Ở Huế có câu hò nổi tiếng tới mức không người Huế nào không
được nghe, không du khách nào không từng một lần thưởng thức:
"Con đò Huế" của Đào Hoa Nữ
Ảnh:
nghiengvietnam.net
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non
Người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về cái hay cái đẹp của câu hò. Cho tôi khỏi phải tiếp tục làm cái việc bình luận dông dài. Vả lại, văn chương cũng như bất cứ cái đẹp nào trong đời, khi đã trở thành “đọng ngọc” rồi thì chỉ cần trải lòng ra mà cảm nhận, tiếp nhận, mà giao hòa, cần chi phải cậy tới lý lẽ phân tích nọ kia.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin đề cập một chi tiết nhỏ thôi - cái chi tiết cứ làm tôi băn khoăn hoài không hiểu vì sao. Đó là chi tiết “đưa câu mái đẩy”. Sao lại mái đẩy? Sao lại mái đẩy mà không là mái nhì? Mái nhì và mái đẩy có khác nhau không, khác ở chỗ nào? Liệu có sự nhầm lẫn nào ở đây không?
Tôi đem điều băn khoăn của mình hỏi khắp nơi, từ những nhà nghiên cứu, nhà thơ trên quê hương, đến những học giả tăm tiếng bên Tây bên Mỹ; từ những sao ca Huế mới vào nghề, đến những mệ ca Huế mà thời xuân sắc, đêm đêm từng làm mềm lòng bao du khách với câu mái nhì lai láng và da diết: “Chiều chiều trước bến Văn Lâu...”. Bất ngờ thú vị nhất là hầu hết đều khẳng định hò mái nhì và hò mái đẩy chỉ là một.
Có lần đưa người bạn phương xa nghe ca Huế trên sông, nhân lúc nghỉ giải lao, tôi hỏi nhóm nghệ sĩ: Xin vui lòng cho biết, sao gọi là mái nhì, sao gọi là mái đẩy? Một cô ca Huế trẻ măng trả lời: “Mái đẩy là hò trên cạn, mái nhì hò dưới nước”. Tôi hỏi, nếu hò trên cạn vì sao có mái? Cô cứng họng. Thấy vậy, anh chàng chơi đàn nguyệt nhảy vào, nhưng anh mở ra một vấn đề mới mẻ bất ngờ: “Nói thật với thầy, hò mái nhì và hò mái đẩy đều giống nhau hết, cũng như ca Huế và ca Bình Trị Thiên chỉ là một”. Tôi hỏi, căn cứ vào đâu mà anh nói ca Huế là ca Bình Trị Thiên? Anh chỉ vào mấy bạn ca Huế: “Thì đây, cả tốp ca Huế này đều là người Quảng Trị - Quảng Bình”. Tôi vặn lại, theo anh vì các anh chị là người Quảng Trị - Quảng Bình hát ca Huế nên ca Huế cũng còn gọi là ca Bình Trị Thiên. Thế tôi là người Huế, tôi hát nhạc Pháp, vậy có thể gọi bản nhạc ấy là nhạc Huế được không? Anh ta im re.
Lần khác, cùng người bạn lên thăm lăng Gia Long. Qua đò Kim Ngọc, tôi xin cô chủ thay vì chạy máy nổ hãy cho tôi chèo thử. Cô nhìn tôi ái ngại. Chèo được vài mái, cô gật gù: “Thấy chú chèo biết ngay chú là người của sông nước”. Tôi nói thầm trong bụng, cô này tinh tế thật, chỉ nhìn cách cầm ly rượu đã biết ngay phò mã hay thằng nài. Tôi động viên, cô giỏi quá, thời nhỏ tôi từng là người của sông nước; có điều cô chèo đò ngang, hồi ấy tôi chèo đò dọc. Đò ra giữa dòng, tôi hỏi: Cô làm nghề đưa đò này lâu chưa? Cô có biết hò mái nhì và hò mái đẩy là sao không? Cô gái thiệt thà: “Cháu giúp mẹ đưa đò từ nhỏ…Thú thật, cháu không biết mái nhì và mái đẩy ra sao cả”. Cũng dễ hiểu thôi, quãng sông rộng không tới 200m, lại chạy bằng máy nổ thì chắc cô không có cơ hội để hò mái nhì mái đẩy rồi.
Một trong những đặc điểm của địa lý vùng Thừa Thiên Huế là nhiều đầm phá và sông ngòi. Nhiều con sông nhỏ đổ ra đầm phá, nhiều con sông nhỏ nối liền làng quê với thành phố. Đò chở sản vật từ nông thôn lên thành phố và hàng hóa từ thành phố về nông thôn qua lại trên hệ thống thủy lợi này phụ thuộc vào hai yếu tố cực kỳ quan trọng là gió và nước. Thuận gió thuận nước là thuận lợi không nói làm gì, nhưng ngược gió ngược nước thì gay go. Gặp lúc thuận gió thuận nước, người ta buông lơi mái chèo, nương theo câu hò mái nhì. Gặp lúc ngược gió ngược nước phải cắm sào đợi, hoặc ráng đốc phách mà chèo, bắt nhịp bởi câu hò mái đẩy.
Gió và nước là hai yếu tố góp phần tạo nên không gian câu hò mái nhì mái đẩy. Buổi chiều đò về Bao Vinh, chi thì chi phải cắm sào đợi, giờ ấy con nước đang lên và gió nồm còn mạnh. Khoảng 8 giờ tối bắt đầu nhổ sào, là lúc con nước ròng, gió nồm lặng, gió núi phe phẩy sau lưng. Con đò cứ việc đẩy đưa theo mái chèo, theo nước, theo gió, và theo câu mái nhì mượt mà, tha thiết:
Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá
Đò về Vỹ Dạ thẳng ngã ba Sình
Đoái nhìn sông Hương nước chảy xinh xinh
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu
Không cần vội vàng chi, miễn sao đúng nửa đêm về thấu Thuận An là được, bởi nửa đêm là giờ nước lên. Từ Huế về Thuận An gặp nước lên là đi ngược nước, từ Thuận An xuôi phá Tam Giang hay về đầm Cầu Hai gặp nước lên là đi thuận nước.
Lúc này, các thành viên trong thuyền đã ngủ, chỉ còn lại thường là hai tay chèo - một người đàng lái một người đàng mũi. Đêm khuya thanh vắng, thuận gió thuận nước, lỏng buông tay chèo, câu mái nhì cứ thế mà cất lên - mênh mang và da diết…Trong đời, ai cũng có một góc khuất nơi sâu thẳm trái tim, ngay cả những người gần gũi nhất cũng không thể chạm tới. Cuộc sống như dòng thác cuốn ta đi. Chỉ những lúc thế này, khi mọi bức tường ngăn cách biến mất, quy ước xã hội nhạt nhòa, ấy là lúc ta về lại với mình, tìm lại năm tháng cũ, bóng hình xưa:
Ai đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ai
Thời dọc ngang sông nước, nhiều đêm chợt thức, tôi được nghe câu mái nhì man mác, buồn thương, chơi vơi giữa sông nước. Bởi thế, sau này tôi hơi dị ứng với câu mái nhì trên sân khấu hay trên truyền hình, cho dù đó là giọng hò của những nghệ nhân tăm tiếng.
Mỗi chiếc đò dọc thường trang bị tối đa sáu cây chèo. Từ mũi thuyền, lần lượt chèo thứ nhất bên phải là phách một, chèo thứ hai bên trái là phách hai, chèo thứ ba bên phải là phách ba, chèo thứ tư bên trái là phách bốn. Cuối thuyền, chèo thứ năm bên phải là đốc, chèo thứ sáu bên trái là lái. Tùy theo tình huống mà người ta sử dụng bao nhiêu cây chèo. Thuận nước thuận gió, chỉ cần phách một và lái. Ngược nước ngược gió, nhất là tình huống khẩn trương, người ta sử dụng cả sáu tay chèo.
Đầm - phá Tam Giang mênh mông bát ngát, những ngày trời quang mây tạnh, đôi khi bỗng mây đen kéo tới, giông gió mịt mù. Người chủ thuyền phải ngửi được hiểm nguy ấy trước khi nó kịp gieo tai họa. Ông ta huy động mọi người “tra” hết chèo vào và câu hò mái đẩy vang vang bắt nhịp. Khác với mái nhì, câu mái đẩy mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp điệu nặng nhẹ rõ ràng. Nhịp nặng được đánh dấu bằng một tiếng “hấy”. “Hấy” là lúc tất cả mái chèo cùng vục sâu xuống nước và người chèo dồn hết sức lực đẩy tay chèo về trước. Chiếc thuyền phăng phăng lao tới. Người ta gọi “mái đẩy” là thế, hay cụm từ “ráng đốc phách” cũng được ra đời từ đây.
Thật ra, còn một yếu tố nữa cũng góp phần tạo nên không gian của câu hò mái nhì mái đẩy, đó là thời điểm. Tờ mờ sáng, các con đò chở sản vật từ quê lên phố; để cho kịp phiên chợ sáng và gặp mối tốt, họ cũng tra hết các cây chèo, và câu hò mái đẩy vang lên. Nếu có từ hai, ba chiếc đò cùng tuyến, thì đó là một cuộc chèo đua thật sự, sinh khí ngất trời, vang vọng khắp thôn cùng hẻm vắng những xóm làng ven sông. Buổi chiều trở về, quà chợ cho chồng cho con đã sẵn, giờ là lúc thảnh thơi sau một ngày vất vả; họ tranh thủ nghỉ ngơi, kiểm tra tiền bạc, tính toán lời lỗ, tất nhiên không thể thiếu niềm vui chụm đầu nhau kể chuyện ông hoàng ông huyện, chuyện đầu thôn cuối xóm… Con đò giờ lại chỉ cần hai tay chèo - mũi và lái. Như một nhu cầu trở thành thói quen, câu hò mái nhì cứ thế đưa đẩy dặm dài.
Đó là một số điểm khác nhau giữa hai điệu hò mái nhì và mái đẩy, nhưng sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai điệu hò này nằm ở phần giai điệu và nhịp điệu. Giờ, xin hãy thưởng thức câu hò mái nhì nổi tiếng: Trước bến… Hơ…hờ… Hơ…hờ…hớ… Hơ…hơ… Chiều chiều trước bến Văn Lâu… Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm… Ai thương ai cảm ai nhớ ai (hờ) trông (hờ)… Hơ… hờ… Hơ… hơ………Thuyền ai thắp thoáng bên sông. (Với) đưa (hờ) câu mái … Hơ… hơ… Đưa câu mái đẩy chạnh (hờ hơ) lòng… Hơ…hờ…. Hơ… hớ… Hơ… hơ… Đưa câu mái đẩy chạnh lòng (non với) nước (hờ) non… (hờ)… Hơ… hờ…
Giai điệu câu hò mái nhì da diết, buông lơi, mềm mại, thiết tha… Âm hơ, hớ, hờ như là sợi tơ vương, kéo dài vô tận, khi mờ khi tỏ, khi cao khi thấp… cả khi câu hò kết thúc rồi mà cứ tưởng như vẫn còn vương vấn đâu đây.
Một bài thơ hay một câu ca dao ý tình lai láng, cũng có thể được sử dụng cho cả câu hò mái đẩy.
Ai về Cựa Hói Cầu Hai
Tôi gửi lời về thăm người bạn cũ
Chớ nghe ai mà bỏ mình
Nhưng trong trường hợp này giai điệu và nhịp điệu hoàn toàn khác - phần nội dung tâm tình trở nên mờ nhạt, nhường chỗ cho ý chí tập thể dẫn đến hành động mạnh mẽ và dứt khoát.
(Ơ) Cựa Hói Cầu Hai (hờ)…Hấy. (Chơ) Ai về Cựa Hói Cầu Hai (hờ)… Hấy. Tôi gửi lời về thăm người bạn cũ (hờ)…Hấy. (Ơ) Thăm người bạn cũ (hờ)…Hấy. Chớ (có) nghe ai mà bỏ mình (hờ)… Hấy.
Bây giờ thì, ta có thể khẳng định: Có sự khác nhau giữa hò mái nhì và hò mái đẩy. Mái nhì, là tiếng lòng của một người, giai điệu trữ tình, buông lơi, luyến láy, lã lướt, mênh mông…được thể hiện những lúc thuận nước thuận gió, chiều êm, đêm khuya thanh vắng…Người nghe cảm thấy bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi. Trong khi mái đẩy, là tiếng nói đồng sức đồng lòng của nhiều người, giai điệu hùng tráng, nhịp điệu dứt khoát… được thể hiện những lúc ngược gió ngược nước, hoặc tình huống khẩn trương. Người nghe cảm thấy sôi nổi, hưng phấn. Ngắn gọn và hình tượng hơn: mái nhì như tiếng chuông chùa thoảng đưa, mái đẩy như nhịp trống dồn dập, vang vọng; mái nhì là tình cảm lai láng, mái đẩy là ý lực tràn trề; mái nhì là nhu, mái đẩy là cương…
Trở lại điều băn khoăn của tôi. Thử điểm qua một số chi tiết nghệ thuật của bài thơ Trước bến Văn Lâu.Thời gian: chiều chiều. Địa điểm: bến. Đối tượng: ai. Hình ảnh: thấp thoáng. Âm thanh: đưa. Tâm trạng: sầu, thảm, thương, cảm, nhớ, mong, chạnh. Rõ ràng trong tâm cảnh ấy, câu hò kia chỉ có thể là câu mái nhì chứ không thể là câu mái đẩy. Nếu vậy, sao cụ Ưng Bình Thúc Giạ lại viết “Đưa câu mái đẩy”?
Phải chăng với cụ Ưng Bình, mái nhì và mái đẩy là một? Trong trường hợp này cũng không có gì khó hiểu, bởi đến nay, vẫn có nhiều người cho rằng mái nhì và mái đẩy chỉ là một; trong đó có cả các nhà khoa bảng, nhà nghiên cứu, và các nghệ nhân ca Huế.
Hay, phải chăng với cụ Ưng Bình, mái nhì và mái đẩy tuy không phải là một, nhưng để đảm bảo liên vận ở câu lục bát, nên chấp nhận gieo vào đó vần trắc (đẩy) thay cho vần bằng (nhì)?
Ở Huế cũng còn một câu hò nổi tiếng tuy không nổi tiếng bằng, đó là:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm người ơi
Thà rằng chẳng biết thì thôi
Biết chi gối chiết lẻ loi thêm buồn Hẳn ai cũng biết, cầu Trường Tiền sáu nhịp mười hai vài, nhưng để cho liên vận tác giả đã nói sáu vài mười hai nhịp. Gia dĩ, với một bài ca dao, phần dẫn thường không quan trọng - đôi khi chỉ là cái cớ bá vơ bá vỉnh, cốt sao gửi gắm được nội dung tình ý. Với bài ca dao này, tác giả không có ý định mô tả cầu Trường Tiền, mà chỉ mượn cầu Trường Tiền để nói lên nỗi lòng: thà rằng không biết nhau thì thôi, chừ biết nhau rồi mỗi đứa mỗi nơi sao đành.
Bây giờ thì tôi không còn bận tâm chi chuyện “mái nhì” “mái đẩy” nữa, bởi cái hồn của câu hò nổi tiếng kia - yếu tố làm lay động lòng người, chính là tấc lòng tác giả muốn gửi gắm bên sau: trong không gian ấy, với câu hò da diết ấy, lòng bâng khuâng nhớ… và đau niềm đau vận nước nổi trôi.
Từ ngày thuyền bè lớn nhỏ chạy bằng máy nổ, môi trường sống của câu hò không còn nữa, câu mái nhì mái đẩy cũng suy vi theo; còn chăng chỉ là cái xác không hồn trong các chiếu nhạc thính phòng, dĩa CD, hay trên đài truyền thanh truyền hình. Làm thế nào để phục hồi không gian câu hò mái nhì mái đẩy?.
Ngày nay, nhân loại đang phát triển nhu cầu du lịch hoang dã - đã chán chê ê ẩm với những tiện nghi hiện đại, con người muốn được quay về thưởng thức đời sống thô mộc, cùng với những giá trị xưa cũ. Câu hò mái nhì mái đẩy trên sông nước mênh mang hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch thu hút tuyệt vời. Nhưng quan trọng hơn, bởi nếu cứ tiếp tục tách rời câu mái nhì mái đẩy khỏi môi trường sống của nó, thì rồi ra di sản văn hóa độc đáo này sẽ teo dần và biến mất. Sẽ là tiếc lắm thay.
Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non
Người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về cái hay cái đẹp của câu hò. Cho tôi khỏi phải tiếp tục làm cái việc bình luận dông dài. Vả lại, văn chương cũng như bất cứ cái đẹp nào trong đời, khi đã trở thành “đọng ngọc” rồi thì chỉ cần trải lòng ra mà cảm nhận, tiếp nhận, mà giao hòa, cần chi phải cậy tới lý lẽ phân tích nọ kia.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin đề cập một chi tiết nhỏ thôi - cái chi tiết cứ làm tôi băn khoăn hoài không hiểu vì sao. Đó là chi tiết “đưa câu mái đẩy”. Sao lại mái đẩy? Sao lại mái đẩy mà không là mái nhì? Mái nhì và mái đẩy có khác nhau không, khác ở chỗ nào? Liệu có sự nhầm lẫn nào ở đây không?
Tôi đem điều băn khoăn của mình hỏi khắp nơi, từ những nhà nghiên cứu, nhà thơ trên quê hương, đến những học giả tăm tiếng bên Tây bên Mỹ; từ những sao ca Huế mới vào nghề, đến những mệ ca Huế mà thời xuân sắc, đêm đêm từng làm mềm lòng bao du khách với câu mái nhì lai láng và da diết: “Chiều chiều trước bến Văn Lâu...”. Bất ngờ thú vị nhất là hầu hết đều khẳng định hò mái nhì và hò mái đẩy chỉ là một.
Có lần đưa người bạn phương xa nghe ca Huế trên sông, nhân lúc nghỉ giải lao, tôi hỏi nhóm nghệ sĩ: Xin vui lòng cho biết, sao gọi là mái nhì, sao gọi là mái đẩy? Một cô ca Huế trẻ măng trả lời: “Mái đẩy là hò trên cạn, mái nhì hò dưới nước”. Tôi hỏi, nếu hò trên cạn vì sao có mái? Cô cứng họng. Thấy vậy, anh chàng chơi đàn nguyệt nhảy vào, nhưng anh mở ra một vấn đề mới mẻ bất ngờ: “Nói thật với thầy, hò mái nhì và hò mái đẩy đều giống nhau hết, cũng như ca Huế và ca Bình Trị Thiên chỉ là một”. Tôi hỏi, căn cứ vào đâu mà anh nói ca Huế là ca Bình Trị Thiên? Anh chỉ vào mấy bạn ca Huế: “Thì đây, cả tốp ca Huế này đều là người Quảng Trị - Quảng Bình”. Tôi vặn lại, theo anh vì các anh chị là người Quảng Trị - Quảng Bình hát ca Huế nên ca Huế cũng còn gọi là ca Bình Trị Thiên. Thế tôi là người Huế, tôi hát nhạc Pháp, vậy có thể gọi bản nhạc ấy là nhạc Huế được không? Anh ta im re.
Lần khác, cùng người bạn lên thăm lăng Gia Long. Qua đò Kim Ngọc, tôi xin cô chủ thay vì chạy máy nổ hãy cho tôi chèo thử. Cô nhìn tôi ái ngại. Chèo được vài mái, cô gật gù: “Thấy chú chèo biết ngay chú là người của sông nước”. Tôi nói thầm trong bụng, cô này tinh tế thật, chỉ nhìn cách cầm ly rượu đã biết ngay phò mã hay thằng nài. Tôi động viên, cô giỏi quá, thời nhỏ tôi từng là người của sông nước; có điều cô chèo đò ngang, hồi ấy tôi chèo đò dọc. Đò ra giữa dòng, tôi hỏi: Cô làm nghề đưa đò này lâu chưa? Cô có biết hò mái nhì và hò mái đẩy là sao không? Cô gái thiệt thà: “Cháu giúp mẹ đưa đò từ nhỏ…Thú thật, cháu không biết mái nhì và mái đẩy ra sao cả”. Cũng dễ hiểu thôi, quãng sông rộng không tới 200m, lại chạy bằng máy nổ thì chắc cô không có cơ hội để hò mái nhì mái đẩy rồi.
Một trong những đặc điểm của địa lý vùng Thừa Thiên Huế là nhiều đầm phá và sông ngòi. Nhiều con sông nhỏ đổ ra đầm phá, nhiều con sông nhỏ nối liền làng quê với thành phố. Đò chở sản vật từ nông thôn lên thành phố và hàng hóa từ thành phố về nông thôn qua lại trên hệ thống thủy lợi này phụ thuộc vào hai yếu tố cực kỳ quan trọng là gió và nước. Thuận gió thuận nước là thuận lợi không nói làm gì, nhưng ngược gió ngược nước thì gay go. Gặp lúc thuận gió thuận nước, người ta buông lơi mái chèo, nương theo câu hò mái nhì. Gặp lúc ngược gió ngược nước phải cắm sào đợi, hoặc ráng đốc phách mà chèo, bắt nhịp bởi câu hò mái đẩy.
Gió và nước là hai yếu tố góp phần tạo nên không gian câu hò mái nhì mái đẩy. Buổi chiều đò về Bao Vinh, chi thì chi phải cắm sào đợi, giờ ấy con nước đang lên và gió nồm còn mạnh. Khoảng 8 giờ tối bắt đầu nhổ sào, là lúc con nước ròng, gió nồm lặng, gió núi phe phẩy sau lưng. Con đò cứ việc đẩy đưa theo mái chèo, theo nước, theo gió, và theo câu mái nhì mượt mà, tha thiết:
Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá
Đò về Vỹ Dạ thẳng ngã ba Sình
Đoái nhìn sông Hương nước chảy xinh xinh
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu
Không cần vội vàng chi, miễn sao đúng nửa đêm về thấu Thuận An là được, bởi nửa đêm là giờ nước lên. Từ Huế về Thuận An gặp nước lên là đi ngược nước, từ Thuận An xuôi phá Tam Giang hay về đầm Cầu Hai gặp nước lên là đi thuận nước.
Lúc này, các thành viên trong thuyền đã ngủ, chỉ còn lại thường là hai tay chèo - một người đàng lái một người đàng mũi. Đêm khuya thanh vắng, thuận gió thuận nước, lỏng buông tay chèo, câu mái nhì cứ thế mà cất lên - mênh mang và da diết…Trong đời, ai cũng có một góc khuất nơi sâu thẳm trái tim, ngay cả những người gần gũi nhất cũng không thể chạm tới. Cuộc sống như dòng thác cuốn ta đi. Chỉ những lúc thế này, khi mọi bức tường ngăn cách biến mất, quy ước xã hội nhạt nhòa, ấy là lúc ta về lại với mình, tìm lại năm tháng cũ, bóng hình xưa:
Ai đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ai
Thời dọc ngang sông nước, nhiều đêm chợt thức, tôi được nghe câu mái nhì man mác, buồn thương, chơi vơi giữa sông nước. Bởi thế, sau này tôi hơi dị ứng với câu mái nhì trên sân khấu hay trên truyền hình, cho dù đó là giọng hò của những nghệ nhân tăm tiếng.
Mỗi chiếc đò dọc thường trang bị tối đa sáu cây chèo. Từ mũi thuyền, lần lượt chèo thứ nhất bên phải là phách một, chèo thứ hai bên trái là phách hai, chèo thứ ba bên phải là phách ba, chèo thứ tư bên trái là phách bốn. Cuối thuyền, chèo thứ năm bên phải là đốc, chèo thứ sáu bên trái là lái. Tùy theo tình huống mà người ta sử dụng bao nhiêu cây chèo. Thuận nước thuận gió, chỉ cần phách một và lái. Ngược nước ngược gió, nhất là tình huống khẩn trương, người ta sử dụng cả sáu tay chèo.
Đầm - phá Tam Giang mênh mông bát ngát, những ngày trời quang mây tạnh, đôi khi bỗng mây đen kéo tới, giông gió mịt mù. Người chủ thuyền phải ngửi được hiểm nguy ấy trước khi nó kịp gieo tai họa. Ông ta huy động mọi người “tra” hết chèo vào và câu hò mái đẩy vang vang bắt nhịp. Khác với mái nhì, câu mái đẩy mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp điệu nặng nhẹ rõ ràng. Nhịp nặng được đánh dấu bằng một tiếng “hấy”. “Hấy” là lúc tất cả mái chèo cùng vục sâu xuống nước và người chèo dồn hết sức lực đẩy tay chèo về trước. Chiếc thuyền phăng phăng lao tới. Người ta gọi “mái đẩy” là thế, hay cụm từ “ráng đốc phách” cũng được ra đời từ đây.
Thật ra, còn một yếu tố nữa cũng góp phần tạo nên không gian của câu hò mái nhì mái đẩy, đó là thời điểm. Tờ mờ sáng, các con đò chở sản vật từ quê lên phố; để cho kịp phiên chợ sáng và gặp mối tốt, họ cũng tra hết các cây chèo, và câu hò mái đẩy vang lên. Nếu có từ hai, ba chiếc đò cùng tuyến, thì đó là một cuộc chèo đua thật sự, sinh khí ngất trời, vang vọng khắp thôn cùng hẻm vắng những xóm làng ven sông. Buổi chiều trở về, quà chợ cho chồng cho con đã sẵn, giờ là lúc thảnh thơi sau một ngày vất vả; họ tranh thủ nghỉ ngơi, kiểm tra tiền bạc, tính toán lời lỗ, tất nhiên không thể thiếu niềm vui chụm đầu nhau kể chuyện ông hoàng ông huyện, chuyện đầu thôn cuối xóm… Con đò giờ lại chỉ cần hai tay chèo - mũi và lái. Như một nhu cầu trở thành thói quen, câu hò mái nhì cứ thế đưa đẩy dặm dài.
Đó là một số điểm khác nhau giữa hai điệu hò mái nhì và mái đẩy, nhưng sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai điệu hò này nằm ở phần giai điệu và nhịp điệu. Giờ, xin hãy thưởng thức câu hò mái nhì nổi tiếng: Trước bến… Hơ…hờ… Hơ…hờ…hớ… Hơ…hơ… Chiều chiều trước bến Văn Lâu… Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm… Ai thương ai cảm ai nhớ ai (hờ) trông (hờ)… Hơ… hờ… Hơ… hơ………Thuyền ai thắp thoáng bên sông. (Với) đưa (hờ) câu mái … Hơ… hơ… Đưa câu mái đẩy chạnh (hờ hơ) lòng… Hơ…hờ…. Hơ… hớ… Hơ… hơ… Đưa câu mái đẩy chạnh lòng (non với) nước (hờ) non… (hờ)… Hơ… hờ…
Giai điệu câu hò mái nhì da diết, buông lơi, mềm mại, thiết tha… Âm hơ, hớ, hờ như là sợi tơ vương, kéo dài vô tận, khi mờ khi tỏ, khi cao khi thấp… cả khi câu hò kết thúc rồi mà cứ tưởng như vẫn còn vương vấn đâu đây.
Một bài thơ hay một câu ca dao ý tình lai láng, cũng có thể được sử dụng cho cả câu hò mái đẩy.
Ai về Cựa Hói Cầu Hai
Tôi gửi lời về thăm người bạn cũ
Chớ nghe ai mà bỏ mình
Nhưng trong trường hợp này giai điệu và nhịp điệu hoàn toàn khác - phần nội dung tâm tình trở nên mờ nhạt, nhường chỗ cho ý chí tập thể dẫn đến hành động mạnh mẽ và dứt khoát.
(Ơ) Cựa Hói Cầu Hai (hờ)…Hấy. (Chơ) Ai về Cựa Hói Cầu Hai (hờ)… Hấy. Tôi gửi lời về thăm người bạn cũ (hờ)…Hấy. (Ơ) Thăm người bạn cũ (hờ)…Hấy. Chớ (có) nghe ai mà bỏ mình (hờ)… Hấy.
Bây giờ thì, ta có thể khẳng định: Có sự khác nhau giữa hò mái nhì và hò mái đẩy. Mái nhì, là tiếng lòng của một người, giai điệu trữ tình, buông lơi, luyến láy, lã lướt, mênh mông…được thể hiện những lúc thuận nước thuận gió, chiều êm, đêm khuya thanh vắng…Người nghe cảm thấy bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi. Trong khi mái đẩy, là tiếng nói đồng sức đồng lòng của nhiều người, giai điệu hùng tráng, nhịp điệu dứt khoát… được thể hiện những lúc ngược gió ngược nước, hoặc tình huống khẩn trương. Người nghe cảm thấy sôi nổi, hưng phấn. Ngắn gọn và hình tượng hơn: mái nhì như tiếng chuông chùa thoảng đưa, mái đẩy như nhịp trống dồn dập, vang vọng; mái nhì là tình cảm lai láng, mái đẩy là ý lực tràn trề; mái nhì là nhu, mái đẩy là cương…
Trở lại điều băn khoăn của tôi. Thử điểm qua một số chi tiết nghệ thuật của bài thơ Trước bến Văn Lâu.Thời gian: chiều chiều. Địa điểm: bến. Đối tượng: ai. Hình ảnh: thấp thoáng. Âm thanh: đưa. Tâm trạng: sầu, thảm, thương, cảm, nhớ, mong, chạnh. Rõ ràng trong tâm cảnh ấy, câu hò kia chỉ có thể là câu mái nhì chứ không thể là câu mái đẩy. Nếu vậy, sao cụ Ưng Bình Thúc Giạ lại viết “Đưa câu mái đẩy”?
Phải chăng với cụ Ưng Bình, mái nhì và mái đẩy là một? Trong trường hợp này cũng không có gì khó hiểu, bởi đến nay, vẫn có nhiều người cho rằng mái nhì và mái đẩy chỉ là một; trong đó có cả các nhà khoa bảng, nhà nghiên cứu, và các nghệ nhân ca Huế.
Hay, phải chăng với cụ Ưng Bình, mái nhì và mái đẩy tuy không phải là một, nhưng để đảm bảo liên vận ở câu lục bát, nên chấp nhận gieo vào đó vần trắc (đẩy) thay cho vần bằng (nhì)?
Ở Huế cũng còn một câu hò nổi tiếng tuy không nổi tiếng bằng, đó là:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm người ơi
Thà rằng chẳng biết thì thôi
Biết chi gối chiết lẻ loi thêm buồn Hẳn ai cũng biết, cầu Trường Tiền sáu nhịp mười hai vài, nhưng để cho liên vận tác giả đã nói sáu vài mười hai nhịp. Gia dĩ, với một bài ca dao, phần dẫn thường không quan trọng - đôi khi chỉ là cái cớ bá vơ bá vỉnh, cốt sao gửi gắm được nội dung tình ý. Với bài ca dao này, tác giả không có ý định mô tả cầu Trường Tiền, mà chỉ mượn cầu Trường Tiền để nói lên nỗi lòng: thà rằng không biết nhau thì thôi, chừ biết nhau rồi mỗi đứa mỗi nơi sao đành.
Bây giờ thì tôi không còn bận tâm chi chuyện “mái nhì” “mái đẩy” nữa, bởi cái hồn của câu hò nổi tiếng kia - yếu tố làm lay động lòng người, chính là tấc lòng tác giả muốn gửi gắm bên sau: trong không gian ấy, với câu hò da diết ấy, lòng bâng khuâng nhớ… và đau niềm đau vận nước nổi trôi.
Từ ngày thuyền bè lớn nhỏ chạy bằng máy nổ, môi trường sống của câu hò không còn nữa, câu mái nhì mái đẩy cũng suy vi theo; còn chăng chỉ là cái xác không hồn trong các chiếu nhạc thính phòng, dĩa CD, hay trên đài truyền thanh truyền hình. Làm thế nào để phục hồi không gian câu hò mái nhì mái đẩy?.
Ngày nay, nhân loại đang phát triển nhu cầu du lịch hoang dã - đã chán chê ê ẩm với những tiện nghi hiện đại, con người muốn được quay về thưởng thức đời sống thô mộc, cùng với những giá trị xưa cũ. Câu hò mái nhì mái đẩy trên sông nước mênh mang hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch thu hút tuyệt vời. Nhưng quan trọng hơn, bởi nếu cứ tiếp tục tách rời câu mái nhì mái đẩy khỏi môi trường sống của nó, thì rồi ra di sản văn hóa độc đáo này sẽ teo dần và biến mất. Sẽ là tiếc lắm thay.
Nguyễn Văn Dũng
Trả lờiXóahãng eva air có tốt không
vé máy bay đi mỹ rẻ
hang may bay han quoc
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich