Gió đưa, gió đẩy bông trang...
Giáp Tết, tôi dọn vườn, chợt nhận ra cây bông trang nép mình
khiêm tốn dưới chân rào. Lạ, bởi từ lâu tôi không còn thấy bông trang.
Vài mươi năm trước, bông trang không thiếu. Chốn quê, nhà nào cũng dăm bụi bông trang nơi đầu hè, trước sân, cổng ngõ... Nhà dân có bông trang, sân đình, chùa, miếu mạo cũng có bông trang, những cây bông trang hoa nở lớn bằng bàn tay, vun đầy như mâm xôi, trắng ngà, đỏ ối, lá thuôn dài, xanh bóng, còn thân thì thẳng đuột, mốc thếch, chi chít ken nhau trong tán lá rậm rì.
Bông trang không quý phái, không đài các, kiêu sa dù là trang đỏ hay trang trắng. Đặt cạnh hồng nhung, lay ơn, thược dược, trang cứ như… gã nhà quê chân đất đứng cặp đôi cùng chàng công tử thị thành! Mà quê thật, quê một cục - bởi trang xuề xòa, dễ dãi: Giâm vào đâu cũng sống, chẳng kén canh chọn cá, chẳng cần chăm bón, tưới tắm lôi thôi. Đất bạc màu, đất cỗi cằn, sỏi đá cũng không sao. Trang cứ điềm nhiên xanh tốt, điềm nhiên đơm hoa, một thứ hoa cũng “mặc bền, ăn chắc”, nở kéo dài mươi bữa, nửa tháng mới chịu tàn. Không chỉ có vậy, bông trang còn nở sai, sai chi chít từ gốc đến ngọn. Và nữa, nở tứ mùa bát tiết, dù nắng dù mưa.
Nông thôn xưa, nhà nào một năm cũng năm bảy cái giỗ; rồi còn ngày rằm, mùng một, cúng đình, cúng chùa, cúng đất (cúng Thổ Công), cúng ông Táo, cúng đầu năm... Bất kể cúng giỗ gì, bình hoa chưng bàn thờ bao giờ cũng có bông trang. Tiện lợi, hiển nhiên rồi; nhưng phải chăng những cây bông trang chưng bàn thờ kia còn gửi gắm, hàm ngụ bên trong khát vọng nghìn đời của người quê: Luôn ước ao những gì mộc mạc, đơn sơ nhưng khỏe khoắn, vững chãi, lâu bền. Nếu chỉ mong cầu bấy nhiêu thì bông trang có đủ: Mưa dầm không chết, nắng hạn không chết, rễ ngoằn ngoèo, bấu chặt vào đất đá, bão giông chỉ đủ sức vặt chơi vài túm lá chứ lay đổ cả cây thì quả khó lòng...
“Gió đưa, gió đẩy bông trang/ Bông búp về nàng, bông nở về anh…”. Quả là ngạc nhiên khi hai câu ca dao quá dễ thương ngày còn nằm võng nghe mẹ hát ru lại hiện về đúng lúc trong tôi. Bằng mối tình quê khó nói - phải mượn hình ảnh của cây mà gửi gắm, đẩy đưa – hiển nhiên “anh nhà quê” bông trang đã tự tin bước thẳng vào văn chương, làm đẹp cho văn chương bởi chính cái quê mùa mộc mạc của mình! Phải rồi, dẫu cho đời quê thay đổi, dẫu cho người quê thay đổi, cái mộc mạc, chân chất có thể tạm lắng chìm, nhưng bao giờ cũng ăn sâu, bám rễ, trường tồn hơn vẻ hào nhoáng nhất thời.
...Đã giơ cao cuốc, toan bổ xuống bụi bông trang; nhưng nghĩ sao, tôi lại ngập ngừng. Rốt cuộc, tôi lẩn thẩn bứng nó về, đem trồng trước ngõ…
Vài mươi năm trước, bông trang không thiếu. Chốn quê, nhà nào cũng dăm bụi bông trang nơi đầu hè, trước sân, cổng ngõ... Nhà dân có bông trang, sân đình, chùa, miếu mạo cũng có bông trang, những cây bông trang hoa nở lớn bằng bàn tay, vun đầy như mâm xôi, trắng ngà, đỏ ối, lá thuôn dài, xanh bóng, còn thân thì thẳng đuột, mốc thếch, chi chít ken nhau trong tán lá rậm rì.
Bông trang không quý phái, không đài các, kiêu sa dù là trang đỏ hay trang trắng. Đặt cạnh hồng nhung, lay ơn, thược dược, trang cứ như… gã nhà quê chân đất đứng cặp đôi cùng chàng công tử thị thành! Mà quê thật, quê một cục - bởi trang xuề xòa, dễ dãi: Giâm vào đâu cũng sống, chẳng kén canh chọn cá, chẳng cần chăm bón, tưới tắm lôi thôi. Đất bạc màu, đất cỗi cằn, sỏi đá cũng không sao. Trang cứ điềm nhiên xanh tốt, điềm nhiên đơm hoa, một thứ hoa cũng “mặc bền, ăn chắc”, nở kéo dài mươi bữa, nửa tháng mới chịu tàn. Không chỉ có vậy, bông trang còn nở sai, sai chi chít từ gốc đến ngọn. Và nữa, nở tứ mùa bát tiết, dù nắng dù mưa.
Nông thôn xưa, nhà nào một năm cũng năm bảy cái giỗ; rồi còn ngày rằm, mùng một, cúng đình, cúng chùa, cúng đất (cúng Thổ Công), cúng ông Táo, cúng đầu năm... Bất kể cúng giỗ gì, bình hoa chưng bàn thờ bao giờ cũng có bông trang. Tiện lợi, hiển nhiên rồi; nhưng phải chăng những cây bông trang chưng bàn thờ kia còn gửi gắm, hàm ngụ bên trong khát vọng nghìn đời của người quê: Luôn ước ao những gì mộc mạc, đơn sơ nhưng khỏe khoắn, vững chãi, lâu bền. Nếu chỉ mong cầu bấy nhiêu thì bông trang có đủ: Mưa dầm không chết, nắng hạn không chết, rễ ngoằn ngoèo, bấu chặt vào đất đá, bão giông chỉ đủ sức vặt chơi vài túm lá chứ lay đổ cả cây thì quả khó lòng...
“Gió đưa, gió đẩy bông trang/ Bông búp về nàng, bông nở về anh…”. Quả là ngạc nhiên khi hai câu ca dao quá dễ thương ngày còn nằm võng nghe mẹ hát ru lại hiện về đúng lúc trong tôi. Bằng mối tình quê khó nói - phải mượn hình ảnh của cây mà gửi gắm, đẩy đưa – hiển nhiên “anh nhà quê” bông trang đã tự tin bước thẳng vào văn chương, làm đẹp cho văn chương bởi chính cái quê mùa mộc mạc của mình! Phải rồi, dẫu cho đời quê thay đổi, dẫu cho người quê thay đổi, cái mộc mạc, chân chất có thể tạm lắng chìm, nhưng bao giờ cũng ăn sâu, bám rễ, trường tồn hơn vẻ hào nhoáng nhất thời.
...Đã giơ cao cuốc, toan bổ xuống bụi bông trang; nhưng nghĩ sao, tôi lại ngập ngừng. Rốt cuộc, tôi lẩn thẩn bứng nó về, đem trồng trước ngõ…
máy bay eva air
vé máy bay đi mỹ eva air
ve may bay korean air
cách mua vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich