng nổ và lẫn trong đó cả tiếng thì thầm bí mật. Âm nhạc vẽ nên một lễ hội dân gian rực rỡ sắc màu. 
"Chim sơn ca" - Tháng ba
Chim sơn ca là loại chim sống trên đồng nội, ở Nga chúng được coi như con chim vui báo hiệu mùa xuân. Tiếng hót của nó gắn với mùa xuân đến, vạn vật bừng tỉnh khỏi giấc ngủ đông dài để bắt đầu một cuộc sống mới. Bức tranh phong cảnh Nga được vẽ bằng những hình ảnh rất đơn giản, nhưng vô cùng gợi cảm.
Cơ sở của tiểu phẩm này là hai chủ đề: giai điệu trữ tình đệm bằng hợp âm (accord) rất khiêm tốn, và chủ đề thứ hai, cũng tương tự như vậy, nhưng với những hơi thở phóng khoáng và những cú thăng hoa cao vút. Hai chủ đề gắn kết và trộn lẫn với nhau một cách rất hài hoà, thể hiện rất nhiều sắc thái tình cảm – mơ mộng, buồn và tươi sáng. Sự hoà trộn hài hoà và phổ rộng cảm xúc như vậy mang lại sức quyến rũ của cả tiểu phẩm. Cả hai chủ đề có chung những yếu tố gợi nhớ đến tiếng hót rung vang của chim sơn ca trong bài hát mừng xuân của nó. Chủ đề đầu tiên như một cách tạo khung đóng cho chủ đề thứ hai, phát triển rộng hơn. Tiểu phẩm chấm dứt bằng âm hưởng tiếng hót chim sơn ca dần tắt. 
Hoa xuyên tuyết " – Tháng tư
Người Nga gọi loại hoa đồng nội nở rất sớm vào mùa xuân, ngay khi tuyết vừa bắt đầu tan, là hoa xuyên tuyết. Nó mong manh nở tím nhạt hay trắng ngay sau những cơn lạnh tê tái của mùa đông vừa chấm dứt, thiên nhiên như không còn sức sống. Đó là loại hoa đồng nội rất được yêu chuộng ở Nga, nó được coi như biểu tượng của sự hồi sinh trong thiên nhiên, và trở thành đề tài cho rất nhiều các nhà thơ Nga.
Tiểu phẩm “Hoa xuyên tuyết” mang nhịp điệu như một bản waltz, toàn bộ tác phẩm thể hiện những cao trào của cảm xúc. Đó là nỗi xúc động trước sự hồi sinh của vạn vật khi xuân đến, cùng với nó là hy vọng lạc quan giấu kín tận đáy sâu tâm hồn về tương lai, và sự chờ đợi điều gì chưa rõ.

Tiểu phẩm chia làm ba phần. Phần đầu và phần ba lặp lại nhau, nhưng phần thứ hai cũng không có một sự tương phản về hình tượng rõ rệt, nó chỉ khác các phần khác ở sự thay đổi trạng thái tình cảm, chính xác hơn là các sắc thái tinh tế của một cảm xúc mà thôi. Cao trào cảm xúc trong phần kết của tác phẩm được duy trì đến tận nốt nhạc cuối cùng. 
"Những đêm trắng" - Tháng năm
Đêm trắng là cách gọi các đêm tháng năm ở miền Bắc Nga, nơi mà trong tháng này đêm cũng sáng gần như ngày. Những đêm trắng ở Peterburg, thủ đô Nga, luôn luôn được kỷ niệm với những cuộc dạo đêm đầy chất thơ và tràn đầy tiếng hát. Hình ảnh những đêm trắng được rất nhiều hoạ sĩ thể hiện trên các tác phẩm của mình, và được ngợi ca không kém trong thi ca. Nhà văn vĩ đại Fedor Dostoevsky có một tiểu thuyết nhan đề "Những đêm trắng".

Âm nhạc trong tiểu phẩm này thể hiện sự thay đổi rất phức tạp của các tâm trạng hoàn toàn trái ngược: những suy tư đắng cay được thay dần bởi những phút lặng ngọt ngào của tâm hồn ngập tràn trong cảm phục trước khung cảnh thiên nhiên hiếm có, đầy chất lãng mạn trong thời kỳ đêm trắng. Tiểu phẩm gồm hai phần mở đầu và kết, đó là bức tranh phong cảnh bằng âm nhạc, và hình tượng chủ đạo của nó là những đêm trắng. Phần mở đầu bao gồm những giai điệu ngắn, như nhịp thở, gợi cho ta nhớ đến cái tĩnh lặng trên đường phố Peterburg vào những đêm trắng, đến tâm trạng cô đơn, đến ước mơ hạnh phúc. Phần thứ hai tâm trạng có đôi chút đổi khác, trở nên thiết tha hơn, và ngắt quãng hơn, những tình cảm dâng trong tâm hồn đến cao trào, đến mức trở thành hân hoan mừng vui. Sau phần thứ hai này là một bước chuyển ngắn sang phần kết, khép lại cả tiểu phẩm. Tâm trạng trở lại ôn hoà, và trước thính giả bức tranh những đêm trắng miền bắc trong thành phố Peterburg với vẻ đẹp thâm nghiêm lại dần hiện ra.
Tchaikovsky rất gắn bó với Peterburg. Tại đây ông đã trải qua thời niên thiếu, được công nhận là một nhạc sĩ, chính nơi đây ông sống qua những phút giây thành công trong sự nghiệp, và cũng chính tại đây ông đã giã từ cuộc sống. Phần mộ của ông cũng ở đây. 
"Khúc hát người chèo thuyền" - Tháng sáu
Barcarola là một từ tiếng Italia chỉ khúc hát của người chèo thuyền trong âm nhạc dân gian. Các khúc ca này đặc biệt thịnh hành ở Venise, thành phố trên bờ những con kênh, và phương tiện giao thông chính là những con thuyền đặc chủng đi lại trên các con kênh này trong giai điệu trầm bổng rất đặc trưng của các bài hát. Nhịp điệu và nhạc đệm của chúng mô phỏng những động tác chèo nhịp nhàng và tiếng mái chèo khua nước. Các bài hát này trở nên rất phổ biến trong nền âm nhạc Nga đầu thế kỷ XIX, và trở thành một phần không thể thiếu của thanh nhạc trữ tình Nga, đi vào thi ca Nga và cả hội hoạ.
"Khúc hát người chèo thuyền" là một tiểu phẩm nữa vẽ nên phong cảnh Peterburg trong tổ khúc "Bốn mùa". Thậm chí ngay cả tên gọi của nó cũng làm người ta nhớ đến những con kênh đào và những dòng sông của Thủ đô phương Bắc.

Giai điệu phóng khoáng của phần đầu tiểu phẩm vang lên ấm áp và gợi cảm, khiến người nghe như cảm thấy dường như cũng bị "lắc lư" theo nhạc đệm gợi nhớ đến tiếng ngân của ghita và măng đô lin trong các bản barcarola truyền thống. Phần tiếp theo tâm trạng thể hiện trong âm nhạc trở nên vui tươi hơn và vô lo hơn, người nghe dường như thấy cả những nhịp chèo khua nước nhanh và vang. Nhưng rồi sau đó tất cả lại trở về bình ổn, và giai điệu rất đẹp, khiến người ta cảm thấy yên lòng, cùng với phần đệm có cả giọng thứ réo rắt. Dường như đó là hai giọng song ca. Tiểu phẩm kết thúc bằng những nốt nhạc tắt dần - con thuyền đã đi xa, và cùng với nó những giọng ca cùng với tiếng sóng vỗ cùng dần tắt.
"Bài ca cắt cỏ" - Tháng bảy
Những người cắt cỏ phần lớn là đàn ông, ra đồng cắt cỏ từ mờ sương. Bằng những động tác vung tay nhịp nhàng đều đặn, và thường là theo đúng nhịp một bài dân ca lao động nào đó mà người ta thường hát trong khi làm việc. Những bài dân ca như thế tồn tại ở nông thôn Nga từ xa xưa. Người ta hát trong khi cắt cỏ rất đều và vui. Công việc cắt cỏ cũng là một đề tài quen thuộc trong nghệ thuật Nga. Nhiều thi sĩ, hoạ sĩ đã sáng tác về đề tài này. Còn các bài hát dân ca thì vô số.
"Bài ca cắt cỏ" là một bức tranh bằng nhạc về cuộc sống lao động ở nông thôn. Giai điệu chủ đạo chứa những yếu tố gợi nhớ đến các bài dân ca. Tiểu phẩm gồm ba phần, về tính chất chung khá giống nhau. Phần đầu và phần cuối về bản chất đúng là bài ca của người nông dân cắt cỏ, cánh tay vung hái nhịp nhàng, mạnh mẽ, hát vang bài ca vui vẻ tràn đầy nghị lực, một bài hát có giai điệu và nhịp điệu rõ ràng. Trong phần thứ hai xuất hiện những hợp âm thoáng qua, có đôi chút gợi nhớ đến âm thanh của những nhạc cụ truyền thống của Nga. Đoạn kết trên nền bè đệm bài ca của người cắt cỏ vang lên một lần nữa, dường như anh ta đã trở lại với công việc của mình thật sung sức sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn.
Tchaikovsky rất yêu mùa hè ở nông thôn, ông viết trong một bức thư: “Vì sao thế? Vì sao một cảnh rất bình thường trong đời sống của người Nga, vì sao một cuộc dạo chơi mùa hè ở nông thôn Nga trên những cánh đồng, trong những khoảng rừng, trên thảo nguyên... thường gợi nên trong tôi những cảm xúc như thể tôi đang nằm dài trên mặt đất trong một tình trạng gần như bất lực vì làn sóng tình yêu thiên nhiên đang tràn đến”
"Mùa gặt" - Tháng tám
Mùa gặt là mùa thu hoạch lúa mì chín trên đồng. Mùa gặt trong cuộc sống của nông dân Nga là một thời gian cực kỳ quan trọng. Cả gia đình làm việc cật lực ngoài đồng từ sáng sớm đến tối mịt, và tất nhiên không thể thiếu các bài hát.
“Mùa gặt” là một bức tranh lớn về cuộc sống nông thôn. Trong bản thảo của mình nhạc sĩ có viết thêm “skerso”. Thực tế, đó là một tiểu phẩm mở dành cho piano vẽ nên một bức tranh hoàn mỹ về cuộc sống đời thường của người nông dân. Trong đó ta thấy sự nhộn nhịp, cao trào đặc trưng của một công việc tập thể rất lớn của những người nông dân.
Ở đoạn hai, bức tranh lao động được thay thế bằng bức tranh phong cảnh nông thôn trữ tình, đặc trưng cho phong cảnh miền Trung Nga, nơi đang diễn ra cảnh gặt hái. Và âm nhạc trong đoạn này khiến người ta liên tưởng đến những dòng viết của nhạc sĩ: “Tôi không thể diễn tả hết sức quyến rũ của nông thôn và phong cảnh Nga đối với bản thân mình”
"Đi săn" - Tháng chín
Đi săn là từ chỉ hoạt động kinh tế - việc săn bắt các con thú hoang, nhưng từ “đi săn” trong tiếng Nga lại có chung gốc với từ chỉ nguyện vọng, ước muốn, sự tự nguyện, lòng khát khao một cái gì đó. Săn bắn là một chi tiết cũng rất đặc trưng của cuộc sống Nga thế kỷ XIX, và là đề tài của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật lớn. Ta có thể nhắc đến những trang viết mô tả cảnh đi săn trong nhiều tác phẩm của L. Tolstoi, trong các truyện vừa và truyện ngắn của Turgenev, những bức tranh của các hoạ sĩ Nga. Đi săn ở Nga luôn là lĩnh vực của những con người khát khao, mạnh mẽ, say mê, thường một cuộc săn diễn ra hết sức ồn ào, vui vẻ, với tiếng tù và và rất nhiều chó. Đi săn trong các trang ấp của giới quý tộc thế kỷ XIX thường được tổ chức vào mùa thu, và nó không còn đơn thuần là hoạt động kinh tế, mà đã mang nặng tính giải trí, đòi hỏi những người tham gia lòng dũng cảm, sức mạnh, sự khéo léo, tính cách sôi nổi và sự nhiệt tình. 
"Bài ca mùa thu" - Tháng mười
Mùa thu ở Nga là mùa được ca ngợi và mô tả nhiều nhất trong văn học nghệ thuật. Các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ và nhạc sĩ có vô vàn các tác phẩm về đề tài này. Nó thể hiện vẻ đẹp hiếm có của phong cảnh thiên nhiên Nga được mùa thu khoác cho bộ cánh vàng lộng lẫy, xen lẫn với vô vàn các sắc màu khác. Nhưng cũng có những thời điểm thu hoàn toàn khác – mùa buồn, bởi đó là mùa chết của thiên nhiên, gắn liền với nỗi buồn về mùa hè đã qua, mà mùa hè là biểu tượng của cuộc sống. Cái chết của vạn vật vào thời điểm trước khi mùa đông tới là một trong những trang buồn nhất, bi thảm nhất trong mùa thu.

“Bài ca mùa thu” chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong tổ khúc. Bởi màu sắc bi kịch của mình, nó trở thành trung tâm, thành đoạn tổng kết tất cả mọi điều đã được kể về cuộc sống Nga và thiên nhiên Nga. Tháng mười với “Bài ca mùa thu” là bài ca về cái chết của thiên nhiên, của sự sống.Trong giai điệu tràn đầy những nốt buồn, như những tiếng thở dài. Đoạn hai xuât hiện đôi chỗ cao trào, như sự thể hiện hy vọng vào cuộc sống và cuộc vật lộn để tự bảo vệ mình. Nhưng phần ba, nhắc lại phần đầu, trở lại với những tiếng thở dài buồn bã, và kết thúc bằng sự héo tàn vô vọng, cái chết trọn vẹn.

Dòng nhạc cuối cùng của tiểu phẩm được tác giả viết “morendo” - tức là “chết lịm”, không còn một hy vọng nhỏ nhoi nào cho sự hồi sinh, cho sự xuất hiện cuộc sống mới. Toàn thể tiểu phẩm giống như một bức phác thảo trữ tình tâm lý, trong đó phong cảnh và tâm trạng con người đã hoà nhập làm một. Nhạc sĩ đã viết: “Ngày ngày tôi đi dạo rất xa, cố tìm cho mình một góc nhỏ ấm áp trong rừng và tận hưởng bầu không khí thu tràn ngập mùi lá rụng, sự yên tĩnh và cái quyến rũ của phong cảnh mùa thu với những sắc màu đặc trưng của nó”.
"Trên xe tam mã" - Tháng mười một
Xe tam mã là loại xe thường thấy ở Nga với ba con ngựa đóng chung một ách. Nó thường được trang trí bằng những cái chuông nhỏ, reo vui theo nhịp xe chạy, tiếng trong như tiếng bạc. Người Nga rất thích các cuộc dạo chơi trên xe tam mã, và đó là đề tài cho không ít các bài hát dân ca. Sự xuất hiện của tiểu phẩm “Trên xe tam mã” thường được đánh giá như niềm hy vọng vào cuộc sống, mặc dù nhìn chung âm nhạc ở đây khá buồn. Những con đường như dài vô hạn trên các khoảng rộng vô biên của nước Nga, bộ ba con ngựa trở thành một kiểu biểu tượng cho cuộc sống vẫn đang tiếp diễn. Tháng mười một ở Nga tuy theo lịch vẫn còn là mùa thu, nhưng thực tế thời tiết đã lạnh theo kiểu mùa đông rồi. “Những cơn lạnh nối tiếp nhau, dù mặt trời vẫn còn sưởi ấm đôi chút. Cây cối nằm dưới lớp tuyết màu trắng bạc, và bức tranh phong cảnh mùa đông đó đẹp đến mức khó có thể tả hết bằng lời” – chính Thaikovsky đã viết như vậy.
Tiểu phẩm bắt đầu với một giai điệu phóng khoáng, gợi nhớ những bài hát dân ca Nga mênh mang, rồi xuất hiện những tiếng vọng buồn, những suy tư buồn, nhưng tiếng chuông ngân rung ngày càng rõ ràng hơn. Tiếng chuông vui vẻ dường như tạm thời che lấp và lấn át tâm trạng buồn kia, nhưng rồi giai điệu đầu tiên đã xuất hiện trở lại - lần này là bài hát của người đánh xe, được đệm bằng những chiếc chuông. Những nốt nhạc bắt đầu từ từ tắt, rồi tan hẳn khi chiếc xe đã đi xa.

"Hội mùa đông" -Tháng chạp
Hội mùa đông là khoảng thời gian giữa hai ngày lễ Thiên chúa giáo lớn - từ Giáng sinh đến lễ Ba vua. Đó là lễ hội dân gian có các yếu tố kết hợp giữa các nghi lễ của Thiên chúa giáo và đa thần giáo sơ khai bản địa. Trong hội mùa đông những đoàn người hoá trang đi đến các nhà, múa hát vui vẻ, các cô gái có nhiều cách để bói về tương lai của mình. Mọi gia đình đều vui chơi tưng bừng. Đoàn người hóa trang trong các trang phục ngộ nghĩnh độc đáo, hát các bài dân ca có nội dung chuyên về ngày hội này, và cầm tay nhau nhảy khorovod (một điệu nhảy dân gian Nga). Chủ nhà đãi họ bằng các thức ăn ngon và tặng quà.
Tiểu phẩm cuối cùng của tổ khúc “Bốn mùa” có tiêu đề phụ do chính tay nhạc sĩ viết trong bản thảo là “Waltz”, và không phải là tình cờ ông viết tiểu phẩm này theo phong cách đó. Thời đó waltz là điệu nhảy rất phổ biến, tượng trưng cho các ngày lễ gia đình. Giai điệu chủ đạo của tiểu phẩm được viết theo phong cách âm nhạc đời thường, với từng đoạn waltz xen kẽ. Tiểu phẩm kết thúc bằng một đoạn nhạc waltz êm dịu, một ngày hội của gia đình đầm ấm xung quanh cây thông Giáng sinh. Và cả tổ khúc cũng kết thúc êm đềm như vậy.
Mắt nào em ném trao anh
Dao cau bổ dọc toang mành trời đêm
Môi nào rót mật ...say mềm
Mà giờ rơi rớt ... bên thềm lắt lay


Vũ Anh Vũ

1 nhận xét:

Cảm nhận ngàn đêm

Cảm nhận ngàn đêm MỘT Dân gian nói, hoàng hôn là lúc người dương và người âm có thể gặp nhau. Trong bộ phim nổi tiếng “Bao giờ cho đến Thá...