Trong các kỷ niệm của tôi về
thuở niên thiếu, phải nói thời gian êm đẹp nhất là những năm tôi học từ lớp Đệ ngũ đến Đệ tam. Tôi nhớ lại những tháng năm ấy như một giòng sông êm đềm trôi
mãi trong ký ức bởi lẽ ở tuổi mười bốn, mười lăm, tôi đã bắt đầu biết nghĩ và
chớm yêu thơ nhạc nhưng vẫn chưa có gì phải lo nghĩ về thi cử hay về cuộc chiến.
Những năm cuối thập niên 60, Sài Gòn vẫn còn huởng không khí tương đối yên
bình. Nhiều kỷ niệm vẫn còn in sâu trong trí tôi cho đến ngày hôm nay là những
buổi tối mấy chị em chúng tôi quây quần bên chiếc máy thu thanh trong căn gác
nhỏ, chờ đón những chương trình nhạc mà tất cả chúng tôi đều ưa thích. Tiếng nhạc tâm tình do Anh Ngọc phụ trách, Tiếng tơ đồng của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, Nhạc chủ đề của Nguyễn Đình Toàn là ba chương trình mà không có tuần nào chị em
chúng tôi bỏ qua. Hơn ba mươi năm sau, ngồi cách xa quê hương hơn nửa vòng trái
đất, tôi vẫn còn nhớ lại nhũng giây phút thật xa nhưng cũng thật ngọt ngào mà dễ
thương ấỵ Đó là một ốc đảo yên bình tràn đầy âm nhạc và tình tự quê hương khi
bên ngoài cuộc chiến đang ngày càng đến gần thành phố.
Ở trong cái thế giới âm nhạc
tuyệt diệu ấy, một giọng hát nhẹ nhàng và đầy đam mê đã đến với chúng tôi như một
làn gió mát, một thoáng hương hoa của buổi đầu xuân. Dịu dàng nhưng thiết tha.
Đó là tiếng hát của Mai Hương. Sau này khi đã sống ở bên Mỹ tôi vẫn được nghe
tiếng hát Mai Hương. Giọng hát của chị sau hơn muời lăm năm tôi không được nghe
không những đã không bị thời gian làm phai nhạt, trái lại còn có phần trong và mạnh
hơn. Có thể vì kỹ thuật hòa âm và thu thanh chăng?. Tôi nghĩ đây chỉ là một lý
do phụ thôi. Lý do chính là Mai Hương luôn luôn hát với cả tấm lòng yêu âm nhạc,
một tình yêu mà chị đã có từ những ngày còn thật bé vì vốn dĩ sinh trưởng trong
một đại gia đình văn nghệ sĩ. Nghe từng bài của Mai Hương hát trong các CD của
chị chúng ta nhận thấy cái trau chuốt, từ sự chọn lựa các bài hát trong các đĩa
nhạc, cho đến sự trân trọng của chị qua từng nốt nhạc. Sống ở xa quê hương
chúng ta có cách hay nhất làm dịu nỗi nhớ quê nhà bằng sự thưởng thức các tác
phẩm văn chương hoặc thơ, nhạc. Mỗi chúng ta ra đi mang theo trong ký ức ít nhiều
hình ảnh của quê hương: những khúc nhạc hay, một cổng trường vôi trắng hay một
khuôn mặt dễ yêu nào đó... Riêng tôi, mỗi lần nghe lại tiếng hát Mai Hương là
như thấy lại cả một trời kỷ niệm. Quê hương và nỗi nhớ tưởng chừng đã quên
nhưng vẫn còn y nguyên bên mình. Chính ở trong nỗi nhớ đó chúng ta càng cảm nhận
tầm mức quan trọng của những văn nghệ sĩ đã trọn đời gắn bó với các bộ môn nghệ
thuật Việt Nam. Bởi lẽ qua tiếng nhạc lời ca, qua ký ức và những kinh nghiệm sống
và trình diễn nghệ thuật của họ là tiềm tàng những hình ảnh thân thương của quê
nhà mà tất cả chúng ta hằng yêu mến. Để thấy rõ thêm về điều này, chúng ta hãy
nghe Mai Hương tâm sự về gần 50 năm gắn bó với âm nhạc Việt Nam của chị sau đây.
Mai Hương tên thật
là Phạm Thị Mai Hương, tôi chào đời tại Đà Nẵng năm 1941. Thân phụ của tôi là
ông Phạm Đình Sỹ, (người anh cả của ban Hợp Ca Thăng Long gồm có Hoài Bắc, Hoài
Trung, Thái Hằng và Thái Thanh) và thân mẫu là nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, đã từng
tham dự và thủ diễn trong nhiều vở kịch lớn (như Lôi Vũ, Trong Bóng Hậu Trường)
cũng như trong nhiều phim ảnh (Sóng Tình, Chúng Tôi Muốn Sống...) Thời thơ ấu
tôi sống ở nhiều nơi: Huế, Thượng Du Bắc Việt, Hà Nội, rồi đến năm 1952 cùng
gia đình chuyển vào Sài Gòn và sống tại đây đến năm 1975. Lúc còn nhỏ, ở tuổi
12,13 tôi không nghĩ là sau này mình lại là một ca sĩ chuyên nghiệp. Lúc ấy bố
mẹ bảo sao thì mình nghe vậỵ Thế là các cụ ghi tên cho tôi và bảo đi thi hát ở
rạp Norodom (sau này gọi là rạp Thống Nhất) do Đài Phát Thanh Pháp Á tổ chức.
Cũng vì có khiếu và thích hát ngay từ bé nên tôi hớn hở đi thi ngay. Qua các kỳ
sát hạch, tứ kết, bán kết, tôi được vào chung kết vào cuối năm 1953. Lúc ấy tôi
được người cô ruột là ca sĩ Thái Thanh tập cho bài Xuân Và Tuổi Trẻ (nhạc La Hối,
lời Thế Lữ) để dự thi chung kết. Bài này điệu valse, tông Rê trưởng, cao và khó
hát đối với một cô bé 12 tuổi. Tôi còn nhớ mỗi lần thi hát, ban tổ chức phải bắc
một cái ghế để tôi đứng cho vừa với cái micro vừa cao lại vừa to che hết cả mặt
mũi!.
Qua khỏi lứa tuổi nhi đồng,
bắt đầu hát với những ban người lớn thì tôi rất sợ. Nhiều người đã nổi tiếng và
đã hát lâu năm trên các đài phát thanh. Đó là những người mà tôi phải gọi bằng
cô chú, như chú Anh Ngọc, Ngọc Long, các cô Thái Thanh, Châu Hà, Mộc Lan, các
anh chị Kim Tước, Duy Trác... Toàn những người hát giỏi, tôi lo sợ không biết
mình có thể "cầm cự" nổi không. May nhờ có mấy năm tôi được theo học
tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, nên cũng không đến nỗi nào! Đó là cảm tưởng của những
ngày đầu đi hát của tôi.
Thật ra tôi là ca sĩ hát ở
đài nên rất ít đi lưu diễn. Tôi nhớ mãi một chuyến đi trình diễn ở Đà Lạt năm
1960 với một ban đại hòa tấu và hợp xướng dưới sự điều khiển của một nhạc trưởng
người Đức, tên là Otto Soelner. Toàn ban có đến gần 100 người, cả ca sĩ và nhạc
sĩ của Đài Phát Thanh Sài Gòn và nhạc sinh trường Quốc Gia Âm Nhạc. Tôi và Quỳnh
Giao là hai người trẻ nhất, tôi thì 19 tuổi, còn Quỳnh Giao thì mới 14. Lúc bấy
giờ Việt Nam còn rất thanh bình nên đoàn chúng tôi đi bằng xe lửa từ Sài Gòn
lên Đà Lạt và ở tại khách sạn Đà Lạt Palace.
Chúng tôi trình diễn trường ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy. Đây là một tuyệt phẩm được thai nghén từ 1954, tức là khoảng thời gian chia cắt đất nước. Bốn năm sau, tức là khoảng 1958-1959 trường ca Con Đường Cái Quan được hoàn tất. Trước khi CĐCQ được trình diễn lần đầu tại Đà Lạt năm 1960 chúng tôi đã trình bày tại Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Chúng tôi trình diễn trường ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy. Đây là một tuyệt phẩm được thai nghén từ 1954, tức là khoảng thời gian chia cắt đất nước. Bốn năm sau, tức là khoảng 1958-1959 trường ca Con Đường Cái Quan được hoàn tất. Trước khi CĐCQ được trình diễn lần đầu tại Đà Lạt năm 1960 chúng tôi đã trình bày tại Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Tôi theo học tại trường QGAN
vài năm, từ năm 1958, song song với việc học chữ tại trường trung học Nguyễn Bá
Tòng. Các giáo sư nhạc của tôi có lẽ đã qua đời cả rồi. Ông Nguyễn Cầu môn Ký
Âm Pháp, ông Nguyễn Hữu Ba môn đàn tranh đều là bạn của Ba Me tôi. Ông Nguyễn Cầu
mất tại Maryland cách đây vài năm, ông Nguyễn Hữu Ba mất tại Việt Nam cũng đã
lâu. Thầy Hải Linh, dạy môn hợp xướng, mất tại Quân Cam nên tôi được may mắn dự
đám tang của thầy. Các thầy Phạm Gia Nhiêu (violon), thầy Hai Biểu (đàn thập lục)
đã mấy chục năm rồi không gặp nên tôi không biết đuợc tin tức của hai thầy. Các
giáo sư của tôi ông nào cũng hiền lành và thật dễ thương. Tôi quý các ông vô
cùng.
Đối với tôi những năm đẹp nhất
ở Đài Phát Thanh Quốc Gia (mà sau này đổi thành Đài Phát Thanh Sài Gòn), và các
Đài Tiếng Nói Quân Đội, Đài Tiếng Nói Tự Do, bắt đầu từ năm 1954 cho đến Tết Mậu
Thân 1968. Những năm này thành phố Sài Gòn thật yên bình. Trở lại năm di cư
1954-55, một số ca nhạc sĩ từ Bắc vào Nam, tôi có thêm một bạn ca sĩ nhi đồng
là Mai Hân, hiện đang phụ trách chương trình phát thanh của đài Little Sàigon
vùng San Jose, bắc Cali. Các ca nhạc sĩ lớn tuổi hơn thì chúng ta có các nhạc
sĩ Văn Phụng, Nhật Bằng, Đan Thọ, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Y
Vân..., các ca sĩ Châu Hà, Ánh Tuyết (nổi tiếng với bài Giấc Mơ Hồi Hương của
Vũ Thành), Mai Ngân, Vũ Huyến, Duy Trác...Các nhà văn/thơ Mai Thảo, Thái Thủy,
Đinh Hùng, Quách Đàm, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn...và còn nhiều người nữa mà
tôi không thể nhớ hết.
Khoảng năm 1963, Đài Phát
Thanh Sài Gòn đón nhận một con chim họa mi xứ Thần Kinh. Đó là chị Hà Thanh, giọng
ca số một ở Huế, một giọng ca cao vút và trong sáng. Trước khi chị Hà Thanh vào
Nam, tôi đã được nghe nói đến tên chị rồi. Thế rồi các ca sĩ nhi đồng nhỏ tuổi
hơn tôi như Quỳnh Giao, Hoàng Oanh cũng bắt đầu góp mặt trong các chương trình
tân nhạc của các đài phát thanh. Riêng Hoàng Oanh có biệt tài về ngâm thơ ngoài
lãnh vực ca hát nên cô góp giọng rất nhiều trong các chương trình thơ nhạc như
Tao Đàn, Thi Nhạc Giao Duyên của cố thi sĩ Đinh Hùng. Đối với chúng tôi, những
năm họat động ở trên các đài phát thanh là những năm đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Tất
cả các ca nhạc sĩ già, trẻ, lớn bé đều xem nhau như anh chị em trong một đại
gia đình, yêu thương, kính trọng nhau, không có sự chèn ép hoặc ganh tị trong
đài. Nói về các chương trình tân nhạc thì gồm toàn những bài bản giá trị, được
các nhạc sĩ trưởng ban soạn cho ban nhạc và ca sĩ rất công phu. Hoà âm được viết
cho từng nhạc cụ và từng bè của mỗi ca sĩ riêng biệt. Mỗi người nhìn vào phần của
mình mà ráp với nhau. Ở đài chúng tôi thường hát theo hòa âm của các nhạc sĩ Vũ
Thành, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Nhật Bằng, Y Vân...
Nhưng từ năm 1968 trở đi
không khí đài phát thanh mất vui nhiều lắm. Sau biến cố Tết Mậu Thân, Sài Gòn
không còn vẻ thanh bình của những năm trước đó. Chúng tôi phải hát thêm loại nhạc
"chiến dịch", nghĩa là khi được tin quân đội ta đánh thắng những trận
nào, tin tức đưa về, là các anh nhạc sĩ Lê Dinh, Nhật Bằng, Minh Nhật, Trầm Tử
Thiêng, phải sáng tác ngay một bài hát mới và đưa vào phòng vi âm cho chúng tôi
thâu "ké" để kịp phát thanh ngay mừng chiến thắng vì lúc ấy chúng tôi
đang thâu cho các chương trình tân nhạc. Rồi đến "Mùa Hè Đỏ Lửa
1972", khắp miền dồn dập những trận đánh lớn, nhỏ. Các bài hát chiến dịch
tiếp tục được sáng tác và chúng tôi vẫn thâu thanh. Có nhiều hôm vừa ăn cơm tối
xong, được điện thoại trên đài gọi đi thu thanh gấp. Tôi và Quỳnh Giao vừa lên
đến nơi thì anh Minh Nhật dúi vào tay một bài hát mới toanh, bảo thu ngay bây
giờ để phát thanh liền. Thế là chúng tôi mở to con mắt ra để mà nhìn, mà đọc,
mà hát. Không có thì giờ để tập vì phải về nhà trước giờ giới nghiêm. Tôi chưa
về đến nhà thì bài hát mình vừa thâu đã được phát ra rồi .Tôi vừa bước chân vào
nhà, me tôi đã nói: "Me vừa nghe con hát trên đài. " Ba Me tôi ở cách
chúng tôi có vài căn nên hay qua chơi với các cháu.
Từ năm 1972 đến 1975 một số
người bỏ đài, không còn hứng khởi hát hò như xưa. Trong số đó có chị Kim Tước
ra Nha Trang, chị Hà Thanh ra Huế. Các anh Thanh Vũ, Trần Ngọc (nhạc sĩ Tuấn
Khanh) chú Anh Ngọc không hát nữa. Cô Thái Thanh cũng vậy. Trong đài bấy giờ chỉ
còn tôi, Hoàng Oanh, cô Mộc Lan, chị Thể Tần và Phượng Bằng, Phương Nga. Quỳnh
Giao thì không đi hát đều đặn như trước mà bận dậy đàn nhiều hơn. Ngày 22 tháng
4-1975 chúng tôi rời bỏ quê hương đi lánh nạn xứ người. Gia đình tôi gặp gia
đình Quỳnh Giao trong trại tỵ nạn ở Guam. Chúng tôi vui mừng, cảm động đuợc gặp
nhau mà nước mắt ròng ròng. Cũng tại nơi này chúng tôi gặp gia đình anh chị
Lưu Trung Khảo là hàng xóm sát vách của mình ở đường Bùi Thị Xuân.
Nói về sở thích loại nhạc
mình hát thì tôi thích loại nhạc cũ, thể điệu êm dịu vì tôi thấy hợp với giọng
của mình. Nhưng đã là ca sĩ ở đài phát thanh rồi thì mình không có quyền lựa chọn
bài mình thích mà hát. Tất cả các chương trình thâu thanh đều do các người trưởng
ban làm chương trình, bảo ca sĩ hát bài nào thì mình hát bài ấỵ Cho nên chúng
tôi hát đủ các thể điệu, từ Boston, Slow, Rumba, Cha Cha Cha, Boléro, Tango
Swing, Marche... Nếu là nhạc dân ca, cũng phải hát đủ cả ba miền, cả dân ca miền
Thượng nữa. Ngoài những bài đơn ca, ca sĩ còn hát song ca, tam ca, tứ ca, hợp
ca, đơn ca phụ họa. Khi thì mình hát solo người khác phụ họa, hoặc ngược lại.
Vì vậy mới có ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng mà người ta thường ví với
các ban của Ed Sullivan hoặc Lawrence Welk của Hoa Kỳ, cũng với hình thức như vậy!
Nói về tam ca, thì tôi cảm
thấy hát hợp nhất với chị Kim Tước và Quỳnh Giao. Vì vậy khi ra hải ngoại chúng
tôi tìm đến nhau lập ra ban Tam Ca "Tiếng Tơ Đồng" để nhớ đến nhạc sĩ
Hoàng Trọng còn kẹt lại ở Việt Nam. Đến năm 1992, nhạc sĩ Hoàng Trọng qua Mỹ
đoàn tụ với các con, ban tam ca chúng tôi đuợc đổi thành "Tơ Vàng".
Sau khi ông qua đời, chúng tôi dùng lại tên "Tiếng Tơ Đồng" để tưởng
nhớ đến ông, và vẫn hoạt động đến bây giờ. Mỗi khi có một đêm tổ chức âm nhạc
thì chúng tôi lại có dịp hát chung với nhau.
Mỗi người chúng tôi đều vững
nhạc lý rồi nên không cần tập dượt cho mấy nhưng tất nhiên là khi hát với ban
nhạc thì phải tập với ban nhạc chứ.
Tôi không theo dõi sinh hoạt
âm nhạc hải ngoại sau 1975 vì quá bận rộn với công việc sở làm và gia đình nên
chắc chắn không thể biết hết được, chỉ có thể nói về các sinh hoạt mà mình có
tham dự. Tôi nhớ là vào năm 1977 nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nay đã quá cố, hướng dẫn
một đoàn văn nghệ gồm các bộ môn ca, vũ, nhạc, kịch sang Pháp trình diễn. Đây
là chuyến trình diễn đầu tiên tại nước ngoài sau năm 1975 của tôi. Mấy năm sau
nhạc sĩ Cung Tiến tổ chức một đêm âm nhạc "Bốn Mươi Năm Phạm Đình
Chương" tại Minnesota, rồi anh Lê Văn của đài VOA cũng tổ chức "Bốn
Mươi Lăm Năm Âm Nhạc Phạm Đình Chương" tại Washington, D.C. Đến năm 1987
cũng anh Lê Văn hướng dẫn một phái đoàn văn nghệ đi trình diễn ở các nước Âu
Châu như Pháp, Đức, Thụy Sĩ. Khoảng năm 1990, một "Đêm Nhạc Cung Tiến"
đuợc tổ chức ở San Jose, California với giàn nhạc giao hưởng của San Jose. Sau
đó "Đêm Nhạc Cung Tiến" được tổ chức ở Disney Hotel tại Anaheim, CA với
giàn nhạc đại hoà tấu của Orange County.
Cũng khoảng thời gian này,
có sự xuất hiện của ban đại hoà tấu và hợp xướng Ngàn Khơi với thành phần ca sĩ
và nhạc sĩ ngót 100 người. Ban Ngàn Khơi do hai chị em chị Nguyễn Thị Nhuận
(bác sĩ) và Nguyễn Thị Ngọc Sương (nha sĩ) sáng lập. Đây là một ca đoàn lớn và
một ban nhạc lớn mà phần phụ soạn hoa âm do các nhạc trưởng Lê Văn Khoa và Trần
Chúc đảm nhiệm. Phần nhạc và phần hát tập luyện rất công phu mà tất cả các ca,
nhạc sĩ đều hết lòng làm việc. Đây là một công trình văn hóa rất đáng khen.
Gần đây nhất phải kể đến một
đêm "Tình Ca Ngô Thụy Miên Qua Bốn Thập Niên" vào tháng 9 năm 2000 tại
Quận Cam do hai người bạn thân của anh Ngô Thụy Miên là Phạm Duy Quang và Nguyễn
Cửu Tuấn tổ chức để vinh danh người nhạc sĩ với thật nhiều bản nhạc tình bất hủ
này. Buổi tổ chức quá chu đáo, thành công mỹ mãn và được giới thưởng ngoạn đón
nhận thật nồng nhiệt. Thế rồi vào tháng 2, 2001 cũng các bạn trong nhóm này tổ
chức hai buổi "Nhạc Thính Phòng Và Các Nhạc Phẩm Tiền Chiến" tại San
Jose và Quận Cam đều được đón nhận rất nồng nhiệt. Theo tôi, có lẽ những đêm âm
nhạc kể trên là đáng ghi nhớ nhất.
Nói chung thì những bản nhạc
của Tây phương nhất là nhạc phổ thông (pop music) đều có lời ca rất đơn giản,
đôi lúc còn có nét ngây ngô. Trái lại, nhạc Việt, nhất là những bản nhạc tiền
chiến thì lời ca thật là công phu, nhiều lúc phần lời cũng quan trọng không kém
phần nhạc, thí dụ điển hình nhất là những bản nhạc của Đoàn Chuẩn lời Từ Linh,
hoặc các bài của Văn Cao, Phạm Duy... Thêm vào đó, mỗi chúng ta đều có ít nhiều
kỷ niệm với một hay nhiều bản nhạc thành ra khi nghe những bài ấy thì giòng nhạc
lại gợi cho chúng ta bao nhiêu là kỷ niệm thân yêu về gia đình, bạn bè, quê
hương, thân phận... Vì thế, nếu chúng ta đã lớn lên với âm nhạc Việt Nam thì nó
đã trở thành một phần đời của mình rồi, nhạc ngoại quốc dù hay đến đâu cũng
không thể nào cho mình cái rung cảm như khi nghe nhạc Việt.
Lúc còn nhỏ, tôi được cha mẹ
cho đi học tại các trường Công Giáo, trường tiểu học Thánh Linh của các sơ và
sau đó là trung học Nguyễn Bá Tòng của các cha. Khi học ở trường Thánh Linh tôi
đã tham dự vào các sinh hoạt của trường trong các dịp lễ lớn như Giáng Sinh và
Phục Sinh. Lúc ở trung học Nguyễn Bá Tòng tôi được hân hạnh hát trong ban nhạc
Hương Quê do nhạc trưởng Hải Linh, bấy giờ mới ở Pháp về, hướng dẫn. Sau này
khi qua Mỹ, tôi cũng có dịp cộng tác với các chương trình thánh ca của Đài Phát
Thanh Viễn Đông (Far East Broadcasting Corporation, FEBC) do ông Nguyễn Hữu Ái
phụ trách. Một điều làm tôi rất được khích lệ là các anh chị em trong đài FEBC
nhận được khá nhiều thơ do thính giả của đài gởi về từ những nơi thật xa xôi hẻo
lánh như các tỉnh miền Trung, miền Nam nói là họ có nghe những bài ca do tôi
hát với lời ca thật rõ ràng, và những bài ca đó đã truyền đạt thật thấm thía
cho họ những lời giảng dạy của Chúa.
Năm 1952 gia đình tôi dọn
vào Nam vì Ba tôi là công chức bị thuyên chuyển đi nhiều nơi. Gia đình tôi lúc
bấy giờ sống rất thanh bạch vì chỉ có mình thân phụ tôi đi làm nuôi vợ và ba
con. Hàng xóm của chúng tôi bấy giờ là nhạc sĩ Ngọc Bích. Năm 1953, ông Ngọc
Bích và vợ là ca sĩ Lệ Nga được một người con trai tên là Kim Ngọc. Me tôi vẫn
hay sang giúp bà Lệ Nga tắm cho cậu con trai. Một chi tiết ít người biết đến là
nhạc sĩ Ngọc Bích còn là một ca sĩ và khi đi hát thì ông dùng tên Kim Ngọc. Ông
cũng sáng tác dưới một tên khác là Thái Thu một bản nhạc điệu Swing cũng rất là
dễ thương tên là Hương Tình "Ngồi bên em dưới trăng mơ màng. Lòng ngây ngất
nhịp mấy cung đàn..." Khoảng năm 1954, ông lập ra ban hợp ca Hồng Hà gồm
có ông, các ca sĩ Ánh Tuyết và Thùy Dương. Ban này hoạt động chỉ được một thời
gian ngắn. Năm 1956 ông làm trưởng ban cho một ban nhạc của Đài Phát Thanh Quân
Đội tôi và hai chị em Mai Ngân, Mai Hân được mời cộng tác với ông trong một thời
gian ngắn. Tuy đã biết sinh ly tử biệt là định luật bất di bất dịch của trời đất,
nhưng mỗi một mất mát là một lần làm tôi không khỏi ngậm ngùi và càng thấy cần
thiết việc giới thiệu những bản nhạc hay mà giới yêu nhạc ít biết đến.
Dự tính gì cho tương lai ư?. Tôi không có dự tính gì to tát hơn là vui với các con và các cháu nội ngoại.
Tôi và nhà tôi, anh Trương Dục vừa kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành hôn. Chúng
tôi được 2 trai, 2 gái; cháu lớn nhất 38 tuổi, nhỏ nhất 27 tuổi. Tôi rất mãn
nguyện vì mình đã làm tròn bổn phận với gia đình: dựng vợ gả chồng cho 4 đứa
con; các con tôi đều tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm tốt đẹp, lại có
thêm những đứa cháu nội, ngoại thông minh và dễ thương. Quả thật tôi không thể
đòi hỏi gì hơn nữa.
Tôi cảm thấy hài lòng với những
gì mình có, và không phủ nhận là mình đã gặp được nhiều may mắn. Bây giờ tôi có
nhiều thì giờ hơn để có thể làm những mình muốn làm và thích. Sau 22 năm làm
cho Bank of America, tôi vừa xin nghỉ việc vào tháng giêng năm 2000 vì cảm thấy
mệt mỏi và chán công việc. Tôi đang cố gắng sưu tầm các bài hát cũ rất có giá
trị của các nhạc sĩ tên tuổi mà lâu nay hầu như bị bỏ quên. Đó là những bài hát
quá hay từ nét nhạc đến lời ca mà sao ít người biết đến!!? Tôi muốn làm công việc
giới thiệu này để nhắc nhở cho những người yêu nhạc rằng kho tàng âm nhạc Việt
Nam rất phong phú bằng cách ghi âm lại những bài hát ấy để lưu lại một cái gì
cho người, cho mình. Tôi cũng muốn ghi lại giọng ca của mình trong lúc còn có
thể hát được vì có ai trẻ mãi với thời gian. Những bản nhạc mà tôi đã chọn để
hát cho khoảng hơn 10 CDs cho các trung tâm Diễm Xưa, Tú Quỳnh, Mai Ngọc
Khánh...cũng không ngoài mục đích kể trên.
Trong tất cả các bộ môn nghệ
thuật, tôi nghĩ văn chương và âm nhạc là hai thứ thân thuộc với tâm hồn chúng
ta nhất. Trời bắt đầu trở thu chúng ta lại càng cảm thấy sự cần thiết phải gần
gũi với những đoạn văn, thơ, nhạc để giữ lại phần nào cái Việt Nam tính trong
cuộc sống tha hương của mình. Mấy ai trong chúng ta lại không thấy lòng se lại
trong buổi đầu thu, nhìn các em bé cắp sách đến trường và lòng nhớ đến một đoạn
văn thật trong sáng của Thanh Tịnh : "Hàng năm cứ vào cuối thu, lá
ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại
nao nao những kỷ niệm đầu tiên của buổi tựu trường ..." Một buổi chiều thu
nhiều lá vàng rơi gợi lại cho ta những hình ảnh về thu, tuyệt vời như
trong thơ Bích Khê "Ô hay, buồn vương cây ngô đồng. Vàng rơi, vàng rơi, thu
mênh mông... " và lòng liên tưởng đến "Buồn Tàn Thu" của
Văn Cao "Ai lướt đi ngoài sương gió. Không dừng chân đến em bẽ bàng...
" Mùa thu mênh mông lại trở về trên đất khách, càng nhớ nhà, chúng ta lại
càng trân trọng chút di sản văn hóa của quê hương còn đọng lại trong trí nhớ.
Ngậm ngùi và đáng tiếc xiết bao nếu một hoặc hai thế hệ nữa con cháu chúng ta
không còn biết đến nguồn gốc hay văn hóa của mình, và những người nhạc sĩ, thi
văn sĩ còn sống hay đã khuất cũng sẽ cùng một tâm trạng như văn hào Nguyễn Du
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như" (Tạm dịch:
Không biết rồi ba trăm năm nữa, Thiên hạ ai người khóc Tố Như).
Điểm lại những CD mà Mai Hương đã thực hiện tại hải ngoại chúng ta thấy đây là những ca khúc thật chọn lọc, tiêu biểu cho một thời vàng son của nhạc Việt. Bước vào thế giới của những ca khúc đó chúng ta tưởng tượng mình đang đi vào một thời đại khác khi ngôn ngữ và âm nhạc thật xúc tích, lời và nhạc như quyện vào nhau. Đối tượng của những bài hát này cũng không ngoài tình yêu, nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên. Qua CD mới nhất của chị có tên là Lỡ Chuyến Đò phát hành vào tháng 7-2001, hãy để tiếng hát nhẹ nhàng và trong sáng của Mai Hương đưa chúng ta trở về quá khứ thật êm đềm qua giòng nhạc của nhạc sĩ Anh Việt, tác giả của những bản nhạc trữ tình khác như Bến Cũ (1946), Thơ Ngây (1951)...Lỡ Chuyến Đò (1947) diễn tả nỗi phân vân của người trai thời loạn, bên nợ nước, bên tình riêng "...Chiều vàng lại đem nhớ tiếc thương. Đây người sang với con đò xưa. Và chiều chiều thôn nữ thôn nữ vấn vương. Duyên tình xưa êm thắm còn đâu. Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương. Tơ đàn say đắm quên sầu thương. Dành tình này cho kẻ khổ đau. Quên tình xưa thôn nữ chờ mong ... " Tiếp đến, ta hãy lắng nghe giọng ca của Mai Hương, nhẹ nhàng, trong vút và bay bổng trong ca khúc Hương Quê của Nhật Bằng và Huỳnh Hiếu "Chiều nay nắng êm đềm sau lũy tre. Trên trời xanh bầy chim bay trở về. Tiếng tiêu mục đồng hát trên đê. Sáo vi vu chìm lắng đê mê. Xa xa xa đoàn nông phu vác cuốc cùng đàn trâu đi trên đường về đâu...". Như chiếc đũa thần huyện diệu của nàng tiên Âm Nhạc, giọng hát trìu mến và đầy đam mê của chị đưa chúng ta tiếp tục trong chuyến đi ngược giòng thời gian trở lại quê hương trong một trời yên bình không tưởng "Lùa theo gió êm đềm bao tiếng tiêu. Chuông chùa ngân chìm lắng trong sương chiều. Khói lam bên đồi phất phơ baỵ. Bóng đêm chìm lặng giấc mơ say... " Lòng người tha hương như say sưa theo tiếng hát và giòng nhạc. Ngắm trăng thu xứ người, chúng ta không khỏi nhớ đến ánh trăng huyền diệu của thuở ấu thơ, được mô tả tài tình qua nhạc và lời của cố nhạc sĩ Văn Phụng trong Hình Ảnh Một Đêm Trăng : "Khi ấu thơ, ngồi trong bóng trăng nhìn theo áng mây đưa. Nghe má ba kể trong ánh trăng Cuội đang sống say sưa. Rồi thôn xóm bừng lên tiếng reo hòa theo khúc ca ngân. Tiếng ngây thơ bầy em múa ca, mời trăng thu xuống trần... " và lòng khách tha hương không khỏi xót xa vì ". Thu đã đem nguồn vui tới đây, điểm tô ánh trăng mơ. Nhưng thấy đâu mùa trăng ấu thơ, mùa trăng lúc ngây thơ.
Mầu trăng sáng cùng muôn khúc ca ngày xưa đã trôi qua. Ánh trăng xưa lòng tôi vẫn ghi, thời gian chưa xóa mờ ".
Điểm lại những CD mà Mai Hương đã thực hiện tại hải ngoại chúng ta thấy đây là những ca khúc thật chọn lọc, tiêu biểu cho một thời vàng son của nhạc Việt. Bước vào thế giới của những ca khúc đó chúng ta tưởng tượng mình đang đi vào một thời đại khác khi ngôn ngữ và âm nhạc thật xúc tích, lời và nhạc như quyện vào nhau. Đối tượng của những bài hát này cũng không ngoài tình yêu, nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên. Qua CD mới nhất của chị có tên là Lỡ Chuyến Đò phát hành vào tháng 7-2001, hãy để tiếng hát nhẹ nhàng và trong sáng của Mai Hương đưa chúng ta trở về quá khứ thật êm đềm qua giòng nhạc của nhạc sĩ Anh Việt, tác giả của những bản nhạc trữ tình khác như Bến Cũ (1946), Thơ Ngây (1951)...Lỡ Chuyến Đò (1947) diễn tả nỗi phân vân của người trai thời loạn, bên nợ nước, bên tình riêng "...Chiều vàng lại đem nhớ tiếc thương. Đây người sang với con đò xưa. Và chiều chiều thôn nữ thôn nữ vấn vương. Duyên tình xưa êm thắm còn đâu. Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương. Tơ đàn say đắm quên sầu thương. Dành tình này cho kẻ khổ đau. Quên tình xưa thôn nữ chờ mong ... " Tiếp đến, ta hãy lắng nghe giọng ca của Mai Hương, nhẹ nhàng, trong vút và bay bổng trong ca khúc Hương Quê của Nhật Bằng và Huỳnh Hiếu "Chiều nay nắng êm đềm sau lũy tre. Trên trời xanh bầy chim bay trở về. Tiếng tiêu mục đồng hát trên đê. Sáo vi vu chìm lắng đê mê. Xa xa xa đoàn nông phu vác cuốc cùng đàn trâu đi trên đường về đâu...". Như chiếc đũa thần huyện diệu của nàng tiên Âm Nhạc, giọng hát trìu mến và đầy đam mê của chị đưa chúng ta tiếp tục trong chuyến đi ngược giòng thời gian trở lại quê hương trong một trời yên bình không tưởng "Lùa theo gió êm đềm bao tiếng tiêu. Chuông chùa ngân chìm lắng trong sương chiều. Khói lam bên đồi phất phơ baỵ. Bóng đêm chìm lặng giấc mơ say... " Lòng người tha hương như say sưa theo tiếng hát và giòng nhạc. Ngắm trăng thu xứ người, chúng ta không khỏi nhớ đến ánh trăng huyền diệu của thuở ấu thơ, được mô tả tài tình qua nhạc và lời của cố nhạc sĩ Văn Phụng trong Hình Ảnh Một Đêm Trăng : "Khi ấu thơ, ngồi trong bóng trăng nhìn theo áng mây đưa. Nghe má ba kể trong ánh trăng Cuội đang sống say sưa. Rồi thôn xóm bừng lên tiếng reo hòa theo khúc ca ngân. Tiếng ngây thơ bầy em múa ca, mời trăng thu xuống trần... " và lòng khách tha hương không khỏi xót xa vì ". Thu đã đem nguồn vui tới đây, điểm tô ánh trăng mơ. Nhưng thấy đâu mùa trăng ấu thơ, mùa trăng lúc ngây thơ.
Mầu trăng sáng cùng muôn khúc ca ngày xưa đã trôi qua. Ánh trăng xưa lòng tôi vẫn ghi, thời gian chưa xóa mờ ".
Trong một buổi chiều thu giá
lạnh của Bắc Mỹ, lòng người tha hương như được sưởi ấm khi nghe lại giọng
ca quen thuộc, thân thương của Mai Hương qua những bản nhạc tưởng chừng không
bao giờ được nghe lại như Tạ Từ (khoảng 1946) của Tô Vũ. Lời và nhạc như vọng về
từ một cõi xa xưa mơ hồ nào đó "Rồi đây khi mùa dứt chiến chinh, gió
dâng khúc đàn thanh bình. Ta đi tìm thơ muôn phương gót in núi rừng thâm u, và
lướt trên muôn trùng sóng. Lời anh thầm ước khi nao, dưới trăng giữa mùa hoa
đào. Trong ánh dư âm còn vang tiếng đồng. Lầu chiều còn luyến ánh hồng, lầu xây
trong không, sóng gió rót chia ly. Phồn hoa em chia tay ra đi, đưa chân dừng bước
bên cầu, giã từ mấy câu....Tình anh như thông đầu non. Vời cao trông mây buồn
đứng. Muôn kiếp cô liêu, ngàn năm còn reo. " Bản nhạc đem cho tôi nhiều
cảm xúc nhất là một bài cũng rất hợp với giọng của chị: nhẹ nhàng, không chải
chuốt nhưng tràn đầy thiết tha. Tôi đã có những giây phút tuyệt vời khi nghe lại
Khúc Nhạc Chiều Mơ của nhạc sĩ Ngọc Bích, người vừa từ giã chúng ta
cách chúng ta vài tuần trước đây, "Chiều nay nhớ về phía xa mờ. Ngoài khơi
sóng dạt dào ước mơ. Phút say sưa lời nguyền hoà với tiếng tơ. Chờ ngày
mai gió reo lời thơ. Về đâu hỡi bầy lũ chim rừng. Ngừng đây nhắn dùm lời nhớ
thương. Nhớ đêm nao ôm đàn lòng thổn thức vấn vương. Nhạc sầu mơ khúc ca hồi
hương...Còn đâu những đêm dưới trăng mờ. Còn đâu những lời nguyền ước xưa. Nét
môi ngây thơ dịu dàng làn tóc gió đưa. Lòng ta xao xuyến trong chiều mơ. .."
Những tình cảm được ghi lại bởi người nhạc sĩ tài hoa mấy chục năm trướcvẫn có
một sức quyến rũ kỳ lạ với người nghe. Người nhạc sĩ tuy đã khuất, nhưng tinh
hoa của những ca khúc của ông sẽ mãi mãi còn với thời gian. Sau bao
nhiêu năm tôi mới được nghe lại những giòng nhạc thật thiết tha và hợp với tâm
trạng xa quê hương của mình, quả thật đó là một hạnh phúc không nhỏ. Những bản
nhạc bất hủ khác trong CD như Nhạc Sĩ Với Cây Đàn (Nguyễn Văn Khánh),
Cô Hàng Hoa (Thẩm Oánh), Bến Nước Tình Quê (nhạc Mạnh Phát, lời Mộng
Bảo), Lỡ Cung Đàn (Hoàng Giác) Ước Hẹn Chiều Thu (Dương Thiệu
Tước), đều gây cho người nghe cảm giác lâng lâng khi tìm lại được một
quãng đời đánh mất".
Dư âm tiếng hát đã lắng, dòng nhạc đã dứt, nhưng người nghe còn vương vấn mãi trong tâm tưởng một hình ảnh
của quê hương Việt Nam những ngày chưa khói lửa chiến tranh. Xin cảm ơn tất cả
những nhạc sĩ tài hoa, và những người làm nghệ thuật nói chung, đã đem đến
cho đời những bông hoa đầy hương sắc. Và cảm ơn Mai Hương, vì qua giọng hát
điêu luyện của mình, chị đã nhắc lại cho chúng ta những nét đẹp tuyệt vời của
nhạc Việt Nam. Tiếng hát của Mai Hương luôn đem đến cho người yêu nhạc những
giây phút thật ấm lòng. Tiếng hát của chị như tiếng mẹ ru ta vào đời khi còn thơ dại, sẽ
theo chúng ta trên các nẻo đời, sẽ mãi mãi bay cao "Như thông đầu non. Vời
cao trông mây buồn đứng. Muôn kiếp cô liêu, ngàn năm còn reo".
Bến nước tình quê
Nhạc Mạnh Phát, lời Mộng Bảo
Cô hàng hoa
Nhạc và lời Thẩm Oánh
Hình ảnh một đêm trăng
Nhạc và lời Văn Phụng
Hương quê
Nhạc Nhật Bằng, lời Huỳnh Hiếu
Khúc nhạc chiều mơ
Nhạc và lời Ngọc Bích
Lỡ chuyến đò
Nhạc và lời Anh Việt
Lỡ cung đàn
Nhạc và lời Hoàng Giác
Nhạc sĩ với cây đàn
Nhạc và lời Nguyễn Văn Khánh
Tạ từ
Nhạc và lời Tô Vũ
Ước hẹn chiều thu
Nhạc và lời Dương Thiệu Tước
đặt vé máy bay eva airline
Vé máy bay đi mỹ
korean airlines
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich