Nghe lại Mùa thu chết
của
Phạm
Duy
nhân nghe tin bài hát nay được phép phổ biến
A
Báo Tuổi trẻ, thứ tư 25-4-2012 đăng
tin:
Mùa thu
chết - ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Apollinaire - đã được Cục nghệ thuật
biểu diễn cấp phép cho biểu diễn, lưu hành trên toàn quốc (quyết định số 151/QÐ
ngày 13-4-2012).
Cùng trong quyết định này, sáu ca khúc khác của nhạc sĩ Phạm Duy cũng được cấp phép biểu diễn, lưu hành gồm: Con quỳ lạy Chúa trên trời (thơ Nhất Tuấn), Thú đau thương (thơ Lưu Trọng Lư), Huyền thoại một vùng biển (thơ Thái Phương Thư), Màu thời gian (thơ Ðoàn Phú Tứ), Hãy yêu chàng (thơ Nguyễn Tất Nhiên) và Nắng chiều rực rỡ.
Cùng trong quyết định này, sáu ca khúc khác của nhạc sĩ Phạm Duy cũng được cấp phép biểu diễn, lưu hành gồm: Con quỳ lạy Chúa trên trời (thơ Nhất Tuấn), Thú đau thương (thơ Lưu Trọng Lư), Huyền thoại một vùng biển (thơ Thái Phương Thư), Màu thời gian (thơ Ðoàn Phú Tứ), Hãy yêu chàng (thơ Nguyễn Tất Nhiên) và Nắng chiều rực rỡ.
Mùa Thu chết là một trong nhiều
bài hát khác, trong thời gian còn học ở Đại học Dalat (1970), giới
Sinh viên-Học Sinh và cả những người lớn tuổi đều ưa thích. Lúc nào
có dịp lại câm cây đàn nghêu ngao hát Mùa Thu chết. Lúc bấy giờ chiến
tranh đang lúc nóng bỏng nhưng sao không khí lãng mạn vẫn không thấy mất
đi chút nào ở miền Nam. Nhiều ca sĩ nổi danh thời ấy đã hát bài này như Lệ Thu,
Duy Quang, Khánh Ly, Julie Quang, Ngọc Lan, Tuấn Ngọc..., người nào hát cũng thấy
hay dù phong cách, giọng ca có khác nhau mà có khi được thu âm với dàn nhạc chỉ
là một Piano và một Guitar gỗ, sao vẫn thấy sâu lắng, rung động hồn người.
Bài
hát được phổ từ ý bài thơ L'adieu của Guillaume Apollinaire
(28 Août 1880 - 09 Novembre 1918):
(28 Août 1880 - 09 Novembre 1918):
Lời
vĩnh biệt
1)
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
Nhà thơ
Bùi Giáng còn khai triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai.
2)
Đã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.
Và tiếp
tục dịch thoát ý sang bài thứ ba
3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Đã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Đất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Phạm Duy-Thái Hằng và Duy Quang năm 1 tuổi
Hoa Thạch thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc
Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch thảo. Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông
với cánh đơn xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch
thảo ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép. Hoa Thạch thảo cánh mối
cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùaThu, khi mà đa số các loại hoa khác
đã tàn. Tên tiếng Pháp là Bruyère .
Tất cả các loại thạch thảo đều trong gia đình Ericaceae, có một loại hoa thạch thảo duy nhất thuộc giống Calluna, ngoài ra là loại Erica với hàng vài trăm loại khác nhau trên thế giới.
Nếu nói về ý nghĩa
của màu hoa thạch thảo thì thạch thảo trắng tượng trưng cho sự che chở, cho sự
mong mỏi. Thạch thảo mầu hồng tượng trưng cho may mắn, và màu xanh lạt lavender
tượng trưng cho cô đơn, sự hâm mộ thán phục.
Lời bài hát Mùa Thu chết
như sau:
Mùa Thu Chết
Thơ: Guillaume Apollinaire (L'adieu)
Nhạc: Phạm Duy
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch
thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi.
Em nhớ cho!
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Ngày 13-3-2006, nhà báo Nguyễn
Lưu đã đăng tải một bài viết trên một tờ báo với tựa đề KHÔNG THỂ TUNG
HÔ, nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, sau đêm nhạc "Ngày trở về"
(diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Bài báo khá dài nhưng cũng phải chép lại
để mọi người đọc cho rõ ngọn nguồn.
Không
thể tung hô
Có
thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam
là triết lý "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Tuy
nhiên, "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại
là ai, và "không đánh" có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy
là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể...? Tôi muốn
nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc
"Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn,
nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới
mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng
bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi
ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống
Cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn
lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".
Đất
nước đang đổi mới, chúng ta chấp nhận việc khép lại quá khứ để xây dựng tương
lai, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bỏ quên tất cả, từ những hy sinh
gian khổ đến những bài học máu xương... Chúng ta cũng không quên tổ tiên ta
luôn tỏ rõ nghĩa khí, quyết không sợ xâm lăng và cũng không trù dập kẻ thất trận.
Tù binh giặc còn được cấp lương, thuyền để chúng "ra đến bể chưa thôi trống
ngực" hay "về đến nhà còn đổ mồ hôi" (Cáo bình Ngô). Nhưng cái
khái niệm ân nghĩa bốn bể ấy cũng có những nguyên tắc và với trường hợp của Phạm
Duy, chúng ta lại càng cần phải hiểu cho rõ ngọn nguồn.
Nửa
thế kỷ trước, khi còn là một "chú nhóc" tại trường Thiếu sinh quân
chuẩn bị qua Trung Quốc học tập, ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị
hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy, khi ấy đang là một trong những cán bộ
văn hóa của chính quyền cách mạng. Tôi đã thuộc lòng câu hát "Tôi yêu tiếng
nước tôi, từ khi mới ra đời..." và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng,
cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (truyện Kiều còn thì
tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn - cách nói ấy là để biện minh cho
việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước). Phạm Duy có
những tác phẩm làm say đắm lòng người, như Thiên Thai, Trương Chi, Nhạc tuổi
xanh, Quê nhà em... Rồi sau đó là các bài như Thuyền viễn xứ, Bà mẹ Gio Linh,
Cây đàn bỏ quên, Nghìn trùng xa cách... Khai thác chất liệu dân ca đồng bằng Bắc
Bộ, khó có ai qua mặt Phạm Duy. Bài Ru con, Phạm Duy viết ở Việt Bắc có câu
"Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc Pháp có thương dân mình",
chuyển từ điệu "thứ" qua "trưởng" thật đắt, còn nhịp ba
trong Quê nhà em lại rất hay, dí dỏm và tố cáo giặc đốt nhà, phá đường...
Nhưng,
ngay trong thời kỳ ấy, chất lãng mạn tiểu tư sản, sợ khổ, sợ chết đã bộc lộ qua
sáng tác của Phạm Duy. Khi ấy, dù còn bé, song tôi đã biết bài Bà mẹ Gio Linh bị
cấm, bởi có những câu mà khi hát lên, liệu còn ai, còn bà mẹ nào dám để con đi
bộ đội. Và chất đa tình cố hữu, ta thường thấy ở giới nghệ sĩ, ở Phạm Duy được
xem là nhược điểm. Và cái phải đến đã đến, Phạm Duy "dinh tê", bỏ
kháng chiến vào thành, lập ra ban nhạc "Đêm màu hồng" với Thái Thanh,
Thái Hằng, có cả Phạm Đình Chương, Duy Quang... Và từ đó trở thành tên tuổi
hàng đầu trong đám văn nghệ sĩ chống Cộng.
"Đỉnh
cao" sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài Mùa thu chết. Ở đó, tác giả
đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc
bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc
ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Khi
đất nước bị chia cắt, Phạm Duy đã vào Nam theo chính quyền Ngô Đình Diệm, lần
lượt đi sâu vào con đường chống Cộng và lên đến chức Bộ trưởng Văn hóa. Nhưng,
sự nghiệp âm nhạc của ông ta vẫn càng lún vào "vũng bùn" phản quốc.
Bài Ru con đã thay câu cuối cùng bằng “Mấy đời Cộng sản biết thương dân mình”.
Nhạc tuổi xanh đã bị biến chất để đi ngược lại điều đã ấp ủ của cả một thế hệ
văn nghệ sĩ Việt Nam đang lên đường đổi cả sinh mạng lấy tự do, độc
lập. Và để khẳng định mình, Phạm Duy liên tiếp cho ra đời những tác phẩm vừa chống
Cộng, vừa bệnh hoạn.
Ngày
miền Nam mới giải phóng, tôi có gặp TS Nguyễn Văn Trung, nguyên giảng
viên Đại học Sài Gòn. Trước khi di tản đi Mỹ, ông Trung bất đắc chí đã kể cho
tôi nghe nhiều chuyện, trong đó có lời miệt thị một nhạc sĩ có tài là Phạm Duy
mà lại đi viết cả những bài hát để ủng hộ sự loạn luân!? Chính TS Trung đã qua
Mỹ dạy học, còn nhạc sĩ Phạm Duy di tản sang Mỹ để trốn chạy trước sự trở về của
những người đã từng chung một chiến hào với ông ta. Tại Mỹ, Phạm Duy làm nhiều
người (trong đó có tôi) sôi sục căm thù, khi viết bài kêu gọi các nam thanh, nữ
tú đất Việt hãy xông lên, lấp sông Bến Hải, giải phóng Việt Nam khỏi tay Cộng sản...
Và bây giờ, khi đã sắp đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông ta muốn trở về trong sự
đón tiếp nồng hậu của những người từng bị ông chà đạp về tinh thần!
Tôi
đọc Nam Cao và tâm đắc với nhận xét: "Những thằng chuyên ác chỉ có thể hết
làm việc ác nếu chúng không còn đủ sức để làm ác". Bây giờ, với Phạm Duy
cũng là như vậy. Một Việt Nam đang vươn lên, môi trường này đang sống động và
có vị thế mới đã có thể làm mềm lòng mọi kẻ vốn kỳ thị với dân tộc này, tất
nhiên đủ sức làm "kẻ chạy đi" mong được trở về, song, như đã nói
trên, không thể có sự trở về như một người hùng. Chia sẻ điều này, nhạc sĩ Tân
Huyền cho hay, đó là điều kỳ lạ, hiếm thấy, tuy ông bảo: "Bây giờ, tư nhân
cũng có thể làm ra một trang web để tôn vinh mình, nói gì...". Và tôi hiểu,
tác giả Cỏ non thành cổ làm sao chấp nhận sự trở về trong thứ vinh hoa kiểu ấy,
nó làm cho sự hy sinh của những đồng đội, những nấm mồ liệt sĩ kia có thêm những
nỗi đau thế thái.
Có
một lần, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trả lời báo chí, ông khẳng định, không bao giờ
đánh giá một nhạc sĩ dám dâng hiến tuổi trẻ trong đội ngũ những người chiến sĩ,
ngang bằng một tác giả không dám lâm trận và chỉ ngồi trong lòng địch để than
thân trách phận, hay ngợi ca một hạ trắng, thu vàng, chứ đừng nói đến một tác
giả đã nhảy vào lòng địch để chống Cộng, rồi sau này, khi hết "đát" lại
nói lời xí xóa. Tôi cam đoan không một nhạc sĩ cách mạng Việt Nam
nào không vui mừng trước nghĩa cử đầy nhân ái của đất nước, song tất cả họ
đều chung một suy nghĩ, rằng người trở về đâu phải ai cũng như ai. Lời nói ấy của
người nhạc sĩ - chiến sĩ, đã giúp tôi có thêm nghị lực, để nghĩ, để nói và để
thể hiện chính kiến, để không bị hòa tan trong những đợt sóng vàng vọt đâu đây.
Bài báo đã châm ngòi
cho một trận bút chiến ngay sau đó.
Văn bản của
Công ty Phương Nam
TP Hồ Chí Minh, ngày 16.3.2006
Kính gửi: - Ban Tư tưởng - Văn hóa TW
- Bộ Văn hóa - Thông tin
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cục Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng
- Ban biên tập Báo Đầu tư
Đồng kính gửi:
- UBMTTQ TP Hồ Chí Minh
- Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy TP.HCM
- Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM
- Phòng Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng Công an TP.HCM
- Các cơ quan thông tin đại chúng
Trên
số báo Đầu tư số ra ngày thứ hai 13.3.2006 có đăng bài Không thể tung hô của nhạc
sĩ Nguyễn Lưu viết về "trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được
xưng tụng sau đêm nhạc Ngày trở về" diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ
Chí Minh. Mặc dù trong bài viết của mình, tác giả không đề cập gì đến Công ty
Văn hóa Phương Nam là đơn vị tổ chức biểu diễn, nhưng với tư cách là người mua
bản quyền khai thác các tác phẩm hợp pháp của nhạc sĩ Phạm Duy, với trách nhiệm
của đơn vị tổ chức đêm nhạc Ngày trở về, chúng tôi xin bày tỏ một số ý kiến:
1. Đường lối đổi mới của Đảng trong hai thập niên qua đã mang lại
những thành tựu to lớn đầy sức thuyết phục. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc
theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đang thổi một luồng sinh khí mới,
động viên tinh thần yêu nước của tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn
giáo, chính kiến ở trong cũng như ngoài nước để cùng hướng tới mục tiêu
"dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Những luận
điệu chống cộng cực đoan ở hải ngoại ngày càng trở nên lạc lõng. Nhiều người bỏ
nước ra đi nay lần lượt trở về góp phần xây dựng đất nước dưới hình thức này hoặc
hình thức khác. Ông Nguyễn Cao Kỳ, Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ đã trở
về. Đó là những minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của chủ trương đại đoàn kết
dân tộc.
Đối với những kẻ thù xâm lược, chúng ta cũng đang xếp lại quá khứ để cùng hướng
tới tương lai, nhưng đọc bài báo của nhạc sĩ Nguyễn Lưu, nhiều người hẳn sẽ băn
khoăn tự hỏi tại sao việc "xếp lại quá khứ" đối với một bộ phận người
Việt lại khó khăn đến thế ? Khép lại quá khứ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc
"bỏ quên tất cả" như ông Nguyễn Lưu nói. Và cũng không thể xếp lại
quá khứ theo kiểu lôi hết "ngọn nguồn" của một người để phơi bày trên
mặt báo như ông Nguyễn Lưu đã làm ! Dù nhắm tới một đối tượng cụ thể là nhạc sĩ
Phạm Duy, nhưng khi ông Nguyễn Lưu (dẫn lời nhà văn Chu Lai) nói rằng "Nay,
thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về" chắc
chắn sẽ làm những người đã hoặc đang có ý định trở về chạnh lòng và cảm thấy bị
xúc phạm. Đó là lối nói kiêu ngạo vô trách nhiệm, gây mất lòng tin vào đường lối,
chủ trương của Đảng.
2. Việc
Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm nhạc Ngày trở về là một hoạt động bình
thường của một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa, không nhân danh một sự
kiện gì, không nhằm tôn vinh thần tượng và cũng chẳng tổ chức "đón rước trọng
thể". Ai có nhu cầu thì mua vé vào xem. Thế thôi. Mọi hoạt động kinh doanh
của Công ty Văn hóa Phương Nam liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy đều tuân thủ đúng
pháp luật.
Chúng tôi không chỉ tổ chức đêm nhạc Ngày trở về mà trước đó đã từng tổ chức những
chương trình biểu diễn nghệ thuật khác. Cũng như vậy, chúng tôi không chỉ liên
kết xuất bản và phát hành những tác phẩm của Phạm Duy được Bộ Văn hóa - Thông
tin cho phép mà chúng tôi còn từng liên kết với các nhà xuất bản Quân đội Nhân
dân, Công an Nhân dân và một số nhà xuất bản khác để tổ chức những tủ sách với
hàng trăm tác phẩm viết về cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, trong đó có cả những tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn
Tiến Dũng và các tướng lĩnh khác như Nguyễn Quyết, Trần Văn Trà; của các nhà
văn hóa lớn như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn Huyên, Ngô Tất Tố, Huy Cận, Hà Văn
Tấn, Trần Văn Khê; gần trọn bộ tác phẩm của các nhà văn thuộc nền văn học cách
mạng như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng... và cả một số tác phẩm
của nhà văn Chu Lai.
Bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu không mang tính phê bình học thuật, lại đăng tải
trên một tờ báo chuyên về đầu tư, vì vậy, từ góc độ kinh doanh, chúng tôi có
quyền nghi ngờ đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh.
3. Một điều
đáng tiếc nữa là trong lúc dẫn dắt người đọc "hiểu cho rõ ngọn nguồn"
trường hợp Phạm Duy, nhạc sĩ Nguyễn Lưu lại đưa người đọc lạc vào những lỗ hổng
kiến thức của chính mình. Lỗi tác giả một phần, một phần do lỗi của tòa soạn
trong khâu biên tập. Chúng tôi xin nêu một vài thí dụ: Nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết:
"... Ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay
của Phạm Duy... Tôi đã thuộc lòng câu hát "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi
mới ra đời..." và sau này, lớn lên một chút mới hiểu
ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (Truyện Kiều
còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn - cách nói ấy là để biện
minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước)".
Thứ nhất, câu nói nổi tiếng (và cũng bị nhiều tai tiếng): "Truyện
Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" không
phải của Nguyễn Văn Vĩnh mà là của Phạm Quỳnh (thân sinh của nhạc sĩ Phạm
Tuyên, tác giả ca khúc nổi tiếng Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng). Bài
viết của Phạm Quỳnh được đăng trên tạp chí Nam Phong, về sau được in lại trong
Thượng Chi văn tập. Tuy tiếng Việt của Phạm Quỳnh là tiếng Việt của đầu thế kỷ
20 nhưng không có lối hành văn "thì mà là" như tiếng Việt của nhạc sĩ
Nguyễn Lưu ở đầu thế kỷ 21!
Thứ hai, nếu chỉ nói quá đơn giản như Nguyễn Lưu thì nhiều học sinh ngày nay sẽ
không thể nào hiểu được vì sao Truyện Kiều được tôn vinh như là một kiệt tác của
văn học Việt Nam, nhưng khen Truyện Kiều thì lại mắc cái tội "biện minh
cho việc ôm chân giặc xâm lược"? Ai cũng biết rằng, sinh thời Nguyễn Du là
người theo phò nhà Lê thời Lê Chiêu Thống, chống lại Tây Sơn, đã từng bị quân
Tây Sơn bắt giam 3 tháng ở Nghệ An, sau theo phò Gia Long, ra làm quan với triều
Nguyễn, nhưng điều đó lại không liên quan gì đến việc đề cao Truyện Kiều
"là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược". Cũng như vậy, làm
sao con cháu chúng ta có thể hiểu được "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới
ra đời..." mà lại bị ghép vào tội... phản quốc ?
Ở một đoạn khác, nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết: "Đỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của
Phạm Duy là bài"Mùa
thu chết" (...) Ông đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp
thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách
mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam".
Độc giả, đặc biệt là những người từng ở miền Nam trước năm 1975 ai cũng biết rằng
bài Mùa thu chết rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy là phổ thơ Apollinaire, một
nhà thơ Pháp sinh năm 1880 và chết năm 1918. Bài thơ của Apollinaire vỏn vẹn chỉ
có 5 câu, mang tựa đề L'Adieu (Giã biệt), chúng tôi xin ghi lại nguyên văn:
J'ai
cueilli ce brin de bruyère
L'automne
est morte souviens-t'en
Nous ne
nous verrons plus sur terre
Odeur
du temps brin de bruyère
Et
souviens-toi que je t'attends
Tạm dịch:
Ta ngắt
một cành thạch thảo
Em hãy
nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng
ta không còn được nhìn nhau nữa trên đời
Mùi thời
gian đẫm hương thạch thảo
Em hãy
nhớ rằng ta vẫn chờ em
Nội dung bài thơ chỉ có thế, khi phổ nhạc vẫn giữ gần như nguyên vẹn, chẳng
liên quan gì đến cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc chúng ta xảy ra sau khi
tác giả của nó đã qua đời 27 năm! Nếu lập luận theo kiểu Nguyễn Lưu thì mọi người
sẽ nghĩ sao về trường hợp Văn Cao với bài Buồn tàn thu và Phạm Trọng Cầu với
bài Mùa thu không trở lại?
Trước đây, ngay ở miền Nam , bên cạnh những người ca ngợi Phạm Duy cũng có
không ít người không đồng tình với một số việc làm của Phạm Duy, thậm chí có
người đã viết cả một cuốn sách để phê phán Phạm Duy. Âu đó cũng là chuyện bình
thường. Ngay cả Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có lắm người khen, kẻ chê
"Bạc phận chẳng lầm người tiết nghĩa/Đoạn trường cho đáng kiếp tà
dâm" hay "Đàn ông chớ kể Phan Trần/Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều"
đó sao? Nhưng suy diễn đến mức như ông Nguyễn Lưu thì chưa hề có!
Là những người hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực gắn liền với văn hóa,
nhiều khi chúng tôi không khỏi âu lo khi thấy trong sinh hoạt học thuật của nước
nhà, một số người vẫn quen dùng vũ khí suy diễn, xuyên tạc, chụp mũ chính trị để
đẩy đối phương vào chỗ chết thay vì cùng tranh luận minh bạch để tiếp cận chân
lý. Văn hóa muốn phát triển cần có một nền học thuật. Cái cách phê bình "cả
vú lấp miệng em" như vậy đang gây ô nhiễm nặng môi trường học thuật của
chúng ta. Quá trình hội nhập của đất nước đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy
cần thiết phải loại ra khỏi đời sống học thuật những cách ứng xử thiếu văn minh
như thế.
Ngoài ra, trong bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu còn một số chi tiết khác không
chính xác, chẳng hạn: trong sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy không hề có bài Quê
nhà em, Phạm Duy chưa bao giờ được làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa của chính quyền Sài
Gòn, ở Sài Gòn trước năm 1975 không hề có cái gọi là "ban nhạc Đêm màu hồng",
GS Nguyễn Văn Trung cũng chẳng phải di tản đi Mỹ mà đi Canada theo diện đoàn tụ
gia đình sau 1975, và GS Nguyễn Văn Trung cũng không hề dạy học ở Mỹ.
Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng báo Đầu tư là tờ báo chủ yếu dành cho các doanh
nhân, trong đó có những doanh nhân là người Việt ở nước ngoài, một trong những
đối tượng mà chúng ta đang mời gọi. Việc đăng một bài báo có nội dung mạt sát một
Việt kiều muốn về quê hương và đã được phép trở về như nhạc sĩ Phạm Duy có thể
sẽ làm một số người khác giật mình phân vân trước sự chọn lựa nên hay không nên
trở về để khỏi phải chuốc lấy những phiền toái như trường hợp của nhạc sĩ Phạm
Duy.
Trân trọng.
GS Trần Văn Khê và NS Phạm Duy
Phản hồi xung quanh bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
Sau khi Báo Thanh Niên đăng lại bài viết về nhạc sĩ Phạm
Duy trên Báo Đầu tư và bài phản hồi của Công ty văn hóa Phương Nam,
chúng tôi đã nhận được Công văn số26/VP của Ban biên tập Tạp chí
Thế Giới Mới (thuộc Bộ GD-ĐT) được ký bởi ông Đỗ Quốc
Anh - Tổng biên tập, gửi Vụ Báo chí Ban Tư tưởng - Văn hóa
T.Ư, Cục Báo chí Bộ VHTT, Ban biên tập Báo Thanh Niên, Ban biên tập Báo Đầu
tư. Chúng tôi xin đăng toàn văn công văn này trên tinh thần tôn trọng ý kiến
của đồng nghiệp.
Trong bài báo Không thể tung hô của tác
giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13.3.2006
và được Báo Thanh Niên đăng lại trên số báo ngày 18.3.2006
có đoạn viết: "Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm
Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày trở về (diễn
ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu
Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí
Thế Giới Mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói
gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút
lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ.
Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu
"sặc mùi" hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về!
Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".
Về nội dung đoạn viết này, Ban
biên tập Tạp chí Thế Giới Mới xin có ý kiến như sau:
Tạp chí Thế Giới Mới không đăng một bài báo nào về nhạc
sĩ Phạm Duy có nội dung như đã nêu trong bài báo Không thể tung
hô đăng trên Báo Đầu tư.
Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới
xin báo cáo để Vụ Báo chí Ban Tư tưởng-Văn hóa
T.Ư và Cục Báo chí Bộ Văn hóa - Thông tin biết và kính đề nghị Ban
biên tập Báo Thanh Niên và Ban biên tập Báo Đầu tư cho thông tin lại
trên Báo Thanh Niên và Báo Đầu tư để bạn đọc biết nội dung
liên quan đến Tạp chí ThếGiới Mới trong đoạn viết nêu trên là
không đúng sự thật.
Tiếp tục phản
hồi xung quanh bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
Ngày 20/3, nhà văn Chu
Lai đã gọi điện đến Báo Thanh Niên phản hồi về một chi
tiết liên quan đến ông trong bài viết của Nguyễn Lưu về nhạc
sĩ Phạm Duy trên Báo Đầu Tư (Báo Thanh Niên đăng lại ngày
18/3). Nhà văn Chu Lai khẳng định ý kiến bình luận về Phạm Duy mà tác
giả Nguyễn Lưu trích dẫn không phải là phát ngôn của ông. Theo tìm hiểu của
Thanh Niên, ông Nguyễn Lưu đã dẫn lời (không hoàn toàn đúng
nguyên văn) của một bạn đọc được đăng trên phụ san Thế Giới
của Báo Quốc Tế số 224, ra ngày 7/3/2006.
Theo Thanhnien
Trên diễn
đàn báo Tuổi trẻ đã có hàng trăm ý kiến phản hồi đến độ báo đã chủ động ngưng chủ đề này.
Trích dẫn không phải để khơi lại chuyện
tranh luận năm xưa nữa mà vấn đề ở cách đánh giá một con người như thế nào.
Giáo sư,
Viện sĩ, Nhà Giáo Nhân dân Phan Huy Lê là
một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sư Việt nam có nói : Đánh
giá về một nhân vật , một con người, nói chung đã là một vấn đề phức tạp và
tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ
thể với tất cả mối quan hệ phức hợp của hoàn cảnh gia đình, văn hoá, xã hội, điều
kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của
thời đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện
và thoả đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế và
tiêu cực. Tuy nhiên đối với những nhân vật mà công lao và cống hiến đã quá rõ
ràng như các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá... hay trái lại, những
nhân vật mang tội với lịch sử, với dân tộc và nhân loại thì sự đánh giá tương đối
dễ dàng hơn và dễ đi đến sự nhất trí hơn. Nhưng có những nhân vật, những
con người sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh phức tạp, đầy biến động và thử
thách của lịch sử và trong cuộc sống cũng như hoạt động bản thân của họ cũng chứa
đựng và phản ánh những mâu thuẫn đó, vừa có nhân cách cao đẹp, có công lao đối
với dân với nước, vừa có những mặt hạn chế nặng nề, những ứng xử mang tính nghịch
lý, thậm chí có khi đi đến bế tắc, tự kết thúc cuộc sống bằng những bi kịch. Đối
với những nhân vật loại này, việc nghiên cứu và đánh giá dĩ nhiên gặp nhiều khó
khăn và thường tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau là hiện
tượng dễ hiểu.
(Ý kiến trên chỉ có tính tham khảo, nó phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người, kể cả quan điểm chính trị)
(Ý kiến trên chỉ có tính tham khảo, nó phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người, kể cả quan điểm chính trị)
Vị khách mời
của Cà phê với sao tuần này (28-4-2012) là nhạc sĩ Phạm Duy. Đã 92 tuổi
nhưng người nghệ sĩ tài hoa của làng nhạc Việt vẫn cần mẫn làm việc, góp hương
cho đời. Ông chia sẻ về những công việc đang làm, những hoài bão khi tuổi già…
Nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng nhiều khi nghĩ lại
mình thấy mình cũng may, sướng hơn khối ông đấy chứ. Chắc gì những ông Hoàng Cầm,
Văn Cao, Trịnh Công Sơn,… còn sống ở cái tuổi này mà đã sướng nhỉ.
Khi được báo Người Lao động phỏng vấn :*Ông nổi tiếng với những bản tình ca, đến giờ có khi nào ông nghĩ về những bản tình thật của đời mình?
Ông trả lời:
- Không, tôi quên hết rồi. Thời gian trôi đi thì những thứ khác cũng phải phai mờ đi. 92 tuổi mà còn nhắc đến những cuộc tình thưở đôi mươi thì có khác nào cả dở hơi. Tôi chẳng dở hơi thế đâu! Bây giờ, tôi chỉ nghĩ mỗi ngày mình phải uống 10 viên thuốc để cơ thể chống đỡ được ngày nào hay ngày ấy thôi. Thế cũng đủ với tôi rồi.
Khi được báo Người Lao động phỏng vấn :*Ông nổi tiếng với những bản tình ca, đến giờ có khi nào ông nghĩ về những bản tình thật của đời mình?
Ông trả lời:
- Không, tôi quên hết rồi. Thời gian trôi đi thì những thứ khác cũng phải phai mờ đi. 92 tuổi mà còn nhắc đến những cuộc tình thưở đôi mươi thì có khác nào cả dở hơi. Tôi chẳng dở hơi thế đâu! Bây giờ, tôi chỉ nghĩ mỗi ngày mình phải uống 10 viên thuốc để cơ thể chống đỡ được ngày nào hay ngày ấy thôi. Thế cũng đủ với tôi rồi.
Hội tụ trong đêm nhạc vì nhạc sĩ Phạm Duy
Để giúp nhạc sĩ Phạm Duy có kinh phí điều trị bệnh, phòng trà ca nhạc Da Vàng và các nghệ sĩ yêu quý ông tổ chức 2 đêm nhạc với chủ đề Thà như giọt mưa, diễn ra trong 2 đêm 12 và 13-12 tại phòng trà Da Vàng (TPHCM).
Toàn bộ số tiền thu được từ 2
đêm diễn sẽ gửi đến nhạc sĩ Phạm Duy như món quà tri ân, mong sức khỏe của
ông sớm bình phục. Đêm nhạc có sự biểu diễn của các giọng ca Đức Tuấn, Thu
Minh, Ánh Tuyết, Ngọc Tuyền, Thúy Huyền và kiện tướng dance sport Khánh
Thi.
Nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG
Khán giả đến với chương trình
sẽ được thưởng thức các nhạc phẩm nổi tiếng của ông gần một thế kỷ qua: Cô em Bắc
Kỳ nho nhỏ, Ngày xưa Hoàng thị, Cây đàn bỏ quên, Cỏ hồng, Áo anh sứt chỉ đường
tà, Con quỳ lạy Chúa trên trời, Dòng sông xanh, Kiếp nào có yêu nhau, Tình ca,
Ngậm ngùi, Vũ nữ thân gầy, Tiếng sáo thiên thai, Thuyền viễn xứ, Gánh lúa, Tình
hoài hương, Nha Trang ngày về, Em lễ chùa này, Đố ai, Gọi em là đóa hoa sầu,
Nghìn trùng xa cách, Con đường tình ta đi, Bà mẹ Gio Linh, Tuổi ngọc, Đường Lạng
Sơn, Tiếng hát sông Lô...
Giá vé xem chương trình:
200.000 đồng - 300.000 đồng - 400.000 đồng. Hiện sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Duy
đang rất yếu (chủ yếu là do lớn tuổi). Trong khi đó, con trai lớn của ông, ca
sĩ Duy Quang, cũng đang đối mặt với căn bệnh nan y và đang dưỡng bệnh tại Mỹ.
T.Trang
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời
(TNO) Sau thời gian điều trị các bệnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM, thọ 92 tuổi. Gia đình của nhạc sĩ Phạm Duy đã xác nhận với Thanh Niên Online thông tin trên
Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là
Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội.
Ông được xem là một trong những
nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng
thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca,
rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công
trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.
Sau năm 1975, Phạm Duy
sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định
cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn
đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng (đến nay khoảng 60
bài)…
Mới đây nhất là 8 ca khúc trong 10
bài của tập Đạo ca vừa
được cấp phép biểu diễn. Song, tâm nguyện cuối đời của ông, từng được ông chia
sẻ trên giường bệnh, là "phát hành cuốn phim tài liệu Phạm Duy - nhạc và đời"
đến nay vẫn chưa thành...
Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là
nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm
1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa
qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa
âm Duy Cường...
Cách đây không lâu, khi tìm gặp nhạc sĩ Phạm
Duy vào đúng dịp sinh nhật của ông (ngày 5.10.2012), vị nhạc sĩ lão làng
này khiến chúng tôi khá bất ngờ vì sức khỏe dẻo dai và sự minh mẫn của ông. Đến cuối đời vẫn miệt mài sáng
tác
Nhạc sĩ cho biết 30 năm ở ngoại
quốc tưởng chừng đã khiến ông cạn kiệt nguồn cảm hứng. Thế nhưng từ khi trở về
Việt Nam, ông “như sống lại” với những ý tưởng và cảm hứng dào dạt để cho “ra
lò” gần 40 tác phẩm mới.
|
Ông khoe đã hoàn thành 10
bài Hương ca,
10 bài phổ nhạc từ thơ Bích Khê mang tên Dị khúc đồng thời hoàn tất Truyện Kiều với 37
khúc, dài gần 3 tiếng đồng hồ. Những tác phẩm này đều đang trong quá trình xin
cấp phép để phát hành rộng rãi.
Ngoài ra, khi đó nhạc sĩ Phạm
Duy cũng cho biết đang thực hiện một quyển sách tập hợp các kinh nghiệm mà ông
học hỏi được trong suốt 30 năm ở xứ người, cũng như toàn bộ những tinh hoa ông
chắt lọc được trong hành trình đến với âm nhạc.
Đồng thời, ông còn dự định
phát hành quyển sách mang tên Vang
vọng một thời viết về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của các ca
khúc.
“Tôi mắc bệnh… nghiện làm việc
dù sức khỏe đã không còn được như xưa. Lúc trước tôi ngồi 5 tiếng trước máy vi
tính, giờ thì chỉ 2 tiếng thì phải nghỉ tí rồi mới làm tiếp được”, nhạc sĩ Phạm
Duy tâm sự khi gặp chúng tôi vào dịp sinh nhật của ông năm vừa rồi.
Vào khoảng tháng 11.2012, nhiều
nguồn tin cho biết sức khỏe nhạc sĩ Phạm Duy đã suy giảm rất nhiều. Khi
đó, Thanh Niên
Online đã lập tức liên lạc với ông. Qua điện thoại, người nhạc
sĩ già vẫn tỉnh táo và trả lời rành rọt rằng: “Tôi bị bệnh tim tái phát, nằm viện
được gần một tuần thì xin bác sĩ về nhà vì nằm viện tốn kém quá…”.
Khi ấy chỉ vừa xuất viện
được ít ngày, vẫn phải nhờ đến xe lăn để di chuyển nhưng nhạc sĩ Phạm Duy
đã liền bắt tay vào công việc soạn nhạc. Trong mail gửi cho bạn bè thân hữu,
ông viết: “Moa đã ra viện. Lại làm việc như thường”.
Từng “hỏi gở” nhạc sĩ Phạm Duy
về sự ra đi, khi ấy ông cười bảo: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tôi sẽ chết
vì tôi sẽ không bao giờ chết được cả. Tôi có chết đi chăng nữa thì nhạc của tôi
vẫn sẽ hiện hồn trên môi những người ca hát. Vậy thì làm sao tôi chết được? Còn
cái chết xác thịt thì ai cũng phải chết thôi. Tôi sống đến giờ cũng hơi lâu rồi...”.
"Ba
đi đây, để gặp thằng Duy Quang..."
Tiếp xúc với phóng viên Thanh Niên Online tại nhà riêng
của nhạc sĩ Phạm Duy (ở Q.11, TP.HCM), nhạc sĩ Duy Cường, con trai nhạc sĩ Phạm
Duy không nén được sự xúc động, anh chia sẻ về những trăng trối cuối cùng của
nhạc sĩ Phạm Duy trước khi qua đời.
Nhac sĩ Duy Cường cho biết từ mấy tháng nay sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Duy đã yếu dần, anh
thường xuyên đưa ba mình vào bệnh viện nhưng không ngờ lần này bệnh lại
trở nặng.
“Tôi nghĩ có thể ba không chịu được cú sốc về cái chết của anh Duy Quang. Ở thời
điểm đó, ba tôi rất tinh tường, thậm chí còn biết tin đó trước cả tôi. Mặc dù
ba cố giữ bình tĩnh nhưng tôi biết bên trong là những đợt sóng ngầm và ba
đang rất suy sụp vì điều đó”, nhạc sĩ Duy Cường ngậm ngùi chia sẻ.
Ca sĩ Ánh Tuyết cho biết khi đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy gần
đây, cô cũng nhận ra sự rắn rỏi của người nghệ sĩ ngoài 90 tuổi này, khi ông
cố nén đau thương để nghĩ về những dự án âm nhạc của mình.
Nhạc sĩ Duy Cường còn chia sẻ thêm: "Ba tôi lúc nào
cũng lạc quan. Ông bảo mình đã sống một cuộc đời đầy đủ, trọn vẹn và rất mãn
nguyện. Ông còn dặn dò phải chôn ông gần mẹ tôi. Điều đó tôi sẽ
thực hiện được...".
Nhạc sĩ Duy Cường cho biết vì nhạc sĩ Phạm Duy tuổi tác
đã cao nên gia đình cũng đã sớm chuẩn bị tinh thần. Gần đây anh đã chuẩn bị
được một nơi thích hợp cho ba mình an nghỉ nếu chẳng may có chuyện.
"Nơi đó là nghĩa trang Công viên Bình Dương.
Đó là một nơi thanh bình, đẹp, rộng rãi và quan trọng là ba được gần mẹ",
nhạc sĩ Duy Cường chia sẻ.
Dù đã chuẩn bị trước nhưng gia đình nhạc sĩ Phạm Duy
cũng không tránh được cú sốc khi ca sĩ Duy Quang,
con trai trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy chỉ mới mất chưa được 49
ngày. "Câu nói cuối cùng mà ba tôi nói trước khi qua đời là "Ba đi
đây, để gặp thằng Duy Quang...", anh Duy Cường chia sẻ.
Sau khi qua đời tại Bệnh viện 115
(TP.HCM), nhạc sĩ Phạm Duy đã được gia đình đưa về nhà.
Thiên
Hương - Hoàng Quyên
|
Ca sĩ
Đức Tuấn khóc rất nhiều khi nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời
Nghe
tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, Đức Tuấn, ca sĩ trẻ từng được nhạc sĩ Phạm Duy
dành những lời khen tặng khi anh thể hiện thành công các bài hát của
ông, từ Pháp chia sẻ với PV Thanh
Niên Online qua điện thoại: “Tôi xem nhạc sĩ Phạm Duy như
người thân trong gia đình. Khi nhạc sĩ đi cấp cứu, gia đình nhạc sĩ có nhắn
tin cho tôi nhưng không ngờ ông lại ra đi sớm như vậy. Hiện tôi đang ở Pháp.
Tôi sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để về đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy”.
“Trước
khi nhạc sĩ Phạm Duy mất, tôi đang ấp ủ một dự án tâm huyết về nhạc sĩ nhưng
nay...”, ca sĩ Đức Tuấn nghẹn ngào.
Ca sĩ
Cẩm Vân: "Nhạc sĩ Phạm Duy là người tài ba, lỗi lạc"
"Tôi
chỉ mới hát nhạc Phạm Duy nhân dịp mừng thọ ông vào năm ngoái. Nhạc sĩ Phạm
Duy là một người tài ba, lỗi lạc của nền âm nhạc Việt Nam. Sự ra đi của ông
thực sự là niềm tiếc thương của ca sĩ chúng tôi và người hâm mộ. Tuy không có
nhiều kỷ niệm với ông nhưng tôi có thể cảm nhận được niềm hăng say lao động hết
mình cho âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy", ca sĩ Cẩm Vân chia sẻ.
Ca sĩ
Thanh Thúy: “Tôi bần thần”
“Trước
đó, tôi cũng nghe tin sức khỏe nhạc sĩ không tốt nhưng trong lần mừng thọ 92
tuổi của nhạc sĩ Phạm Duy, tôi thấy ông vẫn còn nhanh nhẹn nên không nghĩ ông
đi sớm như vậy. Không chỉ tôi mà những nghệ sĩ khác đều cảm nhận nhạc sĩ Phạm
Duy là một con người rất nghệ sĩ, lãng tử, một nhạc sĩ tài hoa của dân tộc.
Ông luôn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, những người hát nhạc của ông, không nhất
thiết phải theo khuôn khổ nhất định mà luôn khuyến khích họ sáng tạo”, ca sĩ
Thanh Thúy tâm sự.
Ca sĩ
Ánh Tuyết: "Nghe tin ông qua đời, người tôi như tan chảy..."
Từ
khi học lớp 2, lớp 3 tôi đã rất mê và hay hát bài Tình ca Quê Hương nhạc của
Phạm Duy. Qua bài hát này, tôi hiểu được quê hương là gì. Đó là những hình ảnh
rất dân dã, là con trâu, ruộng lúa, con đê; là những người nông dân đi cày,
“bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên đồng ruộng. Rồi khi hát Tình ca, Mơ
rừng bên sông... có cái gì đó hun đúc trong suy nghĩ của tôi về nhạc sĩ này
dù chưa một lần gặp mặt.
Đến
năm 2000, lần đầu tiên tôi gặp ông khi nghe tin ông về Việt Nam và có làm một
buổi tiệc đón tiếp ông, trong đó có mời những bạn bè, thân hữu và những người
bạn nhạc sĩ lớn tuổi của nhạc sĩ Phạm Duy.
Tôi
đang cố gắng làm một thứ gì đó cho người nhạc sĩ mà mình yêu mến vì âm nhạc của
ông quá lớn, đồ sộ. Tôi đang thực hiện dự án âm nhạc gồm 3 album của nhạc sĩ
Phạm Duy là: Quê Hương, Tình Ca, Thân phận... Tôi chỉ mới hát nháp được 5 bài
trong album Thân phận và ông tỏ ra khá hài lòng dù chưa được hòa âm, phối
khí.
Cách
đây 2 tuần, khi nói chuyện với nhạc sĩ Phạm Duy, ông cũng nhắc khéo tôi về những
bài trường ca của ông như: Thiền ca, Đạo ca, Con đường cái quan... Tôi rất muốn
hoàn thành 3 album như một sự tri ân đối với người nhạc sĩ tài ba trước khi
ông ra đi... nhưng không hoàn thành được ý nguyện. Khi nghe tin ông qua đời,
người tôi như muốn tan chảy...
Bản
thân tôi không đủ sức nhận xét về con người của nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng
trong âm nhạc, tôi có thể cảm nhận ông là một con người mạnh mẽ, hiên ngang
dù ông có những nỗi đau giấu kín. Ông đã để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ.
Thiên
Hương ghi
|
Nhạc sĩ Phạm Duy đã “nghìn trùng xa cách”
(TNO) Thế là nhạc sĩ Phạm Duy đã đi vào cõi vĩnh hằng vào chiều nay 27.1, để lại một khoảng trống trong đại gia đình âm nhạc Việt Nam và một “nỗi buồn sông nước” vang ra từ những lời ca ông đã viết: “Chiều rơi trên đường vắng - có ta rơi giữa chiều - hồn ta theo vạt nắng - theo làn gió đìu hiu”...
Ca từ ấy cách đây chưa lâu đã
được Phạm Duy nhắc đến khi chúng tôi đến thăm ông vào dịp kỷ niệm sinh nhật
của nhạc sĩ đầu tháng 10.2012 vừa rồi.
Buổi sáng hôm đó trời Sài Gòn
mưa sớm và mưa to đột ngột. Từ trong nhà, nhạc sĩ
Phạm Duy bước ra gần cửa, đứng trên hàng hiên có lát những viên
gạch đỏ hồng, trông ông vẫn còn “phong độ” trong bộ đồ màu đen và mái đầu bạc
trắng. Vào nhà, ông ngồi trên chiếc ghế nệm khá rộng màu đỏ. Trước mặt chúng
tôi là tượng điêu khắc chân dung ông, trên tường treo bức tranh của họa sĩ Hồ
Thành Đức vẽ tặng ông đã lâu. Cạnh đó có treo bảng danh hiệu “Bàn tay vàng của
danh nhân” ông vừa nhận được hồi tháng 8.2012.
Lúc ấy, chúng tôi không nghĩ rằng
ông sẽ ra đi trước Tết Quý Tỵ thế này, vì tuy đang mang “bệnh tuổi già với nhiều
biến chứng” như ông nói, nhưng trông sắc diện và giọng nói của ông vẫn chưa đến
nỗi báo trước ngày “nghìn trùng xa cách” như chiều nay.
Hôm đó, ông nói về lịch sử âm
nhạc lãng mạn của Việt Nam, vui vẻ khẳng định “mình có thể nói bất tận ngày này
sang ngày khác” về đề tài trên. Song lần đó vào sinh nhật của ông, câu chuyện lại
nóng lên quanh “ngày sinh của tình ca” trong cái “thuở ban đầu” của tân nhạc Việt
Nam. Vì ông bảo giai đoạn đó đã xuất sinh những “hạt mầm” để về sau trưởng
thành nên những cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam. Nhưng đâu là cái mốc để đánh
dấu?
Ông đưa ra câu trả lời rất
nhanh như đã có sẵn trong đầu: "Cái mốc lớn đánh dấu sự xuất hiện của
âm nhạc Việt Nam mà tới nay thế hệ trẻ yêu âm nhạc ở trong cũng như ở ngoài nước
ít khi nhắc đến. Đó là cái mốc tôi khẳng định không thể quên là vào đầu năm
1938, khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên lần đầu tiên đăng đàn lên tiếng vận động cho
âm nhạc cải cách tại Hà Nội và Hải Phòng vào tháng 3 năm ấy. Trong các buổi vận
động nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên đã giới thiệu ba bài hát của mình là: Bông cúc vàng, Anh hùng ca và Một kiếp hoa...".
Khi ông nói, ngoài trời vẫn mưa
lớn lắm. Ông chợt nhìn vào pho tượng của đức Quan Thế Âm Bồ tát đặt trước mặt
ông, ngay chỗ tiếp khách. Chúng tôi không hiểu do tình cờ hay do nhắc đến “kiếp
người” mà ông nhìn vào pho tượng Bồ tát Quan Âm cứu khổ cứu nạn như thế. Chúng
tôi cũng lặng im một lát nhìn ông, rồi nghe ông phân tích tiếp rằng hai bài ca
cải cách đầu tiên của tân nhạc nước ta “đều là hai bài ca buồn các ông ạ, nó
như một quyến rũ đối với thế hệ sáng tác những tình ca tiếp đó. Cũng trong thời
điểm có các bài nhạc “mở đầu” cho âm nhạc cải cách (musique renovée) nêu trên,
nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã phổ nhạc những bài thơ của Thế Lữ như Hồn xuân, Chờ đợi bình
minh", Phạm Duy hồi tưởng.Phạm Duy nói trong ba bài ấy
thì bài Bông cúc vàng sử
dụng thang âm ngũ cung Việt Nam nghe buồn mênh mang. Ông nhận xét bài Một kiếp hoa mang âm
giai thất cung với ca từ thổn thức theo ngọn gió đông mà ông thuộc lời và nhắc:
“Quét tan tành những cánh hoa vô tội - ta tưởng đâu như những mảnh tình
xưa (...) Hoa tan tác lòng ta tan tác - một kiếp hoa, kiếp người đâu
khác!”.
Ông cũng nhắc đến đỉnh
điểm của tình ca “trào lên ngọn” với một loạt nhạc phẩm lãng mạn tiên phong
như Bẽ bàng của
Lê Yên và Văn Chung với Biệt
ly, Trở lại cùng anh của Dzoãn Mẫn và tình ca của các nhạc sĩ
như Văn Cao, Lê Thương, Hoàng Quý, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Nguyễn Văn
Khánh, Nguyễn Văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, La Hối, Nguyễn Mỹ Ca...
Ông nói dù đi Mỹ
hay đi Tây, dù còn đang trẻ phơi phới hay tóc bạc trắng như mây, thì ông không
bao giờ quên “thuở ban đầu” ấy.
Trong câu chuyện ông nhắc
đến xu hướng nhạc yêu nước trong giai đoạn đầu của tân nhạc Việt Nam lúc phong
trào nhạc cải cách đã ra đời và phát triển từ những năm đầu thập niên 1940 về
sau như các bài của Thẩm Oánh: Trưng
nữ vương, Bình Định vương, Hưng Đạo vương - và của Lưu Hữu Phước
với: Bạch Đằng giang, Ải
Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Nam tiến...
Trong những năm tham gia kháng chiến
chống Pháp, ông nói ông vui mừng được gặp nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát ở Bắc Cạn.
Phạm Duy cho biết ông rất thích bài Gọi nghé của Nguyễn Xuân Khoát sáng tác
năm 1947, tác phẩm này đã đọng lại trong ông rất nhiều, để sau này ông viết
một số bài có âm hưởng dân ca, chẳng hạn như Nương chiều với các câu: “Lúc chiều về mọc
ánh trăng tơ - cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều - chiều ơi, mái
nhà sàn thở khói âm u - cô nàng về để suối tương tư, ới chiều...”.
Những bài hát nổi
tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy
|
Nói tới đó, ông đứng dậy dẫn
chúng tôi qua phòng nhỏ bên cạnh chỗ đang ngồi, chỉ cho chúng tôi xem một số
sách về âm nhạc mà ông đã lưu tâm, sắp xếp cẩn thận trong các lồng
kính. Nhìn lên tường, chúng tôi thấy có bức chân dung của nhạc sĩ Phạm Duy chụp
bởi nhiếp ảnh gia Mừng, trên nền bức ảnh có viết câu: “Mời người lên xe về miền
quá khứ”.
Đó là một câu trong
bài Nghìn trùng xa cách mà
ông bộc bạch (nói “mình” thay vì “tôi” thân mật): “Mình viết bài này là để tặng
cho một người tình trước khi cô ấy lên xe hoa, cô trẻ hơn mình đến hơn 10 tuổi,
lúc mình 28 tuổi cô ấy mới 16 tuổi. Mình viết tới khoảng 50 tình ca cho cuộc
tình đó, trong đó có bàiCỏ hồng với
mấy câu đại ý rước em lên đồi cỏ xanh ngập lối, lấy khung cảnh từ Đà Lạt những
ngày rất mộng kia”.
Rồi ông lại quay về chỗ
tiếp khách. Chỗ ấy nhìn thẳng ra cửa có treo một khung nhạc rất lớn ở phía
trên, mà đứng dưới đất nhìn lên, chúng tôi thấy rõ là bản Tình ca với mấy
câu chép khá to giữa các dòng nhạc kẽ: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời -
người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à ơi tiếng ru muôn đời”.
Đọc và thầm hát
bài nhạc đó, chúng tôi muốn hỏi nhạc sĩ Phạm Duy đôi điều mà một số nhà văn,
nhà báo trước đây ví ông như “người tình già” đã “trở về mái nhà xưa”.
Ông về Việt Nam đã 7 năm
nay và vẫn sống trong căn nhà mà chúng tôi đến thăm nằm trên đường Lê Đại Hành,
Q.11, TP.HCM, trong con hẻm lớn cách đường lộ đông đúc xe cộ khoảng vài chục
mét nên khá yên tĩnh. Ở đó, ông thân mật nói với chúng tôi “một chút riêng” về
lý do tại sao ông trở về Việt Nam. Ông nói điều đó với giọng trầm buồn, mà tốt
hơn hết có lẽ chúng tôi cần để nguyên văn câu giải thích qua hồi ký của ông.
Ông viết rằng ở Mỹ, ông
trầm mình trong cơn buồn bã và nhớ nhung: “Đó là chưa kể việc tôi thấy tôi đã mất
dần cái quần chúng nghe nhạc đáng quý của thời xưa rồi. Nhạc đứng đắn mang tính
chất quốc gia, dân tộc không còn được nhiều người thích nghe nữa. Lớp người Việt
qua Mỹ đầu tiên nay đã già cả rồi, đã yên phận cả rồi, đã quen với đời sống thầm
lặng ở Mỹ rồi. Mang con sang Mỹ chúng trở thành bác sĩ, luật sư cả rồi, nhưng
chúng mời cha mẹ vào ở “nursing house” cả rồi.
Thế hệ thứ hai
(second generation) này - đặc biệt là ở Hoa Kỳ - tức là lớp tuổi 20 còn
coi nhạc Việt là một sản phẩm văn hóa rất xa lạ. Chúng chỉ nghe nhạc Mỹ, âm nhạc
Việt Nam bây giờ, than ôi, muốn được nhiều người mua và nhiều người nghe phải
phù hợp với khối óc và con tim của lớp người Việt sang Mỹ sau cùng. Và nói
chung, vì không hay hơn hoặc hay ngang với nhạc thời trước 1975, âm nhạc bây giờ
đã xuống cấp. Cũng dễ hiểu thôi, trong môi trường “nhạc thương mại”, trình độ
thưởng thức cùng với bài bản và ca sĩ, cả ba yếu tố này phải trở thành tầm thường
hay dung tục”.
Ông nói buổi đầu
về lại Việt Nam, ông rất bất ngờ với cảnh đón nhận các CD và một số chương
trình ra mắt nhạc phẩm của ông phát hành tại Việt Nam từ TP.HCM, Đà Nẵng, Huế
cho đến Hà Nội, với sự chuẩn bị nhiệt tình của Công ty văn hóa Phương Nam: “Tôi
cảm động vì được trở về trong lòng của người yêu âm nhạc tại Việt Nam, điều ấy
tôi không tìm thấy trong những tháng năm xa xứ.
Điều nữa, trong
những ngày về lại Việt Nam, tôi nhớ đến vợ tôi là cô Thái Hằng mà trước đó nếu
tôi về sớm hơn thì đã đưa thêm Hằng về nữa và có lẽ Hằng sẽ rất xúc động đến
không ngờ vì khán giả Việt Nam vẫn còn yêu quý chồng mình. Đối với tôi, Thái Hằng
là một á thánh của hạnh phúc gia đình, đã mất ở nước ngoài vào tuổi 73 vì bệnh
ung thư. Nhưng phần nào tôi rất ấm áp khi có mặt ở Việt Nam để tự giới thiệu về
các nhạc phẩm trong CD của mình, không lẻ loi, cô độc mà bên cạnh có bốn con
trai của tôi là Duy
Quang hát các bài trong CD, Duy Cường thì hòa âm chơi keyboard,
bên cạnh có tiếng đàn của Duy Hùng và tiếng trống của Duy Minh hòa vào nữa”.
Trong số những bài
ông giới thiệu nhân ngày trở về có một số phổ thơ của Huy Cận (Ngậm ngùi), thơ Xuân Diệu
(Mộ khúc), thơ Hữu
Loan (Áo anh sứt chỉ đường
tà), thơ Huyền Chi (Thuyền
viễn xứ). Nhân đó ông nhắc, bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn
đầu tiên được ông phổ thành ca khúc từ năm 1945 là bài Tiếng thu của Lưu Trọng
Lư: “Tôi xem đó như bài hát phổ thơ thành công đầu tay do mình viết trong cuộc
đời làm âm nhạc của mình”.
Ông lại nhắc đến
một bài khác cũng của Lưu Trọng Lư đã được ông phổ nhạc đến nay vẫn còn làm
rung động người yêu nhạc: đó là bài Vần
thơ sầu rụng với những câu có thể ứng với nỗi buồn khi ông đã
đi xa vào chiều nay: “Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời - còn đâu bước
chân người - mơ trên đường chiều rơi”.
"Chiều" đã
"rơi", nhưng tiếng vang của Tình
ca, của Hẹn
hò, của Viễn
du, của Trường
ca Mẹ Việt Nam vẫn còn đó bên lời vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm
Duy - cây đại thụ của nền âm
nhạc Việt Nam.
Đỗ Phước Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét