Ý nghĩa của
văn chương - Hoài Thanh
Hoài Thanh tên thật là Nguyễn
Đức Nguyên (1909 - 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa - Nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của
ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa của văn chương sau này
in lại đã đổi tựa đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
Với một lối văn nghị luận kết
hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh
khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn
chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương
còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không
có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu
văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.
Quan niệm đúng đắn đó thể hiện
trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành
cho văn chương.
Bố cục bài văn có thể chia
thành hai phần.
Phần một:
Từ đầu đến gợi lòng vị tha: Đề cập đến nguồn gốc cốt
yếu của văn chương.
Phần còn lại: Bàn về vai trò quan trọng và công dụng to lớn
của văn chương.
Trước khi phân tích bài văn,
chúng ta nên tìm hiểu khái niệm văn chương. Vậy thế nào là văn chương?
Học giả Phan Kế Bính đã định
nghĩa ngắn gọn rằng: Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ
sáng. Nhời (lời) của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho
nên gọi là văn chương…
Theo cách hiểu trước đây thì
văn chương nghĩa rộng bao gồm cả triết học, sử học, văn học;...Nghĩa hẹp dùng
để gọi các tác phẩm văn học, nghĩa hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của
câu văn, lời thơ…Trong văn bản này, thuật ngữ văn chương được dùng theo nghĩa
hẹp.
Hoài Thanh giải thích nguồn
gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường: Người ta kể chuyện
đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên
chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự
run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn
gốc của thi ca.
Cách mở bài độc đáo như trên
đã thu hút sự chú ý của người đọc. Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn
gốc của văn chương. Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc
mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
Tác giả kết luận: Nguồn gốc
cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn
loài. Theo ông thì lòng nhân ái bao la chính là nguồn gốc của văn chương.
Đây là lời nhận xét rất đúng
đắn. Tuy vậy, bên cạnh nó còn có những quan niệm khác như văn chương bắt nguồn
từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ…
Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại, chúng bổ
sung cho nhau về mặt ý nghĩa.
Để làm rõ hơn nguồn gốc văn
chương, Hoài Thanh tiếp tục đưa ra nhận định về vai trò của tình cảm trong sáng
tạo văn chương:
Văn chương sẽ là hình dung của
sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống,
hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị
tha.
Ở câu thứ nhất tác giả nhấn
mạnh: cuộc sống vốn dĩ thiên hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc
sống theo đúng quy luật tự nhiên của nó. Văn chương thậm chí góp phần sáng tạo
ra đời sống, làm cho đời sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Ở câu thứ hai, ông khẳng định:
Văn chương sáng tạo nên những hình ảnh, những ý tưởng mới lạ, tiến bộ mà trong
cuộc sống hiện tại chưa có, để mọi người phấn đấu, biến ý tưởng đó thành hiện
thực.
Thực tế cho thấy sự sáng tạo
văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương chân thành của nhà văn, nhà thơ.
Thông qua văn chương, các tác giả giúp người đọc nhận thức được nhiều điều bổ
ích về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ hay thần
thoại, cổ tích, chúng ta hình dung được tổ tiên xưa kia sinh sống ra sao trong
suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục
thiên nhiên; những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống ở đời được gửi gắm qua
các loại hình văn học cứ thấm dần vào máu thịt, tạo nên đời sống tinh thần
phong phú cho mỗi con người.
Văn chương hướng con người tới
Chân, Thiện, Mĩ của cuộc đời. Vì vậy nó là món ăn tinh thần không thể thiếu. Nó
giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích hơn đối với gia đình và
xã hội.
Cách đây hàng trăm năm, ông
cha ta đã có câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau. Nguồn gốc của câu tục ngữ trên cũng xuất phát từ lòng nhân ái, từ mục
đích muốn con người có cách ăn nói sao cho đúng, cho hay; có cách cư xử với
nhau tốt đẹp hơn.
Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra được
lưu truyền từ đời này sang đời khác, mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải
hiếu thảo với cha mẹ. Vì bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo là thước đo phẩm
chất đạo đức của mỗi con người.
Trong kho tàng văn học dân
gian Việt Nam có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện…khuyên nhủ mọi người
hãy xây dựng tình cảm gia đình đầm ấm, thuận hòa. Một trong những lời khuyên đó
là:
Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần.
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần.
Cuộc sống lao động chân lấm
tay bùn của người nông dân xưa kia trở nên đẹp dẽ, thơ mộng biết bao trước cái
nhìn yêu thương trìu mến đối với con người và thiên nhiên chốn quê nhà:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ảnh trăng vàng đổ đi?
Sao cô múc ảnh trăng vàng đổ đi?
Chỉ bằng hai dòng thơ nhưng
tác giả dân gian đã vẽ nên bức tranh sinh hoạt tuyệt đẹp: cảnh cô gái tát nước
đêm trăng. Ánh trăng tràn ngập khắp nơi, sóng sánh trong từng gàu nước. Một gàu
nước là một gàu trăng. Cô gái múc nước mà như múc ánh trăng vàng. Sự liên tưởng
độc đáo đã tạo ra hình ảnh đẹp đẽ và thơ mộng. Câu hỏi tu từ đầy tính nghệ thuật
cũng là cách tỏ tình vô cùng tinh tế của người xưa.
Để ca ngợi vẻ đẹp của làng
quê và phẩm chất cao quý của dân quê, ca dao có bài:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của
hoa sen. Hoa sen thường mọc trong đầm lầy và trong đầm không hoa nào đẹp bằng
sen. Sen là loài hoa hương sắc vẹn toàn. Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen,
bài ca dao còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, dẫu sống gần bùn mà vẫn
giữ được phẩm chất thanh cao, trong sạch. Lòng yêu quê hương tha thiết của người
xưa được thể hiện rất rõ qua bài ca dao này.
Bàn về sự hấp dẫn đặc biệt
và công dụng to lớn của văn chương, Hoài Thanh viết:
… Một người hằng ngày chỉ cặm
cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng,
giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng
cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?.
Đúng vậy! Văn chương khơi dậy
những cảm xúc cao thượng của con người. Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, bao thế
hệ người đọc say mê và vui buồn cùng nhân vật Thúy Kiều. Họ căm giận bọn Khuyển,
Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh bao nhiêu thì càng thương xót cho số phận nàng Kiều
bấy nhiêu và càng ghê tởm cái xã hội tôn thờ đồng tiền:
Đọc bài văn cổng trường mở
ra của Lí Lan, người đọc hiểu thêm tình thương yêu của mẹ đối với đứa con; hiểu
thêm về vai trò quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người. Đọc bài thơ
Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, ta càng thấm thía tình quê hương sâu nặng của một kiếp
người sống trong cảnh xa nhà đằng đẵng suốt bao năm.
Nhận định về tác dụng to lớn
của văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những
tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp
của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Đây chính là chức năng giáo
dục của văn chương. Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người.
Mục đích của văn chương là giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm
tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc
đời.
Đặc điểm của văn chương là
nâng con người vượt lên trên những lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới
của văn chương, người đọc sẽ cùng sống, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với
nhân vật. Những giờ phút đến với văn chương, tâm hồn ta thanh thản biết bao! Có
thể nói văn chương đã đem đến cho con người niềm vui lớn lao và một đời sống
tinh thần phong phú.
Văn chương thỏa mãn thị hiếu
thẩm mĩ của con người bằng vẻ đẹp của ngôn từ, vần điệu, bằng kết cấu khéo léo
của cốt truyện… nhưng trước hết nó làm rung động tâm hồn người đọc bằng hình tượng
nhân vật điển hình trong tác phẩm. Những hình tượng điển hình như ,Thúy Kiều, Lục
Vân Tiên, Huấn Cao, chị Dậu, Chí Phèo… có sức sống muôn đời bởi đó chính là hiện
thân đầy đủ nhất, khái quát nhất của vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống con
người.
Văn chương còn dạy cho ta
bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm,
đạo đức. Văn chương giúp ta nâng cao kiến thức, mở rộng tâm hồn. Vì vậy, văn
chương vừa là người bạn thân thiết vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn
bên cạnh chúng ta trên đường đời.
Văn chương như có phép màu
kì diệu làm cho những thứ bình thường trong cuộc sống bỗng trở nên đẹp đẽ lạ
thường:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ
ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy
tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối
nghe mới hay…
Chúng ta thử đọc lại bài Côn
Sơn ca của Nguyễn Trãi:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…
Khung cảnh thiên nhiên hiện
lên sinh động với dòng suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc
nhặt. Phiến đá phẳng phủ rêu xanh mướt, mịn như chiếu êm. Thông, tùng mọc như
nêm. Rừng trúc bạt ngàn màu xanh tỏa bóng râm che mát hồn người. Dưới ngòi bút
tài hoa của Nguyễn Trãi, Côn Sơn có một vẻ đẹp riêng, không giống với bất cứ cảnh
đẹp ở một nơi nào khác.
Những vần thơ trên giúp
chúng ta hiểu thêm cội nguồn tình yêu quê hương, đất nước của thi hào Nguyễn
Trãi. Đọc Côn Sơn ca, lòng ta xao xuyến, bồi hồi và càng thêm gắn bó với từng mảnh
vườn, góc phố quê hương.
Văn chương có vai trò quan
trọng và tác dụng lớn lao như vậy nên nó là một bộ phận không thể thiếu trong
cuộc sống nhân loại. Thử hình dung một ngày nào đó: Nếu pho lịch sử loài người
xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những
dấu vết họ còn lưu lợi thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến bậc nào! Đây
chính là giá trị to lớn và vĩnh cửu không gì có thể thay thế của văn chương.
Các thi nhân, văn nhân từ xưa đến nay đã dùng văn chương để tạo dựng nên thế giới
tinh thần phong phú của nhân loại.
Như thế là chỉ bằng bốn câu
văn bàn luận về văn chương, Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc
và vai trò quan trọng của văn chương. Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong
phu tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sông trên trái đất
này.
Đặc sắc nghệ thuật trong văn
bản Ý nghĩa của văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học kết hợp
nhuần nhuyễn với cảm xục tinh tế. Ta có thể nhận thấy thái độ và tình cảm của
Hoài Thanh đối với văn chương bộc lộ khá rõ trong bài văn này. Ông rất am hiểu
văn chương và đã dùng lí lẽ, tình cảm để bày tỏ quan điểm của mình. Quạ quá
trình bình luận, thái độ của Ông trước sau như một: trân trọng và đề cao giá trị
của văn chương. Hoài Thanh đã khẳng định thế giới văn chương thật kì diệu, có sức
hấp dẫn muôn đời đối với con người.
Trả lờiXóađặt vé máy bay eva air
ve may bay di my eva
korean air
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich