Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

LÊ MINH BẰNG_Một huyền thoại

LÊ MINH BẰNG_Một huyền thoại 

Nhóm Lê Minh Bằng (1966-1975) được thành lập bởi 3 nhac sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Bắt đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng, ngoài việc cố vấn cho ông Nguyễn Tất Oanh, giám đốc hãng Đĩa hát Asia - Sóng Nhạc ở số 37 đường Phạm Ngụ Lão (Saigon), trong việc chọn bài để thu thanh và xuất bản, cũng như phụ trách phần phụ diễn ca nhạc cho chương trình Tuyển lựa ca sĩ hàng tuần ở rạp Quốc Thanh do Đài Phát thanh Saigon tổ chức, Nhóm Lê Minh Bằng còn mở lớp nhạc có tên là Lớp nhạc Lê Minh Bằng tại số 102/8, đường Hai Bà Trưng, Tân Định. 
- Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh sinh năm 1934 tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công (hiện nay là tỉnh Tiền Giang), có vợ 3 con, hiện nay định cư tại thành phố Montréal,Canada. 
Nhạc sĩ Lê Dinh 
- Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, sinh năm 1930 tại thành phố biển Nha Trang, là Đại úy cảnh sát VNCH oai phong, khép mình trong khuôn pháp. Minh Kỳ đã bỏ mình oan khổ trong trại cải tạo khuya 31-08-1975 để lại một vợ và 9 con. 
- Anh Bằng tên thật Trần An Bường. Sinh năm 1926 tại Hà Nội, sau 1954 sống tại Sài Gòn, hiện định cư tại Hoa Kỳ. 
Ngoài nghệ danh Lê Minh Bằng, nhóm còn có những tên khác: Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Vũ Chương, Dạ Cầm, Dạ Ly Vũ, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Hương, Giang Minh Sơn, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ, 
Để trả lời cho việc tại sao lại có nhiều nghệ danh như vậy, nhạc sĩ Lê Dinh: “Như đã có đôi lần chúng tôi đã xin thưa cùng quý vị là trong thời gian đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng, chúng tôi muốn thử nghiệm một loại nhạc hợp với đa số người thưởng thức, giản dị, nhạc dễ nhớ, lời dễ hiểu, dễ thuộc... nếu nó có được khán thính giả chấp nhận thì là một điều hay, còn nếu không thì cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến tên tuổi của 3 anh em chúng tôi. Nhưng chúng tôi không ngờ, thật không ngờ, những bài như "Chuyện Tình Lan và Điệp 1", "Cô Hàng Xóm" và nhiều bài khác - cũng thuộc loại bài có lời ca hợp với đa số người bình dân - lại được phần đông mến chuộng..." 
* Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Lê Dinh: 
- Làng anh làng em (nhạc phẩm đầu tay, 1956) 
- Xác pháo nhà ai 
- Chiều lên bản Thượng 
- Tình yêu trả lại trăng sao 
- Thương về xứ Thượng 
- Ngang trái 
- Bài hát của người điên 
- Nắng bên này sông 
- Thương về Gò Công 
- Sao anh không nhớ Gò Công 
- Dòng kỷ niệm 
- Chữ tình 
- Huế buồn 
- Đường chiều sơn cước (với Minh Kỳ) 
- Tiếng hát Mường Luông 
- Người em xứ Thượng 
- Cánh thiệp đầu Xuân 
- Một chuyến xe hoa 
- Mưa trên phố Huế    - … 
* Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Minh Kỳ: 
- Người em Vỹ Dạ 
- Xuân đã về 
- Tình hậu phương 
- Thương về Miền Trung 
- Thương về miền đất lạnh 
- Đà Lạt hoàng hôn 
- Phận tơ tằm 
- Nha Trang 
- Anh tiền tuyến, em hậu phương 
- Ai nói với em 
- Thiệp hồng báo tin 
- Chuyện tình Hồ Than Thở (với Anh Bằng) 
- Biệt kinh kỳ (với Hoài Linh) 
- Cánh buồm chuyển bến 
- Chuyến tàu hoàng hôn 
- Chuyện hai người 
- Thương về xứ Huế 
- Chuyện đêm mưa (với Nguyễn Hiền)    - .. 
* Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Anh Bằng: 
- Ai bảo em là giai nhân 
- Anh biết em đi chẳng trở về 
- Anh còn nợ em 
- Căn gác lưu đày 
- Căn nhà ngoại ô 
- Chuyện giàn thiên lý 
- Khúc thụy du 
- Lẻ bóng 
- Nỗi lòng người đi 
- Nếu vắng anh 
- Ngoại ô buồn 
- Người thợ săn và đàn chim nhỏ 
- Trúc đào 
- Sầu lẻ bóng 
- Tango dĩ vãng 
- Nếu hai đứa mình (với Lê Dinh)     - … 
* Những sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng: 
- Đêm nguyện cầu (nhạc phẩm đầu tiên) 
- Tình là sợi tơ 
- Bốn ngã đường quê hương 
- Nó 
- Người về sau cuộc chiến 
- Đêm ngoại ô 
- Ông già 
- Những đêm chờ sáng 
- Lần đầu cũng là lần cuối 
- Ly cafe cuối cùng 
- Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2 & 3 (Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh) 
- Chuyện ba mùa mưa 
- Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ 
- Hai mùa mưa 
- Viết từ KBC 
- Trương Chi Mỵ Nương 
- Linh hồn tượng đá (Mai Bích Dung) 
- Cho người tình nhỏ 
- Cô hàng xóm (Giang Minh Sơn) 
- Hồi tưởng (Dạ Ly Vũ) 
- Tình đời (Dạ Cầm) 
- Trở về cát bụi 
- Đêm vũ trường 
- Kiếp cầm ca     - ... 
Lê Minh Bằng, sự kết hợp của 3 miền đất nước, sự quy tụ của 3 trạng huống tính tình - nghiêm trang, ôn nhu và dễ dãi - bổ túc cho nhau, bù đắp cho nhau để tồn tại trong 9 năm dài, góp phần tô bồi cho gia tài âm nhạc VN thêm hương sắc. 

http://www.thuyngaonline.com/


1 nhận xét:

  Cảm nhận ngàn đêm MỘT Dân gian nói, hoàng hôn là lúc người dương và người âm có thể gặp nhau. Trong bộ phim nổi tiếng “Bao giờ cho đ...