Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư
PHẠM THIÊN THƯ tên thật
Phạm Kim Long, sinh ngày 1-1-1940 xuất thân trong một gia đình Đông y. Quê cha:
xã Đình Phùng, Kiên Xương, Thái Bình. Quê mẹ: xã Trung Mẫu, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng. Trú quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải
Dương (1943-1951), Sài Gòn, TP. HCM (1954- nay).
Từ 1964-1973: Tu sĩ PG (Không Tuệ), làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp -Thân - Tâm)
Tác phẩm đã in:
Từ 1964-1973: Tu sĩ PG (Không Tuệ), làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp -Thân - Tâm)
Tác phẩm đã in:
Thơ Phạm Thiên Thư (1968)
Kinh Ngọc (Thi hoá Kinh Kim Cương)
Động Hoa Vàng (Thơ) 1971)
Đạo ca (Nhạc Phạm Duy)
Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh, 1972
Kinh Thơ (Thi hoá Kinh Pháp Cú)
Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ)
Kinh Hiếu; Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu) gồm 12.000 câu lục bát
Ngày xưa người tình (thơ)
Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ) 1975.
Kinh Ngọc (Thi hoá Kinh Kim Cương)
Động Hoa Vàng (Thơ) 1971)
Đạo ca (Nhạc Phạm Duy)
Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh, 1972
Kinh Thơ (Thi hoá Kinh Pháp Cú)
Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ)
Kinh Hiếu; Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu) gồm 12.000 câu lục bát
Ngày xưa người tình (thơ)
Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ) 1975.
Các nhạc bản:
Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa em
tìm động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyền thoại trên một
vùng biển, Loài chim bỏ xứ (Nhạc Phạm Duy), Như cánh chim bay (Nhạc Cung Tiến),
Guốc tía, Đôi mắt thuyền độc mộc (Nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (Nhạc Nguyễn Tuấn),
Động Hoa vàng (Nhạc Trần Quang Long)....
Tác phẩm dự định xuất bản:
Tác phẩm dự định xuất bản:
Hát ru lịch sử (Trường ca lục
bát); Bốn chục ngàn câu châm ngôn; Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt - tiếu liệu
pháp; Huyền ngôn tâm bút; Điện cong Phathata dưỡng sinh, Vua núi vua nước (Sơn
Tinh Thủy Tinh)
NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ
Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như một đạo sĩ xuống núi, ông trở thành người
rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi hóa Kinh Kim
Cương Bát - Nhã của Phật giáo.
Trong lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc.
Bất ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ...
Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”....
Trong lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc.
Bất ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ...
Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”....
... Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Ừ, thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Ừ, thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
... Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
... Thì thôi! Tóc ấy phù vân
Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả
ngẩn ngơ, bất ngờ. Nhân vật chính trong thơ là một ông sư lãng mạn như những
chàng trai mới biết yêu:
...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...
(Pháp Thân)
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...
(Pháp Thân)
Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là những cảm xúc thánh thiện, kín đáo với một
chút bẽn lẽn: yêu nhau mà không dám tay trong tay, vì sợ tình sẽ tan biến thành
khói sương:
... Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
Muôn thuở còn vương...
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
Muôn thuở còn vương...
Thiền tâm biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng:
... Đôi mày là Phượng cất
cao
đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
... Dù mai lều cỏ chân trời
khói hương lò cũ khóc người trong thơ
em còn ửng má đào tơ
tóc xưa dù có bây giờ sương bay...
khói hương lò cũ khóc người trong thơ
em còn ửng má đào tơ
tóc xưa dù có bây giờ sương bay...
...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...
(Động Hoa Vàng)
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...
(Động Hoa Vàng)
Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ,
phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Sau 30.4.1975 ông còn thực hiện
cuốn Kinh Hồng ca ngợi chế độ mới. Sau đó là một giai đoạn nhà thơ lui về ở ẩn.
Từ năm 1976 đến 1981, Phạm thi sĩ không “lên non tìm động hoa vàng” như Nguyễn
Đức Sơn mà nhà thơ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Từ 1981-1983 ông bán tạp
hoá, rượu thuốc, trà đá…ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên
cứu về PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Tiếp theo đó, ông được bác sĩ – nghệ sĩ
Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt
thời gian này, Phạm Thiên Thư vẫn lai rai cho đăng báo những bài thơ ngắn. Thỉnh
thoảng đôi lần văn thi hữu cũng gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TP. HCM. Phạm
Thiên Thư thực sự hoà nhập trở lại với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường
Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng!.
eva air vietnam
giá vé máy bay eva đi mỹ
korean air vietnam office
phòng vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch