Đây nguồn cảm hứng của thi ca
Vẻ đẹp hoành tráng và ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn của
công trình cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, trong đó nổi bật là cầu Thị Nại- cây
cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay là nguồn cảm hứng mới mẻ để các nhà
thơ, nhạc sĩ Bình Định viết lên những bài ca. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, tuy
mỗi tác giả có cách cảm nhận riêng, cách diễn tả riêng, nhưng giai điệu trong
các bài hát của họ đều có chung âm hưởng về một niềm vui, một nỗi tự hào.
Trong tác phẩm Vầng trăng Thị Nại, nhạc sĩ Thế Tuyên đã
lấy sự lung linh kỳ ảo của ánh trăng trên biển để làm nổi bật hơn vẻ đẹp hùng
vĩ của cây cầu vượt đầm Thị Nại. Giai điệu của bài hát vừa mượt mà trữ tình, vừa
phảng phất âm hưởng của ca trù, như một cuộc trò chuyện giữa người với trăng về
những đổi thay trên quê hương: “Trăng ơi trăng! cuộc sống nay đã khác xưa
rồi. Nhà máy mọc lên ánh điện sáng ngời. Xôn xao biển trời hòa nhịp sống mới.
Theo trăng qua cầu thăm đô thị mới. Phương Mai - Nhơn Hội rộn ràng niềm vui”. Cũng
nói về những đổi thay của cuộc sống từ công trình cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội,
bài hát Nối nhịp bờ vui của nhạc sĩ Phạm Hữu Thuần mang một giai điệu
êm đềm tha thiết, lại có chút gì đó như reo vui: “Công trường giờ đây câu
hò vang vọng. Em bé reo mừng quê hương mình đã nối nhịp bờ vui…”. Hay
nhưnhạc sĩ Chu Sĩ Phước muốn nói trong bài hát Cây cầu ước mơ. Bài hát có
giai điệu thật nhẹ nhàng: “Niềm mơ ước bấy lâu cho quê tôi có một cây cầu.
Cây cầu ấy bắc qua đầm Thị Nại như cánh tay vươn dài, vươn mãi nối Quy Nhơn với
bán đảo Phương Mai”. Với giai điệu đậm đà chất dân ca Nam Trung bộ, bài
hát Nhơn Hội nhịp cầu tương lai của nhạc sĩ Nguyễn Gia Thiện đã thể
hiện được niềm tự hào của người Bình Định trước “cây cầu thế kỷ” của quê hương
mình: “Về đây với quê hương tôi. Có cây cầu mơ ước trên biển xanh quê hương
tôi. Gió cất ngàn lời ca. Nghe thiết tha với tình người, mênh mang tình đời.
Nhơn Hội cầu quê tôi. Nhơn Hội cầu tương lai…”. Nhạc sĩ Gia Thiện tâm sự:
“Thông qua bài hát tôi muốn ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa to lớn của cây cầu vượt đầm
Thị Nại. Đối với tôi, nó không chỉ là cây cầu giao thông đơn thuần mà còn là
cây cầu tượng trưng cho sự sống, cho tình yêu và cho tương lai…”.
Nhưng có lẽ chiếm được nhiều cảm tình của người nghe nhất đó
chính là bàiHát từ bán đảo Phương Mai của nhạc sĩ Vũ Trung, với sự thể hiện
rất thành công của ca sĩ Châu Quốc Cường (bấm vào để nghe
bài hát). Bài hát này được Vũ Trung phổ nhạc từ bài Thơ viết trên đầm Thị Nại
của nhà thơ Hải Như (một nhà thơ lão thành người gốc Hải Phòng, hiện đang sống
tại TP. Hồ Chí Minh, nổi tiếng với những bài thơ viết về Bác Hồ). Giai điệu dịu
êm của những câu hát với ca từ vừa mượt mà, vừa mang tính hình tượng cao: “Sáng
xuân nay trên quê hương người anh hùng áo vải. Vượt đầm Thị Nại mênh mông biếc
xanh… Trên đầm Thị Nại sừng sững một kỳ đài. Bán đảo Phương Mai như một nàng
trinh nữ. Bán đảo Phương Mai gối biển thức dậy rồi…”. Lời bài hát vừa gợi
nhớ truyền thống, vừa thể hiện niềm tự hào khi hiện thực hóa giấc mơ của cha
ông: “Giấc mơ Quang Trung, giấc mơ Đào Tấn, giấc mơ cha ông xưa, ta đang
kéo lại gần…”.
Có thể nói công trình cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội, trong đó nổi
bật là cầu vượt đầm Thị Nại nay được mang tên là cầu Thị Nại là nguồn cảm hứng
sôi động, thiết tha của nhiều nhạc sĩ tại Bình Định cũng như trong cả nước khi
bước chân qua cây cầu thế kỷ của quê hương Bình Định này. Và không chỉ có chừng
ấy những bài ca mà từ hôm nay, ngày mai, từ cây cầu đẹp-thơ này sẽ là đề tài
phong phú của Thi ca - Nhạc họa của nhiều văn nghệ sĩ một lần đặt chân đến Quy
Nhơn - Bình Định.
hãng bay eva
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
mua ve may bay hang korean air
cách mua vé máy bay đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich