Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Phạm Duy với ngàn lời ca

 Phạm Duy với ngàn lời ca 
(trong loạt bài viết nói về thơ phổ nhạc đăng trên thế kỷ 21) 
NGẬM NGÙI đi một mạch từ nắng chia cho tới ngủ đi em mộng bình thường giữ nguyên kiến trúc tới ngủ đi em kiến trúc nhạc hiện ra hai lần ngủ đi em mộng bình thường,buông ra với câu đệm,rồi trở lại xoáy vào và tình tự ngủ đi em mộng bình thường,cũng hai lần,rồi mới trở lại với kiến trúc thơ có mở đầu à ơi trước khi có tiếng thùy dương mấy bờ… 
Kiến trúc thơ trở lại không còn kiến trúc thơ nguyên thủy,ngay cả kiến trúc thơ khởi đầu,tình tự thơ có thêm tình tự nhạc,thiết tha lục bát có thêm tha thiết ngũ cung,đam mê có thêm cung bực chất ngất những trời mây,núi non,sông biển khác,những thẳm sâu được nối tiếp những thẳm sâu mới làm thành những thẳm sâu tưởng như không có đáy,hoàn chỉnh một tổng hợp mới,một kiến trúc mới phối hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc. 
ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG thì khác,kiến trúc thơ được giử nguyên vẹn từ đầu đến cuối bài.Phạm Duy không cho láy lại một câu hay vài chữ của câu thơ như một kiểu hát đuổi biến thể.Anh cũng không chặt câu thơ làm ra thành nhiều khúc,buông ra rồi bắt lại,cũng không đưa câu thơ bay lên trên nhiều cung bậc khác biệt. 
Tôi nghĩ có lẽ vì thơ Động Hoa Vàng dài tới 24 câu,trong khi ngậm ngùi chỉ 12.Chặt câu ra nhiều đoạn,láy lại nhiều lần,đưa câu thơ lên những cung bực khác sẽ làm cho bài hát trở thành lê thê.Tôi cũng nghĩ những thôi thì thôi…thôi thì thôi đừng ngại mưa mau,đưa nhau ra tới bên cầu nước trôi,thôi thì thôi để mặc mây trôi,thôi thì thôi chỉ là phù vân,thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi,thôi thì thôi em chẳng còn yêu tôi,leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng,thôi thì thôi mộ người tà dương,thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi…Những thôi thì thôi,thôi thì thôi nhé, thế thôi lập lại nhiều lần trong kiến trúc thơ tự nó đã là những hát láy, hát theo,hát đuổi,nhạc sĩ nếu thêm vào kiến trúc thơ đã có nhiều nhạc tính một kiến trúc nhạc khác với nhữgn kỷ thuật tương tự sẽ làm cho bài thơ phổ nhạc trở nên nặng nề.Phạm Duy đã rất có lý khi xây dựng kiến trúc nhạc bằng cách giữ nguyên và khai triển kiến trúc thơ Động Hoa Vàng. 
Phạm Duy giử nguyên khi cần giử nguyên, chặt ra và láy lại khi cần mang lại cho giấc ngủ trăm con chim mộng. Tới Vết Sâu, câu thơ được chặt ra ngay lập tức, được phân đoạn liên tục, được láy lại nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài, điệu calypso. Khi em mở cửa bước vào, hồng non trên má, hồng đào trên môi... của kiến trúc thơ đã trở thành Khi em, khi em, mở cửa bước vào, hồng non trên má, hống đào, hồng ðào trên môi... Phạm Duy vẫn thế, khi nào anh cũng tôn trọng kiến trúc thơ trong khi biến đổi nó. Trong sáng tạo anh thường xuyên biến đổi kiến trúc thơ trong sự tôn trọng tuyệt đối bài thơ. Phạm Duy không phổ nhạc thơ lục bát bằng cách thay đổi lời thơ. 
Trong Vết Sâu, sau khi anh bay từ ''vết sâu'' của kiến trúc thơ sang ''vết ðau'' của kiến trúc nhạc, anh lại trở lại với “vết sâu” ngay sau đó. Anh cất tiếng ru trong Ngậm Ngùi, ngủ đi em, ngủ đi em, và anh vẫn giử được trọn vẹn ngủ đi em mộng bình thường mà vẫn không quên những tình tự mới: ngủ đi em mộng vẫn bình thường.. 
Trong Gọi Em Là Ðóa Hoa Sầu, Phạm Duy mang lại cho ngôi chùa nhỏ dưới chân núi kiến trúc của một lâu đài, rồi anh không ngần ngại mang cả toà lâu đài đó lên đỉnh của ngọn núi cao nhất. Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn ngôi chùa • chân núi của thơ được nhạc sĩ cho láy nguyên vẹn và đưa lên một cung bực cao hơn để thành một ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn... được lập lại ba trên một cung bậc chót vót, toà lâu đài đã đưa lên kỳ diệu tuốt trên đỉnh chót vót của ngọn núi. 
Trong toà lâu đài trên núi cao đó có cả tiếng hài, có cả tà áo lộng bay trong gió của Ẩn Lan. Ẩn Lan ơi, em dỗi em hờn cûng được di chuyển với kỷ thuật di chuyển ngôi chùa trở thành lâu đài và sự mang lên núi cao cũng lại được nhắc lại thêm hai lần trên những cung bậc càng lúc càng cao, tạo nơi người thưởng ngoạn một cảm xúc khoái cảm ngất lịm hiếm quý. 
Không có nhiều nhạc sĩ Việt Nam phổ nhạc thơ lục bát. Vì phổ thơ lục bác dể rơi vào chổ nhàm chán, ê a. Phạm Duy phổ nhạc nhiều thơ lục bát. Mỗi bài hay một cách khác, không giống nhau. Bốn bài Ngậm Ngùi, Vết Sâu, Ðưa Em Tìm Ðộng Hoa Vàng, Gọi Em Là Ðóa Hoa Sầu của các nhà thơ Huy Cận, Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư... mỗi bài Phạm Duy sử dụng một kỷ thuật khác trong việc xây dựng một kiến trúc nhạc trong sự tôn trọng kiến trúc thơ, gìn giữ mà vẫn sáng tạo. 
Thơ lục bát phổ nhạc của Phạm Duy xây trên âm điệu ngũ cung, nhạc Việt Nam nói chung xây trên âm điệu ngũ cung. Nhưng nói nhạc Việt xây trên ngũ cung cũng như nói thơ lục bát cơ cấu hai câu sáu tám. Sáu tám ai cûng biết, nhưng làm thơ tám thế nào cho hay, cho thấy có sáng tạo cho ra sáu tám... cûng như viết nhạc ngũ cung thế nào cho đầy ấp sáng tạo, đó là cả một vấn đề. Phạm Duy biết vấn đề ấy và giải quyết vấn đề đó. Mỗi bài lục bát phổ nhạc, anh sữ dụng một kỷ thuật khác biệt, thích ứng với kích thước và nội dung của bài thơ. Mỗi lần phổ thơ lục bát, Phạm Duy đều có cái hay khác nhau, lần nào cûng làm cho người thưởng ngoạn phải sửng sốt, bàng hoàng, hơn thế chấn động trước một kiến trúc âm thanh lộng lẫy sáng tạo. 
Trong thế giới thi ca ai cûng biết làm thơ lục bát rất dể và rất khó. Dể vì ai làm cũng được. Khó nên không phải ngày nào, tháng nào cũng có một bài lục bát hay. Trong âm nhạc ai cûng biết thơ lục bát phổ nhạc không khó. Nhưng phổ nhạc thơ lục bát sao cho hay, sao cho không ê a, tới nay không có nhiều người như Phạm Duy. Bây giờ thì ai cûng biết thêm là phổ thơ lục bát dể rơi vào chồ giống Phạm Duy mà Phạm Duy thì thiên hình vạn trạng làm sao tránh?. 

Nguyên Sa
Theo http://khanhly.net/


1 nhận xét:

Cảm nhận ngàn đêm

Cảm nhận ngàn đêm MỘT Dân gian nói, hoàng hôn là lúc người dương và người âm có thể gặp nhau. Trong bộ phim nổi tiếng “Bao giờ cho đến Thá...