Lãng mạn và giới: Về một
cách nhìn
trong tiểu thuyết Nguyễn Bính
Chúng ta đã được biết đến,
và đây là phương diện chủ yếu, về một Nguyễn Bính thi sĩ, và không nhiều về một
Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957) 1.
Việc tái bản tiểu thuyết Hai
người điên giữa kinh thành Hà Nội 2, bổ khuyết thêm tiểu thuyết Ngậm miệng và những
truyện ngắn khác, chúng ta có thêm hiểu biết về một Nguyễn Bính văn sĩ, và nhờ
vào những chỉ dấu nhân học đô thị trong tiểu thuyết ấy, biết thêm về một giai
đoạn sôi động của văn học Việt Nam hiện đại.
Con người cá nhân và tình luyến ái
Từ khi quan niệm về con người cá nhân phương Tây theo văn học lãng mạn mà truyền nhập vào Việt Nam, thật bất ngờ, nó đã gặp chủ nghĩa trọng nam để dệt nên những huyền thoại về tình luyến ái trong văn học nghệ thuật. Như John C. Schafer đã tìm thấy trong hồi ký của Phạm Duy3, bằng việc kể lại tường tận các người tình của mình, người nhạc sĩ đa tài, đa tình góp công sức đáng kể vào sự phổ biến của tân nhạc này đã coi các cuộc phiêu lưu tình ái là cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Schafer cho rằng nền văn hóa phụ hệ Việt Nam đã ban cho Phạm Duy tất cả những đặc quyền để tự sự của ông trở thành một lăng kính phóng đại về những nét nam tính rất cổ điển của người đàn ông Việt Nam. Nguyễn Bính cũng không kém đa tình, và cũng không kém nổi tiếng, khi thơ ông rất được phổ biến. Thơ ông chia sẻ đáng kể tâm trạng của số đông, dù cũng như Phạm Duy, thơ ấy được lấy cảm hứng từ những mối tình riêng. Điều khác biệt có chăng ở chỗ, Phạm Duy thì hanh thông trên đường tình ái, còn Nguyễn Bính thì ngược lại, dù biểu hiện trên phương diện văn chương nghệ thuật của cả hai đều giống nhau trong cách khai thác triệt để vẻ u sầu của các mối tình ấy. Chúng ta có thể loáng thoáng thấy một cô Oanh trong Tâm hồn tôi (1937), một cô Hồng Hương trong Hương cố nhân (1941), một cô Tú Uyên nào đó trong Người con gái ở lầu hoa (1942), rồi chị Trúc, em Dung, Tú Ngọc,... trong nhiều thơ khác; tức một tự sự về giới khá rõ nét xét theo quan điểm của Schafer về những biểu hiện nam tính trong thơ Nguyễn Bính, trong cách thức nhà thơ khai thác và sử dụng hình ảnh người phụ nữ trong các biểu hiện yêu đương.
Nhưng trong văn xuôi thì không thế, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội đem đến một góc nhìn khác, một câu chuyện khác về thái độ nam giới trong quan niệm về luyến ái đương thời. Không còn là một tình yêu dễ dàng chấp thuận, việc lựa chọn tình yêu kiểu này chứ không phải kiểu kia, một mặt muốn tôn cao vị thế của nam giới, nhưng mặt khác cũng xác nhận sự bất lực của họ khi Âu hóa đã phá vỡ vị thế nhỏ phụ của người nữ, dẫu chỉ cuốn họ đi trong khát vọng được sổ lồng tung cánh chứ chưa cung cấp cho họ ý thức và cơ chế tạo lập sự bình quyền. Chống lễ giáo, cải cách trang phục, thưởng thức văn chương, đòi hỏi tự do luyến ái, khai phóng tính dục và cả thực thi cái chết,... đối diện với nữ giới là cả một vấn đề quan thiết của quá trình hiện đại hóa. Từ nghị luận đến sáng tạo văn chương, vấn đề phụ nữ, những văn bản văn hóa đan dệt bởi ý thức thường trực về vấn đề ấy, đã xây dựng được mạng lưới nền tảng của nó trong các thực hành văn chương nghệ thuật.
Hư cấu, tự thuật và những di chỉ ký ức
Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, cũng như Ngậm miệng, mang nhiều dấu ấn của tự truyện, một tự truyện đắt khách khi chao chát về tình yêu và lẽ sống. Tác phẩm không đặc sắc về văn phong, không chú tâm vào câu chuyện được kể, mà chủ yếu bộc lộ thái độ của nhân vật chính: hai người bạn thân là Điệp và Tuấn. Nguyễn Bính thường nhận mình là bướm, “con bướm vàng tuyền đậu Thám hoa”, nhân vật Điệp ở đây có nhiều điểm tương đồng với ông. Còn Tuấn thì rút từ tên của Thâm Tâm - Nguyễn Tuấn Trình, như cái cách đặt tên hai người bạn văn khác, thi sĩ Trần là Trần Huyền Trân, và thi sĩ Quang là Phạm Quang Hòa của bút nhóm Bắc Hà, theo lời Tô Hoài xác nhận với Vương Trí Nhàn.
Câu chuyện bắt đầu bằng một Chủ nhật dạo chơi của hai người bạn từ hai đầu Hà Nội nay về cùng ở trên gác trọ Hàng Dầu chỉ bởi họ chia sẻ với nhau nỗi thống khổ của kẻ thèm yêu nhưng thất tình vì không tìm được người con gái nào ưng ý, tình yêu nào sâu sắc, đẹp đẽ, trọn vẹn. Với Điệp, đó là sự thất hứa của một nữ sĩ trên sông Thương chỉ vì chàng nghèo, không biện đủ sính lễ cưới xin theo thách cưới của bên nhà gái. Với Tuấn, đó là mối tình bất thành với người con gái yêu hoa ti-gôn. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội ở khởi điểm như thế, trong cách Điệp trêu Tuấn về bó hoa ti-gôn mà một cô bán hàng mời họ mua trong lúc xuống phố, tưởng chừng là một tác phẩm tiếp vào mạch vụ án văn chương u uẩn và kì bí, khởi đi từ truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu, qua thơ T.T.KH., đến câu chuyện về người tình ngây thơ tên Khanh của Thâm Tâm, để thành câu chuyện văn chương sôi nổi suốt một thời. Nhưng không, câu chuyện rẽ ngoặt sang ngả khác, để chỉ bỏ lửng cho người đọc một chỉ dấu trên hành trình giải mã thơ về loài hoa tim vỡ, khi Điệp và Tuấn mang hoa đến viếng mộ một trinh nữ chết trẻ ở nghĩa trang dưới mạn Bạch Mai...
Tự sự về lãng mạn và giới
Văn chương lãng mạn gieo vào lòng người ta cái ham muốn có được một thứ ái tình hoàn toàn, trong trẻo, thanh khiết, không tì vết. Khi có được ái tình như thế, người ta không chỉ có cảm hứng để sáng tạo, mà còn có thể sống tốt lên. “Nếu không có một buổi sáng Chủ nhật đẹp giời, Tuấn và Điệp ngẫu nhiên vớ được một linh hồn để tìm ra lẽ sống, để không đi với trụy lạc nữa thì thật là oan uổng cho hai cuộc đời. Từ ngày được tấm linh hồn ấy, hai chàng không nghĩ đến chơi bời nhảm nhí nữa. Hai chàng đã sống rất hiền lành chăm chỉ để mà yêu.” Vậy mà tấm chân tình ấy đã vụn vỡ, bởi chẳng còn tấm tình trinh bạch nào cho hai chàng tôn thờ. Lời văn trong tác phẩm chân thành nhưng thấm đẫm ý vị chua cay. Tiếng cười tự trào không được cất lên, còn sự xỉa xói vào đời sống ô tạp thì thường khi xuất hiện. Ở đấy, nếu đặt một góc nhìn văn chương và giới, ta dễ thấy câu chuyện đem lại cảm giác nam tính bị lấn lướt. Và văn chương trở thành món quà giải trí cho nữ giới, những cô nàng thích chen một chân vào lịch sử văn chương bằng việc trở thành nhân tình văn thi sĩ hay bà chủ sa-lông văn nghệ, như cảm nhận của Tuấn và Điệp trong tác phẩm.
Người đọc đã can dự vào việc sản tạo văn chương nghệ thuật, nơi mà ở đấy, sự phổ thông hóa việc thụ hưởng nghệ thuật của nữ giới đã thách thức truyền thống văn nghệ nam quyền. Sự cay nghiệt với phụ nữ tân thời, vì vậy, là một phản ứng kép, bởi sự bất lực của nam quyền khi truyền thống bị nữ giới lay chuyển, và còn bởi ý thức về sự phản trắc của những kẻ lay chuyển ấy ở một cấp độ cao hơn, khi nữ giới vừa thụ đắc nghệ thuật vừa dám thách thức lại người làm ra nghệ thuật ấy. Say mê sáng tạo cái hay cái đẹp trong văn chương nghệ thuật, văn thi sĩ đương thời đã nhào nặn nên một thế hệ người đọc mới thâu nhập sâu sắc ý vị văn chương trong khuôn khổ của ái tình (và) lãng mạn, để đến khi thế hệ ấy trưởng thành và can dự trở lại cội nguồn sáng tạo, họ mới “vỡ mộng”, ngậm ngùi hay phản ứng gay gắt về một sự đã rồi. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, bằng việc cường điệu sự bất hài hòa trong tình yêu trai gái đương thời, cho ta thấy rõ sự quy chiếu của phương diện giới trong các nhìn nhận về đời sống. Tự sự về giới trong Nguyễn Bính vì vậy mà phức tạp và thiếu mạch lạc hơn so với Phạm Duy, dù mối quan hệ giữa văn chương và tình ái của họ có nhiều điểm tương đồng. Tự sự của Nguyễn Bính chất vấn nhiều hơn về bản thân và về đời sống, một đời sống với rất nhiều biến đổi của những con người chẳng thể thấu đạt lẽ biến đổi ấy. Có thể do khoảng cách thời gian để chiêm nghiệm về các sự kiện giữa Phạm Duy và Nguyễn Bính khác nhau, và nhiều lý do khác nữa. Song có một điểm quan trọng hơn, những trải nghiệm mà Nguyễn Bính và các văn thi sĩ cùng thế hệ chia sẻ là những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, trong cả hiện thực đời sống và hiện thực nghệ thuật, ngay tức khắc dội vào tâm trí văn thi sĩ. Vì vậy mới có hoang mang, cực đoan và phân hóa thành các khuynh hướng thẩm mỹ khác nhau trong văn chương nghệ thuật không lâu sau khi cảm quan thế giới hình thành cùng sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Một vi lịch sử về văn chương nghệ thuật
Tự nhận mình là “người điên” của đô thị giao thời, tác phẩm có tính tự truyện này cho chúng ta thấy rõ hơn tại sao văn thơ Nguyễn Bính lại là sự khước từ thế giới hiện đại xô bồ ấy để trở về với làng quê yên bình. Song đó là một sự từ khước mang đậm màu sắc giới: ở phía này thi sĩ khẩn khoản “xin em em hãy giữ nguyên quê mùa”, và ở phía khác thi sĩ khát khao “tôi đi tìm giữa kinh thành”. Nguyễn Bính trong văn chương là con người nhập cuộc, hiện thân thành những xê dịch không dứt. Đó là sự dịch chuyển vị thế người nam từ truyền thống sang hiện đại. Song là một nỗ lực thích ứng không đầy đủ, khi chưa cảm thông cũng với sự dịch chuyển ấy của người nữ. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội thậm xưng mối quan hệ bất tương thích này, không chỉ như câu chuyện của riêng Nguyễn Bính, mà chủ yếu là câu chuyện của thời đại. Nếu đọc văn chương không chỉ như là sự thụ cảm nghệ thuật, với ý thức tra vấn, nhìn nhận văn chương như một dữ kiện văn hóa, thì sự trở lại/đọc lại Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội là hữu ích, như một bổ khuyết cần thiết để lấp dần các khoảng trống văn học sử, và như một cách đọc vi lịch sử về văn chương nghệ thuật.
1 Về vấn đề này, xem thêm Lại Nguyên Ân: “Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)”, trong Mênh mông chật chội. Nxb. Tri thức, H., 2009
2 Tao Đàn & Nxb. Văn học, 2016.
3 Xem John C. Schafer: Đọc Phạm Duy và Lê Vân: tư duy về nam và nữ giới (Cao Thị Như Quỳnh, Nguyễn Trương Quý dịch). Tu thư Đại học Hoa Sen & Nxb. Hồng Đức, H., 2015.
Từ khi quan niệm về con người cá nhân phương Tây theo văn học lãng mạn mà truyền nhập vào Việt Nam, thật bất ngờ, nó đã gặp chủ nghĩa trọng nam để dệt nên những huyền thoại về tình luyến ái trong văn học nghệ thuật. Như John C. Schafer đã tìm thấy trong hồi ký của Phạm Duy3, bằng việc kể lại tường tận các người tình của mình, người nhạc sĩ đa tài, đa tình góp công sức đáng kể vào sự phổ biến của tân nhạc này đã coi các cuộc phiêu lưu tình ái là cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Schafer cho rằng nền văn hóa phụ hệ Việt Nam đã ban cho Phạm Duy tất cả những đặc quyền để tự sự của ông trở thành một lăng kính phóng đại về những nét nam tính rất cổ điển của người đàn ông Việt Nam. Nguyễn Bính cũng không kém đa tình, và cũng không kém nổi tiếng, khi thơ ông rất được phổ biến. Thơ ông chia sẻ đáng kể tâm trạng của số đông, dù cũng như Phạm Duy, thơ ấy được lấy cảm hứng từ những mối tình riêng. Điều khác biệt có chăng ở chỗ, Phạm Duy thì hanh thông trên đường tình ái, còn Nguyễn Bính thì ngược lại, dù biểu hiện trên phương diện văn chương nghệ thuật của cả hai đều giống nhau trong cách khai thác triệt để vẻ u sầu của các mối tình ấy. Chúng ta có thể loáng thoáng thấy một cô Oanh trong Tâm hồn tôi (1937), một cô Hồng Hương trong Hương cố nhân (1941), một cô Tú Uyên nào đó trong Người con gái ở lầu hoa (1942), rồi chị Trúc, em Dung, Tú Ngọc,... trong nhiều thơ khác; tức một tự sự về giới khá rõ nét xét theo quan điểm của Schafer về những biểu hiện nam tính trong thơ Nguyễn Bính, trong cách thức nhà thơ khai thác và sử dụng hình ảnh người phụ nữ trong các biểu hiện yêu đương.
Nhưng trong văn xuôi thì không thế, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội đem đến một góc nhìn khác, một câu chuyện khác về thái độ nam giới trong quan niệm về luyến ái đương thời. Không còn là một tình yêu dễ dàng chấp thuận, việc lựa chọn tình yêu kiểu này chứ không phải kiểu kia, một mặt muốn tôn cao vị thế của nam giới, nhưng mặt khác cũng xác nhận sự bất lực của họ khi Âu hóa đã phá vỡ vị thế nhỏ phụ của người nữ, dẫu chỉ cuốn họ đi trong khát vọng được sổ lồng tung cánh chứ chưa cung cấp cho họ ý thức và cơ chế tạo lập sự bình quyền. Chống lễ giáo, cải cách trang phục, thưởng thức văn chương, đòi hỏi tự do luyến ái, khai phóng tính dục và cả thực thi cái chết,... đối diện với nữ giới là cả một vấn đề quan thiết của quá trình hiện đại hóa. Từ nghị luận đến sáng tạo văn chương, vấn đề phụ nữ, những văn bản văn hóa đan dệt bởi ý thức thường trực về vấn đề ấy, đã xây dựng được mạng lưới nền tảng của nó trong các thực hành văn chương nghệ thuật.
Hư cấu, tự thuật và những di chỉ ký ức
Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, cũng như Ngậm miệng, mang nhiều dấu ấn của tự truyện, một tự truyện đắt khách khi chao chát về tình yêu và lẽ sống. Tác phẩm không đặc sắc về văn phong, không chú tâm vào câu chuyện được kể, mà chủ yếu bộc lộ thái độ của nhân vật chính: hai người bạn thân là Điệp và Tuấn. Nguyễn Bính thường nhận mình là bướm, “con bướm vàng tuyền đậu Thám hoa”, nhân vật Điệp ở đây có nhiều điểm tương đồng với ông. Còn Tuấn thì rút từ tên của Thâm Tâm - Nguyễn Tuấn Trình, như cái cách đặt tên hai người bạn văn khác, thi sĩ Trần là Trần Huyền Trân, và thi sĩ Quang là Phạm Quang Hòa của bút nhóm Bắc Hà, theo lời Tô Hoài xác nhận với Vương Trí Nhàn.
Câu chuyện bắt đầu bằng một Chủ nhật dạo chơi của hai người bạn từ hai đầu Hà Nội nay về cùng ở trên gác trọ Hàng Dầu chỉ bởi họ chia sẻ với nhau nỗi thống khổ của kẻ thèm yêu nhưng thất tình vì không tìm được người con gái nào ưng ý, tình yêu nào sâu sắc, đẹp đẽ, trọn vẹn. Với Điệp, đó là sự thất hứa của một nữ sĩ trên sông Thương chỉ vì chàng nghèo, không biện đủ sính lễ cưới xin theo thách cưới của bên nhà gái. Với Tuấn, đó là mối tình bất thành với người con gái yêu hoa ti-gôn. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội ở khởi điểm như thế, trong cách Điệp trêu Tuấn về bó hoa ti-gôn mà một cô bán hàng mời họ mua trong lúc xuống phố, tưởng chừng là một tác phẩm tiếp vào mạch vụ án văn chương u uẩn và kì bí, khởi đi từ truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu, qua thơ T.T.KH., đến câu chuyện về người tình ngây thơ tên Khanh của Thâm Tâm, để thành câu chuyện văn chương sôi nổi suốt một thời. Nhưng không, câu chuyện rẽ ngoặt sang ngả khác, để chỉ bỏ lửng cho người đọc một chỉ dấu trên hành trình giải mã thơ về loài hoa tim vỡ, khi Điệp và Tuấn mang hoa đến viếng mộ một trinh nữ chết trẻ ở nghĩa trang dưới mạn Bạch Mai...
Tự sự về lãng mạn và giới
Văn chương lãng mạn gieo vào lòng người ta cái ham muốn có được một thứ ái tình hoàn toàn, trong trẻo, thanh khiết, không tì vết. Khi có được ái tình như thế, người ta không chỉ có cảm hứng để sáng tạo, mà còn có thể sống tốt lên. “Nếu không có một buổi sáng Chủ nhật đẹp giời, Tuấn và Điệp ngẫu nhiên vớ được một linh hồn để tìm ra lẽ sống, để không đi với trụy lạc nữa thì thật là oan uổng cho hai cuộc đời. Từ ngày được tấm linh hồn ấy, hai chàng không nghĩ đến chơi bời nhảm nhí nữa. Hai chàng đã sống rất hiền lành chăm chỉ để mà yêu.” Vậy mà tấm chân tình ấy đã vụn vỡ, bởi chẳng còn tấm tình trinh bạch nào cho hai chàng tôn thờ. Lời văn trong tác phẩm chân thành nhưng thấm đẫm ý vị chua cay. Tiếng cười tự trào không được cất lên, còn sự xỉa xói vào đời sống ô tạp thì thường khi xuất hiện. Ở đấy, nếu đặt một góc nhìn văn chương và giới, ta dễ thấy câu chuyện đem lại cảm giác nam tính bị lấn lướt. Và văn chương trở thành món quà giải trí cho nữ giới, những cô nàng thích chen một chân vào lịch sử văn chương bằng việc trở thành nhân tình văn thi sĩ hay bà chủ sa-lông văn nghệ, như cảm nhận của Tuấn và Điệp trong tác phẩm.
Người đọc đã can dự vào việc sản tạo văn chương nghệ thuật, nơi mà ở đấy, sự phổ thông hóa việc thụ hưởng nghệ thuật của nữ giới đã thách thức truyền thống văn nghệ nam quyền. Sự cay nghiệt với phụ nữ tân thời, vì vậy, là một phản ứng kép, bởi sự bất lực của nam quyền khi truyền thống bị nữ giới lay chuyển, và còn bởi ý thức về sự phản trắc của những kẻ lay chuyển ấy ở một cấp độ cao hơn, khi nữ giới vừa thụ đắc nghệ thuật vừa dám thách thức lại người làm ra nghệ thuật ấy. Say mê sáng tạo cái hay cái đẹp trong văn chương nghệ thuật, văn thi sĩ đương thời đã nhào nặn nên một thế hệ người đọc mới thâu nhập sâu sắc ý vị văn chương trong khuôn khổ của ái tình (và) lãng mạn, để đến khi thế hệ ấy trưởng thành và can dự trở lại cội nguồn sáng tạo, họ mới “vỡ mộng”, ngậm ngùi hay phản ứng gay gắt về một sự đã rồi. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, bằng việc cường điệu sự bất hài hòa trong tình yêu trai gái đương thời, cho ta thấy rõ sự quy chiếu của phương diện giới trong các nhìn nhận về đời sống. Tự sự về giới trong Nguyễn Bính vì vậy mà phức tạp và thiếu mạch lạc hơn so với Phạm Duy, dù mối quan hệ giữa văn chương và tình ái của họ có nhiều điểm tương đồng. Tự sự của Nguyễn Bính chất vấn nhiều hơn về bản thân và về đời sống, một đời sống với rất nhiều biến đổi của những con người chẳng thể thấu đạt lẽ biến đổi ấy. Có thể do khoảng cách thời gian để chiêm nghiệm về các sự kiện giữa Phạm Duy và Nguyễn Bính khác nhau, và nhiều lý do khác nữa. Song có một điểm quan trọng hơn, những trải nghiệm mà Nguyễn Bính và các văn thi sĩ cùng thế hệ chia sẻ là những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, trong cả hiện thực đời sống và hiện thực nghệ thuật, ngay tức khắc dội vào tâm trí văn thi sĩ. Vì vậy mới có hoang mang, cực đoan và phân hóa thành các khuynh hướng thẩm mỹ khác nhau trong văn chương nghệ thuật không lâu sau khi cảm quan thế giới hình thành cùng sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Một vi lịch sử về văn chương nghệ thuật
Tự nhận mình là “người điên” của đô thị giao thời, tác phẩm có tính tự truyện này cho chúng ta thấy rõ hơn tại sao văn thơ Nguyễn Bính lại là sự khước từ thế giới hiện đại xô bồ ấy để trở về với làng quê yên bình. Song đó là một sự từ khước mang đậm màu sắc giới: ở phía này thi sĩ khẩn khoản “xin em em hãy giữ nguyên quê mùa”, và ở phía khác thi sĩ khát khao “tôi đi tìm giữa kinh thành”. Nguyễn Bính trong văn chương là con người nhập cuộc, hiện thân thành những xê dịch không dứt. Đó là sự dịch chuyển vị thế người nam từ truyền thống sang hiện đại. Song là một nỗ lực thích ứng không đầy đủ, khi chưa cảm thông cũng với sự dịch chuyển ấy của người nữ. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội thậm xưng mối quan hệ bất tương thích này, không chỉ như câu chuyện của riêng Nguyễn Bính, mà chủ yếu là câu chuyện của thời đại. Nếu đọc văn chương không chỉ như là sự thụ cảm nghệ thuật, với ý thức tra vấn, nhìn nhận văn chương như một dữ kiện văn hóa, thì sự trở lại/đọc lại Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội là hữu ích, như một bổ khuyết cần thiết để lấp dần các khoảng trống văn học sử, và như một cách đọc vi lịch sử về văn chương nghệ thuật.
1 Về vấn đề này, xem thêm Lại Nguyên Ân: “Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)”, trong Mênh mông chật chội. Nxb. Tri thức, H., 2009
2 Tao Đàn & Nxb. Văn học, 2016.
3 Xem John C. Schafer: Đọc Phạm Duy và Lê Vân: tư duy về nam và nữ giới (Cao Thị Như Quỳnh, Nguyễn Trương Quý dịch). Tu thư Đại học Hoa Sen & Nxb. Hồng Đức, H., 2015.
Đoàn Ánh Dương
Nguồn: Tia Sáng
eva flight
Trả lờiXóatìm vé máy bay đi mỹ
korean air vietnam
vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch