Quán cà phê dành cho người
Nằm trên con đường Ba Tháng
Hai tấp nập, Cung Đàn Xưa đã và đang cất giữ biết bao ký ức về phố núi, đặc biệt
là đối với những ai yêu thích dòng nhạc xưa.
Những chiếc ghế sofa và bàn ghỗ theo phong cách xưa
nhưng đem lại cảm giác gần
gũi cho thực khách. Ảnh: Phong Vinh
Bất kỳ ai từng đến Đà Lạt đều
không khỏi mủi lòng trước vẻ đẹp lãng mạn và không khí an yên có mặt ở khắp mọi
ngóc ngách của thành phố. Những con đường dốc khúc khuỷu, những cánh rừng thông
bí ẩn hay đơn giản là mùi thơm của kẹo ngọt thoang thoảng cũng đủ làm du khách
thêm yêu Đà Lạt.
Tìm về phố, bạn sẽ bắt gặp rất
nhiều địa điểm thú vị để khám phá. Nhưng có lẽ, quán cà phê Cung Đàn Xưa là một
trong những nơi sẽ cho bạn thật nhiều cảm xúc. Không gian gần gũi, ấm cúng
nhưng giản đơn cùng những ca khúc bất hủ chắc chắn sẽ đem lại những ấn tượng
khó quên.
Quán nằm trong một căn nhà
có hình chóp, với thiết kế đơn giản nhưng bắt mắt. Bước vào bên trong, khách sẽ
cảm nhận sự thân thiện với cách bố trí của những chiếc bàn ghế nệm. Điều đặc biệt
thu hút nhiều người chính bởi những buổi nhạc được biểu diễn hàng đêm ở quán, với
những ca khúc tiền chiến bất hủ.
Chính vì chỉ phục vụ dòng nhạc
xưa, nên khách chủ yếu là những người có tuổi. Đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp những
bạn trẻ. Họ đến để tìm chút hương vị của cuộc sống từ những giai điệu gần gũi,
những ca từ mang đậm triết lý nhân sinh, về sự sống và cái chết hay về tình
yêu.
Sân khấu của quán được đầu
tư thiết kế kỹ lưỡng
để mang lại cho thực khách một đêm nhạc thực sự
hoàn hảo từ
sân khấu, ánh sáng
đến chất lượng âm thanh. Ảnh: Phong Vinh
Nếu bạn là khách quen của
quán, sẽ bắt gặp một người phụ nữ luôn ôm cây đàn ghita dạo những khúc dạo đầu,
sau đó thể hiện những ca khúc trữ tình sâu lắng. Đó là cô Hồng, chủ nhân hiện tại
của quán. Chỉ cần nhìn cô trên chiếc ghế cao, ân cần với cây đàn, trìu mến với
khán giả và dạt dào cảm xúc theo từng âm trầm bổng, bạn có thể thấy cô yêu âm
nhạc đến nhường nào.
Nhiều vị khách nhiệt tình
đăng ký tiết mục góp vui trong đêm nhạc. Họ hát những bản tình ca và thể hiện
tình yêu dành cho âm nhạc.
Đến từ nhiều nơi với nhiều độ
tuổi và khác biệt, nhưng
tất cả những người ngồi ở quán đều có chung
một thứ
tình yêu dành cho âm nhạc. Ảnh: Phong Vinh
Hiện tại, quán chỉ phục vụ
vào buổi tối. Thực đơn chỉ đơn giản là các thức uống nhẹ như: cà phê, các loại
trà, nước ép… nhưng được nhân viên pha chế tỉ mỉ mang lại sự hài lòng cho thực
khách. Giá trung bình cho một món nước ở quán dao động từ 100.000 đồng (gồm phụ
thu cho đêm nhạc).
Nguồn Xaluan.com
Quán cà phê hoài niệm ở Đà Lạt
Cổ café không nằm ở trung tâm thành phố, cũng
không có mặt tiền cuốn hút trên đường nhưng người Đà Lạt và cả du khách vẫn rỉ
tai nhau và quen thuộc với nó.
Nằm trên một con đường ở ngoại ô, nương vào một
hẻm dốc, Cổ café bình dị mà cuốn hút, như một ngôi nhà nhỏ với mái dốc và những
vật liệu thô mộc.
Con hẻm dốc tới mức lối vào của quán là nằm ở
tầng lầu, còn dưới dốc nữa mới là tầng trệt. Cấu trúc quán dựa trên địa hình tạo
nên một cảm giác khá thú vị cho khách ngồi nơi đây.
Bên trong, chất liệu chủ đạo của quán là gỗ với
khung mái và trần gỗ, tường ốp gỗ và bàn ghế nội thất đều bằng gỗ.
Cấu trúc mặt bằng, vật liệu và cách thức
trang trí khéo léo tạo nên một sự hoà hợp khiến không gian của quán bắt mắt và
gần gũi. Bên những góc ngồi đều có những ô cửa sổ tràn ngập ánh sáng trời.
Quán giống như cửa hàng trưng bày với những
món đồ được trang trí vừa đủ để gợi nên một âm hưởng hoài cổ, một sự cũ kỹ thi
vị. Cũng như nhiều quán cà phê khác, “Cổ” không đông đúc ồn ào, lúc nào cũng nhẹ
nhàng tĩnh lặng và lãng đãng theo cách rất riêng.
Từ ô cửa sổ có thể nhìn thấy triền dốc thấy
nhà cửa lô xô ở gần, đồi núi mờ mờ phía xa, nhìn được cả tháp chuông ở công
trình Trường Cao đẳng Sư phạm nổi tiếng. Đi xuống tầng trệt qua một cầu thang
nhỏ, một không gian nhỏ khác hiện ra với ô cửa nhìn ra mảnh vườn tràn ngập màu
xanh.
Ở quán có những chiếc xe máy vốn thô kệch và
cồng kềnh được lồng ghép trong không gian nhỏ bé lại rất hoà hợp.
Quán được chia ra thành những góc nhỏ tạo nên
sự riêng tư với những thứ đồ trang trí ngăn cách ước lệ.
Ngồi ở “Cổ” người ta càng cảm nhận ở Đà Lạt
dường như trôi chậm hơn. Đôi khi không gian trầm mặc của quán như ẩn giấu một nỗi
buồn.
Khách ngồi lặng yên, tư lự chưa hẳn là để thưởng
thức cà phê, mà như gửi gắm nỗi niềm nào đó. Để rồi khi ra về hay rời Đà Lạt
vương vấn một chút gì đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét