Đêm nghe ai hát Trương Chi
Một mình tôi giữa canh khuya mạn thuyền
Một mình với cuộc tình duyên
Trăng bên cửa sổ người bên mái lầu
Con sông trôi sông về đâu
Khúc ca chẳng cất thành câu thành lời
Ai hát đó? Tâm hồn tôi
Mất tăm mất hút chân trời đau thương
Anh là ai hỡi chàng Trương
Mờ sương khúc hát mờ sương mặt hồ
Dẫu là anh cũng là tôi
Dẫu ai thì cũng là người đang yêu
Ai hát cho tôi hát theo
Dòng sông thì chảy thả neo nỗi buồn
Ngô Quân Miện
Một mình tôi giữa canh khuya mạn thuyền
Một mình với cuộc tình duyên
Trăng bên cửa sổ người bên mái lầu
Con sông trôi sông về đâu
Khúc ca chẳng cất thành câu thành lời
Ai hát đó? Tâm hồn tôi
Mất tăm mất hút chân trời đau thương
Anh là ai hỡi chàng Trương
Mờ sương khúc hát mờ sương mặt hồ
Dẫu là anh cũng là tôi
Dẫu ai thì cũng là người đang yêu
Ai hát cho tôi hát theo
Dòng sông thì chảy thả neo nỗi buồn
Ngô Quân Miện
Hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến chuyện tình Trương Chi- Mỵ Nương. Có thể
nói bi kịch tình yêu ấy đã khiến nhiều độc giả bao đời phải xót xa, thương cảm.
Để rồi, khi bản thân mình gặp phải nỗi đau đó, nhiều người đã tìm về chuyện xưa
để bày tỏ tấm lòng. "Nghe khúc khát Trương Chi" của Ngô
Quân Miện là một điển hình như vậy.
Bài thơ được viết theo thể lục bát rất giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ. Giọng điệu
tâm tình tha thiết đã nhanh chóng đi sâu vào tâm hồn người đọc từ những câu chữ
đầu tiên:
Đêm nghe ai hát Trương Chi
Một mình tôi giữa canh khuya mạn thuyền
Một mình với cuộc tình duyên
Trăng bên cửa sổ người bên mái lầu
Một mình tôi giữa canh khuya mạn thuyền
Một mình với cuộc tình duyên
Trăng bên cửa sổ người bên mái lầu
Cảm hứng được khơi gợi từ một khung cảnh hết sức đặc biệt. Thời gian vào ban
đêm. Không gian hoang vắng, quạnh hiu "giữa canh khuya mạn thuyền".
Lúc này nhịp ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường ngày đã lắng lại. Con người
trở về thực tại, đối diện với chính mình. Hơn bao giờ hết, họ cảm nhận một cách
thấm thía cái tình cảm đáng buồn "một mình với cuộc tình duyên". Điệp
ngữ "một mình" lặp lại nhiều lần càng nhấn mạnh thêm nỗi cô đơn, trống
vắng trong lòng người. Mọi vật xung quanh dường như xa xôi, mờ nhạt, thiếu đi sự
liên hệ với nhau "trăng bên cửa sổ, người bên mái lầu". Tất cả
đã tạo nền cho tâm trạng của tác giả nổi bật hơn.
Con sông trôi sông về đâu
Khúc ca chẳng cất thành câu thành lời
Ai hát đó? Tâm hồn tôi
Mất tăm mất hút chân trời đau thương
Anh là ai hỡi chàng Trương
Mờ sương khúc hát mờ sương mặt hồ
Khúc ca chẳng cất thành câu thành lời
Ai hát đó? Tâm hồn tôi
Mất tăm mất hút chân trời đau thương
Anh là ai hỡi chàng Trương
Mờ sương khúc hát mờ sương mặt hồ
Những câu thơ vang lên đượm chút gì đó không rõ ràng, mông lung, mờ ảo. Dòng sông
vẫn chảy trôi vô định. Không ai biết được nó sẽ đi đâu, về đâu? Ngay khúc ca
vang lên giữa trời đêm cũng chẳng cụ thể "thành câu thành lời". Nhưng
"tôi" vẫn cảm nhận được khúc hát Trương Chi bởi tâm hồn
"Tôi" đang chìm đắm "giữa trời đau thương, đang bơ vơ một mình với
mối tình dang dở. Phải chăng đó là sự đồng cảm của những người cùng cảnh
ngộ? Xuyên suốt bài thơ, tác giả sử dụng khá nhiều câu hỏi với các đại từ phiếm
chỉ "Ai". Có câu hỏi hơi khắc khoải giữa không gian "Ai hát
đó? Tâm hồn tôi...". Có câu hỏi chìm trong chiều sâu quá khứ "Anh
là ai hỡi chàng Trương?" Điều này tạo cho không khí bài thơ một sự
giao thoa giữa thực và mộng. Nhà thơ đưa người đọc vào cảm giác "Mờ
sương khúc hát mờ sương mặt hồ" vừa gần gũi vừa xa xôi, thật khó định
hình và nắm bắt. "Tôi" đang cố tìm kiếm xung quanh mình, mong mỏi sẽ
gặp được tiếng nói tri âm:
Dẫu là anh cũng là tôi
Dẫu ai thì cũng là người đang yêu
Dẫu ai thì cũng là người đang yêu
Vâng! Chàng Trương Chi thuở xưa hay "Tôi" hiện tại hay bất kỳ ai đi
chăng nữa chúng ta đều gặp nhau ở một điểm chung: "cùng là người đang
yêu", đều đã và đang nếm trải nổi đau đớn, thất vọng về sự đổ vỡ của tâm hồn.
Bài thơ có sự thay đổi khá đặc biệt. Nếu như ở trên "Tôi" nghe ai hát
Trương Chi" thì lúc này "Tôi" thực sự hòa mình vào câu hát đó:
Ai hát cho tôi hát theo
Dòng sông thì chảy thả neo nổi buồn
Dòng sông thì chảy thả neo nổi buồn
"Tôi" hát khúc Trương Chi bởi "tôi" đã tìm được một sự đồng
điệu hòa nhịp từ những tấm lòng. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lãng mạn:
"Tôi" thả neo nỗi buồn giữa dòng sông muôn đời vẫn chảy. Điều này
giúp tác giả không rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng. Nét u uẩn, đè nén ban đầu đã
được thay thế bằng một tình cảm hết sức nhẹ nhàng.
"Nghe
khúc hát Trương Chi" là bài thơ thấm đượm vị buồn- một nỗi buồn rất
khó gọi tên, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người đọc. Đối với mỗi
chúng ta, dòng cảm xúc ấy sẽ không phai và mãi mãi không phai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét