Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Những giắc mơ nổi tiếng

Những giắc mơ nổi tiếng
Bí ẩn về điềm báo trong giấc mơ
Vì sao báo mộng lại có thể vượt trước được cả không gian, thời gian? Cho đến nay, vẫn chưa có được lời giải thích hợp lý.
Ngày 29/8/1893 tại Mỹ, phóng viên Samson của tờ báo “Hoàn Cầu” kết thúc công việc, nằm nghỉ trên sofa rồi ngủ luôn. 7 giờ sau tỉnh dậy, anh vẫn nhớ rõ mồn một những gì xảy ra trong giấc mơ. Anh ngồi ngay vào bàn làm việc và ghi lại tất cả: núi lửa Krakatoa phun mạnh ở gần đảo Java, dung nham và đá bùn cuốn một đám người ra biển… Samson viết xong, tiện tay ghi luôn 2 chữ “quan trọng” rồi ra về.
Hôm sau tổng biên tập đến thấy trên bàn làm việc của Samson có một bài viết, cho rằng anh đã nhận được tin tối qua, lập tức đăng ngay vào mục “tin khẩn”. Mấy chục tờ báo cũng đăng theo. Vì là tin thất thiệt nên dư luận phản đối gay gắt và Samson bị mất việc.
Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau đó, núi lửa Krakatoa quả nhiên hoạt động rất mạnh. Rất nhiều người thiệt mạng trong lần phun trào này. Giấc mơ đáng sợ của Samson trở thành hiện thực. Chuyện ngẫu nhiên như vậy đến nay vẫn không có lời giải thích thoả đáng.
Trên thế giới, những chuyện báo mộng như vậy cũng không ít. Tổng thống Mỹ Kennedy nằm mơ thấy mình bị ám sát. Quả nhiên ông ra đã bị sát hại vào ngày 22/11/1963.
Ngày 3/3/1974, ở ngoại ô Paris, một máy bay DC-10 của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ bị nạn. 346 người thiệt mạng. Trước khi xảy ra sự việc này, một nữ công dân Mỹ, Robins, đã biết trước sự việc. Ngày 16/2, bà ta nằm mơ thấy chuyện đó và đã báo trước “Máy bay DC-10 đến London sẽ gặp nạn vào tháng 3 hoặc tháng 5, mấy trăm người chết, không ai thoát”.
Ngày 24/2, bà ta lại nằm mơ thấy rõ ràng sự việc: máy bay từ Paris đi London… tai nạn xảy ra trong rừng… một tuần nữa xảy ra. Lời dự báo của Robins được ghi âm và cục điều tra Liên bang gửi đến trực ban hàng không. Đáng tiếc là người ta đã không có biện pháp đề phòng nên tai nạn vẫn xảy ra.
Ngược lại, có nhiều điều báo mộng đã giúp kịp thời thay đổi kế hoạch nên giảm được tổn thất và thương vong. Thí dụ như một giám đốc bệnh viện đã nằm mơ thấy sau năm 1972 sẽ có máy bay rơi xuống bên cạnh bệnh viện của ông. Ông đã áp dụng các biện pháp đề phòng. Ngày 7/2/1973, quả nhiên một máy bay chiến đấu phản lực đã rơi ngay cạnh phòng làm việc của ông. Vì đã có các biện pháp cấp cứu kịp thời nên giảm hẳn số thương vong.
Khoa học hiện đại đang đi sâu nghiên cứu giấc mộng, đã phát hiện được những chức năng liên tưởng, cấu tứ, gợi ý và sáng tạo của nó. Một số nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về khả năng truyền cảm thông tin, những nghiên cứu về mặt này sẽ có khả năng giải thích được hiện tượng gợi ý. Nhưng để giải thích hiện tượng báo mộng vẫn còn thiếu sức thuyết phục. Vì sao báo mộng lại có thể vượt trước được cả không gian, thời gian? Cho đến nay, vẫn chưa có được lời giải thích hợp lý.
Ba giấc mơ của Phạm Trọng Yên
Phạm Trọng Yêm, tiếng Trung: 范仲淹, (989 - 1052), tự Hy Văn, thụy Văn Chánh, là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục thời Bắc Tống. Ông là người huyện Ngô, Tô Châu (nay thuộc Tô Châu, Giang Tô.)
Phạm Trọng Yêm khi làm quan ở châu Khánh, ông đã lập một tấm bia cho một vị quan phủ đã quá cố. Vì nội dung trên tấm bia có liên quan đến một số chuyện riêng tư của vị quan phủ này, nên rất nhiều người đã khuyên ông không nên viết ra. Phạm Trọng Yêm kiên quyết không nghe theo. Thế là, mấy đêm liền sau đó, Phạm Trọng Yêm đã có ba giấc mơ kỳ lạ.
Giấc mơ thứ nhất: ông mơ thấy vị quan phủ đã chết đến cầu xin ông thay đổi những gì đã viết trên bia đá; nhưng Phạm Trọng Yêm vẫn không chịu viết lại. Vị quan phủ này nói: "nếu ông không viết lại bài minh, ta sẽ lấy mạng con trai trưởng của ông." Phạm Trọng Yêm vẫn lạnh lùng nói: "Chết và sống là chuyện không thể cưỡng cầu, ông cứ làm thử xem." Mấy ngày sau, quả nhiên, con trai trưởng của Phạm Trọng Yêm bị chết.
Giấc mơ thứ hai: mấy ngày sau đó, Phạm Trọng Yêm lại nằm mơ thấy vị quan phủ này đến, bộ dạng rất hùng hổ, nói rằng: "Nếu ngươi không chịu vết lại bài minh thì ta hại chết đứa con trai thứ hai của ngươi." Phạm Trọng Yêm vẫn không nghe. Mấy ngày sau, quả nhiên đứa con trai thứ hai của ông bị bệnh nặng. Mọi người biết chuyện đều khuyên ông nên viết lại bài minh, nhưng Phạm Trọng Yên vẫn kiên quyết không làm theo.
Mấy ngày sau, Phạm Trọng Yêm lại có giấc mơ thứ ba: ông mơ thấy vị quan phủ này đến gặp ông. Người này hết lời ca ngợi phẩm đức của ông và mục đích cuối cùng cũng vẫn chỉ là cầu xin ông viết lại bài minh. Người này còn nói: "Con trai trưởng của ông vốn là đã sắp chết, tôi không thể nào cứu mạng được nó; lần này nếu ông viết lại bài minh cho tôi thì tôi sẽ phù hộ cho người con thứ hai của ông được bình an." Phạm Trọng Yêm vẫn chắc như đinh đóng cột: "Một chữ cũng không sửa!" 
Từ đó về sau, vị quan phủ đã chết này không còn xuất hiện trong giấc mơ của Phạm Trọng Yêm nữa.
Giấc mơ cứu mạng của Hitler
Adolf Hitler kể lại, khi còn là một hạ sĩ trong một đơn vị bộ binh đóng tại Bavière (Pháp), một đêm, vào năm 1917, đang ngủ trong hầm trú ẩn, Hitler chợt mơ thấy mình bị chôn vùi dưới một đống sắt đá nóng hầm hập, máu chảy nhễ nhại, tức ngực, khó thở khiến cho Hitler bừng tỉnh.
Bàng hoàng, Hitler ra khỏi hầm, vừa lững thững đi quanh, vừa bận tâm về cơn ác mộng mới gặp. Đột nhiên, tiếng đạn pháo rít, nổ dữ dội trùm lên trận địa. Hitler tìm chỗ ẩn nấp và khi dứt tiếng súng, quay về chỗ cũ, căn hầm trú ẩn nơi Hitler vừa rời bỏ, đang còn nhiều lính Đức say giấc, đã bị trúng đạn pháo tan tành. Tất cả chỉ còn là đống sắt đá hỗn độn, chôn vùi khá nhiều đồng đội.
May mắn thoát chết nhờ giấc mơ đối với Hitler nhưng đó lại là thảm họa đối với loài người, vì Hitler sau này trở thành Quốc trưởng nước Đức, với tham vọng bá chủ toàn cầu, đã gây nên cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II (1939 - 1945) làm chết nhiều triệu người.
Giấc mơ của nhà bác học Nga M.V.Lomonosov
Nhà bác học Nga M.V.Lomonosov (1711 - 1765) kể lại: một đêm, ông nằm mơ thấy mình bị đắm tàu, trôi dạt vào một hòn đảo nhỏ, không có người, ở trên biển Bắc Băng Dương, cùng với bố mình.
Tỉnh dậy, ông lo lắng và nhắn về quê, hỏi thăm tin tức gia đình. Được tin bố ông đã cùng với một số ngư dân trong làng đi đánh cá ở xa, đã 4 tháng trôi qua, chưa có tin tức gì. Dựa theo trí nhớ trong giấc mơ về vị trí hòn đảo, ông dặn mọi người thân đi tìm giúp. Quả nhiên, sau này, họ đã phát hiện xác cha ông trên một hòn đảo.
Giấc mơ thấy con vẹt của Võ Tắc Thiên
Sau khi Võ Tắc Thiên đăng cơ, bà đã luôn băn khoăn trong vấn đề xác ập ai làm hoàng thái tử (họ Võ vẫn là hậu duệ của họ Lý). Tể tướng Địch Nhân Kiệt khuyên bà nên cho hậu duệ của họ Lý làm người kế tục: "cô cháu và mẹ con, ai gần gũi hơn? Nếu bệ hạ lập con thì sau khi thiên thu vạn đế, có thể được con thờ cúng, phụng tế. Nếu lập cháu, thì bệ hạ đã từng nghe ai nói cháu lập miếu thờ cô chưa? Nếu lập cháu thì chỉ sợ lăng tẩm của tiên đế cũng sẽ điêu tàn."
Một hôm Võ Tắc Thiên, lúc này đã 74 tuổi, nói với Địch Nhân Kiệt rằng: "Đêm qua, ta mơ thấy một con vẹt, hai cánh của nó bị gãy, ngươi xem đó là điềm báo gì?"
Địch Nhân Kiệt lập tức vin vào giấc mơ để tác động Võ Tắc Thiên, ông giải thích rằng: "chim vẹt (anh vũ), tức là bệ hạ; hai cánh tức là hai con của bệ hạ. Nếu bệ hạ dùng hai vị điện hạ này, thì hai cánh chẳng phải sẽ liền lại sao?"
Võ Tắc Thiên, vốn đang lo lắng về vấn đề xác lập người thừa kế, nghe Địch Nhân Kiệt nói vậy bèn loại ngay ý nghĩ sẽ lập cháu lên làm thái tử. Võ Tắc Thiên bèn chiêu hồi người con thứ ba là Lý Hiển, và người con thứ tư là Lý Đán trở về. Lý Đán tự cảm thấy mình không bằng anh, nên Lý Hiển được lập làm Hoàng thái tử.
Theo http://www.pupuneko.net/

1 nhận xét:

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...