Kathmandu là kinh đô của vương quốc Nepal, nằm
dưới chân Hy mã Lạp sơn. Là thành phố của tôn giáo và nghệ thuật, của nghi thức
và lễ hội, của cổ kính và hiện đại, của thánh thiện và tâm linh, của suy tư và
khát vọng, của du lịch và mộng mơ, của nắng gió và tuyết. Ngày nay, Kathmandu
còn là thành phố của thanh bình và chiến tranh.
Kathmandu - Ảnh: rrinfosystems.com
Nếu chỉ nhìn trên bản đồ du lịch, người ta dễ có cảm tưởng
Kathmandu đền chùa nhiều hơn nhà ở. Nơi đây hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và
Phật giáo cùng song song tồn tại qua hằng ngàn năm. Cùng góp phần tạo nên bản sắc
văn hoá Nepal. Và bằng cách riêng của mình, cùng tưới lên đời sống Nepal suối
nguồn đạo hạnh và đức tin. Nepal tự hào là quê hương đã sinh ra Phật Thích Ca
(Lâm Tì Ni thuộc Nepal). Từ thế kỷ thứ III trước CN, đất nước nầy đã là một
trong những quốc gia Phật giáo. Trong vô số những đền chùa, bảo tháp ở
Kathmandu, các công trình sau nổi tiếng hơn cả: Pashupatinath, Bouddhanath,
Swayambhunath, Basantapur.
Swayambhunath với bảo tháp hình tròn đường kính 20m, cao 10m, nằm trên một ngọn đồi phía tây thành phố. Dân địa phương gọi là “Chùa khỉ”, bởi đây là trú xứ của mấy vị hậu duệ Tôn Ngộ Không. Nếu không để đảnh lễ chư Phật, quay bánh xe Mani nguyện cầu những điều gan ruột, và ngắm toàn cảnh thành phố, chắc không ai màng lên đây. Bởi du khách phải leo những 324 bậc cấp mới đến được.
Swayambhunath với bảo tháp hình tròn đường kính 20m, cao 10m, nằm trên một ngọn đồi phía tây thành phố. Dân địa phương gọi là “Chùa khỉ”, bởi đây là trú xứ của mấy vị hậu duệ Tôn Ngộ Không. Nếu không để đảnh lễ chư Phật, quay bánh xe Mani nguyện cầu những điều gan ruột, và ngắm toàn cảnh thành phố, chắc không ai màng lên đây. Bởi du khách phải leo những 324 bậc cấp mới đến được.
Pashupatinath là khu đền Ấn giáo, nằm bên bờ sông Bagmati mà những ngày đầu
tháng hai nước cạn khô chỉ còn như một dòng suối. Tại đây người ta tiến hành
các nghi lễ hoả táng người chết. Những khuôn mặt sùng kính, tiếng cầu kinh, mùi
hương trầm, mùi sáp chảy, mùi thịt cháy, tiếng cồng chiêng rền vang, và những
đôi mắt sững sờ của du khách phương Tây, tất cả tạo nên cái cảm giác lạ lùng
không nơi nào có được. Bouddhanath là ngôi chùa Tây Tạng. Rất dễ nhận ra bởi bảo
tháp hình tròn, bánh xe Mani và rợp trời 5 màu phướng cầu nguyện. Mấy ông sư
Tây Tạng cao lớn, đỏ da thắm thịt, khác với đồng bào trên quê hương họ mà tôi
có duyên gặp mùa thu năm ngoái. Basantapur nằm bên cạnh quảng trường trung tâm
thành phố. Đây là một quần thể đền tháp Ấn giáo và các công trình ngày trước là
cung điện với mái ngói trầm tối, lúc nào cũng đông nghịt du khách. Tất cả những
đền đài, chùa tháp, cung điện nguy nga tráng lệ hàng ngàn năm tuổi đời ấy đều bằng
gỗ, với nghệ thuật chạm trổ khéo léo, tinh vi, kỳ tuyệt đến mức người ta ngờ rằng
đó chỉ có thể là công phu của các vị thần. Nghệ thuật ấy chi phối toàn bộ các
công trình đô thị khác của thành phố. Ngày nay, Kathmandu đã có vài dấu hiệu
thay đổi, hiện đại hơn, văn minh hơn, nhưng tựu trung cái hồn của nó thì vẫn
còn nguyên - vẫn là thành phố của nghìn thu cũ xa xôi. Nói thế không phải để
chê mà chính là để tỏ lòng kính trọng một dân tộc biết gìn giữ nền văn hoá đặc
sắc của mình một cách trọn vẹn.
Có thể thưởng thức âm hưởng tuyệt vời ấy dưới một dạng còn nguyên hơn ở một số thành phố khác trong thung lũng. Ví dụ: Patan. Là thành phố nằm ở phía tây sông Bagmati, được mệnh danh là “thành phố của ngàn nóc đền vàng”, là trú xứ của các nghệ nhân. Tại đây còn lại một số công trình được xây dựng từ thời vua Adục. Ai đã từng lang thang qua Durbar Square và Art Museum chắc sẽ không bao giờ có thể quên được chốn nầy. Bhaktapur là thành phố cổ nổi tiếng với những kiệt tác bằng gỗ chạm khắc. Bhaktapur có nghĩa là thành phố sùng đạo (Bhakta là người sùng đạo, Pur là thành phố). Hầu hết dân Kathmandu đều gốc người Newar. Các nhà sử học cho rằng thuở xa xưa, họ có thể đến từ Gujarat, miền Tây Ấn độ. Họ có ngôn ngữ riêng, và là tác giả của hầu hết các công trình nghệ thuật và tôn giáo tại thung lũng nầy. 90% dân Bhaktapur là tộc người Newar. Kirtipur nằm ở tận cùng đông nam thung lũng, trải mình trên các sườn đồi. Không nhiều du khách đến đây. Thành phố lặng lẽ tiếp tục sống với quá khứ vàng son của mình. Tôi may mắn được đi nhiều nơi, từng tiếp cận nhiều nền văn minh cổ cũng như hiện đại, từng rung động trước các công trình nghệ thuật tuyệt tác, nhưng so với các công trình nghệ thuật ở đây thì chỉ có thể nói... chẳng còn chi nói nữa. E.V.Powell, nhà Đông phương học lỗi lạc đã nhận xét thế nầy về Kathmandu: “Tại thung lũng đáng nhớ nầy, nghệ thuật, tăng sĩ và thợ thủ công đã cùng nhau làm nên một công trình tuyệt tác. Những kiến trúc sư tài ba của Phật giáo và Ấn độ giáo đã gặp gỡ trong việc tạo nên vẻ nguy nga tráng lệ của những đền đài, tượng đá với chạm khắc vô cùng tinh xảo đến từng chi tiết mà không nơi nào có thể sánh kịp”.
Có thể thưởng thức âm hưởng tuyệt vời ấy dưới một dạng còn nguyên hơn ở một số thành phố khác trong thung lũng. Ví dụ: Patan. Là thành phố nằm ở phía tây sông Bagmati, được mệnh danh là “thành phố của ngàn nóc đền vàng”, là trú xứ của các nghệ nhân. Tại đây còn lại một số công trình được xây dựng từ thời vua Adục. Ai đã từng lang thang qua Durbar Square và Art Museum chắc sẽ không bao giờ có thể quên được chốn nầy. Bhaktapur là thành phố cổ nổi tiếng với những kiệt tác bằng gỗ chạm khắc. Bhaktapur có nghĩa là thành phố sùng đạo (Bhakta là người sùng đạo, Pur là thành phố). Hầu hết dân Kathmandu đều gốc người Newar. Các nhà sử học cho rằng thuở xa xưa, họ có thể đến từ Gujarat, miền Tây Ấn độ. Họ có ngôn ngữ riêng, và là tác giả của hầu hết các công trình nghệ thuật và tôn giáo tại thung lũng nầy. 90% dân Bhaktapur là tộc người Newar. Kirtipur nằm ở tận cùng đông nam thung lũng, trải mình trên các sườn đồi. Không nhiều du khách đến đây. Thành phố lặng lẽ tiếp tục sống với quá khứ vàng son của mình. Tôi may mắn được đi nhiều nơi, từng tiếp cận nhiều nền văn minh cổ cũng như hiện đại, từng rung động trước các công trình nghệ thuật tuyệt tác, nhưng so với các công trình nghệ thuật ở đây thì chỉ có thể nói... chẳng còn chi nói nữa. E.V.Powell, nhà Đông phương học lỗi lạc đã nhận xét thế nầy về Kathmandu: “Tại thung lũng đáng nhớ nầy, nghệ thuật, tăng sĩ và thợ thủ công đã cùng nhau làm nên một công trình tuyệt tác. Những kiến trúc sư tài ba của Phật giáo và Ấn độ giáo đã gặp gỡ trong việc tạo nên vẻ nguy nga tráng lệ của những đền đài, tượng đá với chạm khắc vô cùng tinh xảo đến từng chi tiết mà không nơi nào có thể sánh kịp”.
Thung lũng Kathmandu được bao bọc bởi rặng Hy mã Lạp sơn hùng vĩ phía đông bắc,
ba bề còn lại núi non ngất trời. Theo truyền thuyết, thuở xa xưa thung lũng là
một hồ nước mênh mông, về sau cạn đi do thần Manjushri mài gươm. Còn các nhà địa
chất thì cho rằng sau một trận động đất ghê gớm, bờ của hồ bị vỡ, nước rút hết
để lại thung lũng Kathmandu ngày nay. Trong thung lũng, bốn thành phố Patan,
Bhaktapur, Kirtipur và Kathmandu đều có vị trí ngang nhau. Chỉ khi quốc vương
Prithvi Narayan Shah thống nhất Nepal năm 1768, Kathmandu mới được chọn là
trung tâm chính trị và tôn giáo của cả nước. Năm 1846 quốc vương Shah bị các tướng
lãnh đảo chánh lập nên triều đại Ranas. Năm 1951 Tribhuvan chiếm lại ngôi vua
và thiết lập nên triều đại Shah. Hiện nay, cháu của Tribhuvan đứng đầu nền quân
chủ cai trị theo hiến pháp. Chính phủ gồm một Thủ tướng, Nội các và một Nghị viện
được bầu theo kỳ phiếu phổ thông. Kathmandu, 7 Di sản văn hoá thế giới, khoảng
1 triệu dân, ở độ cao 1.500 m, được xây dựng từ thế kỷ thứ 8, khí hậu lục địa,
nhiệt độ trung bình trong năm thấp do ảnh hưởng của độ cao. Bên kia những khu
nhà hiện đại chạy dọc theo New Road là trung tâm thành phố, quảng trường
Durbar. Một con đường nhỏ chạy xiên qua trung tâm thành phố lên phía đông bắc về
hướng Asantole. Ngày xưa đây là con đường các thương gia dùng để đi sang Tây Tạng.
Kathmandu thật sự nằm trên những con đường xuất phát từ quảng trường. Ở mỗi ngã
ba ngã bảy đều có các tượng Phật tượng Thần nghi ngút khói hương. Các con đường
xưa trở nên quá nhỏ phải mang vác đủ thứ thập loại chúng sinh: Xe vừa, xe nhỏ,
mô tô, xe đạp, xe kéo, xích lô - xích lô bên nầy gọi là Rickshaw, người đạp ngồi
đàng trước; những người đàn ông Nepal với chiếc mũ Topis dáng núi trên đầu, những
người đàn bà quấn mình trong chiếc váy Sari với tấm khăn đức hạnh to tướng, các
cháu nhỏ lòn lách qua các đám đông cho kịp đến trường, cả đại đội người bán hàng
lưu niệm, và đủ loại khách du lịch với vẻ mặt ngỡ ngàng đầy hứng thú... thi thoảng
một vài con bò thơ thẩn giữa phố phường đông đúc như thử kiếp trước hắn ta là
hoàng tử của vương triều. Lạ nhất là, tuy trần gian thế nhưng không hề có chuyện
va quẹt, hậm hực, chửi rủa trên đường phố. Hình như đã có những qui ước riêng tồn
tại hàng ngàn năm trên những con đường chật hẹp nầy, còn khách nước ngoài thì
đã thích nghi ngay với nó từ trên những trang sách hướng dẫn du lịch. Dọc theo
các con đường là những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi đời mà ở tầng dưới không
cách chi có thể nhận ra dấu thời gian, chỉ vì người ta treo kín đủ thứ hàng hoá
đặc sản đến loá mắt. Hàng hoá ở đây rẻ như bèo. Rẻ đến mức du khách rời
Kathmandu chẳng mấy ai còn một xu dính túi. Tôi mua về tặng vợ và con gái mấy
xâu chuỗi ngọc thạch mà phải nói láo giá gấp mười lần hơn để đảm bảo giá trị
món quà. Từ tầng hai trở lên người ta dễ dàng nhận ra những cánh cửa sổ bằng gỗ
được chạm khắc tuyệt vời.
Nhiều ô cửa nghiêng nghiêng chìa ra mặt đường, ở đó mấy cô gái nhìn trời mộng mơ, cười vui bình luận cảnh chúng sinh xuôi ngược. Không hề có chuyện con trai con gái đu đưa, hôn hít nhau trên đường phố. Một vài thanh niên nước ngoài quần bò thủng gối, con gái hở bụng hở lưng trông chẳng giống ai và trẽn dễ sợ. Bên sau các dãy nhà mặt tiền bán buôn chộn rộn là những khu vườn tĩnh lặng, chúng thông thiên với nhau. Hình như đó mới là thế giới thực sự của cư dân Kathmandu.
Nhiều ô cửa nghiêng nghiêng chìa ra mặt đường, ở đó mấy cô gái nhìn trời mộng mơ, cười vui bình luận cảnh chúng sinh xuôi ngược. Không hề có chuyện con trai con gái đu đưa, hôn hít nhau trên đường phố. Một vài thanh niên nước ngoài quần bò thủng gối, con gái hở bụng hở lưng trông chẳng giống ai và trẽn dễ sợ. Bên sau các dãy nhà mặt tiền bán buôn chộn rộn là những khu vườn tĩnh lặng, chúng thông thiên với nhau. Hình như đó mới là thế giới thực sự của cư dân Kathmandu.
Nepal là một trong ít nước có nhiều lễ hội nhất thế giới. Có tới 120 ngày lễ
trong một năm. Gần như ngày nào Kathmandu cũng tràn đầy âm thanh của một ngày lễ.
Lễ Diwali với hàng nghìn ngọn nến, lễ Dasaim với sự hiến sinh, lễ Holi và hàng
chục lễ khác. Hôm tôi đến, Kathmandu lễ Shiva Ratri. Dọc hai bên đường, hàng
ngàn vạn người sắp hàng một nghiêm trang bước về phía các ngôi đền. Hầu hết đều
đàn bà con gái. Ở Nepal phụ nữ ít khi ra đường. Chỉ các ngày lễ họ mới có dịp
phô cái nhan sắc của mình dưới ánh mặt trời - rực rỡ đến mức làm đôi gò má họ hồng
lên như các diễn viên tuồng. Và cứ thế, họ lặng lẽ đi, không nôn nao, không
chen lấn. Đôi mắt họ toát lên vẻ thành kính, thanh thoát và đạo hạnh. Tôi không
biết nếu trong tâm hồn họ còn vương một chút tội lỗi, thì họ đã dấu nó ở đâu.
Trông họ cứ làm tôi nghĩ về những cô gái trên đường phố Lhasa. Mong sao đôi mắt
ấy đừng bao giờ ánh lên trước những đồng đô la xanh đỏ. Chỉ qua các ngày lễ hội,
người ta mới có thể thấy được một cách tổng quát đời sống nội tâm của con người
Nepal vốn bị ẩn dấu sau cái vẻ lặng im của dáng núi.
Kathmandu cũng có nạn kẹt xe kinh khủng, nhưng kẹt thì kẹt, họ cứ vẫn bình thản, thinh lặng, hoặc chuyện trò nho nhỏ như ở phòng khách sau bữa cơm chiều dù trong những chiếc xe sang trọng có máy lạnh hay trên những chiếc xe cà tàng. Trong nhiều tình huống ngặt nghèo, tôi thấy dân Kathmandu không hề nổi đoá, văng tục chửi thề. Có được cái tâm an nhiên tự tại ấy không biết là do đạo nguồn Phật pháp hay do tích luỹ được từ dưới bóng dãy tuyết sơn.
Khí hậu mát lành, không gian kinh kệ và từ nhỏ được tắm mình trong các lễ nghi tôn giáo khiến họ trở thành người chất phát, hiếu hoà. Với những người đàn ông, khuôn mặt có hơi đen điu xấu trai một chút nhưng tao nhã, tốt bụng, chân thật và nụ cười trên môi - chỉ bán buôn mới nói thách một cây. Nét tính cách nổi bật ở họ là rất bền chí. Khi một anh chàng bán hàng lưu niệm mời bạn mua cái gì, bạn đừng hòng từ chối. Không phải kiểu đeo bám thô thiển làm bực mình mà cả một nghệ thuật sống, cho đến khi bạn đổi ý vui vẻ chịu mua món hàng như dịp may hiếm có. Một người dân địa phương nói với tôi “Có những chàng trai sẵn sàng bỏ ra ba chục năm để cua cho được một cô gái về làm vợ”. Chao ơi, hèn chi nhiều ông chồng đen điu xấu xí đi bên cạnh bà vợ xinh đẹp như hoa.
Người Việt Nam mình có câu “Nhất lì nhì đẹp trai”. Nguyên tắc đó với Nepal đúng một trăm phần trăm. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là con gái ở đây rất đẹp. Rõ ràng có sự đột biến giữa thế hệ bố mẹ và con cái. Mấy cô gái Kathmandu ngày nay da trắng như Tây, má hồng như Lhasa, kiêu sa như quí tộc Ấn Độ, chỉ đôi mắt không giống ai - nó là cái thần của đạo pháp, cái tĩnh tại của núi, cái tinh khôi của tuyết cộng lại. Nhiều cô trông thanh thoát và đẹp như một cành hoa vô ưu. Cũng như Ấn Độ, phụ nữ Nepal mỗi khi ra đường, con gái chấm nốt son đỏ giữa hai chân mày gọi là làm duyên (không thế cũng duyên rồi), còn phụ nữ có chồng thì kẻ vạch son từ chân tóc dọc theo đường ngôi, như một lời khẳng định “tôi có chồng rồi và tôi rất yêu chồng tôi”. Không biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lời thú nhận ấy. Bởi phụ nữ thì đời nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy, tuy hết dạ thương chồng nhưng nếu có chàng trai nào chết mê chết mệt vì mình thì cũng sướng.
Kathmandu cũng có nạn kẹt xe kinh khủng, nhưng kẹt thì kẹt, họ cứ vẫn bình thản, thinh lặng, hoặc chuyện trò nho nhỏ như ở phòng khách sau bữa cơm chiều dù trong những chiếc xe sang trọng có máy lạnh hay trên những chiếc xe cà tàng. Trong nhiều tình huống ngặt nghèo, tôi thấy dân Kathmandu không hề nổi đoá, văng tục chửi thề. Có được cái tâm an nhiên tự tại ấy không biết là do đạo nguồn Phật pháp hay do tích luỹ được từ dưới bóng dãy tuyết sơn.
Khí hậu mát lành, không gian kinh kệ và từ nhỏ được tắm mình trong các lễ nghi tôn giáo khiến họ trở thành người chất phát, hiếu hoà. Với những người đàn ông, khuôn mặt có hơi đen điu xấu trai một chút nhưng tao nhã, tốt bụng, chân thật và nụ cười trên môi - chỉ bán buôn mới nói thách một cây. Nét tính cách nổi bật ở họ là rất bền chí. Khi một anh chàng bán hàng lưu niệm mời bạn mua cái gì, bạn đừng hòng từ chối. Không phải kiểu đeo bám thô thiển làm bực mình mà cả một nghệ thuật sống, cho đến khi bạn đổi ý vui vẻ chịu mua món hàng như dịp may hiếm có. Một người dân địa phương nói với tôi “Có những chàng trai sẵn sàng bỏ ra ba chục năm để cua cho được một cô gái về làm vợ”. Chao ơi, hèn chi nhiều ông chồng đen điu xấu xí đi bên cạnh bà vợ xinh đẹp như hoa.
Người Việt Nam mình có câu “Nhất lì nhì đẹp trai”. Nguyên tắc đó với Nepal đúng một trăm phần trăm. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là con gái ở đây rất đẹp. Rõ ràng có sự đột biến giữa thế hệ bố mẹ và con cái. Mấy cô gái Kathmandu ngày nay da trắng như Tây, má hồng như Lhasa, kiêu sa như quí tộc Ấn Độ, chỉ đôi mắt không giống ai - nó là cái thần của đạo pháp, cái tĩnh tại của núi, cái tinh khôi của tuyết cộng lại. Nhiều cô trông thanh thoát và đẹp như một cành hoa vô ưu. Cũng như Ấn Độ, phụ nữ Nepal mỗi khi ra đường, con gái chấm nốt son đỏ giữa hai chân mày gọi là làm duyên (không thế cũng duyên rồi), còn phụ nữ có chồng thì kẻ vạch son từ chân tóc dọc theo đường ngôi, như một lời khẳng định “tôi có chồng rồi và tôi rất yêu chồng tôi”. Không biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lời thú nhận ấy. Bởi phụ nữ thì đời nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy, tuy hết dạ thương chồng nhưng nếu có chàng trai nào chết mê chết mệt vì mình thì cũng sướng.
Vào những ngày đẹp trời, từ trên ngọn đồi phía tây nơi có đền Swayambunath với
đôi mắt Phật luôn mở to như để canh giữ thành phố. Kathmandu trải dài trước mắt
bạn với muôn hồng nghìn tía: Màu xanh của cỏ cây, màu trầm tối của những mái
ngói, màu vàng của những luống hoa moutarde, màu đỏ của những ngôi nhà gạch...
và lấp lánh ánh dương hồng. Bức tranh ấy nổi hẳn lên giữa nền tuyết trắng của
dãy Hy mã Lạp sơn. Thiên nhiên Nepal độc đáo và đẹp lạ lùng chực hút hồn những
ai có duyên đến. Hình như hoa lá không nhiều vì lạnh. Còn chim chóc thì ngất trời.
Bên mình năm thì mười hoạ mới thấy con quạ. Hễ thấy quạ là sợ thất náy, bởi quạ
báo hiệu điều chẳng lành. Bên nầy ngược lại, quạ biểu hiện sự may mắn. Cũng có
bồ câu, nhưng bồ câu chịu lép vế chỉ tập trung quanh Basantapur, còn quạ thì khắp
nơi. Nó trở thành con vật gần gũi, thân thiết của mọi người; nó hiền như ma xơ
và cần mẫn như bác nông phu. Hồi sang Nhật tôi thấy ở Tokyo cũng có nhiều quạ,
nhất là ở các công viên. Vào Ueno Park, tha thẩn dưới những vòm cây anh đào
nghe tiếng quạ kêu khắp trời - mỗi lần nhớ lại, thấy đó cũng là một kỷ niệm hay
hay. Hoá ra, không phải đen, không phải trắng, mà cái tâm của anh thuộc về đen
hay trắng. Buổi chiều ngồi trên sân thượng nhà hàng Helena’s ngắm hoàng hôn vẫy
chào thành phố. Kathmandu, không toà nhà nào cao quá 7 tầng. Đàn quạ, sau một ngày
gắn bó với trần gian, chiều đến chúng rủ nhau thăng thiên, cao thiệt là cao, rồi
bắt đầu vũ khúc kỳ lạ, hàng trăm ngàn con quay cuồng múa liệng. Vòng luân vũ ấy
cao dần, cao dần và dạt về phía đàng đông cho đến khi mất hút cuối chân trời.
Đêm nay chắc chúng ngủ trên các vì sao.
Quạ mà thanh cao là thế thì đâu phải chuyện đùa. Cùng với các công trình nghệ thuật, giai điệu, con người... núi và tuyết sơn cũng là thứ ngôn ngữ của bài thơ Nepal. Khắp nơi trong thành phố đều có văn phòng tiếp thị các Tour leo núi: Hoặc chiêm ngắm dãy tuyết sơn, hoặc chinh phục đỉnh Everest. Nhiều chàng trai cô gái trẻ trung từ bốn phương náo nức đổ về Kathmandu tham gia cuộc thử thách dù biết rằng không dễ gì tới được đỉnh. Không phải trẻ thì tham gia được nhưng muốn tham gia được thì phải trẻ. Tôi qua rồi cái tuổi có thể chinh phục các đỉnh cao. Vả lại tôi không thích khái niệm “chinh phục”. Tôi chọn Tour chiêm ngắm dãy núi tuyết. Về phía Dhulikhel, ngay dưới chân Hy mã Lạp sơn, trên các đỉnh núi cao khoảng 2.000 m, có những ngôi biệt thự dành cho loại du khách thích đắm mình trong không gian cô tịch. Bình minh, mặt trời thắp sáng dãy tuyết sơn. Thế rồi bức tranh kỳ tuyệt ấy biến hoá theo từng mỗi khoảnh khắc. Đẹp đến sững sờ. Sau một tuần ở đây, tôi có thể đọc tên từng đỉnh tuyết sơn: Daulagiri, Annapurna, manaslu, Ganesh Hima, Langtang, Gaurishankar, Cho Oyu, Everest, Lhotse, Makalu... Buổi chiều, lang lang theo những con đường mòn trong núi. Đó đây mấy khóm Full vàng rực gợi nhớ hoàng mai quê nhà. Những đoá Lali màu hồng sẫm đong đưa trên cành, đẹp như nàng công chúa trong truyện cổ tích. Trước khi rời Kathmandu, tôi còn kịp theo Tour Moutain flight bay một vòng quanh dãy tuyết sơn và ngắm ngọn Everest từ trên cao. Biết cách nhìn và biết chiêm ngắm nó bằng cái “tâm vô phân biệt” giúp ta ngộ ra được nhiều điều. Kết thúc chuyến bay, người ta cấp cho mỗi du khách tấm văn bằng có dòng chữ xác nhận: “Tôi không chinh phục Everest mà chỉ mở lòng ra đón nhận nó với tất cả tâm hồn”. Cám ơn ai đã có ý tưởng tuyệt vời.
Thế đấy, thiên nhiên Nepal không chỉ chực bỏ bùa du khách mà còn là hương liệu của cuộc sống nơi nầy. Nền văn hoá Nepal mang đậm dấu ấn của tâm thức núi: Các đền thờ nhiều tầng với chóp cao vút nằm rải rác trong thung lũng. Lá quốc kỳ duy nhất trên thế giới hình 2 đỉnh núi có răng cưa ở bên. Dân Nepal với cái nhìn xa vắng và sâu thẳm. Các kiểu mũ có chóp nhọn dáng núi. Những hàng hoá chất theo hình tháp ở chợ hay trong các siêu thị. Giọng nói lên xuống, trầm bổng của ngôn ngữ Nepal. Âm nhạc với chiếc đàn Sarangi hai dây mang âm hưởng của núi đồi sương phủ... Tất cả đều lấy cảm xúc từ rừng núi tuyết sơn. Dân Nepal rất coi trọng giáo dục. Mức sống không cao, đồng lương cực thấp, nhưng con cái họ đến trường thì oách hết chê. Từ cấp một, học sinh đã mặc đồng phục, dày vớ hẳn hoi và thắt cà vạt ngon lành. Không phải chỉ thành phố mà cả những vùng quê xa xôi hẻo lánh cũng thế. Hôm đến thăm Bhaktapur, ngồi dưới mái hiên nhà hàng Temple Town nhâm nhi cốc cà phê đợi Bảo tàng Trung tâm mở cửa; mấy chú nhóc trường bên tranh thủ giờ nghỉ ra quảng trường đá bóng. Cái cảnh hàng chục học sinh tiểu học chân dày, áo trong quần, vét tông cà vạt, chạy nhảy reo hò tranh nhau quả bóng nhỏ như trái bưởi, trông lạ lùng và đáng yêu làm sao. Không biết các chú có biết quê hương các chú đang có chiến tranh, và những gì đang chờ đợi các chú! Ý nghĩ ấy làm tim tôi thắt lại. Ôi, một dân tộc biết coi trọng cái học, lễ nhạc, tôn giáo đến thế sẽ nguy khốn biết chừng nào giữa thời đại mà bạo quyền thay cho công lý, tiền tài thay cho nhân nghĩa, thù hận thay cho bao dung, chiến tranh thay cho hoà bình... Vậy mà đó là sự thật: Nepal đang trong tình trạng chiến tranh. Người ta có thể ngửi thấy mùi của nó từ các nút chặn trên đường vào thành phố; từ toán lính trận áo quần rằn ri, tay lăm lăm tiểu liên tuần tiễu ngày đêm dọc theo các con đường lúc nào cũng đầy nhóc du khách. Người ta bảo đó là cuộc nội chiến giữa một bên phe bảo hoàng, bên kia phe du kích Mao-Ít. Một bài học lịch sử dành cho những quốc gia nho nhỏ: Hễ sau nội chiến tất sẽ đến ngoại xâm. Ai cũng biết thế nhưng không ai chịu nương tay. Hình như người Nepal sinh ra không phải để cầm súng. Dưới bóng của dãy tuyết sơn, họ coi sự phóng khoáng và bao dung trọng hơn tất cả. Nhìn anh chàng chiến binh áo quần rằn ri, tay cầm súng, mặt mày phúc hậu, thơ ngây trông hài hước đến quặn lòng. Hiện nay, chiến tranh chỉ mới ở giai đoạn du kích và ám sát quan chức cấp cao. Không biết khi mồi lửa của nó bùng lên đến mức không thể kiểm soát được thì chuyện gì sẽ xảy ra! Những công trình nghệ thuật bằng gỗ hàng ngàn năm, những thành phố cổ kính quyến rũ, giai điệu sâu thẳm tâm linh giúp nhân loại khám phá ra các giá trị tinh thần khác, trẻ em đến trường trong bộ đồng phục đẹp như tiên đồng ngọc nữ... và hàng chục Di sản văn hoá thế giới. Liệu có còn không!
Tôi dành buổi chiều cuối cùng lang thang qua các nẻo đường Kathmandu như một lời tạ từ. Đó là cách của riêng tôi mỗi lần phải chia tay những thành phố mà tôi có duyên dừng bước lãng du dăm ba ngày. Nhưng không hiểu sao với Kathmandu, tôi cứ thấy nao nao trong dạ, y như khi chia tay một người bạn mà mình biết sẽ không bao giờ còn găp lại. Mong sao đó chỉ là cảm tưởng vu vơ của một tâm hồn đa cảm. Mong sao cuộc chiến tranh vô lý kia sớm lụi tàn. Mong sao Kathmandu mãi mãi là “một mảnh thời gian của những năm tháng đã qua”.
Quạ mà thanh cao là thế thì đâu phải chuyện đùa. Cùng với các công trình nghệ thuật, giai điệu, con người... núi và tuyết sơn cũng là thứ ngôn ngữ của bài thơ Nepal. Khắp nơi trong thành phố đều có văn phòng tiếp thị các Tour leo núi: Hoặc chiêm ngắm dãy tuyết sơn, hoặc chinh phục đỉnh Everest. Nhiều chàng trai cô gái trẻ trung từ bốn phương náo nức đổ về Kathmandu tham gia cuộc thử thách dù biết rằng không dễ gì tới được đỉnh. Không phải trẻ thì tham gia được nhưng muốn tham gia được thì phải trẻ. Tôi qua rồi cái tuổi có thể chinh phục các đỉnh cao. Vả lại tôi không thích khái niệm “chinh phục”. Tôi chọn Tour chiêm ngắm dãy núi tuyết. Về phía Dhulikhel, ngay dưới chân Hy mã Lạp sơn, trên các đỉnh núi cao khoảng 2.000 m, có những ngôi biệt thự dành cho loại du khách thích đắm mình trong không gian cô tịch. Bình minh, mặt trời thắp sáng dãy tuyết sơn. Thế rồi bức tranh kỳ tuyệt ấy biến hoá theo từng mỗi khoảnh khắc. Đẹp đến sững sờ. Sau một tuần ở đây, tôi có thể đọc tên từng đỉnh tuyết sơn: Daulagiri, Annapurna, manaslu, Ganesh Hima, Langtang, Gaurishankar, Cho Oyu, Everest, Lhotse, Makalu... Buổi chiều, lang lang theo những con đường mòn trong núi. Đó đây mấy khóm Full vàng rực gợi nhớ hoàng mai quê nhà. Những đoá Lali màu hồng sẫm đong đưa trên cành, đẹp như nàng công chúa trong truyện cổ tích. Trước khi rời Kathmandu, tôi còn kịp theo Tour Moutain flight bay một vòng quanh dãy tuyết sơn và ngắm ngọn Everest từ trên cao. Biết cách nhìn và biết chiêm ngắm nó bằng cái “tâm vô phân biệt” giúp ta ngộ ra được nhiều điều. Kết thúc chuyến bay, người ta cấp cho mỗi du khách tấm văn bằng có dòng chữ xác nhận: “Tôi không chinh phục Everest mà chỉ mở lòng ra đón nhận nó với tất cả tâm hồn”. Cám ơn ai đã có ý tưởng tuyệt vời.
Thế đấy, thiên nhiên Nepal không chỉ chực bỏ bùa du khách mà còn là hương liệu của cuộc sống nơi nầy. Nền văn hoá Nepal mang đậm dấu ấn của tâm thức núi: Các đền thờ nhiều tầng với chóp cao vút nằm rải rác trong thung lũng. Lá quốc kỳ duy nhất trên thế giới hình 2 đỉnh núi có răng cưa ở bên. Dân Nepal với cái nhìn xa vắng và sâu thẳm. Các kiểu mũ có chóp nhọn dáng núi. Những hàng hoá chất theo hình tháp ở chợ hay trong các siêu thị. Giọng nói lên xuống, trầm bổng của ngôn ngữ Nepal. Âm nhạc với chiếc đàn Sarangi hai dây mang âm hưởng của núi đồi sương phủ... Tất cả đều lấy cảm xúc từ rừng núi tuyết sơn. Dân Nepal rất coi trọng giáo dục. Mức sống không cao, đồng lương cực thấp, nhưng con cái họ đến trường thì oách hết chê. Từ cấp một, học sinh đã mặc đồng phục, dày vớ hẳn hoi và thắt cà vạt ngon lành. Không phải chỉ thành phố mà cả những vùng quê xa xôi hẻo lánh cũng thế. Hôm đến thăm Bhaktapur, ngồi dưới mái hiên nhà hàng Temple Town nhâm nhi cốc cà phê đợi Bảo tàng Trung tâm mở cửa; mấy chú nhóc trường bên tranh thủ giờ nghỉ ra quảng trường đá bóng. Cái cảnh hàng chục học sinh tiểu học chân dày, áo trong quần, vét tông cà vạt, chạy nhảy reo hò tranh nhau quả bóng nhỏ như trái bưởi, trông lạ lùng và đáng yêu làm sao. Không biết các chú có biết quê hương các chú đang có chiến tranh, và những gì đang chờ đợi các chú! Ý nghĩ ấy làm tim tôi thắt lại. Ôi, một dân tộc biết coi trọng cái học, lễ nhạc, tôn giáo đến thế sẽ nguy khốn biết chừng nào giữa thời đại mà bạo quyền thay cho công lý, tiền tài thay cho nhân nghĩa, thù hận thay cho bao dung, chiến tranh thay cho hoà bình... Vậy mà đó là sự thật: Nepal đang trong tình trạng chiến tranh. Người ta có thể ngửi thấy mùi của nó từ các nút chặn trên đường vào thành phố; từ toán lính trận áo quần rằn ri, tay lăm lăm tiểu liên tuần tiễu ngày đêm dọc theo các con đường lúc nào cũng đầy nhóc du khách. Người ta bảo đó là cuộc nội chiến giữa một bên phe bảo hoàng, bên kia phe du kích Mao-Ít. Một bài học lịch sử dành cho những quốc gia nho nhỏ: Hễ sau nội chiến tất sẽ đến ngoại xâm. Ai cũng biết thế nhưng không ai chịu nương tay. Hình như người Nepal sinh ra không phải để cầm súng. Dưới bóng của dãy tuyết sơn, họ coi sự phóng khoáng và bao dung trọng hơn tất cả. Nhìn anh chàng chiến binh áo quần rằn ri, tay cầm súng, mặt mày phúc hậu, thơ ngây trông hài hước đến quặn lòng. Hiện nay, chiến tranh chỉ mới ở giai đoạn du kích và ám sát quan chức cấp cao. Không biết khi mồi lửa của nó bùng lên đến mức không thể kiểm soát được thì chuyện gì sẽ xảy ra! Những công trình nghệ thuật bằng gỗ hàng ngàn năm, những thành phố cổ kính quyến rũ, giai điệu sâu thẳm tâm linh giúp nhân loại khám phá ra các giá trị tinh thần khác, trẻ em đến trường trong bộ đồng phục đẹp như tiên đồng ngọc nữ... và hàng chục Di sản văn hoá thế giới. Liệu có còn không!
Tôi dành buổi chiều cuối cùng lang thang qua các nẻo đường Kathmandu như một lời tạ từ. Đó là cách của riêng tôi mỗi lần phải chia tay những thành phố mà tôi có duyên dừng bước lãng du dăm ba ngày. Nhưng không hiểu sao với Kathmandu, tôi cứ thấy nao nao trong dạ, y như khi chia tay một người bạn mà mình biết sẽ không bao giờ còn găp lại. Mong sao đó chỉ là cảm tưởng vu vơ của một tâm hồn đa cảm. Mong sao cuộc chiến tranh vô lý kia sớm lụi tàn. Mong sao Kathmandu mãi mãi là “một mảnh thời gian của những năm tháng đã qua”.
Huế, 3/2004
Nguyễn Văn Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét