Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh thoát chết như thế nào

Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh 
thoát chết như thế nào 
   Theo tư liệu cũ, sau khi đổ Tiến sĩ, Phan chu Trinh không ra làm việc cho triều đình Huế, mà đi hoạt động cách mạng Duy Tân. Năm 1907 ông bị Pháp bắt giao cho triều đình Huế xét xử. Đây là thủ đoạn ném đá dấu tay của thực dân Pháp, trường hợp nầy, họ đã áp dụng cho nhà hoạt động Văn Thân chống Pháp Nguyễn xuân Ôn trước đó, vì tuy giải giao cho triều đình Huế xử để tránh tiếng, nhưng họ đứng sau ngầm chỉ đạo xử theo ý họ. Đến Phan chu Trinh họ cũng làm như vậy.
   Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều bài thơ bài viết không thiện cảm, xúc phạm đối với giới quan lại triều đình Huế, khi bị Pháp giao cho xét xử thì đây là cơ hội cho triều đình Huế trả thù ông. Sự thật có đúng như vậy không?
   Suốt hơn 80 năm dư luận vẫn hằng định điều đó. Cho đến khoảng đầu thập niên 1990, một người cháu của ông tên là bà Phan thị Minh - nguyên đại sứ Việt Nam tại Italia - đã sang Pháp thu thập được tài liệu lưu trữ trong văn khố nhà nước Pháp, bà đã công bố sự thật xin tóm tắc như sau: “ Khi bị giải giao về Huế, Hội Đồng Cơ Mật làm án và cuối cùng họ đã vận dụng điều 224 của Luật Gia Long để kết tội Phan chu Trinh là thủ phạm âm mưu phản nghịch nhưng chưa thực hiện ( so sánh với Phan bội Châu đang ở nước ngoài là người đã thực hiện )- chúng tôi nhấn mạnh. ĐcT- nay xử trảm treo, đày đi Lao Bảo và cấm cố chung thân, không được hưởng ân xá. Bản án phải trình cho Pháp duyệt. Tên khâm sứ Lévecque không chịu duyệt bản án nầy, biên bản phiên họp ngày 11 tháng 4 năm 1908 cho biết y đã cố ép Hội Đồng Cơ Mật xử theo điều 223 về tội làm loạn, khung hình phạt là xử chém. Hội Đồng Cơ Mật bị bắt buộc phải làm bản án thứ 2 theo luận điệu của thực dân Pháp mà đại diện là khâm sứ Lévecque, để vụ án được thông qua.
Tuy nhiên khi kết án và thi hành án thì vẫn giữ nguyên phán quyết của bản án đầu tiên nhờ vậy Phan chu Trinh đã thoát khỏi án chém”. Công bố của bà Phan thị Minh còn cho biết triều đình Huế - thuộc triều đại vua Duy Tân - đã cố gắng hết sức khó khăn mới qua mắt được Lévecque.
    Về sau người ta chỉ biết cách thi hành án (bản án thứ nhất) cho là quá nặng đối với Phan chu Trinh để kết luận rằng triều đình Huế trả thù. Đâu có ai ngờ nhờ đó mà Phan chu Trinh thoát chết trong gang tất! Và những người có liên quan cũng không dám nói lên sự thật rằng đã qua mắt thực dân Pháp để cứu Phan chu Trinh, đành im lặng chịu búa rìu dư luận của những người Việt Nam yêu nước và cả với lịch sử!.
  Viết tại Vĩnh Long 6/ 2012
 Như Không Đặng công Tạo
Theo  http://www.tongphuochiep71.com/
Tượng cụ Phan , điêu khắc bằng đá Non Nước (Đà Nẵng)
Vua Duy Tân và các quan đại thần .
(thời điểm xảy ra vụ án Phan Chu Trinh)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...