Khoác một danh hiệu khi làm văn nghệ cũng như kết thân với một
định mệnh. Định mệnh này có thể xoáy người nghệ sĩ trong một cơn lốc dữ cũng như
đẩy trôi hắn bềnh bồng trên triền sóng yên bình tùy theo cường độ từ tiếp xúc
phản kháng, phủ phục biến cố ngoại cảnh và nội tâm. Trong trường hợp Phạm đình
Chương hình như một nỗi nhớ khôn nguôi đã đeo đuổi ông triền miên từ khi ông chọn
Hoài Bắc như một danh hiệu văn nghệ.
Vào quãng năm 1951 gia đình Phạm Đình Chương di cư vào Nam và cũng tại đây ban hợp ca Thăng Long được thành lập để nhớ lại Hà Nội, chốn ngàn năm văn vật (1). Ngoài ra theo Tạ Tỵ, Thăng Long cũng là tên quán phở của gia đình Phạm Đình Chương lập nên ở chợ Đại cách Hà Nội khoảng 3,4 chục cây số trong thời gian toàn dân kháng chiến.
Vào quãng năm 1951 gia đình Phạm Đình Chương di cư vào Nam và cũng tại đây ban hợp ca Thăng Long được thành lập để nhớ lại Hà Nội, chốn ngàn năm văn vật (1). Ngoài ra theo Tạ Tỵ, Thăng Long cũng là tên quán phở của gia đình Phạm Đình Chương lập nên ở chợ Đại cách Hà Nội khoảng 3,4 chục cây số trong thời gian toàn dân kháng chiến.
Phạm Đình Chương sinh năm 1929 tại Hà Nội. Bắt đầu học nhạc từ
năm 13 tuổi, sáng tác đầu tay viết năm 18 tuổi (năm 1947)(2). Cho đến năm 1971
ông đã viết được trên một trăm ca khúc gồm đủ mọi thể loại trường ca, dân ca,
ca khúc đồng vọng (3) tình yêu đôi lứa, tình đầu tiên mang kỹ thuật soạn bè
linh động của nhạc Tây phương áp dụng cho nhạc Việt trong thời gian điều khiển
về trình diễn với ban hợp ca Thăng Long, sau hai mươi năm lưu diễn khắp ba miền
đất nước vào quãng năm 1969(?) Hoài Bắc và ban hợp ca Thăng Long đã dừng chân tại
phòng trà Đêm Mầu Hồng (Sài Gòn) để kiểm điểm lại những ca khúc của gia đình họ
Phạm viết trong thời gian qua. Ngoài Phạm Duy, trong lịch sử tân nhạc Việt rất
ít nhạc sĩ có nguồn cảm xúc đa dạng và phong phú như Phạm Đình Chương.
Thường ra nhạc sĩ nào chuyên làm nhạc buồn rất khó viết nhạc
vui và ngược lại những nhạc sĩ chuyên viết hành khúc tươi vui rất khó viết nhạc
buồn. Điểm qua những bản nhạc của Phạm Đình Chương, thính giả có thể tìm thấy
những nguồn cảm xúc khác nhau từ những bản nhạc rất vui, khỏe như Hò Leo Núi,
Sáng Rừng đến những bản thật buồn ảo não như Người Đi Qua Đời Tôi, Nửa Hồn Thương
Đau… Để có một cái nhìn khái quát về nhạc Phạm Đình Chương; những nét đặc trưng
từng thể loại cần được nêu ra, tuy nhiên không tựa trên niên biểu nhưng tựa
trên trường hợp cảm tác.
Mặc dù có liên hệ gia đình và sinh hoạt âm nhạc chung với Phạm
Duy trong một quãng thời gian khá lâu (4), Phạm Đình Chương vẫn không bị thu
hút bởi “từ lực Phạm Duy”. Nhạc của Phạm Đình Chương vẫn mang một cá tính rất mạnh.
Đó là một điều khá đặc biệt. Ít ai phủ nhận, Phạm Duy được coi như “cây cổ thụ”
về ca khúc của tân nhạc Việt. Tuy viết sau Văn Cao và các nhạc sĩ tiền chiến
khác nhưng Phạm Duy viết rất khỏe và viết rất nhiều, đủ mọi khuynh hướng, thể
loại, từ những ca khúc mang âm hưởng dân ca sang đến những ca khúc phổ thông
Tây phương, từ nhạc cộng đồng đến nhạc đôi lứa, từ nhạc cách mạng đến nhạc tình
ủy mị. Chính vì thế trong bao nhiêu năm Phạm Duy đã “khống chế” tân nhạc Việt
trên số lượng nhạc phẩm và nguồn cảm tác phong phú. Tuy với số lượng nhạc phẩm
phổ biến ít hơn Phạm Duy, nhưng nguồn cảm tác Phạm Đình Chương không kém. Phân
loại hơn một trăm ca khúc của Phạm Đình Chương đòi hỏi một chương trình nghiên
cứu rất công phu, việc làm này tất nhiên không thích hợp với khuôn khổ bài báo
định kỳ. Vì vậy ở đây chúng tôi chỉ nêu lên những nét đặc trưng đã tạo nên sự
nghiệp âm nhạc của Phạm Đình Chương. Đại loại những ca khúc, trường ca của Phạm
Đình Chương mang những đặc tính sau: Âm hưởng dân ca Việt Nam, xử dụng tài tình
ngữ thuật, thổ ngơi, vận dụng khéo léo sức truyền cảm phong phú, điều hợp tài
tình sự rung động giữa thơ và nhạc, du nhập những nét đẹp tân kỳ của nhạc Tây
phương vào những khúc tình ca thành thị. Hầu hết những đặc tính nêu trên trong
ca khúc Phạm Đình Chương, ít nhiều dù tạo thành cảm xúc vui hay buồn đều vẽ lại
những nét đẹp… quê hương ngày thanh bình thuở trước, sự nuối tiếc những kỷ niệm,
mối tình lở dở, tất cả đều mang một nỗi nhớ khôn nguôi.
Những nét đặc trưng dân ca trong ca khúc Phạm Đình Chương
Phạm Đình Chương đã dùng hai câu đầu của điệu cò lả, dân ca Bắc
Ninh để mở đầu cho ca khúc Được Mùa:
“Con cò cò bay lả lả bay la
Bay qua (qua) cửa phủ bay về (về) Đồng Đăng
Tình tính tang (tang) tính tình
Cô mình rằng cô mình ơi
Rằng có nhớ (nhớ) ta chăng”.
Bay qua (qua) cửa phủ bay về (về) Đồng Đăng
Tình tính tang (tang) tính tình
Cô mình rằng cô mình ơi
Rằng có nhớ (nhớ) ta chăng”.
Chữ “chăng” của điệu Cò Lả vừa dứt ở chữ âm (tonique)
Phạm Đình Chương đã khéo léo kéo sang chữ “cánh đồng” của bản Được Mùa khiến cho người hát dù yếu kém nhạc pháp vẫn có thể bắt ngay vào bản nhạc không khó khăn.
Phạm Đình Chương đã khéo léo kéo sang chữ “cánh đồng” của bản Được Mùa khiến cho người hát dù yếu kém nhạc pháp vẫn có thể bắt ngay vào bản nhạc không khó khăn.
Tuy nhiên bản Được Mùa hoàn toàn không khai triển giai điệu
cò lả trong suốt bản nhạc, nhưng kiến trúc âm thanh được xây cao dần trong ba
câu đầu để tạo thành hình ảnh những bó lúa được dơ cao, hạ thấp khi đập lúa.
Giai điệu của bài Được Mùa không hẳn ảnh hưởng hoàn toàn dân
ca, vì chủ âm được nhận ra rõ rệt. Tuy nhiên những dấu láy dùng trong bản nhạc
mang ảnh hưởng rất Việt Nam (cánh à a ánh đồng…vui vui lên lua á a à ơi..)
Cũng như Phạm Duy và các nhạc sĩ khác như Hoàng Thi Thơ, Anh
Việt Thu, Phạm Thế Mỹ, Lam Phương, Y Vân, Phạm Đình Chương thường phát triển một
giai điệu dân ca có sẵn để làm phong phú thêm ca khúc của mình, Hay tự tạo cho
ca khúc của mình một âm hưởng dân cạ Cả hai tiến trình sáng tác đều có giá trị
ngang nhau là làm giàu thêm cho nền tân nhạc Việt về phương diện xây dựng âm điệu.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ khi sáng tác ca khúc Gạo Trắng Trăng Thanh cảm đề từ Hò
Giã Gạo miền Trung (5), tuy không lấy hẳn giai điệu của bài hò đó. Cũng như Anh
Việt Thu khi viết Tám Điệp Khúc có cho thêm phần Hò ru con miền Nam vào ca khúc
của mình. Trở lại trương hợp Phạm Đình Chương khi ông viết Hò Leo Núi, về kết cấu
âm điệu và tiến trình chuyển cung ảnh hưởng Tây phương hoàn toàn. Đặc biệt
trong ca khúc này ông dùng rất ít dấu láy và những nét trang điểm cần thiết cho
dân ca. Nhưng trái lại về hình thức ông dùng rất đúng lề lối của điệu hò. Về lối
hò để phụ giúp tinh thần cho những động tác như leo núi, kéo gỗ…thường chia ra
làm hai lớp: Lớp Trống là đoạn hò của người Hò Cái. Lớp Mái là đoạn hò của người
Hò Con (6). Trong Hò Leo Núi của Phạm Đình Chương cũng chia ra hai đoạn như
sau:
Hò Cái ——————- Hò Con
…Vượt đồi vượt nương ———- Dô!
Đi qua rừng hoang ——– —- Dô!
Băng suối băng ngàn ———— Dô!
Chim muông trong hang ——— Dô!……
Đi qua rừng hoang ——– —- Dô!
Băng suối băng ngàn ———— Dô!
Chim muông trong hang ——— Dô!……
Nếu có một cái nhìn nghiêm khắc bảo thủ chúng ta có thể ví
bài Hò Leo Núi của Phạm Đình Chương như một “ông Tây mặc áo the”. Tuy nhiên, nếu
chấp nhận sự giao lưu văn hóa một cách cởi mở hơn, Ca khúc nói trên có thể được
xem như một pha trộn, hài hòa giữa hình thức và nội dung Đông Tây.
Hội Trùng Dương hầu như là trường ca duy nhất Phạm Đình Chương
giới thiệu với quần chúng trong suốt hơn ba mươi năm âm nhạc của ông. Trái hẳn
với Hò Leo Núi nói trên, trường ca Hội Trùng Dương xử dụng hình thức khuôn khổ
Tây Phương để chuyên chở một nội dung dân ca Việt Nam.
Về bố cục trường ca Hội trùng Dương gồm một đoạn mở đầu và ba
phiên khúc. Mỗi phiên khúc là tiếng nói của một dòng sông tiêu biểu cho mỗi miền.
Miền Bắc có sông Hồng Hà đại diện, vào đến miền Trung có Sông Hương lên tiếng,
xuôi miền Nam có Sông Cửu Long góp mặt. Tiếng nói của ba dòng sông đều được biểu
tượng hóa bằng nỗi lòng của ba thiếu nữ. Tâm sự của mỗi dòng sông cũng là tâm sự
của người dân địa phương về dân sinh, về nỗi khó khăn trong sự khuất phục với
thiên nhiên, về sự can trường tranh đấu với nạn ngoại xâm.
Để tạo sự chú ý của người nghe, Phạm Đình Chương mở đầu với
dòng nhạc chậm rãi, vững chãi rất hợp với sự dẫn đạo của tiếng kèn trumpet, tực
như tiếng báo hiệu sự xuất hiện của bậc quân vương thời trung cổ:
Trùng dương
Chốn đây ngàn phương
Có ba dòng sông
Cuốn xuôi biển đông
Nhắc câu chờ mong….
Chốn đây ngàn phương
Có ba dòng sông
Cuốn xuôi biển đông
Nhắc câu chờ mong….
Về nhạc thuật, trong cả ba phiên khúc Phạm Đình Chương đã
dung hợp ý nhạc có âm hưởng dân ca, với nhịp điệu Tây phương.
Những điệu hò dùng ở đây đều do sự sáng tạo tinh anh của Phạm Đình Chương, vì ông không dùng âm điệu dân ca nghuyên thủy. Trái lại ở phần đầu của Tiếng Sông Hồng (Chiều nay nước xuôi…người áo nâu giãi dầu) ông đã dùng điệu Hò Dô Ta sáng tạo. Sở dĩ chúng tôi dùng chữ “sáng tạo” ở đây là vì đã có sự tranh luận về từ ngữ này. Đứng về phía Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba, theo quan niệm định nghĩa dân ca một cách cổ điển, Willi Apel và Ralph Daniel đều cho rằng: “Dân ca là bài hát cổ, không biết tác giả là ai, được truyền miệng trong giới bình dân qua nhiều thế hệ và trở thành phổ thông khắp nước hay trong một cộng đồng nhỏ hơn”. Đứng về phía Phạm Duy, ông mệnh danh những bài hát của ông có âm hưởng dân ca là “dân ca mới” (7) Ngoài ra Lê Thương cũng tạo một tên mới cho tập “Dao Ca Tạp Khúc” của ông là “dân ca cải biến”. Như vậy rõ ràng điệu Hò Dô Ta của Phạm Đình Chương thoát ly dân ca nguyên thủy từ nhạc điệu đến nhạc thức. Vì lớp trống ( Hò Cái) nét nhạc hoàn toàn Tây phương và lớp mái (Hò Con) biến đổi thành một phần đối âm (counterpart) của lớp Trống và cả hai bị chi phối bởi luật hòa âm (harmony) Tây phương.
Những điệu hò dùng ở đây đều do sự sáng tạo tinh anh của Phạm Đình Chương, vì ông không dùng âm điệu dân ca nghuyên thủy. Trái lại ở phần đầu của Tiếng Sông Hồng (Chiều nay nước xuôi…người áo nâu giãi dầu) ông đã dùng điệu Hò Dô Ta sáng tạo. Sở dĩ chúng tôi dùng chữ “sáng tạo” ở đây là vì đã có sự tranh luận về từ ngữ này. Đứng về phía Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba, theo quan niệm định nghĩa dân ca một cách cổ điển, Willi Apel và Ralph Daniel đều cho rằng: “Dân ca là bài hát cổ, không biết tác giả là ai, được truyền miệng trong giới bình dân qua nhiều thế hệ và trở thành phổ thông khắp nước hay trong một cộng đồng nhỏ hơn”. Đứng về phía Phạm Duy, ông mệnh danh những bài hát của ông có âm hưởng dân ca là “dân ca mới” (7) Ngoài ra Lê Thương cũng tạo một tên mới cho tập “Dao Ca Tạp Khúc” của ông là “dân ca cải biến”. Như vậy rõ ràng điệu Hò Dô Ta của Phạm Đình Chương thoát ly dân ca nguyên thủy từ nhạc điệu đến nhạc thức. Vì lớp trống ( Hò Cái) nét nhạc hoàn toàn Tây phương và lớp mái (Hò Con) biến đổi thành một phần đối âm (counterpart) của lớp Trống và cả hai bị chi phối bởi luật hòa âm (harmony) Tây phương.
Phần hai của đoạn Tiếng Sông Hồng dồn nhanh (acceleration),
(chậm hơn Foxtrot và nhanh hơn March) và cứ như thế hai lớp Trống Mái không còn
ở tư thế đối đáp nữa, cuối cùng lớp mái đã nhập vào lớp Trống để biến thành một
hành khúc.
Sang đến phiên khúc hai Tiếng Sông Hương, trừ đoạn cuối (Bao
giờ máu xương….Tiếng cười đoàn viên), có lẽ vì muốn duy trì nét cổ kính của miền
cố đô nên Phạm Đình Chương đã khéo léo trở về với nét nhạc ảnh hưởng rất nặng
dân ca nguyên thủy. Ở đây, ông đã phỏng theo điệu hò Mái Đẩy (8) miền Trung, nhịp
điệu chậm rãi, rất hợp với sự than van kể lể (Hò ơi phiên Đông Ba…. để lan biển
khơi). Đoạn hai của phiên khúc hai nhái lại đoạn hai của phiên khúc một. Tuy
nhiên khó phủ nhận được nghệ thuật dụng âm ngữ tài tình của Phạm Đình Chương ở
phiên khúc hai. Những chữ Ánh (Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than), Bến (Bến
Vân Lâu thuyền có đơm sâu), Lắm (Quê hương em nghèo lắm ai ơi !), Mỗi (Trời rằng
trời hành cơn lụt mỗi năm), Vắng (Ai là qua là thôn vắng), Nắng (nghe sầu như
mà mưa nắng), tuy là những thanh trắc nhưng đã bị kéo oằn xuống ở một vị trí thấp
hơn thành bằng của chữ đi kế trước hoặc tiếp sau (khua, trăng, vân, ai, năm,
thôn).
Chính vì vậy điệu hò mới nỗi bật địa phương tính qua lối phát âm thổ ngơi miền Trung. Nét đặc trưng này khiến người hát không cần phải là người miền Trung, nếu xướng âm (déchiffrer) đúng cao độ của câu hát cũng có thể tạo thành âm hưởng của tiếng nói miền này.
Chính vì vậy điệu hò mới nỗi bật địa phương tính qua lối phát âm thổ ngơi miền Trung. Nét đặc trưng này khiến người hát không cần phải là người miền Trung, nếu xướng âm (déchiffrer) đúng cao độ của câu hát cũng có thể tạo thành âm hưởng của tiếng nói miền này.
Hiện tượng nói trên xãy ra là vì tiếng Việt với năm dấu: sắc,
huyền, hỏi, ngã, nặng khi mỗi tiếng phát âm ra tự nó đã được xếp ở năm cao độ
khác nhau. Chẳng thế, một nhà văn ngoại quốc đã nhận định: “Ngôn ngữ Việt Nam
là ngôn ngữ duy nhất trên thế giới có nhiều giọng điệu cung bậc…. Phải nghe người
dân mỗi miền, người Bắc, hay Trung, hay Nam hát những dân ca quen thuộc với tiếng
nói thuần túy của họ, chúng ta mới thấy ý vị của giọng nói ấy đậm đà chừng
nào…”(8). Nếu phân tích cấu trúc âm thanh của các dấu trong tiếng Việt, thanh nặng
được xắp ở vị trí như sau:
(Huyền ) (Nặng) (Không dấu)
Thanh ngã không có cao độ nhất định, khi thì tựa từ Thanh Huyền
để uốn lên Thanh ngang ( không dấu) (giọng miền Bắc) có khi nhập hẳn vào Thanh
sắc (giọng miền Nam) Thanh Hỏi uốn khúc từ trầm lên bổng (Huyền-Sắc), cho nên vị
trí nó phải cao hơn Thanh Ngang (không dấu) và thấp hơn Thanh Sắc (9).
(Huyền) Âm vực chính của Thanh Hỏi (Sắc)
(Huyền) Âm vực chính của Thanh Hỏi (Sắc)
Đoạn hai của phiên khúc Tiếng Sông Hương dồn nhanh hơn đoạn
đâu và về ý nhạc nhắc lại đoạn hai của phiên khúc một Tiếng Sông Hồng. (Ai là
qua là thôn vắng….Tiếng cười đoàn viên )
Vào đến miền Nam, miền đất phù sa màu mỡ, sức đối kháng với
thiên nhiên không còn mãnh liệt như miền Trung.
Vì thế, Phạm Đình Chương đã dùng những nét nhạc thật khỏe khoắn,
cởi mở, sung túc để nói lên đặc tính địa lý nhân văn của miền nàỵ Trong cả
phiên khúc ba Sông Cửu Long, ông chỉ xen lẩn hai câu hò theo điệu ru con miền
Nam:
Chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn ai sông Mỹ có ngày gặp em
Ngăn ai sông Mỹ có ngày gặp em
Điệu ru này thuộc ngũ cung hơi Nam giọng oán tựa như điệu ru
con ở Quảng Nam miền Trung (10).
Do Mi Fa Sol La
Do Mi Fa Sol La
Tương tự như Phạm Đình Chương trong trường ca “Con Đường Cái
Quan” Phạm Duy cũng biến cải điệu Hò Ru Con miền Nam thành bốn câu đầu của đoản
khúc số 18 để đưa người lữ khách thăm viếng miền Nam nước Việt.
Như thế, điệu Hò Ru Con miền Nam đã đóng vai trò rất quan trọng
trong dân ca miền Nam. Phạm Đình Chương đã nhận chân được điều ấy, khiến ông
thành công trong tiến trình nêu lên địa phương tính đặc trưng cho miền Nam. Chỉ
với hai câu Hò Ru đó thôi cũng đã làm nổi bật ý nhạc dân tộc giữa những cung điện
Tây phương khỏe khoắn tươi sáng (Nước sông dâng cao….nắng khô đồng lầy). Đoạn
cuối của phiên khúc ba Sông Cửu Long một lần nữa lại nhắc lại tứ nhạc của đoạn
cuối của phiên khúc một Tiếng Sông Hồng và phiên khúc hai Tiếng Sông Hương.
Nét đặc trưng dân ca mới chỉ là một trong những cá tính âm nhạc
Phạm Đình Chương. Với cảm nhận bén nhậy ông là một trong những nhạc sĩ hàng đầu
của miền Nam Việt Nam đã mang những nét tân kỳ của nhạc phổ thông Tây phương
vào hồn thơ Quang Dũng, Đinh Hùng, Thanh Tân Tuyền, Trần Dạ Từ, Hoàng Anh Tuấn,
Hoàng Ngọc Ẩn… Thi ca tự nó đã có nhạc tính khi ngâm hay đọc lên. Tuy nhiên sự
kỳ diệu của âm nhạc như đôi cánh vạm vỡ nâng hồn thơ lên cao hơn và bay xa hơn.
Đó là nét đặc trưng thứ hai trong nhạc Phạm Đình Chương, nói đúng hơn trong ”Nỗi
Nhớ Khôn Nguôi” của Phạm Đình Chương, chúng tôi sẽ nêu lên trong dịp khác với
tiêu đề: ” Phạm Đình Chương bàn tay dịu vợi kết nối Thi Ca với Âm Nhạc”.
(1) Tạ Tỵ: Phạm Duy còn đó nỗi buồn, Văn Sử học…Sài Gòn 1971
tr. 105
(2) Phạm Đình Chương: Mười bài ca ngợi tình yêu, Đêm Mầu Hồng xuất bản. Sài Gòn 1970
(3) Lê Thương – Thời tiền chiến trong tân nhạc (1938-1946)
NHạc Tiền Chiến. Kẻ Sĩ xuất bản. Sài Gòn 1970 trang 66.
Đồng Vọng cũng là tên gọi của nhóm sáng tác nhạc hướng đạo do Hoàng Quý đề xướng. Nhóm này để đáp ứng sự đòi hỏi của thanh thiếu nien ưa cuộc sống ngoài trời đã gom góp sáu bảy chục bài hát tươi sáng, nhẹ nhõm thích hợp cho sự sinh hoạt cộng đồng. Tiêu biểu cho loại nhạc này là ca khúc “Tiếng chim gọi đàn” (Hoàng Quý), Gọi bạn lên đường (Hoàng Quý)
(4) Phạm Đình Chươnglà em ca sĩ Thái Hằng ( hiền thê của nhạc sĩ Phạm Duy )
(5) Văn Giảng “The Vietnamese Traditional Music in Brief”.
Ministry of State in Charge of Cultural Affairs, Saigon 1970
(6) Miền Trung gọi Hò Cái là Vế Kể và Hò Con là Vế Xô
(7) Xin đọc Nhân Văn số 3, tháng 10 năm 1982 ” Bàn về dân
ca Việt Nam” Phạm Văn Kỳ Thanh
(8) Sở dĩ gọi là điệu hò Mái Đẩy là vì cứ đến lượt điệu mái hò là thuyền được đẩy đi.
(8) Doãn Quốc Sĩ - Người Việt đáng yêu. Sáng Tạo Sài Gòn 1965 trang 143
(9) Minh Lương - Tìm hiểu Âm Giai Ngũ Cung. Tư liệu thuyết giảng cho Ban Quốc Nhạc (Âm nhạc viện Sài Gòn) chưa xuất bản Sài Gòn 1968.
(10) Phạm Duy - Đặc khảo về Dân Nhạc ở VN. Hiện đại SG 1972 trang 55.
(2) Phạm Đình Chương: Mười bài ca ngợi tình yêu, Đêm Mầu Hồng xuất bản. Sài Gòn 1970
(3) Lê Thương – Thời tiền chiến trong tân nhạc (1938-1946)
NHạc Tiền Chiến. Kẻ Sĩ xuất bản. Sài Gòn 1970 trang 66.
Đồng Vọng cũng là tên gọi của nhóm sáng tác nhạc hướng đạo do Hoàng Quý đề xướng. Nhóm này để đáp ứng sự đòi hỏi của thanh thiếu nien ưa cuộc sống ngoài trời đã gom góp sáu bảy chục bài hát tươi sáng, nhẹ nhõm thích hợp cho sự sinh hoạt cộng đồng. Tiêu biểu cho loại nhạc này là ca khúc “Tiếng chim gọi đàn” (Hoàng Quý), Gọi bạn lên đường (Hoàng Quý)
(4) Phạm Đình Chươnglà em ca sĩ Thái Hằng ( hiền thê của nhạc sĩ Phạm Duy )
(5) Văn Giảng “The Vietnamese Traditional Music in Brief”.
Ministry of State in Charge of Cultural Affairs, Saigon 1970
(6) Miền Trung gọi Hò Cái là Vế Kể và Hò Con là Vế Xô
(7) Xin đọc Nhân Văn số 3, tháng 10 năm 1982 ” Bàn về dân
ca Việt Nam” Phạm Văn Kỳ Thanh
(8) Sở dĩ gọi là điệu hò Mái Đẩy là vì cứ đến lượt điệu mái hò là thuyền được đẩy đi.
(8) Doãn Quốc Sĩ - Người Việt đáng yêu. Sáng Tạo Sài Gòn 1965 trang 143
(9) Minh Lương - Tìm hiểu Âm Giai Ngũ Cung. Tư liệu thuyết giảng cho Ban Quốc Nhạc (Âm nhạc viện Sài Gòn) chưa xuất bản Sài Gòn 1968.
(10) Phạm Duy - Đặc khảo về Dân Nhạc ở VN. Hiện đại SG 1972 trang 55.
Phạm Văn Kỳ Thanh
hãng máy bay eva
vé máy bay đi mỹ eva air
phong ve korean air
book vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich