Mái rêu
Tiếng là phố mà quê tôi
chỉ lớn hơn một ngôi làng nhỏ ở Nam bộ. Một phố thị ở miền Trung nhà cửa cửa cứ
san sát nhau và cũ kỹ đến độ kỳ lạ. Ở những con đường chính, các ngôi nhà đều
có từ lâu đời, cái thời mà kiến trúc ngôi nhà hầu hết đều bằng gỗ: cột, kèo,
rui, mè, sàn gác, lan can... Có nhiều ngôi nhà nguyên bộ khung sườn đều làm bằng
gỗ quý có thể tồn tại hàng mấy trăm năm. Trên mái nhà là những viên ngói âm
dương được xếp rất khéo léo, chặt chẽ và đều nhau. Mái nhà nào rêu cũng bám
thành lớp dầy. Có những ngôi nhà khuất gió vì nằm cạnh một ngôi nhà khác có lầu
cao hơn, in như rằng bạn sẽ thấy trên mái nhà thấp đó là một rừng cây nhỏ cỡ một
cọng rau mà không hơn, không ai trồng cả mà vẫn mọc đầy, cho tuổi thơ tôi tưởng
tượng về khu rừng của bà tiên nhân hậu giải bớt lời nguyền cho cô công chúa ngủ
trong rừng; hay khu rừng của thằng bé tí hon cùng các anh chị bị cha mẹ bỏ lại
trong câu chuyện cổ...
Dưới những mái rêu đó
là những căn nhà thoáng nhờ bề cao, nhưng ánh sáng không nhiều dù đa số nhà đều
có cửa hậu, một khoảng sân sau hoặc giếng trời. Trên những ngôi nhà đó có những
khoảng không lợp ngói, thay vào đó là một tấm kính để nhà có thêm ánh sáng. Chẳng
biết có phải không khí u trầm , yên lặng trong các ngôi nhà cổ mái rêu đó khiên
tâm hồn người ta tĩnh lại, để xem xét cuộc sống mà con người quê tôi dù ở tầng
lớp nào cũng có những nét sâu lắng riêng, không ưa sự ồn ào náo nhiệt.
Lớn lên một chút, đi
đây đi đó tôi mới biết những ngôi nhà rêu phong cũ kỹ đó là nét đặc biệt của
quê mình. Dáng dấp của một đô thị nhỏ nằm xa trục lộ giao thông chính không phải
bao giờ cũng phản ánh một cuộc sống phẳng lặng bình yên.
Mỗi năm quê tôi đều có lũ lụt, bão tố. Đều đặn như vậy hàng mấy trăm năm nay, đã thành "mùa" - "mùa lụt", "mùa bão", "tháng chín, tháng mười" ở quê tôi chủi một khoảng thời gian trong năm khi trời đất nổi cơn giận dữ thất thường. Những cơn bão lớn, gió xoáy, những viên ngói không có cánh mà cứ bay đi. Nhưng rồi người ta sửa sang lại, tiếng địa phương gọi là "dọi". Đó là đối với thiên nhiên, còn đối với con người? - những mái rêu đó đã sống qua bao nhiêu cuộc chiến tranh rồi. Và cũng như một duyên may, bom đạn đã bỏ qua cho nó.
Mỗi năm quê tôi đều có lũ lụt, bão tố. Đều đặn như vậy hàng mấy trăm năm nay, đã thành "mùa" - "mùa lụt", "mùa bão", "tháng chín, tháng mười" ở quê tôi chủi một khoảng thời gian trong năm khi trời đất nổi cơn giận dữ thất thường. Những cơn bão lớn, gió xoáy, những viên ngói không có cánh mà cứ bay đi. Nhưng rồi người ta sửa sang lại, tiếng địa phương gọi là "dọi". Đó là đối với thiên nhiên, còn đối với con người? - những mái rêu đó đã sống qua bao nhiêu cuộc chiến tranh rồi. Và cũng như một duyên may, bom đạn đã bỏ qua cho nó.
Bây giờ quê tôi nổi tiếng
lắm. Nổi tiếng chính vì nét cũ xưa của nó. Người phương Tây chuộng cái cổ Á
đông về đây nhìn ngắm và rong chơi trong phố cổ. Một số người Á đông đi tìm vết
tích của cha ông họ mấy trăm năm về trước. Quê tôi rộ lên một làn sóng du lịch
và thay đổi là điều tất nhiên . Sinh hoạt của quê tôi thay đổi, con người của
quê tôi thay đổi, chỉ những ngôi nhà xưa cũ kỹ là vẫn y nguyên vì người ta biết
giữ gìn bảo tồn để thu hút khách mười phương.
Và đó cũng là điều may
mắn của tôi ở xa, thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp những mái rêu - những khu
"vườn xưa" trên báo chí, để tôi có những giây phút bồi hồi nhớ về một
thời vô tư hạnh phúc xa xưa...
Nguyễn Thị Hoài Phố
eva air việt nam
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
hàng không hàn quốc
đặt vé máy bay đi mỹ online
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich