Tóc của mẹ tôi
Mẹ tôi hong tóc chiều chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
Tóc sâu của mẹ, tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh!
Phan thị Thanh Nhàn
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
Tóc sâu của mẹ, tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh!
Phan thị Thanh Nhàn
Nhiều người coi
đây là bài thơ dành cho tuổi mới lớn. Đúng thế. Nhưng với riêng tôi, càng lớn
lên, tôi lại càng thấy thích bài thơ này, bởi càng lớn lên, tôi càng ý thức rõ
hơn về những lỗi lầm do sự thơ dại gây nên để mẹ phả lo buồn, tóc mẹ lại phải
thêm nhiều sợi bạc.
Nhưng sự hối lỗi
cũng như một mầm sáng, ít khi tự nhiên khởi phát, mà phải có một điều kiện,
hoàn cảnh nào đó từ bên trong hoặc bên ngoài. Cái mầm sáng đó ở bài thơ này
cũng xuất phát từ một việc hết sức bình thường là tìm nhổ tóc sâu cho mẹ. Những
điệp ngữ "quay quay", "chiều chiều" làm cho câu thơ trở nên
tự nhiên, người đọc có thể qua đó sẽ thấy được tính quy luật, vòng luân hồi của
mỗi con người:
Gió đồng thật hào
phóng và lòng mẹ thật cũng bao dung, độ lượng như làn gió ấy. Chỉ qua mái tóc
dài, sợi đen xen lẫn sợi bạc, tác giả bài thơ đã phần nào cho ta thấy được cuộc
đời bình dị, nhân hậu, vị tha của bà mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, đọc hết 6 câu đầu,
nghĩa là quá nửa bài thơ, ta vẫn chưa thấy rõ được cái cốt lõi của toàn bài. Và
rồi cái cốt lõi cũng bắt đầu hiện ra ở hai câu gần kết:
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Sự so sánh theo mối
tương quan chiều thuận cho ta thấy ngay một thực tế hiển nhiên: con càng ngoan
thì mẹ càng vui, càng khoẻ và ngược lại! Càng gần gũi, gắn bó với mẹ, cô bé
trong bài thơ càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về bổn phận làm con. Đã là
phụ nữ thì ai cũng muốn tóc mãi xanh và rất sợ, rất lo đến ngày tóc bạc, dù đó
chỉ là quy luật rất bình thường của đời người. Chao ôi, đến lúc này con người mới
nhận ra được qui luật đó sao? Có muộn quá không? Cũng chẳng sao cả, muộn còn
hơn không. Theo tôi, sự hối lỗi ở đây không muộn chút nào, tự mình ý thức được
như thế là đáng yêu, đáng qúy lắm rồi. Còn đáng quý, đáng yêu hơn nữa khi cô bé
bất chợt nói lên một điều ước:
Con ngoan rồi đây mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh
Điều ước thật chân
thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa, hồn nhiên. Điều ước đó, cô bé hoàn toàn
dành cho mẹ. Dẫu biết không thể nào trở thành hiện thực được (trừ khi... nhuộm
tóc) nhưng cô vẫn ước, bởi xưa nay ông trời cũng đã dễ cho mấy ai ước gì cũng
được bao giờ! Lại nhớ ngày xưa ở Trung Quốc, có một cậu bé lúc nhỏ không nghe lời
mẹ, thấy mẹ đã quá buồn phiền vì điều đó, cậu quyết tâm sửa đổi bằng cách dùng
chiếc đinh đóng lên cột nhà mỗi khi mình có lỗi lầm. Số đinh đóng lên cứ ngày một
ít dần, rồi cậu bé trở thành ông quan có tài có đức. Thế nhưng mỗi lần ngắm lại
những dấu đinh thuở xưa, ông quan vẫn thấy rất buồn,mẹ hỏi vì sao thì người con
đáp: đinh tuy đã được nhổ rồi nhưng dấu đinh vẫn còn nguyên đó, không buồn sao
được! Cô bé trong bài thơ này chắc cũng biết điều ước của mình tuy không thực tế,
nhưng cô không thể thay vào đó một điều ước vật chất. Ta còn bắt gặp những điều
ước tương tự như:
Ước gì em hoá thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
trong một cuốn sách giáo khoa tiểu học. Điều thú vị ở đây
chính là nhờ những điều ước kiểu không tưởng như vậy mà những bà mẹ có con
ngoan đều cảm thấy như trẻ lại, khoẻ ra. Còn gì hạnh phúc hơn khi con mình sớm
biết nhận ra khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa để vui lòng mẹ.
Xưa nay những bài
thơ hay đều không nhiều lời, cũng không cần cấu tứ cầu kỳ, mà thường ngắn gọn,
tự nhiên, tình cảm chân thành. "Tóc của mẹ tôi" là một bài thơ như thế.
Vương Hạnh Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét