Hơn 50 năm mang trên mình vết thương hiểm nghèo, ông Bùi Văn Kệch chưa được hưởng
chế độ thương tật, chưa được hưởng cả chế độ quân nhân phục viên. Chỉ có một
quyền lợi duy nhất, ngay sau khi trở về làng, nhờ hội Cựu chiến binh xã Phú
Xuân giúp tích cực, ông được công nhận là hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Bà con họ Bùi, thôn Đại Lai
rất đỗi mừng vui được đón một người con của dòng họ ra đi từ hơn nửa thế kỷ,
nay đường đột trở về. Đó là ông Bùi Văn Kệch 77 tuổi. Nhìn ông đôi mắt mờ bạc,
tâm tưởng lơ mơ, giọng lắp bắp, thân hình lọm khọm với một vết sẹo sâu hoắm
trên đỉnh đầu, mọi người cũng phần nào hiểu được vì sao mãi tận cuối đời ông Kệch
mới lần tìm được được về quê mẹ!
Ông sinh ra ở làng Đại Lai,
xã Phú Xuân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Cái làng quê ngày xưa ông ra đi
nghèo lắm, đồng trắng nước trong, lối ngõ lầy lội, nhà cửa điêu tàn. Nay về
cánh đồng xưa đầy ắp màu xanh, đường làng trải nhựa thẳng băng, phẳng lì, bóng
loáng. Nhà xây mái ngói, mái bằng san sát, cao ngất bên đường, khiến ông không
nhận ra dấu vết làng xưa. Tên tuổi ông dân làng chẳng mấy ai còn nhớ. Và có ai
đó nhắc tới thì cũng cho rằng ông đã về thế giới bên kia từ lâu lắm rồi. Người
ta thấy bát hương thờ có tên Bùi Văn Kệch ở góc chùa làng, cũng đã lâu lắm rồi.
Ngồi bên ông hôm nay, mấy
người cùng thời hồi ấy nhớ lại cái ngày đêm làng vây quanh vòng trong, vòng
ngoài tiễn đưa anh thanh niên Bùi Văn Kệch đẹp trai, trắng trẻo vào bộ đội lên
đường đi Nam tiến, nay trở về đã thành một ông già. Bố mẹ ông đã khuất, anh em
ruột thịt chỉ còn lại vài người. Dân làng ngày ấy cũng vắng bóng. Ông Nguyễn
Văn Ngật, người bạn thân cùng xóm, cùng tuổi đặt tay lên vai ông, cảm kích nói
với mọi người.
- Tôi với ông Kệch đây trước ngày chơi thân với nhau. Tối tối ông thường đến nhà ngủ chung với tôi. Cuối năm 1945 ông tình nguyện vào bộ đội Việt Minh rồi lên đường đi Nam tiến.
- Tôi với ông Kệch đây trước ngày chơi thân với nhau. Tối tối ông thường đến nhà ngủ chung với tôi. Cuối năm 1945 ông tình nguyện vào bộ đội Việt Minh rồi lên đường đi Nam tiến.
Ông Ngật nói tiếp:
- Hôm tiễn ông ra đi, cũng tại căn nhà này, dân làng, bè bạn đến rất đông. Thấy tôi ứa nước mắt, ông nắm chặt tay tôi và bảo: “Mình đi dăm ba năm rồi về, nếu cậu chưa lấy vợ, mình lại đến ngủ chung với cậu mà!” Ai ngờ ông đi một mạch, 53 năm sau mới về làng.
- Hôm tiễn ông ra đi, cũng tại căn nhà này, dân làng, bè bạn đến rất đông. Thấy tôi ứa nước mắt, ông nắm chặt tay tôi và bảo: “Mình đi dăm ba năm rồi về, nếu cậu chưa lấy vợ, mình lại đến ngủ chung với cậu mà!” Ai ngờ ông đi một mạch, 53 năm sau mới về làng.
Bà Nguyễn Thị Để, em dâu
ông, hồi tưởng lại lần cuối cùng hai anh em gặp nhau, bà nói:
- Bấy giờ vào khoảng cuối tháng 11 năm 1945. Tôi và ông Bản đây đang kéo xe qua ngã tư thị xã Thái Bình thì có người gọi. Chúng tôi dừng lại, thấy hai chiếc xe ôtô chở đầy bộ đội đậu ở bên đường, mấy anh bộ đội vẫy tay, chúng tôi đi tới. Anh Kệch nhìn thấy người làng, anh nhảy từ trên xe xuống ôm chặt lấy ông Bản và nói: Cậu ở lại nhé. Xe chở bọn mình đi Nam Tiến đó. Rồi ông quay ra, dặn tôi: Em ở nhà trông thày bu giúp anh nhé. Khi thày bu già yếu, anh sẽ về. Nhất định anh sẽ về mà.
- Bấy giờ vào khoảng cuối tháng 11 năm 1945. Tôi và ông Bản đây đang kéo xe qua ngã tư thị xã Thái Bình thì có người gọi. Chúng tôi dừng lại, thấy hai chiếc xe ôtô chở đầy bộ đội đậu ở bên đường, mấy anh bộ đội vẫy tay, chúng tôi đi tới. Anh Kệch nhìn thấy người làng, anh nhảy từ trên xe xuống ôm chặt lấy ông Bản và nói: Cậu ở lại nhé. Xe chở bọn mình đi Nam Tiến đó. Rồi ông quay ra, dặn tôi: Em ở nhà trông thày bu giúp anh nhé. Khi thày bu già yếu, anh sẽ về. Nhất định anh sẽ về mà.
Bà Để quay về phía ông Kệch,
lau nước mắt, giọng bà nghẹn lại: “Anh ơi! Vậy mà khi thày bu già yếu, anh lại
không về. Lúc sắp nhắm mắt, bu bắt em đi tìm anh, chúng em không biết anh ở đâu
mà tìm. Sao anh không về anh ơi...”
Bà oà khóc. Ông Bùi Văn Kệch
vẫn im lặng ngơ ngơ nhìn mọi người. Từ đôi mắt mờ bạc của ông bỗng ứa ra hai giọt
nước.
Bức thư của Hội Cựu chiến
binh xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định do anh Bốn Bông ký tên gửi ra
là đầu mối để gia đình tìm đến địa chỉ nơi ông Kệch nương tựa trong quãng đời
tuyệt vọng nơi đất khách quê người. Lần theo địa chỉ trong thư, người em trai
và người cháu ruột của ông là Bùi Văn Tuyết và Bùi Văn Thành đã tức tốc lên đường
vào xã Cát Tường, Bình Định đón ông Kệch.
Cảnh hai bên đường về quê
hương Phù Cát, những rặng dừa xanh toả bóng, trĩu quả, những khu miệt vườn hoa
trái xum xuê. Cả đời gắn quyện với quê lúa Thái Bình, lần đầu đặt chân lên đất
Bình Định, ông Tuyết không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc mà thiên nhiên ban tặng
cho mảnh đất miền Nam. Mảnh đất vừa hồi sinh qua một cuộc chiến tranh tàn khốc.
Những ngôi nhà xúm xít, những cánh đồng xanh ngát, những con đường mới mở, những
nhà máy, công trường tấp nập. Tất cả đều bắt đầu xây dựng sau ngày đất nước sạch
bóng quân thù. Vào đây, được gặp những tấm lòng nhân ái, cao thượng của người
dân Cát Tường làm ông Tuyết cảm kích mãi không nguôi.
Đêm ấy tại gia đình anh Sáu
Út, người nuôi dưỡng cưu mang Bùi Văn Kệch trong những năm cuối đời, dân làng
An Xuân, Cát Tường đến rất đông, vì họ biết tin ông Kệch có người nhà ngoài Bắc
vào đón. Trong căn nhà đơn sơ, chật hẹp, mà lòng người rộng mở mênh mông. Quanh
ấm trà ấm áp, mọi người ôn lại những ngày đầu đón ông Kệch về đây. Những ông bà
tuổi sáu, bảy mươi được chứng kiến buổi tiếp nhận ông Kệch về làng đã kể lại tỉ
mỉ những biến cố trong cuộc đời phiêu bạt của ông. Qua họ, qua các anh Sáu Út
và Bốn Bông trưởng thôn, người em và người cháu ruột của ông Kệch vào đón, mới
rõ ngọn nguồn vì sao ông không tìm được về gia đình, vì sao ông lại “neo buộc”
cuộc đời mãi mãi ở cái mảnh đất miền Nam nhân nghĩa này. Vì sao lúc lên đường
ông Kệch hứa với mẹ: “Con đi đánh giặc vài ba năm là con về” thế mà mãi tận 53
năm sau ông mới về quê mẹ thì mẹ lại không còn.
Vào khoảng cuối tháng 12 năm
1949, dân làng kể: Sau trận chiến đấu diễn ra quyết liệt giữa bộ đội Việt Minh
và quân địch tại làng An Xuân, xã Cát Tường, huyện Phù Cát. Trong lúc mọi người
đang xao xác, hốt hoảng, vừa thoát khỏi cảnh tượng quân địch càn quét vào làng,
tàn sát dã man người dân lương thiện, bỗng có hai anh bộ đội, cáng một chiến sỹ
đầu quấn băng trắng, máu loang đỏ, bất tỉnh đến bên mọi người. Một anh bộ đội từ
tốn nói:
- Thưa dân làng, thưa bà con, chúng tôi là chiến sỹ tiểu đoàn 1, trung đoàn... trong trận chiến đấu đêm qua, một số anh em hy sinh. Chiến sỹ Bùi Văn Kệch bị thương rất nặng. Vì đơn vị còn phải tiếp tục chiến đấu truy quét quân giặc, nên chúng tôi xin gửi lại, nhờ bà con dân làng chăm sóc, chữa trị giúp. Sau chiến dịch này đơn vị chúng tôi sẽ quay lại đón anh Kệch.
- Thưa dân làng, thưa bà con, chúng tôi là chiến sỹ tiểu đoàn 1, trung đoàn... trong trận chiến đấu đêm qua, một số anh em hy sinh. Chiến sỹ Bùi Văn Kệch bị thương rất nặng. Vì đơn vị còn phải tiếp tục chiến đấu truy quét quân giặc, nên chúng tôi xin gửi lại, nhờ bà con dân làng chăm sóc, chữa trị giúp. Sau chiến dịch này đơn vị chúng tôi sẽ quay lại đón anh Kệch.
Một già làng đỡ anh chiến sỹ
và bảo:
- Các chú đã vì nhân dân mà phải đổ máu, cớ gì chúng tôi không giúp. Các chú cứ yên tâm đi làm nhiệm vụ. Chú chiến sĩ bị thương này, dân làng chúng tôi sẽ có trách nhiệm. Chúng tôi sẽ chữa trị vết thương và chăm sóc chú ấy.
- Các chú đã vì nhân dân mà phải đổ máu, cớ gì chúng tôi không giúp. Các chú cứ yên tâm đi làm nhiệm vụ. Chú chiến sĩ bị thương này, dân làng chúng tôi sẽ có trách nhiệm. Chúng tôi sẽ chữa trị vết thương và chăm sóc chú ấy.
Mọi người xúm lại khiêng anh
chiến sỹ Bùi Văn Kệch vào trong nhà. Từ đó anh được sống trong vòng tay yêu
thương đùm bọc của bà con cô bác làng An Xuân. Dân làng ở đây nghèo đói, thiếu
thốn, nhưng tình người thì không thiếu. Họ góp gạo, góp tiền, người mua thuốc
chữa trị vết thương, chữa bệnh. Mọi người thay nhau nuôi dưỡng, trông nom, tắm
giặt cho Kệch. Được thuốc men và chăm sóc chu đáo, vết thương của anh chiến sỹ
dần dần lành lại. Sức khoẻ cũng dần dần được phục hồi. Nhưng ác thay, mảnh đạn
sâu hoắm trên đỉnh đầu đã để lại di chứng rất nặng nề. Đã cướp mất âm thanh giọng
nói và trí nhớ của anh. Kệch trở thành người vô thức, vô lời. Anh ngẫn ngờ và
quên hết mọi thứ. Bố mẹ, anh em ruột thịt và cả vợ con, làng xóm, anh chẳng còn
nhớ gì. Trước mặt anh chỉ còn một thế giới hiện tại với những con người giàu
lòng nhân ái của làng An Xuân, mà chính anh cũng chẳng biết họ là ai, ở đâu.
Quá khứ đã bị xoá sạch trong sự im lặng và quên lãng. Vì thế ngày ngày sống bên
anh, dân làng chỉ nhớ anh ở miền Bắc. Quê anh ở làng xã nào? Bố mẹ là ai, còn
hay mất. Vợ con anh ra sao. Anh em ruột thịt ở đâu? Không một ai biết được lịch
sử cuộc đời quá khứ của anh. Dân làng An Xuân chờ mãi, chờ mãi vẫn không thấy
đơn vị anh quay lại đón. Về sau mọi người mới hay: sau trận đánh địch tại làng
An Xuân, đơn vị của Bùi Văn Kệch tiếp tục bước vào những trận chiến đấu mới gay
go quyết liệt hơn. Hầu hết các chiến sỹ của đơn vị đều hy sinh. Cả hai anh chiến
sỹ khiêng Kệch gửi lại dân làng cũng không còn. Số ít người còn sống bị thương,
rồi thuyên chuyển mỗi người mỗi nơi. Đơn vị không còn, chẳng còn ai nhớ tới anh
chiến sỹ gửi lại ở làng An Xuân, xã Cát Tường ngày xưa. Rồi năm tháng qua đi,
chiến tranh chống Pháp vừa dứt, đế quốc Mỹ lại ồ ạt vào xâm chiếm miền Nam. Bùi
Văn Kệch vẫn âm thầm, lặng lẽ sống với dân làng và anh trở thành người dân thường
của làng An Xuân, Phù Cát. Một người dân tật nguyền. Có người gọi ông là ông
hai câm.
Tuy bị thương nặng, vô thức
và không nói được thành lời, nhưng ngày đầu tuổi còn trẻ, Bùi Văn Kệch vẫn đi lại
và làm lụng được. Anh rất chịu khó. Dân làng bàn cách lập cho anh một gia đình
riêng. Người góp công, góp tiền, người góp vật liệu, tre, nứa, dựng cho anh một
căn nhà hai gian. Cắt cho anh hai sào ruộng và thay phiên đến cày, cấy, gặt hái
giúp anh. Rồi mọi người vun vén lập cho anh một tổ ấm gia đình. Ông Tư Hiền
cùng tuổi, ngày ngày thường qua lại chơi với anh, cho biết:
- Ngày ấy dân làng định cưới cho cậu ấy một người vợ. Nhưng khi nói đến chuyện vợ con, cậu ấy chỉ lảng đi, thỉnh thoảng lại lắc đầu. Hình như có lúc cũng biết, nhưng không nói nên lời. Một hôm tôi bảo: “Này, lấy vợ đi. Lấy vợ để sau này già yếu có người nâng đỡ. Cậu ấy lắc lắc”.
- Ngày ấy dân làng định cưới cho cậu ấy một người vợ. Nhưng khi nói đến chuyện vợ con, cậu ấy chỉ lảng đi, thỉnh thoảng lại lắc đầu. Hình như có lúc cũng biết, nhưng không nói nên lời. Một hôm tôi bảo: “Này, lấy vợ đi. Lấy vợ để sau này già yếu có người nâng đỡ. Cậu ấy lắc lắc”.
Ông Tư Hiền nói tiếp:
- Tôi lại hỏi: hay là Kệch có vợ, có con rồi phải không? Cậu ta trừng trừng nhìn tôi rất lâu, hai hàng nước mắt ứa ra, khẽ gật. Tôi hỏi: thế vợ con ở đâu? Ở quê hay ở đơn vị. Cậu ta ngu ngơ, ú ớ không nói được gì. Nước mắt lại ứa ra. Tôi phỏng đoán chắc là Kệch có vợ, con rồi. Ước gì tìm được vợ con cho Kệch. Và nếu có vợ thì vợ con cũng chẳng biết cậu ấy bị trọng thương và đang hoạn nạn như thế này.
- Tôi lại hỏi: hay là Kệch có vợ, có con rồi phải không? Cậu ta trừng trừng nhìn tôi rất lâu, hai hàng nước mắt ứa ra, khẽ gật. Tôi hỏi: thế vợ con ở đâu? Ở quê hay ở đơn vị. Cậu ta ngu ngơ, ú ớ không nói được gì. Nước mắt lại ứa ra. Tôi phỏng đoán chắc là Kệch có vợ, con rồi. Ước gì tìm được vợ con cho Kệch. Và nếu có vợ thì vợ con cũng chẳng biết cậu ấy bị trọng thương và đang hoạn nạn như thế này.
Hai mươi năm dưới chế độ Mỹ
Nguỵ, làng An Xuân, một trong những làng quê miền Nam phải bươn trải qua hàng
100 trận bom đạn, hàng 100 trận càn quét. Nhiều người dân trong làng bị chết, bị
thương. Có lần địch càn quét vào làng, trong lúc mọi người triển khai chống càn
và ẩn tránh bom đạn, Kệch ngu ngơ không biết gì, dân làng phải cõng anh chạy loạn”.
Có thời kỳ bọn địch tình nghi Kệch là “Cộng sản nằm vùng” giả câm, giả điếc để
hoạt động. Những lúc gay cấn nhất, dân làng An Xuân phải đưa Kệch lên rừng cất
dấu. Được dân làng bảo vệ, che chở Bùi Văn Kệch thoát hiểm và mới được sống
bình yên.
Thời gian thấm thoắt thoi
đưa. Hai cuộc chiến tranh dằng dặc rồi cũng khép lại. Những năm tháng hoà bình,
ban chính sách và nhân dân Cát Tường đã nhiều lần làm thủ tục đề nghị cấp trên
xét giải quyết chính sách thương tật cho Bùi Văn Kệch. Nhưng vướng mắc giấy tờ
chứng nhận bị thương của anh không có. Tìm đơn vị gốc không còn và cũng chẳng
rõ ở đâu. Một vài người chỉ còn nhớ hồi đó có hai anh chiến sĩ khiêng Kệch đến
gửi dân làng chữa trị giúp và nói họ ở đơn vị tiểu đoàn 1... Còn trung đoàn mấy,
sư đoàn mấy... thì chẳng ai nhớ được. Cái đơn vị tiểu đoàn một chung chung ấy
biết bao đơn vị cũng có phiên hiệu như vậy. Không được hưởng chế độ thương tật,
nhưng do tình trạng sức khoẻ quá yếu, vết thương quá nặng, Bùi Văn Kệch được
xét hưởng chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên.
Tuy cuộc sống dựa vào dân
làng, vào đoàn thể, nhưng sự cô đơn về gia đình vẫn luôn luôn ám ảnh ông. Không
nói ra được điều ấy, nhưng ngày ngày tiếp sức, anh Bốn Bôn, người trưởng thôn tốt
bụng luôn luôn gần gũi ông, biết ông rất khao khát muốn tìm được gia đình, tìm
được người thân. Anh đã biên hàng chục lá thư gửi đi khắp nơi lần tìm gốc tích
của ông. Gia đình anh còn là một trong những gia đình nhiều năm tận tình giúp đỡ
ông Bùi Văn Kệch. Anh Bông bảo:
- Nhiều lần chúng tôi gạn hỏi ông Kệch: ông cố nói; cố nhớ xem quê hương ông ở đâu, ở làng nào, xã huyện nào. Bố mẹ vợ con tên là gì... Ông nhớ được, nói được chúng tôi sẽ đưa ông về tận quê. Mỗi lần tôi hỏi, ông cứ giương mắt lên nhìn, vẻ khao khát được bày tỏ ước muốn. Nhưng ông có nhớ gì đâu. Và dẫu có nhớ cũng chẳng nói nên lời được.
- Nhiều lần chúng tôi gạn hỏi ông Kệch: ông cố nói; cố nhớ xem quê hương ông ở đâu, ở làng nào, xã huyện nào. Bố mẹ vợ con tên là gì... Ông nhớ được, nói được chúng tôi sẽ đưa ông về tận quê. Mỗi lần tôi hỏi, ông cứ giương mắt lên nhìn, vẻ khao khát được bày tỏ ước muốn. Nhưng ông có nhớ gì đâu. Và dẫu có nhớ cũng chẳng nói nên lời được.
Vào những năm của thập kỷ (1990) Bùi Văn Kệch bước vào tuổi “lớp người xưa nay
hiếm”. Ở cái tuổi bảy mươi, sức kiệt, thần kinh bất ổn, âm thanh bất thường,
ông không còn tự chủ được sinh hoạt trong cuộc sống của mình. Tất tật mọi công
việc từ cày cấy, gặt hái ngoài đồng, đến thổi nấu, giặt giũ, tắm rửa, ngày ngày
mọi người phải thay nhau đến trông nom, chăm sóc ông. Cuối năm 1995 anh Sáu Út
xóm trưởng đã quyết định đón ông Kệch về nhà mình nuôi. Bà con trong xóm xúm lại
dựng cho ông một căn nhà riêng trên đất của anh Sáu để gia đình anh ngày đêm tiện
lợi trong việc trông nom ông. Nhiều đợt ông Kệch ốm nặng liệt giường, đái ỉa dầm
dìa, vợ chồng anh Sáu Út không quản ngại, tắm rửa, thay quần áo, bón cháo, sắc
thuốc chăm sóc ông như chăm sóc bố mẹ đẻ vậy. Nhờ kiên trì chạy chữa và săn sóc
chu tất, vết thương sọ não cùng bệnh tình của ông Kệch dần dần được phục hồi.
Người ông tỉnh táo hơn. Thỉnh thoảng ông lơ mơ nhớ được ít chút và lắp bắp nói
được đôi lời. Một hôm, anh Sáu Út bảo:
- Tôi vừa bưng bát cháo vào cho ông, tự dưng ông gọi tên tôi: anh... Út... ơi, Tôi nói được rồi... Tôi nhớ... ra.... rồi. Tôi mừng quá liền hỏi:
- Ông nhớ ra gì cơ?
- Nhớ quê... quê tôi...
- Quê ông ở đâu? Tôi hỏi dồn.
- Ở ... Tổng Tri... lai... Thư Trì... Thái... Bình... anh ạ.
- Tôi vừa bưng bát cháo vào cho ông, tự dưng ông gọi tên tôi: anh... Út... ơi, Tôi nói được rồi... Tôi nhớ... ra.... rồi. Tôi mừng quá liền hỏi:
- Ông nhớ ra gì cơ?
- Nhớ quê... quê tôi...
- Quê ông ở đâu? Tôi hỏi dồn.
- Ở ... Tổng Tri... lai... Thư Trì... Thái... Bình... anh ạ.
Tổng Tri lai... cái địa danh
bao năm trời quên lãng, bao năm trời chờ mong, gần cuối đời ông Kệch mới hồi nhớ
ra nó, mới gọi được tên quê mẹ bằng chính tiếng nói của mình. Và nhờ cái địa
danh ông Kệch nhớ ra, anh Bốn Bông đã biên thư gửi ra báo tin cho gia đình và địa
phương của ông. Tổng Tri lai thời ông Kệch ra đi nay là xã Phú Xuân, huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình.
Sáng ngày 15 tháng 6 năm 1997, bà con dân làng An Xuân, huyện Cát Tường, tỉnh
Bình Định tập trung rất đông tại gia đình anh Sáu Út tiễn đưa ông Bùi Văn Kệch
trở về miền Bắc. Đứng bên mọi người trong giờ phút chia tay, tuy giọng nói còn
lắp bắp, và lãng đãng trong trí nhớ, nhưng nhìn ông hai mắt rưng rưng, dòng lệ
không ngớt ứa ra, dân làng không ai cầm nổi nước mắt. Ông nhìn khắp lượt, đôi mắt
mọng đỏ dừng lại ở từng người, để bày tỏ tạ ơn tấm lòng bao dung của họ đối với
ông. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, Tư Hiền, một tay chống cây gậy, một tay nắm chặt
tay người bạn già, quay ra nói với dân làng và người thân của ông Kệch:
- Ông Kệch là bộ đội Việt Minh đã chiến đấu và đổ máu ở cái mảnh đất này, tại cái làng này. Do vết thương hiểm nghèo, đã làm ông quên hết nên ông phải chịu thiệt thòi. Chế độ chính sách chưa được hưởng. Anh em, bố mẹ, vợ con không tìm thấy. Mặc dù đã được dân làng ta cưu mang giúp đỡ, nhưng vẫn không bù được sự hy sinh quá lớn của ông. Nay ông được về đoàn tụ, tôi mong gia đình và địa phương ngoài đó hết lòng quan tâm chăm sóc để ông đỡ khổ.
- Ông Kệch là bộ đội Việt Minh đã chiến đấu và đổ máu ở cái mảnh đất này, tại cái làng này. Do vết thương hiểm nghèo, đã làm ông quên hết nên ông phải chịu thiệt thòi. Chế độ chính sách chưa được hưởng. Anh em, bố mẹ, vợ con không tìm thấy. Mặc dù đã được dân làng ta cưu mang giúp đỡ, nhưng vẫn không bù được sự hy sinh quá lớn của ông. Nay ông được về đoàn tụ, tôi mong gia đình và địa phương ngoài đó hết lòng quan tâm chăm sóc để ông đỡ khổ.
Ông Tư Hiền đặt cây gậy vào
bàn tay ông Kệch, hai tay ông cùng run run. Ông nói tiếp:
- Ông ra ngoài đó, tôi chẳng có gì cho ông. Tôi tặng ông cây gậy này. Cây gậy tôi thường chống sang chơi với ông. Ông dùng nó để đi lại cho tiện. Mỗi khi chống gậy, ông hãy nhớ tới người bạn già này ở cái làng An Xuân, Bình Định nghe ông.
- Ông ra ngoài đó, tôi chẳng có gì cho ông. Tôi tặng ông cây gậy này. Cây gậy tôi thường chống sang chơi với ông. Ông dùng nó để đi lại cho tiện. Mỗi khi chống gậy, ông hãy nhớ tới người bạn già này ở cái làng An Xuân, Bình Định nghe ông.
Vào đón anh về quê, ông Bùi
Văn Tuyết được chứng kiến tình cảm lưu luyến của bà con làng An Xuân trong giờ
phút ly biệt, ông bảo thật khó cầm lòng. Khi kể lại, ông nói:
- Tôi vào đón anh tôi giữa lúc nhân dân thôn An Xuân vừa trải qua một trận lũ lụt. Đời sống bà con ở đây nghèo lắm. Nghèo hơn cả ở quê tôi. Nhưng tấm lòng của họ thì lại chẳng nghèo. Bà con chuẩn bị tiền nong, quà cáp, đồ ăn dọc đường cho anh tôi thật chu đáo. Lúc sắp chia tay anh tôi, dân trong làng đến rất đông ai cũng khóc. Anh tôi đi đến cầm tay từng người, nước mắt dàn dụa. Bác Bốn Bông trưởng thôn lấy ra một bộ quần áo ka ky còn rất mới. Bác nói giọng nghẹn ngào:
- Thưa bà con, ông Bùi Văn Kệch vì chiến tranh mới phải cách biệt gia đình về sống với làng ta, đến nay đã gần trọn một đời. Trước khi ông về ngoài miền Bắc, chúng tôi có trích quỹ của làng may tặng ông một bộ quần áo bộ đội. Hơn 50 năm trước dân làng ta đón ông, lúc ấy ông là một chiến sỹ quân đội, mặc quân phục chỉnh tề. Nay tiễn ông về quê, ông mặc quân phục này càng thêm ý nghĩa. Bộ quần áo là tấm lòng của người dân An Xuân đối với ông. Tuy xa ông, nhưng nó luôn luôn giữ ấm và che chở cho ông.
- Tôi vào đón anh tôi giữa lúc nhân dân thôn An Xuân vừa trải qua một trận lũ lụt. Đời sống bà con ở đây nghèo lắm. Nghèo hơn cả ở quê tôi. Nhưng tấm lòng của họ thì lại chẳng nghèo. Bà con chuẩn bị tiền nong, quà cáp, đồ ăn dọc đường cho anh tôi thật chu đáo. Lúc sắp chia tay anh tôi, dân trong làng đến rất đông ai cũng khóc. Anh tôi đi đến cầm tay từng người, nước mắt dàn dụa. Bác Bốn Bông trưởng thôn lấy ra một bộ quần áo ka ky còn rất mới. Bác nói giọng nghẹn ngào:
- Thưa bà con, ông Bùi Văn Kệch vì chiến tranh mới phải cách biệt gia đình về sống với làng ta, đến nay đã gần trọn một đời. Trước khi ông về ngoài miền Bắc, chúng tôi có trích quỹ của làng may tặng ông một bộ quần áo bộ đội. Hơn 50 năm trước dân làng ta đón ông, lúc ấy ông là một chiến sỹ quân đội, mặc quân phục chỉnh tề. Nay tiễn ông về quê, ông mặc quân phục này càng thêm ý nghĩa. Bộ quần áo là tấm lòng của người dân An Xuân đối với ông. Tuy xa ông, nhưng nó luôn luôn giữ ấm và che chở cho ông.
Anh Bốn Bông giở bộ quần áo
ra và mặc luôn cho ông Kệch. Ông lúng túng trong bộ quân phục màu xanh mà hơn
50 năm trước ông đã từng mặc rồi, ngơ ngác nhìn mọi người. Dân làng quây quần
chung quanh một “anh bộ đội già”.
Hơn nửa thế kỷ lưu lạc, anh
bộ đội Bùi Văn Kệch mới tìm được về quê mẹ ở Thái Bình. Dẫu quá nửa đời người
ông được dân làng An Xuân, tỉnh Bình Định chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng được về sống
nơi quê cha đất mẹ ông Kệch thấy lòng phấn chấn hẳn lên. Người ông ngày càng tỉnh
táo hơn, giọng nói của ông ngày một rành rõ hơn. Những hình ảnh xa xưa, một thời
gian dài chỉ lãng đãng trong trí tưởng nay ông đã hình dung ra. Ông cố nhớ lại
rồi lần lần kể cho họ hàng và bà con làng xóm về quãng đời 53 năm phiêu bạt. Những
ngày ông cùng đơn vị chiến dấu ở Quảng Ngãi và ở Bến Cát tỉnh Bình Định. Chuyện
ông bạn già Tư Hiền, ông Bốn Bông, Sáu Út cùng dân làng An Xuân che chở đùm bọc
ông. Đặc biệt ông kể về đoạn “cốt nhục” của đời ông, về những ngày ngắn ngủi sống
trong hạnh phúc của tổ ấm gia đình, làm mọi người đều bất ngờ và cảm kích.
Ông Bùi Văn Kệch nhớ lại:
Năm 1946 đơn vị của Kệch đóng quân ở Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Gần nơi đóng quân
có một cô gái tên là Phạm Hương Lan, thấy anh bộ đội Bùi Kệch hiền lành, đẹp
trai, ít nói, hay giúp đỡ dân, nên đã đem lòng yêu anh. Cảm động trước tình cảm
của người con gái miền Nam xinh đẹp, thật lòng, Bùi Văn Kệch đáp lại tình yêu ấy.
Đơn vị biết chuyện hai người yêu nhau tha thiết, nên đã đứng ra tổ chức đám cưới
cho Kệch và Lan. Ở mặt trận Quảng Ngãi rất xa miền Bắc ngày đó đang có chiến
tranh, Bùi Văn Kệch không thể báo tin vui đó cho cha mẹ và gia đình ở quê hương
biết được. Tháng 2 năm 1947, vợ ông sinh con trai đầu lòng. Cuối năm 1948 lại
sinh con thứ hai là con gái. Vợ chồng ông đặt tên con trai là Bùi Văn Sung, con
gái là Bùi Thị Túc, với hy vọng để sau này các con sống sung túc hơn cha mẹ của
nó. Cuối năm 1949, đơn vị của ông chuyển vào Phù Cát, Bình Định, khi ấy đứa con
út của ông mới được một tuổi. Tạm biệt vợ con, Bùi Văn Kệch hành quân theo đơn
vị đi chiến đấu, rồi ông bị trọng thương. Từ đấy do vết đạn chấn thương sọ não
ông không nói được, không còn nhớ gì cái tổ ấm có người vợ hiền xinh đẹp và hai
đứa con còn rất thơ dại.
Kể đến đây ông Kệch ngồi
khóc. Nhiều người cảm động cũng khóc theo. Rồi sau đó tất cả cùng lặng đi. Ông
Kệch nói tiếp, giọng run run:
- Khi tôi quên hết mọi thứ, không liên lạc được với gia đình, vợ con tôi cũng chẳng biết tôi ở đâu mà tìm kiếm. Chẳng biết tôi còn hay mất. Hơn 20 năm sống trong bom đại của quân giặc không biết vợ con tôi có còn sống hay không. Nếu còn, bà ấy năm nay cũng đã bảy mươi tuổi, hai đứa con tôi cũng vào tuổi năm mươi rồi...
- Khi tôi quên hết mọi thứ, không liên lạc được với gia đình, vợ con tôi cũng chẳng biết tôi ở đâu mà tìm kiếm. Chẳng biết tôi còn hay mất. Hơn 20 năm sống trong bom đại của quân giặc không biết vợ con tôi có còn sống hay không. Nếu còn, bà ấy năm nay cũng đã bảy mươi tuổi, hai đứa con tôi cũng vào tuổi năm mươi rồi...
Nghe ông Kệch kể lại chuyện
đời tư của mình, bà Để, ông Tuyết và những người ruột thịt của ông vừa mừng, vừa
thương. Thương cho số phận của vợ chồng ông. Ông Tuyết an ủi:
- Bác cứ yên tâm, chúng em sẽ vào Quảng Ngãi tìm bác gái và hai cháu. Đồng bào trong ấy rất tốt, đã cưu mang bác suốt cả cuộc đời, chắc họ cũng sẽ cưu mang bác gái và hai cháu nhà ta. Nhất định chúng em sẽ vào tìm được mà.
- Bác cứ yên tâm, chúng em sẽ vào Quảng Ngãi tìm bác gái và hai cháu. Đồng bào trong ấy rất tốt, đã cưu mang bác suốt cả cuộc đời, chắc họ cũng sẽ cưu mang bác gái và hai cháu nhà ta. Nhất định chúng em sẽ vào tìm được mà.
Bà em dâu tiếp lời:
- Biết đâu cháu Sung bây giờ cũng là cán bộ quân đội, cháu đang đi tìm bố mình. Em tin anh chị và hai cháu thể nào cũng có ngày xum họp.
- Biết đâu cháu Sung bây giờ cũng là cán bộ quân đội, cháu đang đi tìm bố mình. Em tin anh chị và hai cháu thể nào cũng có ngày xum họp.
Nghe mọi người nói, ông Kệch
rân rấn nước mắt. Ông đứng dậy lững thững bước ra ngoài ngõ, hướng mắt về phía
con đường có hàng tre xanh cao vút. Hẳn ông đang khao khát mong chờ người vợ và
hai đứa con.
***
Hơn 50 năm mang trên mình vết thương hiểm nghèo, ông Bùi Văn Kệch chưa được hưởng chế độ thương tật, chưa được hưởng cả chế độ quân nhân phục viên. Chỉ có một quyền lợi duy nhất, ngay sau khi trở về làng, nhờ hội Cựu chiến binh xã Phú Xuân giúp tích cực, ông được công nhận là hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Hơn 50 năm mang trên mình vết thương hiểm nghèo, ông Bùi Văn Kệch chưa được hưởng chế độ thương tật, chưa được hưởng cả chế độ quân nhân phục viên. Chỉ có một quyền lợi duy nhất, ngay sau khi trở về làng, nhờ hội Cựu chiến binh xã Phú Xuân giúp tích cực, ông được công nhận là hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ngày ông sống với dân làng
An Xuân ở Bình Định, do vết thương quá nặng, dân làng An Xuân đã làm đơn đề nghị
cho ông đi khám thương để hưởng chế độ thương binh. Khốn thay, nhân chứng là
hai anh bộ đội khiêng ông gửi lại dân làng khi ông đang thập tử nhất sinh, hai
anh bộ đội ngày ấy đã không còn, đơn vị của ông cũng không còn.
Khi trở về quê mẹ, thấy ông
già yếu, vết thương lại luôn tái phát, anh em ruột thịt của ông đã làm đơn đề
nghị. Rồi sau đó ông Bùi Văn Kệch trực tiếp làm đơn trình bày hoàn cảnh, thương
tích của mình và đề nghị các cơ quan chính sách xem xét giúp đỡ. Nhưng các cơ
quan chính sách tỉnh, huyện bao giờ cũng thận trọng. Không có nhân chứng xác nhận,
nên thủ tục làm chế độ của ông vẫn vòng vo chờ đợi xác minh, xem xét.
Hơn 2 năm trôi qua, khi cái
vết thương trên đầu của ông đang chờ đợi, chưa kịp được xét chế độ nó đột nhiên
tái phát rất nguy kịch. Ông sốt cao, đau đớn, vật vã hàng tháng trời. Khi hết sốt,
hết đau, ông lại quên tất cả như hơn 50 năm trước ông đã từng quên cái làng quê
nơi ông sinh ra. Anh em ruột thịt, những người đón ông về ngồi bên, ông không
còn nhận ra họ là ai. Ông quên cả người vợ và hai đứa con chưa tìm thấy mà mới
hôm nào ông ngồi khóc, kể lại. Hơn một tháng sau, ông Bùi Văn Kệch thanh thản về
cõi vĩnh hằng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét