Đọc thơ “Ký ức hoa cẩm chướng
đỏ”,
của Phan Lệ Dung
Thường khi đọc một tác phẩm,
người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi
tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua
tựa đề.
Tập thơ của một o người Huế
- mà là một o Đồng Khánh thuộc thế hệ sau nữa chơ, thế là không thoát khỏi những
cliches (khuôn sáo) lờn vờn trong mắt, đại loại như những thứ bích chương bề
ngoài, - những thứ giết chết thơ lúc nào không hay - đã thường được gán cho như
những thương hiệu: Đồng Khánh yêu kiều, mơ mộng, tím Huế, đẹp e ấp, cười
nghiêng nón, ít nhiều với dáng dấp “ai bảo em là giai nhân/cho mộng tràn đêm
xuân/ai bảo em ngồi bên cửa sổ…”. Nếu tình thì phải là hai sắc hoa ti gôn, nếu
là hoa thì phải là hoa hồng rớm lệ… Chí ít nếu là Huế thì phải là Huế Mưa…
Nhưng hình như tôi đã sửa lại tất cả những định kiến ấy khi đọc những bài thơ đầu tiên, và dần dà đã trút bỏ hết mọi định kiến trong khi đọc tiếp, ngay cả hoài nghi ban đầu về màu đỏ của một loài hoa ấy, hoài nghi hay tình nghi một thứ hoa của chiến thắng, của lao động vinh quang có mặt trong thơ… cũng biến mất.
Thơ Phan Lệ Dung đã giải thể những điều miễn cưỡng của một người khi dấn thân vào một tập thơ xa lạ. Và cuộc gặp gỡ ban đầu trở nên một ngạc nhiên thích thú. Ở đây Huế… không mưa mà nắng, ô hay nắng Huế của tôi đang Ru nồng nàn tình thơ:
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
sao không về thắp lửa bên em…
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
sao không về qua cửa nhà em…
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
nắng hời, nắng ơi
thôi thì bỏ thói giang hồ
về đây gánh nước trồng trầu cùng em
mùa đông chở nắng qua sông…
con le le ngậm ngùi gọi bạn
đi đâu mà vội
sao không đợi chiều âu yếm cùng em
nắng hời nắng ơi!
Ai người Huế chắc cũng cảm biết nắng Huế độ nào, hình như nắng làm ta cụt hứng hơn là mưa, nhưng nắng cũng có thể gây mê đến mộng mị hân hoan hay sầu muộn giữa ban ngày, thơ của Phan Lệ Dung ru cơn mộng mị ấy, tạo cả một chiều kích không gian và thời gian bằng màu nắng ở rất nhiều gam màu và âm thanh khá tinh tế cho vần điệu thi ca. Người đọc bước vào trong vùng nắng lóa ấy, và ngỡ cũng là ký ức của mình, mình gặp mình, nhưng ký ức vẫn là riêng, hóa ra ta gặp người. Có lẽ thi ca là nghệ thuật liên tưởng ra ngoài mọi định luật như một giây tơ khởi lên cho nhiều giai điệu âm thanh khác nhau. “Cái nắng” trong Ký ức hoa cẩm chướng đỏ là giây tơ ấy trong hầu hết tập thơ. Như đã nói trên không gian thơ của Ký ức hoa cẩm chướng đỏ là nắng, như bầu trời Huế, mà nắng cũng là chiều kích thời gian trong ký ức, trong cảm nhận nỗi phôi pha, vô thường của tình yêu. Từ chiều kích không và thời gian, nắng hiện hình thành bóng dáng của tình yêu, của người yêu, của cuộc tình bỗng đi xa, nắng và hoa thay người “muốn nói điều không nói được”.
và một chiều nắng muộn
anh đi
gió mang cánh hoa màu đỏ bay về
phía cuối trời
nắng buổi chiều
nhòa nước mắt tôi
Chất thơ “nắng” trong Ký ức hoa cẩm chướng đỏ có lẽ nằm ở cực điểm mâu thuẫn mà nắng đem lại trong cảnh huống của đời người, nắng bỗng trở nên một thứ siêu hình, một thứ ánh sáng từ trong quá khứ làm cho con người rơi vào… cô đơn, và ý thức vô cùng nỗi lạnh buốt trong thân xác hiện hữu
bây giờ
mùa hạ đang hừng hực thả lửa trên những mái nhà
sao tôi thấy lòng mình lạnh buốt (một ngày ảm đạm)
…tôi đứng một mình
còn nắng
ngẩn ngơ ngoài phố
anh đi…
ở nơi kia anh có biết xuân về
nắng vẫn vàng như thuở xa xưa
…có thể
xuân này không có những cơn mưa
nhưng sao
cây lá trong vườn xao động
còn tôi
lặng… chờ
Chất tố thơ trong thơ của Phan Lệ Dung thường nằm trong trời đất hồn nhiên, đi vào thơ bằng ngõ rung cảm của người nhạy cảm thân phận cô đơn, Phan Lệ Dung “lặng… chờ tiếng thơ đến, tình yêu đến để làm thơ…”.
anh đi rồi
em đứng thẫn thờ
chiều rụng đầy vạt cỏ
Và tôi nghĩ Phan Lệ Dung đã bước vào cõi thơ một cách nhẹ nhàng hồn nhiên bằng ngôn ngữ mang nhiều hình ảnh đời thường nhưng đầy hình tượng thơ ca.
Nhưng hình như tôi đã sửa lại tất cả những định kiến ấy khi đọc những bài thơ đầu tiên, và dần dà đã trút bỏ hết mọi định kiến trong khi đọc tiếp, ngay cả hoài nghi ban đầu về màu đỏ của một loài hoa ấy, hoài nghi hay tình nghi một thứ hoa của chiến thắng, của lao động vinh quang có mặt trong thơ… cũng biến mất.
Thơ Phan Lệ Dung đã giải thể những điều miễn cưỡng của một người khi dấn thân vào một tập thơ xa lạ. Và cuộc gặp gỡ ban đầu trở nên một ngạc nhiên thích thú. Ở đây Huế… không mưa mà nắng, ô hay nắng Huế của tôi đang Ru nồng nàn tình thơ:
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
sao không về thắp lửa bên em…
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
sao không về qua cửa nhà em…
cái nắng, cái nắng đa tình mênh mang đi khắp
nắng hời, nắng ơi
thôi thì bỏ thói giang hồ
về đây gánh nước trồng trầu cùng em
mùa đông chở nắng qua sông…
con le le ngậm ngùi gọi bạn
đi đâu mà vội
sao không đợi chiều âu yếm cùng em
nắng hời nắng ơi!
Ai người Huế chắc cũng cảm biết nắng Huế độ nào, hình như nắng làm ta cụt hứng hơn là mưa, nhưng nắng cũng có thể gây mê đến mộng mị hân hoan hay sầu muộn giữa ban ngày, thơ của Phan Lệ Dung ru cơn mộng mị ấy, tạo cả một chiều kích không gian và thời gian bằng màu nắng ở rất nhiều gam màu và âm thanh khá tinh tế cho vần điệu thi ca. Người đọc bước vào trong vùng nắng lóa ấy, và ngỡ cũng là ký ức của mình, mình gặp mình, nhưng ký ức vẫn là riêng, hóa ra ta gặp người. Có lẽ thi ca là nghệ thuật liên tưởng ra ngoài mọi định luật như một giây tơ khởi lên cho nhiều giai điệu âm thanh khác nhau. “Cái nắng” trong Ký ức hoa cẩm chướng đỏ là giây tơ ấy trong hầu hết tập thơ. Như đã nói trên không gian thơ của Ký ức hoa cẩm chướng đỏ là nắng, như bầu trời Huế, mà nắng cũng là chiều kích thời gian trong ký ức, trong cảm nhận nỗi phôi pha, vô thường của tình yêu. Từ chiều kích không và thời gian, nắng hiện hình thành bóng dáng của tình yêu, của người yêu, của cuộc tình bỗng đi xa, nắng và hoa thay người “muốn nói điều không nói được”.
và một chiều nắng muộn
anh đi
gió mang cánh hoa màu đỏ bay về
phía cuối trời
nắng buổi chiều
nhòa nước mắt tôi
Chất thơ “nắng” trong Ký ức hoa cẩm chướng đỏ có lẽ nằm ở cực điểm mâu thuẫn mà nắng đem lại trong cảnh huống của đời người, nắng bỗng trở nên một thứ siêu hình, một thứ ánh sáng từ trong quá khứ làm cho con người rơi vào… cô đơn, và ý thức vô cùng nỗi lạnh buốt trong thân xác hiện hữu
bây giờ
mùa hạ đang hừng hực thả lửa trên những mái nhà
sao tôi thấy lòng mình lạnh buốt (một ngày ảm đạm)
…tôi đứng một mình
còn nắng
ngẩn ngơ ngoài phố
anh đi…
ở nơi kia anh có biết xuân về
nắng vẫn vàng như thuở xa xưa
…có thể
xuân này không có những cơn mưa
nhưng sao
cây lá trong vườn xao động
còn tôi
lặng… chờ
Chất tố thơ trong thơ của Phan Lệ Dung thường nằm trong trời đất hồn nhiên, đi vào thơ bằng ngõ rung cảm của người nhạy cảm thân phận cô đơn, Phan Lệ Dung “lặng… chờ tiếng thơ đến, tình yêu đến để làm thơ…”.
anh đi rồi
em đứng thẫn thờ
chiều rụng đầy vạt cỏ
Và tôi nghĩ Phan Lệ Dung đã bước vào cõi thơ một cách nhẹ nhàng hồn nhiên bằng ngôn ngữ mang nhiều hình ảnh đời thường nhưng đầy hình tượng thơ ca.
Thái Kim Lan
hãng máy bay eva air
giá vé máy bay eva đi mỹ
văn phòng korean air tại việt nam
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch