Hành trình âm nhạc của Phạm Duy
qua tác phẩm “Vang vọng một
thời”
“Vang vọng một thời” là cuốn sách kể về hành trình âm nhạc của
cố nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy. Qua tác phẩm này, người yêu nhạc sẽ có thêm những
hiểu biết về ông cũng như quá trình ông sáng tác các tác phẩm của mình.
“Vang vọng một thời” được Nhà xuất bản Hồng Đức và công ty Văn hóa Phương Nam in và phát hành. Cuốn sách đăng 47 bản phổ các bài nhạc của Phạm Duy, nhưng không chỉ có vậy bên cạnh những bản phổ còn có thông tin chi tiết liên quan đến ca khúc như: ca khúc được sáng tác năm nào, tại đâu, hoàn cảnh nào và cả những lời phê bình về tác phẩm…
Được biết, bản thảo cuốn sách này được nhạc sĩ Phạm Duy hoàn thành không lâu trước khi ông qua đời. Ông đã chọn 47 bài hát mà ông yêu thích nhất trong số hàng trăm ca khúc mà ông sáng tác để viết và giới thiệu với độc giả về hành trình ra đời của những tác phẩm đó. Mỗi bài hát là một câu chuyện, một tâm sự và cả những nguồn cảm hứng cũng như những cơ duyên để ông có thể hoàn thành tác phẩm.
Là một nhạc sĩ tài ba, trong kho tàng đồ sộ của mình, có không ít tác phẩm do ông sáng tác, cũng không ít tác phẩm ông phổ từ thơ. Tài phổ thơ thành nhạc của Phạm Duy đã đóng góp không nhỏ trong việc đưa hàng loạt các sáng tác của những thi sĩ tài danh như: Hữu Loan, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Bính…trở thành các tác phẩm bất hủ. Những nhạc phẩm Cô hái mơ, Đây thôn Vĩ Dạ, Tây Tiến, Áo anh sứt chỉ đường tà, Đà Lạt trăng mờ… trải qua bao năm tháng đến nay vẫn là những tác phẩm được yêu thích của nhiều thế hệ.
Kể câu chuyện khi phổ nhạc cho bài thơ Ngậm ngùi của nhà thơ Huy Cận, Phạm Duy chia sẻ: Năm 1961, khi đó đất nước đang trong tình trạng lâm nguy, chia thành hai miền đối nghịch. Ông đã mong muốn được trả lại “giấc mộng bình thường” cũng như bao người con Việt Nam khác vào thời điểm đó. Cách lý giải, lời tâm sự của ông đã giúp công chúng ngày hôm nay hiểu thêm về ý nghĩa bài hát cũng như những vần thơ êm ả của thi sĩ Huy Cận.
“…Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ…
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?...” Huy Cận
“Vang vọng một thời” được Nhà xuất bản Hồng Đức và công ty Văn hóa Phương Nam in và phát hành. Cuốn sách đăng 47 bản phổ các bài nhạc của Phạm Duy, nhưng không chỉ có vậy bên cạnh những bản phổ còn có thông tin chi tiết liên quan đến ca khúc như: ca khúc được sáng tác năm nào, tại đâu, hoàn cảnh nào và cả những lời phê bình về tác phẩm…
Được biết, bản thảo cuốn sách này được nhạc sĩ Phạm Duy hoàn thành không lâu trước khi ông qua đời. Ông đã chọn 47 bài hát mà ông yêu thích nhất trong số hàng trăm ca khúc mà ông sáng tác để viết và giới thiệu với độc giả về hành trình ra đời của những tác phẩm đó. Mỗi bài hát là một câu chuyện, một tâm sự và cả những nguồn cảm hứng cũng như những cơ duyên để ông có thể hoàn thành tác phẩm.
Là một nhạc sĩ tài ba, trong kho tàng đồ sộ của mình, có không ít tác phẩm do ông sáng tác, cũng không ít tác phẩm ông phổ từ thơ. Tài phổ thơ thành nhạc của Phạm Duy đã đóng góp không nhỏ trong việc đưa hàng loạt các sáng tác của những thi sĩ tài danh như: Hữu Loan, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Bính…trở thành các tác phẩm bất hủ. Những nhạc phẩm Cô hái mơ, Đây thôn Vĩ Dạ, Tây Tiến, Áo anh sứt chỉ đường tà, Đà Lạt trăng mờ… trải qua bao năm tháng đến nay vẫn là những tác phẩm được yêu thích của nhiều thế hệ.
Kể câu chuyện khi phổ nhạc cho bài thơ Ngậm ngùi của nhà thơ Huy Cận, Phạm Duy chia sẻ: Năm 1961, khi đó đất nước đang trong tình trạng lâm nguy, chia thành hai miền đối nghịch. Ông đã mong muốn được trả lại “giấc mộng bình thường” cũng như bao người con Việt Nam khác vào thời điểm đó. Cách lý giải, lời tâm sự của ông đã giúp công chúng ngày hôm nay hiểu thêm về ý nghĩa bài hát cũng như những vần thơ êm ả của thi sĩ Huy Cận.
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ…
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?...” Huy Cận
Phạm Duy có tài phổ thơ, ông cũng đã góp phần không nhỏ đưa
những tác phẩm của các thi sĩ tài hoa trở thành bất hủ..
|
Tác phẩm nối tiếng Bà mẹ Gio Linh được nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ về hoàn cảnh ra
đời: “ Năm 1948, từ Quảng Bình, tôi tới làng Gio Linh ở Quảng Trị. Gặp một bà mẹ
có người con đi dân quân bị giặc bắt và bị giặc chặt đầu treo giữa chợ. Không
ai dám lấy cái đầu anh dân quân xuống để đem đi chôn. Bà mẹ lẳng lặng lấy đầu
con, bỏ vào khăn gói mang về. Tôi kể câu chuyện đó qua một bài dân ca với kết
luận: khi hy sinh người con độc nhất cho kháng chiến, bà sẽ có hàng trăm người
con nuôi là những người đi bộ đội".
Từ những sự việc mắt thấy, tai nghe Phạm Duy đã sáng tác bài hát với những ca từ đầy ám ảnh về những đau thương, mất mát của mẹ, ông cũng bày tỏ nỗi thấu cảm về sự căm phẫn giặc thù của mẹ khi mẹ nuốt nước mắt vào trong để tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến cho đất nước; "Mẹ già cuốc đất trồng khoai. Nuôi con đánh giặc đêm ngày. Cho dù áo rách sờn vai. Cơm ăn bát vơi bát đầy... Mẹ già tưới nước trồng rau. Nghe tin xóm làng kêu gào. Quân thù đã bắt được con. Đem ra giữa chợ cắt đầu...".
Không chỉ có tác phẩm Bà mẹ Gio Linh, nhạc sĩ Phạm Duy còn sáng tác nhiều ca khúc khác đề cập đến thân phận người dân trong giai đoạn chiến tranh đầy sóng gió, vất vả và đau thương như: Em bé quê, Vợ chồng quê, Bà mẹ quê….
Ngoài những bản phổ và hoàn cảnh của từng tác phẩm, trong “Vang vọng một thời”, Phạm Duy còn đưa những bài phân tích, những nhận định cũng như đánh giá của giới văn nghệ sĩ, nhà phê bình về các sáng tác của ông. Điều này, giúp cho độc giả, những người yêu nhạc có cái nhìn đa chiều về âm nhạc của ông, Qua đây, độc giả cũng hiểu hơn về điều ông đã từng bộc bạch: “Cuộc đời tôi chỉ có ba điều quan trọng đó là Tình yêu, Sự đau khổ và Cái chết; tôi cũng đã thể hiện cả ba điều đó trong các ca khúc của mình”.
Từ những sự việc mắt thấy, tai nghe Phạm Duy đã sáng tác bài hát với những ca từ đầy ám ảnh về những đau thương, mất mát của mẹ, ông cũng bày tỏ nỗi thấu cảm về sự căm phẫn giặc thù của mẹ khi mẹ nuốt nước mắt vào trong để tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến cho đất nước; "Mẹ già cuốc đất trồng khoai. Nuôi con đánh giặc đêm ngày. Cho dù áo rách sờn vai. Cơm ăn bát vơi bát đầy... Mẹ già tưới nước trồng rau. Nghe tin xóm làng kêu gào. Quân thù đã bắt được con. Đem ra giữa chợ cắt đầu...".
Không chỉ có tác phẩm Bà mẹ Gio Linh, nhạc sĩ Phạm Duy còn sáng tác nhiều ca khúc khác đề cập đến thân phận người dân trong giai đoạn chiến tranh đầy sóng gió, vất vả và đau thương như: Em bé quê, Vợ chồng quê, Bà mẹ quê….
Ngoài những bản phổ và hoàn cảnh của từng tác phẩm, trong “Vang vọng một thời”, Phạm Duy còn đưa những bài phân tích, những nhận định cũng như đánh giá của giới văn nghệ sĩ, nhà phê bình về các sáng tác của ông. Điều này, giúp cho độc giả, những người yêu nhạc có cái nhìn đa chiều về âm nhạc của ông, Qua đây, độc giả cũng hiểu hơn về điều ông đã từng bộc bạch: “Cuộc đời tôi chỉ có ba điều quan trọng đó là Tình yêu, Sự đau khổ và Cái chết; tôi cũng đã thể hiện cả ba điều đó trong các ca khúc của mình”.
Lan Hương
Theo http://cinet.vn/
Phạm Duy kể về những ca khúc
“Vang vọng một thời”
Trong cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời
(NXB Hồng Đức và Công ty Sách Phương Nam ấn hành), cố nhạc sĩ Phạm Duy lần đầu
tâm sự về hoàn cảnh ra đời những ca khúc nổi tiếng của ông như Bà mẹ Gio Linh,
Đà Lạt trăng mờ, Nắng chiều rực rỡ, Ngậm ngùi, Kiếp nào có yêu nhau...
Bản thảo cuốn sách được chính Phạm
Duy hoàn thành không lâu trước khi ông qua đời. Ông đã chọn 47 bài hát
yêu thích nhất trong gia tài âm nhạc đồ sộ của mình để giới thiệu đến độc
giả về thông tin chi tiết quanh từng bài như bản nhạc soạn ra với cảm tưởng
nào, tại đâu, khi nào, cách thức phát hành và đã nhận được những bài viết phê
bình nào?... Chẳng hạn, với ca khúc Nắng chiều rực rỡ, ông viết: ““Vào lúc
gần hết một thế kỷ, nghĩa là gần hết đời mình, tôi vẫn thấy được cái khía cạnh
tươi đẹp của cuộc đời ngay cả buổi hoàng hôn… Thế kỷ này đầy bi kịch chỉ vì chất
chồng quá nhiều oan khiên mà chỉ có thể hóa giải bằng tình thương. Và tôi hát
vang lời tình yêu trong buổi hoàng hôn của thế kỷ, nguyện rằng những người yêu
nhau sẽ được gần gũi bền lâu”.
Phạm Duy thổ lộ: “Cuộc đời tôi chỉ có 3 điều quan trọng: Tình
yêu, sự khổ đau và cái chết, tôi đã thể hiện ra cả 3 vấn đề đó trong nhiều ca
khúc… Dù tôi hiện đang sống một cuộc đời phỉ nguyện, tôi đã có đầy đủ vinh
quang và tủi nhục, hạnh phúc và khổ đau… Coi như tôi đã sống tới tận cùng của
cuộc sống”.
Không chỉ đăng lại 47 bài hát của Phạm Duy, quyển sách còn có
những bài phân tích, nhận định, đánh giá về nhạc Phạm Duy để giúp độc giả hiểu
thêm những nét đặc sắc về các kỹ thuật nhạc lý mà ông đã áp dụng để tạo ra những
tuyệt phẩm.
K.Khánh
Theo http://nld.com.vn/
Vang vọng một thời
Theo http://nld.com.vn/
Vang vọng một thời
50 ca khúc nổi tiếng của Phạm Duy, được chính tác giả
chia sẻ, thổ lộ trong tập sách Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức).
Qua đó, người yêu nhạc biết thêm những thông tin chi tiết lý
thú như như bản nhạc đó được sáng tác với cảm hứng từ đâu, viết tại đâu, vào
năm nào, tự xuất bản hay ai phát hành, đã có những bài viết phê bình của những
ai? v.v…
Về hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh, ông kể:
“Năm 1948, từ Quảng Bình, tôi tới làng Gio Linh ở Quảng Trị. Gặp một bà mẹ có
người con đi dân quân bị giặc bắt và bị giặc chặt đầu treo giữa chợ. Không ai
dám lấy cái đầu anh dân quân xuống để đem đi chôn. Bà mẹ lẳng lặng lấy đầu con,
bỏ vào khăn gói mang về. Tôi kể câu chuyện đó qua một bài dân ca với kết luận:
khi hy sinh người con độc nhất cho kháng chiến, bà sẽ có hàng trăm người con
nuôi là những người đi bộ đội”. Phạm Duy khẳng định: “Bài này nói tới bi hùng
chứ không phải nói tới bi lụy”.
Với ca khúc Nắng chiều rực rỡ, Phạm Duy tâm sự:
“Vào lúc gần hết một thế kỷ, nghĩa là gấn hết đời mình, tôi vẫn thấy được cái
khía cạnh tươi đẹp của cuộc đời ngay cả buổi hoàng hôn”. Từ đó, ông ước nguyện
“những người yêu nhau sẽ được gần gũi bền lâu chẳng vì đời đã về chiều”: "Thế
kỷ này đang trong nắng ban chiều/ Cho lòng người bâng khuâng nhớ nhau/ Trước cửa
vào trăm năm rất xa vời/ Trong chiều đời, yêu nhau rất lâu”...
Lâu nay, giới nghiên cứu âm nhạc vẫn đánh giá Phạm Duy là một
trong số những người tài hoa chắp cánh cho thơ bằng giai điệu.
Chẳng hạn, ca khúc Đà Lạt trăng mờ, Phạm Duy đã thể hiện
hòa âm rất khéo nhằm tả cảm giác bâng khuâng từ thơ Hàn Mặc Tử. Tiếng nhạc vút
lên niềm u uẩn vang ngân rồi hiện rõ giọng rền như tiếng chuông gọi hồn u uất,
như nỗi đơn côi của người nghệ sĩ: “Trời sao đắm đuối trong sương nhạt
/ Như đón từ xa một giấc mơ”... Ông còn cho biết đã phổ nhạc bài thơ Ngậm
ngùi của Huy Cận vào năm 1961, nhằm “xưng tụng một cái đẹp sắp sửa mất,
đang mất hay sẽ mất, với lời thơ êm ả, bùi ngùi, thương tiếc, với nhạc điệu ôm ấp,
vỗ về, an ủi”.
Về ca khúc này, ta còn được đọc thêm bài phân tích của nhà
nghiên cứu Phạm Quang Tuấn cách xử lý giữa nhạc của Phạm Duy“ như: "Nguyên
đoạn đầu, mỗi câu kết thúc bằng một chủ âm (huyền = Do thấp, ngang = Do cao): Nắng
chia nửa bãi chiều rồi (Do thấp) /Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu (Do thấp)
/ Sợi buồn con nhện giăng mau (Do cao) / Em ơi hãy ngủ anh
hầu quạt đây (Do cao). Nhịp cũng đều đều giữ nguyên tính cách ru ngủ
của thơ lục bát, không thêm bớt vần nào. Vì chung thủy với thơ như vậy, nên hát
lên nghe gần như đọc thơ - đọc chứ không phải là ngâm,
vì khi ngâm người ta ngân nga ra thành những âm điệu phức tạp hơn. Có lẽ nhạc
bài Ngậm ngùi vô cùng ăn khách ở cái lục bát tính đó”…
Với tuyển tập Vang vọng một thời, người yêu nhạc có
dịp tìm hiểu sâu hơn các ca khúc của Phạm Duy.
N.H
Trả lờiXóaeva air
vé máy bay eva đi mỹ
hãng hàng không korean air
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch