Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Nhạc sĩ Y Vân

Nhạc sĩ Y Vân 

"Cuối thập niên 1950, anh Y Vân là nhạc công chơi cho các nhà hàng ở Sài Gòn. Hằng đêm, mẹ ở nhà giặt quần áo ở máy nước công cộng, có lần giặt đến 2 giờ sáng thì bị cảnh sát chế độ cũ bắt vì tội phá lệnh giới nghiêm. Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đã khóc và viết ra Lòng mẹ", em trai của nhạc sĩ kể lại. 
Câu hát tha thiết: Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ... Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương...". Viết xong, anh hát cho mẹ nghe và bà đã khóc. 

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội (quê gốc ở Thanh Hóa). Thuở niên thiếu, Trần Tấn Hậu từng theo học nhạc với Giáo sư - nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đã tập tành sáng tác từ rất sớm nhưng không mấy thành công. Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế, Trần Tấn Hậu rất thương mẹ và các em. Chàng nhạc sĩ nghèo phải đi dạy đàn để nuôi gia đình. Có một người bạn thân giới thiệu anh đến dạy đàn cho một tiểu thư khuê các - nàng tên là Tường Vân. Rồi giữa họ hé nở một mối tình đằm thắm. Nhưng... tình đầu tan vỡ cũng là lẽ thường, huống chi chàng chỉ là anh "Trương Chi" si tình khốn khổ, còn nàng lại là một "Mỵ Nương" danh gia vọng tộc. Không thành duyên nhưng... thành danh, một loạt các ca khúc của tác giả Y Vân (có nghĩa là Yêu Vân) ra đời như: Đò nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng... với phong cách tha thiết, trữ tình rất được công chúng yêu thích. Không chỉ có vậy, sáng tác của Y Vân còn rất đa dạng: vui tươi, sôi động với Sài Gòn đẹp lắm, lung linh, sang trọng với Tiếng trống cao nguyên, Những bước chân âm thầm (thơ Kim Tuấn) và nhất là ca khúc Lòng mẹ êm ái đầy xúc cảm... 
Bà Minh Lâm, vợ cố nhạc sĩ Y Vân tâm sự: "Nhiều người thêu dệt Y Vân thành một con người đa tình, trăng hoa. Là vợ chồng, mấy mươi năm đầu gối tay ấp nên tôi rất hiểu nhà tôi. Anh ấy là một người đàng hoàng, có gì cũng thật thà kể với vợ (kể cả những việc sâu kín như trường hợp lấy nghệ danh Y Vân). Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con. Thời gian sau năm 1975, Y Vân tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: phối nhạc cho Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu... Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nhìn anh xoay trần viết nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên giai đoạn đó anh được "đặt hàng" dồn dập, có thể nói là "ăn nên, làm ra", nhờ đó mà gia đình chúng tôi xây lại được căn nhà tạm gọi là ngăn nắp, nhưng anh làm ra cho mẹ con chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau thì anh mất (28/11/1992). Dạo ấy, đứng trước quan tài của anh đang được quàn tại Hội Âm nhạc TP HCM, mẹ chồng tôi không hề khóc một tiếng. Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đã âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói: "Người đời thường bảo: Con "đi" trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Lòng mẹ”... 
Lòng Mẹ 
Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế,Y Vân rất thương mẹ và các em. Chàng nhạc sĩ nghèo phải đi dạy đàn để nuôi gia đình 
Y Vân là nhạc công chơi đại hồ cầm cho các nhà hàng ở Sài Gòn để kiếm tiền nuôi mẹ già và 2 em (1 gái, 1 trai) ăn học. Nhà chúng tôi ở cư xá Đô Thành, mỗi đêm khi anh đi chơi nhạc thì bà cụ ở nhà bê thau quần áo của anh ra giặt ở máy nước công cộng. Có một đêm, bà cụ giặt đến 2 giờ sáng thì... bị cảnh sát bắt về bót vì tội... phá lệnh giới nghiêm! Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đã vừa khóc vừa viết: "...Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ... Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương...". 
Viết xong, anh hát cho mẹ nghe. Lần này thì cả hai mẹ con đều khóc... Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. 
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào. 
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. 
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. 
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. 
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. 
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ, 
nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ. 
Thương con thao thức bao đêm trường, 
con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao. 
Thương con khuya sớm bao tháng ngày. 
lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn. 
Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền. 
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền. 
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm. 
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên. 
II. 
Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa. 
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe, 
lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre. 
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru. 
Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ. 
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca. 
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà. 
khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa. 
Thương con Mẹ hát câu êm đềm. 
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm. 
Bao năm nước mắt như suối nguồn. 
Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương. 
Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu. 
dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu. 
dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu. 

vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu. 
http://www.thuyngaonline.com/



1 nhận xét:

  Đọc truyện ngắn của Võ Đào Phương Trâm – Trần Danh Thùy 4 Tháng Bảy, 2023 Truyện ngắn của Võ Đào Phương Trâm, nhà văn trẻ đến từ Sài G...