Nó hiện ra từ mí rừng phía đông. Ban đầu chỉ
là một đốm đen. Ngỡ đó là con chim đầu đàn, tôi chờ đợi những con khác bay theo
sau nhưng tôi ngạc nhiên:
- Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?
- Không phải! Không phải đâu!
Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:
- Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...
Trên ngọn cây gòn, kìa một con chim to tướng đen thui, đầu có đốm trắng, cao nghệu như đứa trẻ lên mười tuổi. Mặt trời đã gác lên mí rừng dọi lên lông cánh của nó, mướt rượt.
- Năm nay nó già đi nhiều... Tội nghiệp!
Khỏi cần lượn vòng quanh, nó cũng nhìn được con rạch Ðường Sân này...
Nóng ruột tôi hỏi:
- Con chi gì mà coi dữ quá vậy ông Tư?
- Con chim già sói. Thứ này bây giờ ít lai vãng tới miệt Cạnh đền này, chớ hồi đó thì ôi thôi...
- Làm sao bắt nó xuống coi thử. Phải chi mình có súng...
Ông Tư nhìn tôi, nhăn mặt lắc đầu:
- Súng với ống mà làm gì? Ðừng nói bậy, nghe được nó bay đi luôn. Giống già sói gan dạ lắm. Cháu chưa biết sao? Hồi năm đó ông kiểm lâm Rôbe lại đây, cũng vào tháng này gập nó. Ông nổ nghe cái “rầm”, con già sói không thèm nghe, cứ đứng im. Qua phát thứ hai nó ngóng mỏ, coi bộ tức mình bực bội. Tiếng súng thứ ba nổ lên. Già sói nhè nhẹ cất cánh bay đi, buông xuống một cục phẩn, nhè cái nón của ông Rôbe mà rớt trúng. Báo hại ổng mắc cỡ, tôi phải thay mặt con già sói nọ mà xin lỗi ông... Con già sói này sống ít nhứt là năm chục năm rồi. Nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim không đành. Hồi năm chục năm về trước, hồi trăm năm về trước rạch Ðường Sân ở Chắc Băng này phồn thịnh lắm.
Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt... Ðó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.
Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạolập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt. Ta có thể chia hai loại chim: thứ làm ổ trên cây và thứ làm ổ trên mặt đất.
Làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Là ổ dưới đất thì co chim bồ nông là đáng kể.
Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn. Ở đây hoàn toàn hẻo lánh, ít cây to lớn, ít cọp hoặc rắn. Hai loại này hay tìm chim mà ăn thịt hoặc ăn trứng. Ngoài ra trên mặt đất phủ dày nhiều dây choại, dây dớn để cho chim làm ổ. Nước dưới đất U Minh lại ngọt, xa xa lấp lánh nhiều vũng bùn chi tha hồ mà bơi lội. Chim bồ nông giống hệt chim thằng bè nhưng lông nó nhuộm màu xám tro. Bắt đầu tháng Chín tháng Mười, chúng bay từ Biển Hồ hoặc từ sông Hậu về rừng U Minh để làm ổ. Chúng lấy chân đạp dây choại xuống sát mặt đất và dùng mỏ để dò xét bên dưới. Gặp nơi đất ẩm hoặc có trũng, chúng bỏ đi nơi khác vì e sau này trứng sẽ thúi. Gặp chỗ vừa ý, chúng nhổ cỏ xung quanh, dọn một vùng nước khá rộng để bầy con sau khi nở ra có chỗ bơi lội.
Tháng Mười Một, chim bồ nông đẻ ra ba trứng, lớn hơn trứng ngỗng chút ít. Sau đó, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Khi trứng nở, chúng tiếp tục ấp con dưới cánh cho ấm. Chờ khi chim con có lông ống thì chim trống lẫn chim mái bay đi tận Biển Hồ để tìm mồi nuôi con. Chừng hai ngày sau, khi trở về trong dãy (bọc da dưới mỏ) mỗi con đều đầy cá. Cứ mỗi ngày chim con được đút mồi một lần. Lúc cha mẹ đi vắng bầy chim con tha hồ đùa giỡn trong vũng nước đã dọn sẵn kế bên.
Ngày qua ngày, bầy con lớn lên nhanh chóng, hễ đói là la hét lên inh ỏi. Khi thấy cha mẹ đem mồi về, chim con đạp chân quạt cánh, bay sập sận lên không trung. Lúc chim bồ nông đút mồi cho con, chúng ta có thể nói là một trận giặc lớn. Hàng ngàn con già sói, con chim chó đồng bay lại để giựt mồi cho con mình. Vì vậy khi con cá ở Biển Hồ từ trong đãy moi ra là chim bồ nông phải tranh đấu với ba loại chim kia. Và chính loại chó đồng, già sói lại phải đánh lộn cắn nhau để giành giựt, như ăn cướp chia của...
Trứng bồ nông vừa nở, người chủ sân bắt đầu lo mướn “bạn giữ sân.” Nhiệm vụ của“bạn” là dọn một con đường tương đối trống trải từ mé rạch lên sân. Ðồng thời, họ cất trại dựng hai vòng thành lớn bằng tre chung quanh sân.
Vòng thành thứ nhứt hơi vuông, mỗi cạnh dài cỡ sáu trăm thước, cao hai thước tây.
Kế đó là vòng thành thứ nhì bên trong là tường để xử tử loài chim. Nền đất dọn sạch cỏ. Giữa hai vòng thành có cánh cửa lớn bằng tre.
Ðâu đó xong xuôi, chủ sân mướn chừng hai chục người bạn, khác, gọi là“bạn giết” . Họ ra tay khi đàn chim bồ nông con bắt đầu bay sập sận nghĩa là mọc lông cánh đầy đủ. Nếu để trể, chim con sẽ bay mất. Ðêm ấy trời tối, vào khoảng canh ba. Sau khi được cha mẹ đút mồi, đàn chim bồ nông con vui chơi hả hê, bơi lội tung tăng dưới ao rồi trở về ngủ trên ổ. Mẹ cha của chúng đã đi vắng tận Biển Hồ, tìm mồi cho ngày mai.
Bỗng đâu từ bốn phía có tiếng la ó, gầm thét của loài người. Mở mắt ra, bầy chim con phải choá mắt vì những đốm lửa đỏ rực. Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại. Ðàn chim con chạy tứ tung, tìm một lối thoát tuyệt vọng. Chúng bắt đầu chạy dồn vào một xó để lần lượt gom vào vòng thành thứ hai như cá vào rọ.
Cạnh cửa tre hạ xuống, hàng chục người đứng bao vây phía ngoài pháp trường nọ, miệng la inh ỏi, tay quơ đuốc lửa.
Dầu muốn xé rào chui ra, lũ chim nọ cũng không dám. Khi ấy, hai chục người“bạn giết” bước vào phía trường để thi hành nhiệm vụ đao phủ với hai bàn tay không. Quần áo của họ nai nịt gọn gàng. Ngang lưng thắt sợi dây nịt lớn làm bằng yếm dừa để đề phòng loại mòng chim chun vào người. Loại mòng này hay đeo theo cánh chim bồ nông để hút máu như chí, như rận.
Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xông hữ đột như Triệu Tử Long, Ðương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay lắm mới giết kịp. Ðể chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này. Chúng sẵn sàng đáp xuống chiến đấu một mất một còn với loài người để giải thoát cho đàn con.
Trời sáng. Thống thiết dường bao, tiếng kêu la của đàn chim lớn khi trở về không gặp con nghe vang dội cả góc rừng! Vài con may mắn hơn, tìm lại được bầy con nhờ chạy lạc nên thoát chết đêm vừa qua. Chúng tiếp tục đút mồi. Nhưng vài đêm sau, chủ sân mở cuộc tảo thanh lần thứ hai để tóm trọn gói.
Riêng về bầy chim mất con thì cứ bay tới bay lui trên sân, kêu la ba bốn ngày liên tiếp rồi trở về Biển Hồ với niềm oán hận, thề không bao giờ trở lại đất Kiên Giang này nữa.
Xong xuôi công việc, mấy người“bạn giết” về nhà uống rượu nghỉ ngơi. Giờ đấy đến lúc người“bạn nhổ” làm việc. Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con là bó lại, giao phó nắm lông cho chủ sân. Chủ sân ngồi kế bên, trao cho họ cây thẻ để sau này làm bằng chứng tính tiền công... Xen vào đó, còn mấy người cán hôi. Mấy người nầy tình nguyện nhổ lông không ăn tiền. Họ xin lại xác chim bồ nông, đem về lóc mỡ ra, nấu dầu để thắp đèn.
Không cần nói rõ, ai cũng có thể hình dung được bãi chiến trường, hôm sau xác chim bồ nông vun lên cao ngất, như đống lúa ba bốn trăm giạ.
Ðó là cách giết loại chim bồ nông ổ trên mặt đất. Ðối với loại thằng bè, già sói, chó đồng làm ổ trên cây thì phải tốn công hơn. Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất.
Lông chim bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến. Họ mua về để kết quạt. Giá thị trường như sau:
- Lông bồ nông một bó một quan.
- Lông thằng bè, già sói thì hai quan mỗi bó.
Mỡ chim thì đem về nấu dầu như trên kia đã nói. Thịt chim đem xào sả nghệ, nước cốt dừa ăn cũng ngon ngon. Nhưng ai mà ăn cho hết? Có thể muối phơi khô. Thời bấy giờ, không ai cần làm chuyện đó. Họ thảy bỏ xác chim dưới sông cho diều, cho quạ...
Ðất hoang, rừng rậm lần lần được khai thác ở vùng Kiên Giang. Vì động đất động rừng, chim bay đi, bỏ sân cũ.
Chúng bị tiêu diệt lần lần. Số chim còn lại bay về đâu? Ngày nay cùng Rạch Giá, Cà Mau còn vài sân chim. Nhưng toàn là cò, diệc, cồng cộc, loại chim nhỏ.
Vài con Nghichim còn nhớ sân cũ, hàng năm cứ tới tháng Chạp là bay về. Như con chim già sói này trở về rạch Ðường Sân.
Và ông Tư – Ngưòi giúp chúng tôi những tài liệu trên đây - hồi còn trai tráng chính là người“bạn giữ sân” và người“bạn giết” – hai danh từ xa xăm mà không ai nhắc tới nữa. Con chim già sói đứng cao nghệu trên cây gòn, day mỏ qua phía nhà ông Tư.
Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét mặt như hỏi han sức khoẻ của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy chung đạo bằng hữu.
Ông nói:
- Mấy chục năm rồi, năm nào tháng Tết nó cũng về đây vài ngày. Năm nay nó già nhiều rồi. Ðầu sói hơn mọi năm, cháu thấy không?
Như lời ông Tư, tôi thấy rõ ràng một đốm trắng ở giữa đầu con chim nọ. Là kẻ sanh sau đẻ muộn tôi nào gặp con chim này hồi mấy mươi năm về trước để so sánh cho biết nó già nhiều hay già ít? Mặt trời gần lặn rồi, nền trời đỏ khé. Con già sói đứng sững đó, im lìm như đúc bằng đồng đen, phía sau có hào quang.
Nó nhìn ông Tư, râu tóc bạc phếu.
Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn dông tố. Ðây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau. Cầu cho ông Tư với con chim già sói được sống lâu hơn trăm tuổi! Xin tạ ơn đấng tạo hóa đã dành cho đất nước này bao nhiêu đặc ân như những sân chim đây là một. Hiên ngang thay! Ðẹp đẽ thay! Hỡi người Việt đầu tiên đến vùng Kiên Giang hưởng ơn Trời lộc Nước mà khai phá miền Nam...
- Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?
- Không phải! Không phải đâu!
Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:
- Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...
Trên ngọn cây gòn, kìa một con chim to tướng đen thui, đầu có đốm trắng, cao nghệu như đứa trẻ lên mười tuổi. Mặt trời đã gác lên mí rừng dọi lên lông cánh của nó, mướt rượt.
- Năm nay nó già đi nhiều... Tội nghiệp!
Khỏi cần lượn vòng quanh, nó cũng nhìn được con rạch Ðường Sân này...
Nóng ruột tôi hỏi:
- Con chi gì mà coi dữ quá vậy ông Tư?
- Con chim già sói. Thứ này bây giờ ít lai vãng tới miệt Cạnh đền này, chớ hồi đó thì ôi thôi...
- Làm sao bắt nó xuống coi thử. Phải chi mình có súng...
Ông Tư nhìn tôi, nhăn mặt lắc đầu:
- Súng với ống mà làm gì? Ðừng nói bậy, nghe được nó bay đi luôn. Giống già sói gan dạ lắm. Cháu chưa biết sao? Hồi năm đó ông kiểm lâm Rôbe lại đây, cũng vào tháng này gập nó. Ông nổ nghe cái “rầm”, con già sói không thèm nghe, cứ đứng im. Qua phát thứ hai nó ngóng mỏ, coi bộ tức mình bực bội. Tiếng súng thứ ba nổ lên. Già sói nhè nhẹ cất cánh bay đi, buông xuống một cục phẩn, nhè cái nón của ông Rôbe mà rớt trúng. Báo hại ổng mắc cỡ, tôi phải thay mặt con già sói nọ mà xin lỗi ông... Con già sói này sống ít nhứt là năm chục năm rồi. Nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim không đành. Hồi năm chục năm về trước, hồi trăm năm về trước rạch Ðường Sân ở Chắc Băng này phồn thịnh lắm.
Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt... Ðó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.
Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạolập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt. Ta có thể chia hai loại chim: thứ làm ổ trên cây và thứ làm ổ trên mặt đất.
Làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Là ổ dưới đất thì co chim bồ nông là đáng kể.
Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn. Ở đây hoàn toàn hẻo lánh, ít cây to lớn, ít cọp hoặc rắn. Hai loại này hay tìm chim mà ăn thịt hoặc ăn trứng. Ngoài ra trên mặt đất phủ dày nhiều dây choại, dây dớn để cho chim làm ổ. Nước dưới đất U Minh lại ngọt, xa xa lấp lánh nhiều vũng bùn chi tha hồ mà bơi lội. Chim bồ nông giống hệt chim thằng bè nhưng lông nó nhuộm màu xám tro. Bắt đầu tháng Chín tháng Mười, chúng bay từ Biển Hồ hoặc từ sông Hậu về rừng U Minh để làm ổ. Chúng lấy chân đạp dây choại xuống sát mặt đất và dùng mỏ để dò xét bên dưới. Gặp nơi đất ẩm hoặc có trũng, chúng bỏ đi nơi khác vì e sau này trứng sẽ thúi. Gặp chỗ vừa ý, chúng nhổ cỏ xung quanh, dọn một vùng nước khá rộng để bầy con sau khi nở ra có chỗ bơi lội.
Tháng Mười Một, chim bồ nông đẻ ra ba trứng, lớn hơn trứng ngỗng chút ít. Sau đó, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Khi trứng nở, chúng tiếp tục ấp con dưới cánh cho ấm. Chờ khi chim con có lông ống thì chim trống lẫn chim mái bay đi tận Biển Hồ để tìm mồi nuôi con. Chừng hai ngày sau, khi trở về trong dãy (bọc da dưới mỏ) mỗi con đều đầy cá. Cứ mỗi ngày chim con được đút mồi một lần. Lúc cha mẹ đi vắng bầy chim con tha hồ đùa giỡn trong vũng nước đã dọn sẵn kế bên.
Ngày qua ngày, bầy con lớn lên nhanh chóng, hễ đói là la hét lên inh ỏi. Khi thấy cha mẹ đem mồi về, chim con đạp chân quạt cánh, bay sập sận lên không trung. Lúc chim bồ nông đút mồi cho con, chúng ta có thể nói là một trận giặc lớn. Hàng ngàn con già sói, con chim chó đồng bay lại để giựt mồi cho con mình. Vì vậy khi con cá ở Biển Hồ từ trong đãy moi ra là chim bồ nông phải tranh đấu với ba loại chim kia. Và chính loại chó đồng, già sói lại phải đánh lộn cắn nhau để giành giựt, như ăn cướp chia của...
Trứng bồ nông vừa nở, người chủ sân bắt đầu lo mướn “bạn giữ sân.” Nhiệm vụ của“bạn” là dọn một con đường tương đối trống trải từ mé rạch lên sân. Ðồng thời, họ cất trại dựng hai vòng thành lớn bằng tre chung quanh sân.
Vòng thành thứ nhứt hơi vuông, mỗi cạnh dài cỡ sáu trăm thước, cao hai thước tây.
Kế đó là vòng thành thứ nhì bên trong là tường để xử tử loài chim. Nền đất dọn sạch cỏ. Giữa hai vòng thành có cánh cửa lớn bằng tre.
Ðâu đó xong xuôi, chủ sân mướn chừng hai chục người bạn, khác, gọi là“bạn giết” . Họ ra tay khi đàn chim bồ nông con bắt đầu bay sập sận nghĩa là mọc lông cánh đầy đủ. Nếu để trể, chim con sẽ bay mất. Ðêm ấy trời tối, vào khoảng canh ba. Sau khi được cha mẹ đút mồi, đàn chim bồ nông con vui chơi hả hê, bơi lội tung tăng dưới ao rồi trở về ngủ trên ổ. Mẹ cha của chúng đã đi vắng tận Biển Hồ, tìm mồi cho ngày mai.
Bỗng đâu từ bốn phía có tiếng la ó, gầm thét của loài người. Mở mắt ra, bầy chim con phải choá mắt vì những đốm lửa đỏ rực. Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại. Ðàn chim con chạy tứ tung, tìm một lối thoát tuyệt vọng. Chúng bắt đầu chạy dồn vào một xó để lần lượt gom vào vòng thành thứ hai như cá vào rọ.
Cạnh cửa tre hạ xuống, hàng chục người đứng bao vây phía ngoài pháp trường nọ, miệng la inh ỏi, tay quơ đuốc lửa.
Dầu muốn xé rào chui ra, lũ chim nọ cũng không dám. Khi ấy, hai chục người“bạn giết” bước vào phía trường để thi hành nhiệm vụ đao phủ với hai bàn tay không. Quần áo của họ nai nịt gọn gàng. Ngang lưng thắt sợi dây nịt lớn làm bằng yếm dừa để đề phòng loại mòng chim chun vào người. Loại mòng này hay đeo theo cánh chim bồ nông để hút máu như chí, như rận.
Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xông hữ đột như Triệu Tử Long, Ðương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay lắm mới giết kịp. Ðể chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này. Chúng sẵn sàng đáp xuống chiến đấu một mất một còn với loài người để giải thoát cho đàn con.
Trời sáng. Thống thiết dường bao, tiếng kêu la của đàn chim lớn khi trở về không gặp con nghe vang dội cả góc rừng! Vài con may mắn hơn, tìm lại được bầy con nhờ chạy lạc nên thoát chết đêm vừa qua. Chúng tiếp tục đút mồi. Nhưng vài đêm sau, chủ sân mở cuộc tảo thanh lần thứ hai để tóm trọn gói.
Riêng về bầy chim mất con thì cứ bay tới bay lui trên sân, kêu la ba bốn ngày liên tiếp rồi trở về Biển Hồ với niềm oán hận, thề không bao giờ trở lại đất Kiên Giang này nữa.
Xong xuôi công việc, mấy người“bạn giết” về nhà uống rượu nghỉ ngơi. Giờ đấy đến lúc người“bạn nhổ” làm việc. Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con là bó lại, giao phó nắm lông cho chủ sân. Chủ sân ngồi kế bên, trao cho họ cây thẻ để sau này làm bằng chứng tính tiền công... Xen vào đó, còn mấy người cán hôi. Mấy người nầy tình nguyện nhổ lông không ăn tiền. Họ xin lại xác chim bồ nông, đem về lóc mỡ ra, nấu dầu để thắp đèn.
Không cần nói rõ, ai cũng có thể hình dung được bãi chiến trường, hôm sau xác chim bồ nông vun lên cao ngất, như đống lúa ba bốn trăm giạ.
Ðó là cách giết loại chim bồ nông ổ trên mặt đất. Ðối với loại thằng bè, già sói, chó đồng làm ổ trên cây thì phải tốn công hơn. Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất.
Lông chim bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến. Họ mua về để kết quạt. Giá thị trường như sau:
- Lông bồ nông một bó một quan.
- Lông thằng bè, già sói thì hai quan mỗi bó.
Mỡ chim thì đem về nấu dầu như trên kia đã nói. Thịt chim đem xào sả nghệ, nước cốt dừa ăn cũng ngon ngon. Nhưng ai mà ăn cho hết? Có thể muối phơi khô. Thời bấy giờ, không ai cần làm chuyện đó. Họ thảy bỏ xác chim dưới sông cho diều, cho quạ...
Ðất hoang, rừng rậm lần lần được khai thác ở vùng Kiên Giang. Vì động đất động rừng, chim bay đi, bỏ sân cũ.
Chúng bị tiêu diệt lần lần. Số chim còn lại bay về đâu? Ngày nay cùng Rạch Giá, Cà Mau còn vài sân chim. Nhưng toàn là cò, diệc, cồng cộc, loại chim nhỏ.
Vài con Nghichim còn nhớ sân cũ, hàng năm cứ tới tháng Chạp là bay về. Như con chim già sói này trở về rạch Ðường Sân.
Và ông Tư – Ngưòi giúp chúng tôi những tài liệu trên đây - hồi còn trai tráng chính là người“bạn giữ sân” và người“bạn giết” – hai danh từ xa xăm mà không ai nhắc tới nữa. Con chim già sói đứng cao nghệu trên cây gòn, day mỏ qua phía nhà ông Tư.
Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét mặt như hỏi han sức khoẻ của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy chung đạo bằng hữu.
Ông nói:
- Mấy chục năm rồi, năm nào tháng Tết nó cũng về đây vài ngày. Năm nay nó già nhiều rồi. Ðầu sói hơn mọi năm, cháu thấy không?
Như lời ông Tư, tôi thấy rõ ràng một đốm trắng ở giữa đầu con chim nọ. Là kẻ sanh sau đẻ muộn tôi nào gặp con chim này hồi mấy mươi năm về trước để so sánh cho biết nó già nhiều hay già ít? Mặt trời gần lặn rồi, nền trời đỏ khé. Con già sói đứng sững đó, im lìm như đúc bằng đồng đen, phía sau có hào quang.
Nó nhìn ông Tư, râu tóc bạc phếu.
Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn dông tố. Ðây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau. Cầu cho ông Tư với con chim già sói được sống lâu hơn trăm tuổi! Xin tạ ơn đấng tạo hóa đã dành cho đất nước này bao nhiêu đặc ân như những sân chim đây là một. Hiên ngang thay! Ðẹp đẽ thay! Hỡi người Việt đầu tiên đến vùng Kiên Giang hưởng ơn Trời lộc Nước mà khai phá miền Nam...
Sơn Nam
Chim hót vườn xưa
Tôi mơ ước một lần nghe trở lại,
Tiếng chim non ríu rít buổi
bình minh...
Ký ức xưa, chim hót biết bao
tình!?
Là tất cả ước mơ thời thơ dại!!
Thời gian qua, qua đi và đi mãi....
Thời gian qua, qua đi và đi mãi....
Tôi trở về thăm lại mảnh vườn xưa,
Nghe đâu đây dư âm tiếng hót trưa?!
Chợt cảm thấy cõi lòng sao thanh thản!! .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét