Mưa đêm ngoại ô
Tiếng hát của cô Tâm Đoan trong phần thể hiện này, nhẹ nhàng và êm ái nghe như một lời tâm sự từ tấm lòng của một em gái nhỏ chốn quê nhà, gởi đến những người anh đang gian nan trên bước sông hồ. Hình của cô Tâm Đoan với mái tóc dài, dáng người mảnh khảnh, ánh mắt sáng trong, nụ môi đàm tiếu, đẹp và hiền dịu là hình ảnh rất giống với hình ảnh của những cô gái trong thơ, nhạc hoặc các loại hình nghệ thuật khác của Việt Nam. Có thể nói. Cô Tâm Đoan là một nàng tiên bước ra từ thế giới của hội hoạ, âm nhạc, thơ phú Á Đông.
Nghe bài hát này lúc mưa đêm rả rích, hoặc lúc ta chỉ có một mình, gởi hồn cõi mộng, lạc ý cung Nga, tâm tư là một khoảng không cô quạnh thì lập tức ta sẽ nghe tiếng mưa rơi tí tách trong tâm hồn, mưa ngoài trời ùa vào cõi lòng và trong một tâm trạng nào đó thì tâm hồn đa cảm của ta sẽ cảm thấy lạnh lẽo gấp ngàn lần bầu trời ngoài kia gió mưa rét mướt. Và đây...! Tiếng hát của Tâm Đoan, ấm và mềm, ngọt và êm sẽ là chăn ấm, sẽ là lửa hồng xua tan giá lạnh, sẽ là điểm tựa cho cõi hồn ta không còn bềnh bồng trong biển sầu không bến nữa.
Chúc mừng bạn đã có những giây phút mà tâm hồn thoát ra khỏi vòng tục luỵ, bể dâu, cay đắng này!
Tôi đã từng nghe tiếng hát của cô Hương Lan với bài hát này trong những tối cô quạnh.
Tác giả Đỗ Kim Bảng tả cảnh đêm đẹp quá! Nên thơ quá! Tuy đẹp và nên thơ nhưng trong đó dễ dàng nhận ra cái hiu hắt, cái quạnh quẽ đến nao lòng. Trong một ngôi nhà nhỏ, có một hình bóng cô đơn, u hoài muôn kỷ niệm.
Đó là lúc tôi chợt thấy cuộc đời có quá nhiều phiền luỵ, có quá nhiều đau xót và...cũng có quá nhiều khao khát.
Tiếng hát Hương Lan lúc ấy đã mơn man xoa dịu nỗi đau tê tái từ những vết thương trong tâm hồn tôi. Nhưng may mắn thay! Những phiền luỵ bởi nợ áo cơm cuộc đời đã dần tan biến theo tiếng hát. Những xót đau vì nhân tình muôn mặt cũng hoá thân thành từng giọt mưa, rất lạnh, ném vào hồn tôi nhưng đã dần tan biến đi theo hơi ấm của lời ca. Còn lại trong tâm tư tôi là những khát khao đời ngươi cứ dâng trào mỗi lúc càng thêm mãnh liệt
"Đây ngoại ô nhạt ánh đèn đêm. Đèn vàng hiu hắt soi con đường mờ mờ bóng mưa. Nhưng tin yêu thắm lòng ta..."
Một cô gái nhỏ, mềm mại như một cánh hoa, trong một cơn mưa gió lạnh lẽo có thể thốt lên: "... Nhưng tin yêu thắm lòng ta...". Vậy thì cái "thằng tôi" đây có thể ủ rủ, u sầu, bi quan trong cuộc sống được sao?
Bài hát: Mưa đêm ngoại ô, từng nốt nhạc, từng ca từ, thanh tao, ý nhị. Tiếng hát Hương Lan không chỉ êm mượt như nhung, ấm áp như bếp lửa hồng, mà còn cao rộng thênh thang, mênh mang như mây trời sóng biển. Hơn thế nữa, Hương Lan đã thể hiện tình cảm sâu sắc đến mức từng lời hát, từng giọng ngân, từng luyến láy, êm ái rung cảm tự nhiên và lắng đọng, tuy khiến tâm tư trầm bổng theo cung điệu, nhẹ nhàng và mềm mỏng như hơi sương nhưng lại có đủ sức cột tâm tưởng người nghe vào với tiếng hát ấy dài lâu đến mấy mươi năm.
Có rất nhiều cơn mưa đã đi qua trong đời tôi nhưng cơn mưa ấy đã trở thành cơn mưa kỷ niệm, hay nhất, đẹp nhất, mãi mãi không phai.
Tiếng hát của cô Tâm Đoan trong phần thể hiện này, nhẹ nhàng và êm ái nghe như một lời tâm sự từ tấm lòng của một em gái nhỏ chốn quê nhà, gởi đến những người anh đang gian nan trên bước sông hồ. Hình của cô Tâm Đoan với mái tóc dài, dáng người mảnh khảnh, ánh mắt sáng trong, nụ môi đàm tiếu, đẹp và hiền dịu là hình ảnh rất giống với hình ảnh của những cô gái trong thơ, nhạc hoặc các loại hình nghệ thuật khác của Việt Nam. Có thể nói. Cô Tâm Đoan là một nàng tiên bước ra từ thế giới của hội hoạ, âm nhạc, thơ phú Á Đông.
Nghe bài hát này lúc mưa đêm rả rích, hoặc lúc ta chỉ có một mình, gởi hồn cõi mộng, lạc ý cung Nga, tâm tư là một khoảng không cô quạnh thì lập tức ta sẽ nghe tiếng mưa rơi tí tách trong tâm hồn, mưa ngoài trời ùa vào cõi lòng và trong một tâm trạng nào đó thì tâm hồn đa cảm của ta sẽ cảm thấy lạnh lẽo gấp ngàn lần bầu trời ngoài kia gió mưa rét mướt. Và đây...! Tiếng hát của Tâm Đoan, ấm và mềm, ngọt và êm sẽ là chăn ấm, sẽ là lửa hồng xua tan giá lạnh, sẽ là điểm tựa cho cõi hồn ta không còn bềnh bồng trong biển sầu không bến nữa.
Chúc mừng bạn đã có những giây phút mà tâm hồn thoát ra khỏi vòng tục luỵ, bể dâu, cay đắng này!
Tôi đã từng nghe tiếng hát của cô Hương Lan với bài hát này trong những tối cô quạnh.
Mưa đêm ngoại ô - Hương Lan
"Trời đã khuya rồi đấy! Trăng chênh chếch xuyên ánh qua mành. Trời đã
khuya rồi đấy! Mưa trên xóm, xa ánh đô thành. Đường ngoài kia không xôn xao.
Không đẹp vì đèn màu. Ôi đường dài hun hút với đêm thâu"Tác giả Đỗ Kim Bảng tả cảnh đêm đẹp quá! Nên thơ quá! Tuy đẹp và nên thơ nhưng trong đó dễ dàng nhận ra cái hiu hắt, cái quạnh quẽ đến nao lòng. Trong một ngôi nhà nhỏ, có một hình bóng cô đơn, u hoài muôn kỷ niệm.
Đó là lúc tôi chợt thấy cuộc đời có quá nhiều phiền luỵ, có quá nhiều đau xót và...cũng có quá nhiều khao khát.
Tiếng hát Hương Lan lúc ấy đã mơn man xoa dịu nỗi đau tê tái từ những vết thương trong tâm hồn tôi. Nhưng may mắn thay! Những phiền luỵ bởi nợ áo cơm cuộc đời đã dần tan biến theo tiếng hát. Những xót đau vì nhân tình muôn mặt cũng hoá thân thành từng giọt mưa, rất lạnh, ném vào hồn tôi nhưng đã dần tan biến đi theo hơi ấm của lời ca. Còn lại trong tâm tư tôi là những khát khao đời ngươi cứ dâng trào mỗi lúc càng thêm mãnh liệt
"Đây ngoại ô nhạt ánh đèn đêm. Đèn vàng hiu hắt soi con đường mờ mờ bóng mưa. Nhưng tin yêu thắm lòng ta..."
Một cô gái nhỏ, mềm mại như một cánh hoa, trong một cơn mưa gió lạnh lẽo có thể thốt lên: "... Nhưng tin yêu thắm lòng ta...". Vậy thì cái "thằng tôi" đây có thể ủ rủ, u sầu, bi quan trong cuộc sống được sao?
Bài hát: Mưa đêm ngoại ô, từng nốt nhạc, từng ca từ, thanh tao, ý nhị. Tiếng hát Hương Lan không chỉ êm mượt như nhung, ấm áp như bếp lửa hồng, mà còn cao rộng thênh thang, mênh mang như mây trời sóng biển. Hơn thế nữa, Hương Lan đã thể hiện tình cảm sâu sắc đến mức từng lời hát, từng giọng ngân, từng luyến láy, êm ái rung cảm tự nhiên và lắng đọng, tuy khiến tâm tư trầm bổng theo cung điệu, nhẹ nhàng và mềm mỏng như hơi sương nhưng lại có đủ sức cột tâm tưởng người nghe vào với tiếng hát ấy dài lâu đến mấy mươi năm.
Có rất nhiều cơn mưa đã đi qua trong đời tôi nhưng cơn mưa ấy đã trở thành cơn mưa kỷ niệm, hay nhất, đẹp nhất, mãi mãi không phai.
Hải Phòng 12/3/2008
MẤT NHAU RỒI
Cuộc sống thì vốn chẳng có gì bền lâu mãi mãi, và sở thích của mỗi người cùng tuỳ theo hoàn cảnh mà đổi thay. Như cô bạn đồng nghiệp tôi, ngày trước vốn ghét cay ghét đắng nhạc vàng. Cứ mỗi lần tôi nghêu ngao hát là y rằng liếc xéo mỉa mai chê tôi: ông già. Rồi thời gian gần đây, tôi thấy trong đôi mắt ấy chứa chan u sầu. Cô không còn hát những bài hát hip hop cũng "lũ nhóc tập hát" mà cô luôn coi là thần tượng. Mấy đồng nghiệp khác lời to tiếng nhỏ tôi mới hay cô vừa chia tay người yêu. Đúng thôi! Cuộc tình tan vỡ hỏi mấy ai vui? Thấy vậy, khi đối diện với cô ấy, tôi không hát những bài hát chia ly, ỉ ê, buồn tẻ mà cô hay chê tôi thế. Nhưng khi tôi không hát nữa thì cô lại lên tiếng:
- Sao dạo này khi gần em anh không hát nữa?
Tôi mỉm cười ngượng ngạo:
- Tôi hát chỉ làm... phiền mọi người
Cô cười tủm bảo tôi:
- Anh hát bài gì mà có câu: "Chúng mình không còn yêu nhau..." gì gì đấy đi!
Tôi không khỏi ngạc nhiên vì lâu nay cô cũng để ý những ca từ mà tôi hay hát. Tôi reo lên:
- Đó là bài "mất nhau rồi"
Nói xong tôi thấy thật vô duyên, cái tên bài hát thôi đã đủ cho làm một người đang dang dở tình yêu như cô ấy thêm phiền não, nghĩ suy. Tôi đang bối rối vì lời nói ấy, cô đã lên tiếng:
- Anh hát cho em nghe đi! Em thích bài hát ấy.
Lần đầu tiên tôi thấy cô ấy nói là thích những bài hát cũ buồn, những bài hát mà ngày trước mỗi lần chỉ cần nghe đâu đó vang lên vài tiếng nhạc dạo, hay vài lời ngạo ngễ của tôi, y như rằng cô ấy dị ứng như đỉa phải vôi. Tôi chối mấy lần nhưng cô ấy bắt tôi hát bằng được. Miễn cưỡng tôi hát. Tôi không phải là người trong cuộc tình của cô ấy, tôi chỉ là một đồng nghiệp, tôi cảm thông trước những gì mà cô ấy đang gặp phải. Tôi chẳng biết làm gì, thôi đành hoá thân mình vào chàng trai trong bài hát của Dương Tiến Thụ và Diễm Nhi để than thở vài lời:
Chúng mình không còn yêu nhau thì thôi
Em nói ra đi trắng đen một lời
Có gì mà ngại em ơi
Có gì mà đành gian dối
Anh không hề kết tội anh đâu
Những ai hay mơ mộng về tình yêu vĩnh cửu thì chắc hẳn sẽ phản ứng, cho rằng câu đầu bài hát đầu sống sượng, sòng phẳng toan tính trong tình yêu. Nhưng không! Trong tình yêu thường vậy. Có mấy ai trong đời chỉ có một lần yêu, dù đó là yêu thầm hay cả hai người đã trao duyên. Chắc hẳn là không. Ấy vậy thì tình yêu có người thành, có người nên đôi. Và cũng có khi, kết hôn rồi còn tan vỡ, chứ nói gì khi đang yêu. Thì tình yêu có gì là vĩnh cữu? Tình yêu rồi cũng có lúc sóng gió, khó khăn. Khi ban đầu hai người đến với nhau biết bao nhiêu mặn nồng, ngọt ngào. Nhưng rồi thời gian đã làm phai dần đi tất cả, hai lối mộng không còn chung đường, bắt đầu có những dối gian, có những toan tính,... Liệu người kia có khó chịu hay không khi biết rằng, một nửa của mình không còn yêu như trước. Câu mở đầu bài hát chính là những lời nói chân thành thẳng thắn. Hãy nói ra tất cả để hai người tìm ra một lối thoát cho tình yêu. Còn hơn là cứ ậm ờ rồi làm đau khổ cả hai. Có gì mà phải ngại? Có gì mà phải đành gian dối? Để rồi một lần nữa, một nửa kia lại phải than thở giãi bày:
Anh cũng như em sướng vui được gì
Chẳng thà đường tình đôi nơi
Em về trọn tình duyên mới
Còn anh đi cưới vợ là xong
Dường như ở đây cho thấy sự mạnh mẽ hơn của một nửa. Người ấy dám bạo dạn nói ra những trắc trở của hai người. Khi mà cảm thấy duyên tình không trọn thì cũng đừng gieo neo, níu kéo thêm chi. Níu kéo thêm thì cả hai người cũng chỉ tìm thấy những khổ đau, những hờn tủi, cay đắng. Có khi đó chính là những hận thù. Thế thì chẳng thà đường tình đôi ngả, "anh đi đường anh, em đi đường em, tình nghĩa đôi ta có thế thôi" (trích bài hát: Có thế thôi). Một người đi tìm duyên mới, còn người đi cưới vợ, hai người hai lối rẽ. Cuộc chia tay nào mà chẳng cay đắng, khổ đau. Sẽ còn có mãi những ngày nhớ nhung tiếc nuối về chuỗi kỷ niệm êm đềm ngày xưa, sẽ còn có mãi những ưu tư nặng trĩu, và cũng sẽ có những trách hờn, tủi hận,...
Duyên kiếp đôi ta từ đây thôi bẽ bàng
Kỷ niệm chôn kín trong tim
Đời sẽ đổi thay và thời gian xóa mờ
Bận lòng chi mối duyên hờ
Nhưng trong cuộc đời ai sống mãi với những trách hờn tủi hận. Con người ta vẫn phải sống, sống để tìm thấy tình yêu đích thực của mình, tìm thấy hạnh phúc mà người ta muốn. Dù chia tay hôm nay có bẽ bàng, thì những kỷ niệm xưa cũng chỉ biết chôn chặt trong tim. Cuộc đời sẽ đổi thay và thời gian sẽ xoá mờ đi cuộc tình hờ hững này. Thì thôi, "bận lòng chi mối duyên hờ" - câu hát này với ai tôi không biết, nhưng nếu là tôi thì dù chỉ thương thầm nhớ trộm tôi cũng không khỏi bận lòng. Dù ít, dù nhiều thì khi chia tay ai có sự luyến tiếc, xót xa, muộn phiền. Dường như lối suy nghĩ của tôi trùng lặp với sự ưu tư của cô bạn đồng nghiệp. Cô ấy và người con trai kia chia tay nhau rồi, mà tôi thấy dường như trước mắt cô ấy là chuỗi ngày phiền ưu chua xót. Tôi mải mê hát lên không để ý những giọt nước mắt lóng lánh đang nóng hổi lăn trên đôi má hồng của người đồng nghiệp. Tôi vội vàng xin lỗi. Cô gạt nước mắt mỉm cười nhìn tôi, dường như đôi mắt ấy khi khóc trong đẹp hơn thì phải. Tôi thấy đôi mắt ấy lóng lánh, long lanh. Có lẽ những dòng nước mắt ấy là dòng suối trong mát đã gội rửa những sầu tư trong đôi mắt cô ấy. Cô giục tôi hát nữa. Tôi nhất định không hát. Cô ấy lại mời tôi hôm nao đi hát karaoke cùng song ca. Tôi cười khỉnh, cho rằng cô ấy làm sao chịu hát những bài hát nhạc như vậy. Nhưng cô ấy đã tinh ý biết được suy nghĩ của tôi. Cô ấy cất lên tiếng hát như lời khẳng định rằng cô ấy biết nhiều về nhạc vàng rồi:
- Duyên tình không trọn xa nhau là hơn
Gian díu chi thêm đớn đau tủi hờn
Có gì mà gại anh ơi
Chẳng còn gì mà suy tính
Tình không thương xin đừng lụy vương
Tiếng hát của cô ấy trong veo lạ thường, khác hẳn với những lần cô hát những bài nhạc trẻ. Hay có lẽ bởi tôi dị ứng với dòng nhạc ấy nên không để ý tới. Tôi cũng không ngờ cô cũng đã biết cả lời bài hát, chuẩn từng nốt nhạc. Trong lòng tôi không khỏi sự khâm phục. Ít nhất thì ở cơ quan tôi giờ có thêm một người thích nhạc vàng. Và lời kết của bài hát cũng là một lần phân bua cuối cùng cho một cuộc tình không trọn vẹn. Chắc hẳn, tôi và các bạn cũng đều khát khao cho một tình yêu, một cuộc sống hạnh phúc thì xin hãy giữ chặt những gì ngọt ngào ngày hôm nay. Đừng để cho nó vội nhạt phai, đừng để phải đưa những lời bài hát này thay cho nỗi niềm cuộc đời mình, đừng bao giờ nói với người mình yêu rằng ta mất nhau rồi.
Cuộc sống thì vốn chẳng có gì bền lâu mãi mãi, và sở thích của mỗi người cùng tuỳ theo hoàn cảnh mà đổi thay. Như cô bạn đồng nghiệp tôi, ngày trước vốn ghét cay ghét đắng nhạc vàng. Cứ mỗi lần tôi nghêu ngao hát là y rằng liếc xéo mỉa mai chê tôi: ông già. Rồi thời gian gần đây, tôi thấy trong đôi mắt ấy chứa chan u sầu. Cô không còn hát những bài hát hip hop cũng "lũ nhóc tập hát" mà cô luôn coi là thần tượng. Mấy đồng nghiệp khác lời to tiếng nhỏ tôi mới hay cô vừa chia tay người yêu. Đúng thôi! Cuộc tình tan vỡ hỏi mấy ai vui? Thấy vậy, khi đối diện với cô ấy, tôi không hát những bài hát chia ly, ỉ ê, buồn tẻ mà cô hay chê tôi thế. Nhưng khi tôi không hát nữa thì cô lại lên tiếng:
- Sao dạo này khi gần em anh không hát nữa?
Tôi mỉm cười ngượng ngạo:
- Tôi hát chỉ làm... phiền mọi người
Cô cười tủm bảo tôi:
- Anh hát bài gì mà có câu: "Chúng mình không còn yêu nhau..." gì gì đấy đi!
Tôi không khỏi ngạc nhiên vì lâu nay cô cũng để ý những ca từ mà tôi hay hát. Tôi reo lên:
- Đó là bài "mất nhau rồi"
Nói xong tôi thấy thật vô duyên, cái tên bài hát thôi đã đủ cho làm một người đang dang dở tình yêu như cô ấy thêm phiền não, nghĩ suy. Tôi đang bối rối vì lời nói ấy, cô đã lên tiếng:
- Anh hát cho em nghe đi! Em thích bài hát ấy.
Lần đầu tiên tôi thấy cô ấy nói là thích những bài hát cũ buồn, những bài hát mà ngày trước mỗi lần chỉ cần nghe đâu đó vang lên vài tiếng nhạc dạo, hay vài lời ngạo ngễ của tôi, y như rằng cô ấy dị ứng như đỉa phải vôi. Tôi chối mấy lần nhưng cô ấy bắt tôi hát bằng được. Miễn cưỡng tôi hát. Tôi không phải là người trong cuộc tình của cô ấy, tôi chỉ là một đồng nghiệp, tôi cảm thông trước những gì mà cô ấy đang gặp phải. Tôi chẳng biết làm gì, thôi đành hoá thân mình vào chàng trai trong bài hát của Dương Tiến Thụ và Diễm Nhi để than thở vài lời:
Chúng mình không còn yêu nhau thì thôi
Em nói ra đi trắng đen một lời
Có gì mà ngại em ơi
Có gì mà đành gian dối
Anh không hề kết tội anh đâu
Những ai hay mơ mộng về tình yêu vĩnh cửu thì chắc hẳn sẽ phản ứng, cho rằng câu đầu bài hát đầu sống sượng, sòng phẳng toan tính trong tình yêu. Nhưng không! Trong tình yêu thường vậy. Có mấy ai trong đời chỉ có một lần yêu, dù đó là yêu thầm hay cả hai người đã trao duyên. Chắc hẳn là không. Ấy vậy thì tình yêu có người thành, có người nên đôi. Và cũng có khi, kết hôn rồi còn tan vỡ, chứ nói gì khi đang yêu. Thì tình yêu có gì là vĩnh cữu? Tình yêu rồi cũng có lúc sóng gió, khó khăn. Khi ban đầu hai người đến với nhau biết bao nhiêu mặn nồng, ngọt ngào. Nhưng rồi thời gian đã làm phai dần đi tất cả, hai lối mộng không còn chung đường, bắt đầu có những dối gian, có những toan tính,... Liệu người kia có khó chịu hay không khi biết rằng, một nửa của mình không còn yêu như trước. Câu mở đầu bài hát chính là những lời nói chân thành thẳng thắn. Hãy nói ra tất cả để hai người tìm ra một lối thoát cho tình yêu. Còn hơn là cứ ậm ờ rồi làm đau khổ cả hai. Có gì mà phải ngại? Có gì mà phải đành gian dối? Để rồi một lần nữa, một nửa kia lại phải than thở giãi bày:
Mất nhau rồi - Cẩm Ly
Duyên tình không trọn gieo neo làm chiAnh cũng như em sướng vui được gì
Chẳng thà đường tình đôi nơi
Em về trọn tình duyên mới
Còn anh đi cưới vợ là xong
Dường như ở đây cho thấy sự mạnh mẽ hơn của một nửa. Người ấy dám bạo dạn nói ra những trắc trở của hai người. Khi mà cảm thấy duyên tình không trọn thì cũng đừng gieo neo, níu kéo thêm chi. Níu kéo thêm thì cả hai người cũng chỉ tìm thấy những khổ đau, những hờn tủi, cay đắng. Có khi đó chính là những hận thù. Thế thì chẳng thà đường tình đôi ngả, "anh đi đường anh, em đi đường em, tình nghĩa đôi ta có thế thôi" (trích bài hát: Có thế thôi). Một người đi tìm duyên mới, còn người đi cưới vợ, hai người hai lối rẽ. Cuộc chia tay nào mà chẳng cay đắng, khổ đau. Sẽ còn có mãi những ngày nhớ nhung tiếc nuối về chuỗi kỷ niệm êm đềm ngày xưa, sẽ còn có mãi những ưu tư nặng trĩu, và cũng sẽ có những trách hờn, tủi hận,...
Duyên kiếp đôi ta từ đây thôi bẽ bàng
Kỷ niệm chôn kín trong tim
Đời sẽ đổi thay và thời gian xóa mờ
Bận lòng chi mối duyên hờ
Nhưng trong cuộc đời ai sống mãi với những trách hờn tủi hận. Con người ta vẫn phải sống, sống để tìm thấy tình yêu đích thực của mình, tìm thấy hạnh phúc mà người ta muốn. Dù chia tay hôm nay có bẽ bàng, thì những kỷ niệm xưa cũng chỉ biết chôn chặt trong tim. Cuộc đời sẽ đổi thay và thời gian sẽ xoá mờ đi cuộc tình hờ hững này. Thì thôi, "bận lòng chi mối duyên hờ" - câu hát này với ai tôi không biết, nhưng nếu là tôi thì dù chỉ thương thầm nhớ trộm tôi cũng không khỏi bận lòng. Dù ít, dù nhiều thì khi chia tay ai có sự luyến tiếc, xót xa, muộn phiền. Dường như lối suy nghĩ của tôi trùng lặp với sự ưu tư của cô bạn đồng nghiệp. Cô ấy và người con trai kia chia tay nhau rồi, mà tôi thấy dường như trước mắt cô ấy là chuỗi ngày phiền ưu chua xót. Tôi mải mê hát lên không để ý những giọt nước mắt lóng lánh đang nóng hổi lăn trên đôi má hồng của người đồng nghiệp. Tôi vội vàng xin lỗi. Cô gạt nước mắt mỉm cười nhìn tôi, dường như đôi mắt ấy khi khóc trong đẹp hơn thì phải. Tôi thấy đôi mắt ấy lóng lánh, long lanh. Có lẽ những dòng nước mắt ấy là dòng suối trong mát đã gội rửa những sầu tư trong đôi mắt cô ấy. Cô giục tôi hát nữa. Tôi nhất định không hát. Cô ấy lại mời tôi hôm nao đi hát karaoke cùng song ca. Tôi cười khỉnh, cho rằng cô ấy làm sao chịu hát những bài hát nhạc như vậy. Nhưng cô ấy đã tinh ý biết được suy nghĩ của tôi. Cô ấy cất lên tiếng hát như lời khẳng định rằng cô ấy biết nhiều về nhạc vàng rồi:
- Duyên tình không trọn xa nhau là hơn
Gian díu chi thêm đớn đau tủi hờn
Có gì mà gại anh ơi
Chẳng còn gì mà suy tính
Tình không thương xin đừng lụy vương
Tiếng hát của cô ấy trong veo lạ thường, khác hẳn với những lần cô hát những bài nhạc trẻ. Hay có lẽ bởi tôi dị ứng với dòng nhạc ấy nên không để ý tới. Tôi cũng không ngờ cô cũng đã biết cả lời bài hát, chuẩn từng nốt nhạc. Trong lòng tôi không khỏi sự khâm phục. Ít nhất thì ở cơ quan tôi giờ có thêm một người thích nhạc vàng. Và lời kết của bài hát cũng là một lần phân bua cuối cùng cho một cuộc tình không trọn vẹn. Chắc hẳn, tôi và các bạn cũng đều khát khao cho một tình yêu, một cuộc sống hạnh phúc thì xin hãy giữ chặt những gì ngọt ngào ngày hôm nay. Đừng để cho nó vội nhạt phai, đừng để phải đưa những lời bài hát này thay cho nỗi niềm cuộc đời mình, đừng bao giờ nói với người mình yêu rằng ta mất nhau rồi.
HAI MÙA MƯA
(Tập đoàn Cánh Bướm Hồng thân tặng Quỳnh Như - Buồn vào đêm)
Có biết bao nhiêu kỷ niệm đã được bắt đầu như thế, bắt đầu bằng những kỷ niệm, bằng những chia ly cách trở. Trong nhưng năm tháng binh lửa chiến tranh hay trong những tháng năm đẹp đẽ thơ mộng của hoà bình thì những kỷ niệm như vậy luôn là một nguồn cảm hứng bất tận cho tâm hồn của các nhạc sỹ ra đời những nhạc phẩm bất hủ về tình yêu đôi lứa. Nhạc sỹ Lê Minh Bằng…..cũng đã bắt đầu về một tình yêu như vậy bằng kỷ niệm với những mùa mưa…
Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi.
Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi.
Tách cà phê ấm môi.
Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi.
Câu chuyện bắt đầu từ một trong những cơn mưa rả rích, từ một buổi ghé thăm như thể tình cờ trong đêm khuya thanh vắng. Phải chăng cơn mưa đến có lẽ cũng thật tình cờ vào cái buổi đêm hôm ấy. Trong cái lạnh lẽo giá buốt đến vô tình của đêm mưa bão, họ đã ở bên nhau và sưởi ấm cho nhau bằng…những ánh mắt chứa chan, bằng những kỷ niệm qua làn khói thuốc, qua những tách café nghi ngút khói. Những kỷ niệm xa xưa cứ lần lượt nối đuôi nhau hiện về…
Này cây phượng vĩ bên hè che nắng ban trưa.
Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ.
Mái trường khi ấu thơ.
Và này căn nhà vắng nằm cạnh nhau nghe đêm mưa
Hai đứa vui chưa vơi tâm sự, hôm sau anh lên đường.
Tôi tiễn anh như bao anh hùng hiên ngang ra Sa Trường.
Vì yêu quê hương, tôi gạt nước mắt phân ly.
Vì thương non sông, anh lặng lẽ bước chân đi.
Từng cơn mưa vẫn rơi não nề. Anh nói một năm nữa anh về.
Gặp gỡ rồi lại chia ly, từ ngàn xưa vẫn vậy. Trao nhau kỷ niệm để rồi lại nối dài thêm bao kỷ niệm. Sau cái buổi trao nhau kỷ niệm đêm hôm ấy, người trai lại vội vã cất bước lên đường. Người con gái tiễn bạn trai với một tâm trạng bồn chồn nuối tiếc khôn nguôi. Dẫu nhớ thương, nuối tiếc, .nhưng bởi quá nặng lòng, không nỡ rời xa quê hương thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn để bước theo tiếng gọi của trái tim, cô gái đành lén gạt những giòng nước mắt nhớ thương tiếc nuối để tiễn người trai lên đường.“Tôi tiễn anh như bao anh hùng hiên ngang ra Sa Trường (hay còn gọi là Trường Sa)”, người con gái ấy đã coi hình ảnh buổi chia ly như tiễn đưa một người anh Hùng ra nơi đầu sóng, mũi tên hòn đạn, dẫu chỉ là đi gìn giữ Tổ quốc, gìn giữ quần đảo Trường Sa thân yêu. Nhưng hình ảnh người bạn trai từ khi ấy đã khắc ghi trong tâm trí của cô gái như hình ảnh của một vị anh Hùng. Người anh Hùng cũng không nỡ rời xa kỷ niệm, nhưng bởi yêu non nước, yêu cuộc sống vẫy vùng nơi biển cả, anh Hùng đành lặng lẽ, nặng nề lê bước đi mà không một lần dám ngoảnh lại. Anh chỉ kịp nói một câu lẫn trong tiếng mưa buồn khắc khoải, anh đã buộc phải nói dối để an ủi người con gái anh yêu rằng một năm nữa thôi, anh sẽ lại trở về…Rồi lại một mùa mưa qua đi âm thầm trong nỗi nhớ, người con gái ấy vẫn thấp thỏm đợi chờ trong những cơn mưa dai dẳng của một mùa mưa mới…
Mùa mưa lại đến tôi mừng vui đón tin anh.
Đèn khuya một bóng ngồi đợi mong suốt năm canh.
Nghĩ rằng dù vắng anh thì nghìn trai còn đi giữ quê hương cho chúng mình.
Lại một mùa hoa phượng thắp hồng lên bao nỗi nhớ. Và lại một mùa mưa với những cơn mưa trải dài mãi trên đường ga hiu quạnh, trên bến vắng cô liêu còn in dấu chân anh - người trai thuỷ thủ chốn biển cả xa xôi. Chỉ với một chiếc bóng đèn trong đêm mưa gió, cô đã âm thầm ngồi đợi anh như vậy đã bao đêm. Như một ngọn hải đăng thắp suốt năm canh chỉ hướng cho con tàu anh quay trở về. Tình yêu luôn là vậy, đầy vị tha nhưng cũng luôn ích kỷ. Trong một phút tuyệt vọng, dày vò bởi nỗi nhớ mong, người con gái ấy đã ấm ức nghĩ rằng, nếu như vắng anh thì vẫn còn bao lớp trai lên đường đi canh giữ cho Tổ quốc, quê hương. Vậy mà anh ơi, sao anh chẳng thấy về!…
Nhiều đêm chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu.
Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu.
Tiếng còi khuya lướt mau.
Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu.??
Anh có nghe thấy không? những con đường ga lặng lẽ trong mưa, những con đường xanh xao rực màu hoa phượng vĩ, những mái nhà tranh nhỏ bé vẫn âm thầm thao thức bên nhau dưới mưa trong đêm vắng. Tất cả vẫn đợi bước chân anh trở về. Những đoàn tàu thuỷ ra khơi và trở về đã bao lần, cũng là bao lần mòn mỏi ngóng tin anh. Và đêm nay trong tiếng mưa đêm buồn bã, tiếng còi tàu lại hú vang trên biển khơi như một lời nhắn nhủ, một lời hứa hẹn nhói sâu vào con tim đang run lên vì nỗi nhớ. “Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu.??” - một tiếng nức nở tuyệt vọng không thể kìm nén đã bật thốt ra, thổn thức trên đôi môi hao gầy như năm tháng đã mòn mỏi vì chờ đợi. Sao anh mãi không về, hỡi người trai nơi muôn trùng sóng bể. Anh có nghe thấy không, người con gái quê nhà vẫn đợi anh, vẫn gọi mãi tên anh….
(Tập đoàn Cánh Bướm Hồng thân tặng Quỳnh Như - Buồn vào đêm)
Có biết bao nhiêu kỷ niệm đã được bắt đầu như thế, bắt đầu bằng những kỷ niệm, bằng những chia ly cách trở. Trong nhưng năm tháng binh lửa chiến tranh hay trong những tháng năm đẹp đẽ thơ mộng của hoà bình thì những kỷ niệm như vậy luôn là một nguồn cảm hứng bất tận cho tâm hồn của các nhạc sỹ ra đời những nhạc phẩm bất hủ về tình yêu đôi lứa. Nhạc sỹ Lê Minh Bằng…..cũng đã bắt đầu về một tình yêu như vậy bằng kỷ niệm với những mùa mưa…
Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi.
Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi.
Tách cà phê ấm môi.
Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi.
Câu chuyện bắt đầu từ một trong những cơn mưa rả rích, từ một buổi ghé thăm như thể tình cờ trong đêm khuya thanh vắng. Phải chăng cơn mưa đến có lẽ cũng thật tình cờ vào cái buổi đêm hôm ấy. Trong cái lạnh lẽo giá buốt đến vô tình của đêm mưa bão, họ đã ở bên nhau và sưởi ấm cho nhau bằng…những ánh mắt chứa chan, bằng những kỷ niệm qua làn khói thuốc, qua những tách café nghi ngút khói. Những kỷ niệm xa xưa cứ lần lượt nối đuôi nhau hiện về…
Này cây phượng vĩ bên hè che nắng ban trưa.
Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ.
Mái trường khi ấu thơ.
Và này căn nhà vắng nằm cạnh nhau nghe đêm mưa
Hai mùa mưa - Trang Mỹ Dung
Này đây mái trường nằm dưới mưa in dấu thưở cắp sách tới trường với bao kỷ
niệm. Này đây những con đường, những trưa hè trốn ngủ ra ngồi dưới hàng cây phượng
vĩ. Những cánh hoa màu lửa như còn thắp lên bao mộng mơ của tình yêu đôi lứa,
bao ước mơ thời niên thiếu của những thế hệ thanh niên nơi đất Cảng. Và đây nữa,
vầng trăng thơ mộng của bao đêm không ngủ, con đường dẫn vào sân ga Hải Phòng hằng
đêm thao thức dưới ánh trăng mơ, chở trên mình biết bao nhiêu hẹn hò, tâm sự…Những
hoài niệm dường như làm ấm lại, xích lại gần hơn và gắn chặt hơn hai tâm hồn,
hai con người ấy với nhau. Những kỷ niệm ấy cùng với họ như thể hoà quyện vào
nhau trong đêm mưa gió bão bùng, trong căn nhà vắng của đêm hôm ấy…Hai đứa vui chưa vơi tâm sự, hôm sau anh lên đường.
Tôi tiễn anh như bao anh hùng hiên ngang ra Sa Trường.
Vì yêu quê hương, tôi gạt nước mắt phân ly.
Vì thương non sông, anh lặng lẽ bước chân đi.
Từng cơn mưa vẫn rơi não nề. Anh nói một năm nữa anh về.
Gặp gỡ rồi lại chia ly, từ ngàn xưa vẫn vậy. Trao nhau kỷ niệm để rồi lại nối dài thêm bao kỷ niệm. Sau cái buổi trao nhau kỷ niệm đêm hôm ấy, người trai lại vội vã cất bước lên đường. Người con gái tiễn bạn trai với một tâm trạng bồn chồn nuối tiếc khôn nguôi. Dẫu nhớ thương, nuối tiếc, .nhưng bởi quá nặng lòng, không nỡ rời xa quê hương thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn để bước theo tiếng gọi của trái tim, cô gái đành lén gạt những giòng nước mắt nhớ thương tiếc nuối để tiễn người trai lên đường.“Tôi tiễn anh như bao anh hùng hiên ngang ra Sa Trường (hay còn gọi là Trường Sa)”, người con gái ấy đã coi hình ảnh buổi chia ly như tiễn đưa một người anh Hùng ra nơi đầu sóng, mũi tên hòn đạn, dẫu chỉ là đi gìn giữ Tổ quốc, gìn giữ quần đảo Trường Sa thân yêu. Nhưng hình ảnh người bạn trai từ khi ấy đã khắc ghi trong tâm trí của cô gái như hình ảnh của một vị anh Hùng. Người anh Hùng cũng không nỡ rời xa kỷ niệm, nhưng bởi yêu non nước, yêu cuộc sống vẫy vùng nơi biển cả, anh Hùng đành lặng lẽ, nặng nề lê bước đi mà không một lần dám ngoảnh lại. Anh chỉ kịp nói một câu lẫn trong tiếng mưa buồn khắc khoải, anh đã buộc phải nói dối để an ủi người con gái anh yêu rằng một năm nữa thôi, anh sẽ lại trở về…Rồi lại một mùa mưa qua đi âm thầm trong nỗi nhớ, người con gái ấy vẫn thấp thỏm đợi chờ trong những cơn mưa dai dẳng của một mùa mưa mới…
Mùa mưa lại đến tôi mừng vui đón tin anh.
Đèn khuya một bóng ngồi đợi mong suốt năm canh.
Nghĩ rằng dù vắng anh thì nghìn trai còn đi giữ quê hương cho chúng mình.
Lại một mùa hoa phượng thắp hồng lên bao nỗi nhớ. Và lại một mùa mưa với những cơn mưa trải dài mãi trên đường ga hiu quạnh, trên bến vắng cô liêu còn in dấu chân anh - người trai thuỷ thủ chốn biển cả xa xôi. Chỉ với một chiếc bóng đèn trong đêm mưa gió, cô đã âm thầm ngồi đợi anh như vậy đã bao đêm. Như một ngọn hải đăng thắp suốt năm canh chỉ hướng cho con tàu anh quay trở về. Tình yêu luôn là vậy, đầy vị tha nhưng cũng luôn ích kỷ. Trong một phút tuyệt vọng, dày vò bởi nỗi nhớ mong, người con gái ấy đã ấm ức nghĩ rằng, nếu như vắng anh thì vẫn còn bao lớp trai lên đường đi canh giữ cho Tổ quốc, quê hương. Vậy mà anh ơi, sao anh chẳng thấy về!…
Nhiều đêm chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu.
Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu.
Tiếng còi khuya lướt mau.
Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu.??
Anh có nghe thấy không? những con đường ga lặng lẽ trong mưa, những con đường xanh xao rực màu hoa phượng vĩ, những mái nhà tranh nhỏ bé vẫn âm thầm thao thức bên nhau dưới mưa trong đêm vắng. Tất cả vẫn đợi bước chân anh trở về. Những đoàn tàu thuỷ ra khơi và trở về đã bao lần, cũng là bao lần mòn mỏi ngóng tin anh. Và đêm nay trong tiếng mưa đêm buồn bã, tiếng còi tàu lại hú vang trên biển khơi như một lời nhắn nhủ, một lời hứa hẹn nhói sâu vào con tim đang run lên vì nỗi nhớ. “Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu.??” - một tiếng nức nở tuyệt vọng không thể kìm nén đã bật thốt ra, thổn thức trên đôi môi hao gầy như năm tháng đã mòn mỏi vì chờ đợi. Sao anh mãi không về, hỡi người trai nơi muôn trùng sóng bể. Anh có nghe thấy không, người con gái quê nhà vẫn đợi anh, vẫn gọi mãi tên anh….
Tây Bắc 30/5/2007
TÌNH BẠN TRONG NHẠC VÀNG
Có người hỏi tôi: "Tại sao hay ca bài ca sầu nhớ, hay ngắm trăng mờ hoàng hôn?..."
Tôi mượn câu hát này của nhạc sĩ Anh Bằng để mở đầu cho một bài viết hay đúng hơn là một câu trả lời cho "lẻ bóng". Dù giờ không còn tiếng súng, không còn chia ly tang tóc,... nhưng vẫn còn đó những kiếp nghèo, vẫn còn đó những mảnh đời éo le, sầu khổ, vẫn còn đó những mối tình dang dở, còn đó những nỗi niềm tha thiết, mà mỗi câu hát mượt mà như những điệu dân ca, những câu hò mượt mà say đắm như du dương, réo rắt trong lòng người nghe. Ở mỗi lúc nào đó, thì nhạc vàng vẫn tồn tại. Nhạc vàng - một hình loại âm nhạc phổ biến viết tất cả những gì trong cuộc sống, đâu có phải chỉ là về người lính thời chiến cuộc, đâu chỉ có nhưng cuộc tình chia ly sầu khổ, đâu chỉ có những lời than van với kiếp nghèo,... Và ở đó còn có những tình bạn, những ca khúc viết về tình bạn thật sâu sắc, xác thực, mà mỗi khi nghe, chúng ta đều phải suy nghĩ về tình bạn trong bản thân mỗi người.
Trong những năm đất nước loạn lạc, thì lý tưởng cao quý nhất của mỗi người trai là lý tưởng cho hoà bình, cho non sông đất nước. Biết bao nhiêu người trai đã xếp bút nghiêng vui buổi đăng trình. Bạn bè xa nhau chưa kịp nói câu từ tạ:
Biết rằng anh sẽ buồn
Ngày mai đến nhà tôi, mong thăm người bạn cũ
Dừng bước chân đầu ngõ
Anh thấy nhà chơ vơ
Không tiếng cười trẻ thơ
Người người ước đợi chờ
Một màu lam thương nhớ
Hỏi thăm ai cũng biết tôi lên đường tòng chinh
Giờ tôi nghiệp lính...
Đời tôi đã vướng kiếp phong trần rồi bạn ơi
(Thương về quán trọ)
Thế đấy, người lên đường tòng chinh chưa kịp vui một lần với bạn bè, chưa kịp giã từ người thân. Ý trai thời ấy là vậy, và còn hơn nữa:
Tôi đưa người đi bước chân chung nhịp giã hành
Tuổi đời vừa xanh như nụ hoa nở thêm cánh
Đã phân ly một lần
Tiễn anh thêm một lần
Áo đẹp màu chinh nhân
Tôi - anh đôi bạn đường ta dìu nhau
Anh đi tôi ở mình vui được sao?
(Một chuyến đi hai kỷ niệm)
Ngày ấy, làm sao người trai có thể ngồi yên khi non sông đôi đường. Bạn đi, giờ mình cũng đi. Cả hai đều lên đường chiến đấu. Và trong khói lửa ấy, giây phút tình cờ gặp lại nhau ôi sao mừng đến vậy.
Suốt đêm không ngủ, bên tách cà phê đen
Chúng ta ôn chuyện đời
Tình cờ gặp nhau, hai đứa cùng đơn vị
Không ngăn được nỗi mừng
Anh kể tôi nghe ngày anh mới ra trường.
(Mười năm tái ngộ)
Dù cho đêm sương giá lạnh, dù cho ánh hoả châu vẫn từng lúc bừng sáng thì vẫn không ngăn được tình bạn hai người. Ngồi hàn huyên tâm sự, ôn lại những chuyện xưa, kể cho nhau những tâm tình thủa ấy, nói cho những bước đường vừa trải qua. Câu chuyện dường như còn mãi, chỉ muốn đêm dài mãi. Cũng phần rằng:
Bạn ơi! Tôi biết anh buồn vì ngày mai sắp lên đường
Hợp - tan, đời như là những áng mây trôi theo thời gian
(Người về đơn vị mới)
Đúng vậy, sống ở thời ấy, hợp tan nó cũng mỏng manh như ánh mây vậy, thoát hợp, thoát tan. Bạn bè hôm nay có thể ngồi đây, nhưng ngày mai ai mất, ai còn thì không thể nói trước điều gì. Chỉ biết cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, an ủi, động viên nhau sống trọn kiếp trai hùng. Để rồi có lúc lại sum vầy:
Mình ba đứa hôm nay gặp nhau
Nâng ly cà phê ngát mùi hương dạt dào
Chiều thu về gió lạnh đìu hiu
Thấy tâm tư dạt dào,...
Thấy buồn buồn làm sao!
(Ly cà phê cuối cùng)
Thế đấy, gặp nhau mừng mừng tủi tủi, nhưng phía trước vẫn là chuỗi ngày khói lửa binh đao, còn biết bao sự hy sinh nữa mà trong mỗi người ai biết được.
Ngày mai một trong hai ba đứa không chung đường
Chắc nhớ nhau nhiều lắm!
(Chúng mình ba đứa)
Hay:
Mình vui đêm nay
Rồi mai chia tay... mỗi người đi một ngã
Từ giã Quang Trung
Anh ra vùng hoả tuyến
Tôi về miền cao nguyên
(Tình bạn Quang Trung)
Sự gặp mặt sum vầy ấy, chẳng bao lâu lại trở thành cuộc chia ly, giã biệt. Mà đó có thể là cuộc chia ly cuối cùng.
Hai năm sau... mới có thư về
Nhìn còn dấu ghi nơi nắng cháy biên thuỳ
Người quen cho biết tin
Bạn tôi thương mến, đã liệt oanh ngã xuống khắp đơn vị tiếc thương.
(Tôi và nó)
Sự tiếc thương ấy sẽ vẫn còn mãi tới muôn đời. Sự hy sinh ấy vì quê hương, vì giống nòi đáng để người đời trân trọng, và còn mãi trong lòng những người thân, người đồng chí. Thời ấy, người ta coi cái chết nhẹ tựa lông hồng vậy! Cuộc sống con người sao lại mỏng manh đến vậy! Có người lính bị thương binh, được trở về quê nhà. Nhưng người ấy sao đành lòng trước những gì mà người đồng đội vẫn còn xông pha nơi tuyến đầu. Biết làm sao hơn những lời hỏi thăm cầu chúc cho người còn lại:
Người tình ngày nào tôi yêu
Trước hay viết thư thăm bọn mình
Giờ là vợ hiền thương binh
Nên đời luôn nhiều nỗi ưu phiền
Các anh đang miệt mài
Vui ngày đêm tranh đấu
Tôi không quên nguyện cầu
Bạn bè mình gặp nhau...
(Tâm sự người thương binh)
Đâu phải thời ấy mỗi người lính cầu nguyện chinh chiến qua mau, mà vẫn luôn còn những mẹ già mong ngóng con xa, những thiếu phụ trông chồng, những bé thơ hoảng loạn trong tiếng súng giày xé từng đêm,... họ cũng luôn cầu nguyện cho tới một ngày hoà bình. Ngày trở về nguyên vẹn của những người thân.
Ngày ấy, cũng có những tình bạn mà không hẳn hai người đã cùng cầm súng. Một người đang gian lan nơi sa trường, một người tiếp tục theo đuổi sách đèn, hay cống hiến âm thầm nơi phố thị thì tình bạn ấy cũng không phai nhoà.
Hơn hai mươi năm
Chinh chiến điêu tàn
Đau xót vô vàn
Tôi sống âm thầm
Không nói lên lời
Nên viết bài ca tặng người
(Xin anh giữ trọn tình quê)
Hay:
Anh sống đời trai giữ núi rừng
Tôi chép bài ca xây đời mới
(Trăng tàn trên hè phố)
Và đó cũng có thể là:
Thư trước Hùng gửi thăm tôi
Nhằm ngày thi sắp tới
Nên tôi không trả lời
(Lá thư đô thị) Tình bạn dù ở trong thời loạn, hay thời bình thì vẫn luôn cao đẹp. Sự gắn bó, thấu hiểu nhau qua từng ánh mắt nụ cười. Dù họ ở bên nhau, hay cách trở thì vẫn luôn giữ trọn tình bạn bền vững dài lâu. Cuộc sống luôn xoay vần đổi thay, con người ta không thể ngồi mãi một chỗ. Mỗi người có một con đường đi cho mình, dù tất cả con đường ấy đều dẫn tới một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nếu như ai đã từng là sinh viên xa nhà thì khi nghe bài hát Chia xa của Hồng Vân không khỏi suy ngẫm, xúc cảm nghẹn ngào. Những năm tháng bên nhau chia sẻ, ngọt bùi, ngày tan trường cũng là ngày chia xa. Thử hỏi ai không buồn:
Đêm nay còn ngồi đây
Ngày mai cách xa rồi
Khiến kẻ đi người ở
Đêm nay còn ngồi đây
Ngày mai gác trọ này
Sẽ vắng đi một người
....
Mai xa bạn đừng quên
Ngày tôi tiễn đưa bạn
Lúc túi không còn tiền
(Chia xa)
Than ôi! Tình bạn trong khó khăn mà vẫn còn quý trọng với nhau là vậy, mai sau cuộc sống đổi thay, tâm tính người có đổi thay không? Nhưng đã là bạn của nhau thì luôn tin tưởng nhau, cầu chúc cho nhau trên đường đi "nhiều may, ít rủi, an lành". Và trong xa xôi vẫn luôn nhớ về nhau:
Đêm trắng đêm, chong đèn tôi viết những chuyện xưa bọn mình
Ngày anh với tôi, như hình với bóng kết thân đôi đầu xanh
Nhớ nhau khi bình minh, gối tay nhau tàn canh
Nhìn đời bằng ánh mắt ân tình sáng long lanh
Vào đời bằng tiếng hát trung thành nhớ không anh
Nghĩ gì lá xa cành.
(Hồi tưởng)
Nhạc vàng là thế đấy! Nó viết lên một mảnh đời trong cuộc sống, nó viết lên một cách chân thực, giản dị nhưng cũng đủ để người ta say đắm. Ai chê nhạc vàng, người ấy không có tâm hồn, không có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người ấy hờ hợt, vô tâm, lãng xẹt như những bài hát nhếch nhác, nhí nhố của lũ trẻ miệng còn hôi sữa nghêu ngao. Và trong diễn đàn, hay trong cuộc sống, hãy trân trọng những gì mình đang có. Trân trọng tình bạn của chúng ta, dù đó chỉ là quen nhau trên mạng, không ảo tưởng đâu, mà xác thực chân thành.
Có người hỏi tôi: "Tại sao hay ca bài ca sầu nhớ, hay ngắm trăng mờ hoàng hôn?..."
Tôi mượn câu hát này của nhạc sĩ Anh Bằng để mở đầu cho một bài viết hay đúng hơn là một câu trả lời cho "lẻ bóng". Dù giờ không còn tiếng súng, không còn chia ly tang tóc,... nhưng vẫn còn đó những kiếp nghèo, vẫn còn đó những mảnh đời éo le, sầu khổ, vẫn còn đó những mối tình dang dở, còn đó những nỗi niềm tha thiết, mà mỗi câu hát mượt mà như những điệu dân ca, những câu hò mượt mà say đắm như du dương, réo rắt trong lòng người nghe. Ở mỗi lúc nào đó, thì nhạc vàng vẫn tồn tại. Nhạc vàng - một hình loại âm nhạc phổ biến viết tất cả những gì trong cuộc sống, đâu có phải chỉ là về người lính thời chiến cuộc, đâu chỉ có nhưng cuộc tình chia ly sầu khổ, đâu chỉ có những lời than van với kiếp nghèo,... Và ở đó còn có những tình bạn, những ca khúc viết về tình bạn thật sâu sắc, xác thực, mà mỗi khi nghe, chúng ta đều phải suy nghĩ về tình bạn trong bản thân mỗi người.
Trong những năm đất nước loạn lạc, thì lý tưởng cao quý nhất của mỗi người trai là lý tưởng cho hoà bình, cho non sông đất nước. Biết bao nhiêu người trai đã xếp bút nghiêng vui buổi đăng trình. Bạn bè xa nhau chưa kịp nói câu từ tạ:
Biết rằng anh sẽ buồn
Ngày mai đến nhà tôi, mong thăm người bạn cũ
Dừng bước chân đầu ngõ
Anh thấy nhà chơ vơ
Không tiếng cười trẻ thơ
Người người ước đợi chờ
Một màu lam thương nhớ
Hỏi thăm ai cũng biết tôi lên đường tòng chinh
Giờ tôi nghiệp lính...
Đời tôi đã vướng kiếp phong trần rồi bạn ơi
(Thương về quán trọ)
Thế đấy, người lên đường tòng chinh chưa kịp vui một lần với bạn bè, chưa kịp giã từ người thân. Ý trai thời ấy là vậy, và còn hơn nữa:
Tôi đưa người đi bước chân chung nhịp giã hành
Tuổi đời vừa xanh như nụ hoa nở thêm cánh
Đã phân ly một lần
Tiễn anh thêm một lần
Áo đẹp màu chinh nhân
Tôi - anh đôi bạn đường ta dìu nhau
Anh đi tôi ở mình vui được sao?
(Một chuyến đi hai kỷ niệm)
Ngày ấy, làm sao người trai có thể ngồi yên khi non sông đôi đường. Bạn đi, giờ mình cũng đi. Cả hai đều lên đường chiến đấu. Và trong khói lửa ấy, giây phút tình cờ gặp lại nhau ôi sao mừng đến vậy.
Suốt đêm không ngủ, bên tách cà phê đen
Chúng ta ôn chuyện đời
Tình cờ gặp nhau, hai đứa cùng đơn vị
Không ngăn được nỗi mừng
Anh kể tôi nghe ngày anh mới ra trường.
(Mười năm tái ngộ)
Dù cho đêm sương giá lạnh, dù cho ánh hoả châu vẫn từng lúc bừng sáng thì vẫn không ngăn được tình bạn hai người. Ngồi hàn huyên tâm sự, ôn lại những chuyện xưa, kể cho nhau những tâm tình thủa ấy, nói cho những bước đường vừa trải qua. Câu chuyện dường như còn mãi, chỉ muốn đêm dài mãi. Cũng phần rằng:
Bạn ơi! Tôi biết anh buồn vì ngày mai sắp lên đường
Hợp - tan, đời như là những áng mây trôi theo thời gian
(Người về đơn vị mới)
Đúng vậy, sống ở thời ấy, hợp tan nó cũng mỏng manh như ánh mây vậy, thoát hợp, thoát tan. Bạn bè hôm nay có thể ngồi đây, nhưng ngày mai ai mất, ai còn thì không thể nói trước điều gì. Chỉ biết cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, an ủi, động viên nhau sống trọn kiếp trai hùng. Để rồi có lúc lại sum vầy:
Mình ba đứa hôm nay gặp nhau
Nâng ly cà phê ngát mùi hương dạt dào
Chiều thu về gió lạnh đìu hiu
Thấy tâm tư dạt dào,...
Thấy buồn buồn làm sao!
(Ly cà phê cuối cùng)
Thế đấy, gặp nhau mừng mừng tủi tủi, nhưng phía trước vẫn là chuỗi ngày khói lửa binh đao, còn biết bao sự hy sinh nữa mà trong mỗi người ai biết được.
Ngày mai một trong hai ba đứa không chung đường
Chắc nhớ nhau nhiều lắm!
(Chúng mình ba đứa)
Hay:
Mình vui đêm nay
Rồi mai chia tay... mỗi người đi một ngã
Từ giã Quang Trung
Anh ra vùng hoả tuyến
Tôi về miền cao nguyên
(Tình bạn Quang Trung)
Sự gặp mặt sum vầy ấy, chẳng bao lâu lại trở thành cuộc chia ly, giã biệt. Mà đó có thể là cuộc chia ly cuối cùng.
Hai năm sau... mới có thư về
Nhìn còn dấu ghi nơi nắng cháy biên thuỳ
Người quen cho biết tin
Bạn tôi thương mến, đã liệt oanh ngã xuống khắp đơn vị tiếc thương.
(Tôi và nó)
Sự tiếc thương ấy sẽ vẫn còn mãi tới muôn đời. Sự hy sinh ấy vì quê hương, vì giống nòi đáng để người đời trân trọng, và còn mãi trong lòng những người thân, người đồng chí. Thời ấy, người ta coi cái chết nhẹ tựa lông hồng vậy! Cuộc sống con người sao lại mỏng manh đến vậy! Có người lính bị thương binh, được trở về quê nhà. Nhưng người ấy sao đành lòng trước những gì mà người đồng đội vẫn còn xông pha nơi tuyến đầu. Biết làm sao hơn những lời hỏi thăm cầu chúc cho người còn lại:
Người tình ngày nào tôi yêu
Trước hay viết thư thăm bọn mình
Giờ là vợ hiền thương binh
Nên đời luôn nhiều nỗi ưu phiền
Các anh đang miệt mài
Vui ngày đêm tranh đấu
Tôi không quên nguyện cầu
Bạn bè mình gặp nhau...
(Tâm sự người thương binh)
Đâu phải thời ấy mỗi người lính cầu nguyện chinh chiến qua mau, mà vẫn luôn còn những mẹ già mong ngóng con xa, những thiếu phụ trông chồng, những bé thơ hoảng loạn trong tiếng súng giày xé từng đêm,... họ cũng luôn cầu nguyện cho tới một ngày hoà bình. Ngày trở về nguyên vẹn của những người thân.
Ngày ấy, cũng có những tình bạn mà không hẳn hai người đã cùng cầm súng. Một người đang gian lan nơi sa trường, một người tiếp tục theo đuổi sách đèn, hay cống hiến âm thầm nơi phố thị thì tình bạn ấy cũng không phai nhoà.
Hơn hai mươi năm
Chinh chiến điêu tàn
Đau xót vô vàn
Tôi sống âm thầm
Không nói lên lời
Nên viết bài ca tặng người
(Xin anh giữ trọn tình quê)
Hay:
Anh sống đời trai giữ núi rừng
Tôi chép bài ca xây đời mới
(Trăng tàn trên hè phố)
Và đó cũng có thể là:
Thư trước Hùng gửi thăm tôi
Nhằm ngày thi sắp tới
Nên tôi không trả lời
(Lá thư đô thị) Tình bạn dù ở trong thời loạn, hay thời bình thì vẫn luôn cao đẹp. Sự gắn bó, thấu hiểu nhau qua từng ánh mắt nụ cười. Dù họ ở bên nhau, hay cách trở thì vẫn luôn giữ trọn tình bạn bền vững dài lâu. Cuộc sống luôn xoay vần đổi thay, con người ta không thể ngồi mãi một chỗ. Mỗi người có một con đường đi cho mình, dù tất cả con đường ấy đều dẫn tới một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nếu như ai đã từng là sinh viên xa nhà thì khi nghe bài hát Chia xa của Hồng Vân không khỏi suy ngẫm, xúc cảm nghẹn ngào. Những năm tháng bên nhau chia sẻ, ngọt bùi, ngày tan trường cũng là ngày chia xa. Thử hỏi ai không buồn:
Đêm nay còn ngồi đây
Ngày mai cách xa rồi
Khiến kẻ đi người ở
Đêm nay còn ngồi đây
Ngày mai gác trọ này
Sẽ vắng đi một người
....
Mai xa bạn đừng quên
Ngày tôi tiễn đưa bạn
Lúc túi không còn tiền
(Chia xa)
Than ôi! Tình bạn trong khó khăn mà vẫn còn quý trọng với nhau là vậy, mai sau cuộc sống đổi thay, tâm tính người có đổi thay không? Nhưng đã là bạn của nhau thì luôn tin tưởng nhau, cầu chúc cho nhau trên đường đi "nhiều may, ít rủi, an lành". Và trong xa xôi vẫn luôn nhớ về nhau:
Đêm trắng đêm, chong đèn tôi viết những chuyện xưa bọn mình
Ngày anh với tôi, như hình với bóng kết thân đôi đầu xanh
Nhớ nhau khi bình minh, gối tay nhau tàn canh
Nhìn đời bằng ánh mắt ân tình sáng long lanh
Vào đời bằng tiếng hát trung thành nhớ không anh
Nghĩ gì lá xa cành.
(Hồi tưởng)
Nhạc vàng là thế đấy! Nó viết lên một mảnh đời trong cuộc sống, nó viết lên một cách chân thực, giản dị nhưng cũng đủ để người ta say đắm. Ai chê nhạc vàng, người ấy không có tâm hồn, không có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người ấy hờ hợt, vô tâm, lãng xẹt như những bài hát nhếch nhác, nhí nhố của lũ trẻ miệng còn hôi sữa nghêu ngao. Và trong diễn đàn, hay trong cuộc sống, hãy trân trọng những gì mình đang có. Trân trọng tình bạn của chúng ta, dù đó chỉ là quen nhau trên mạng, không ảo tưởng đâu, mà xác thực chân thành.
Hải Phòng 19/1/2008
TRONG CUỘC TÌNH SẦU
(Hội bút Cánh phượng vàng thân tặng anh Mast và toàn thể TVFs)
Trong cuộc tình sầu - Bài hát đó ra sao mà ai đó từng nghe Tuấn Vũ hát có một cảm giác phiêu linh như lạc vào cõi mộng. Có lẽ khi đã vào trong cõi mộng thì người ta khó có thể biết hết, hiểu hết về từng lời ca, nốt nhạc mà nhạc sĩ đã gửi gắm tâm tư của mình trong ca khúc này. Đúng là lạc vào cõi mộng khi nghe nhạc phẩm này, cho nên đã có người nói: Đó là tâm trạng bồi hồi của người con gái ở hậu phương, mỏi mòn chờ đợi chinh nhân. Và cũng có người nói: Đó là sự xa cách chia ly của những đôi tình nhân thời chinh chiến... Nhưng rồi một lúc nào đó, khi bình tĩnh nhìn nhận lại bài hát sau những lần phiêu linh trong cõi mộng thì ta mới nhận thấy, những nhận định ấy là không chuẩn xác. Có thể bài hát này được sáng tác trong những năm đất nước còn chia đôi bờ Nam - Bắc, nhưng nội dung bài hát thì lại không hề nói về chuyện tình của lính, không có tình hậu phương, cũng không có tấm lòng chinh nhân gì cả. Đơn giản đây là một cuộc tình sầu! Vậy cuộc tình ấy dang dở ra sao? Sầu thảm ra sao? Những dòng tiếp cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn...
Ai đón Xuân với những bồi hồi
Mà riêng ta sầu nhớ lâu rồi
Anh đi đi xây nghìn dang dở
Hương tóc bay trong đời
Quên ngày xưa ngày xưa hoa bướm chung đôi
Ta đón xuân với cả nồng nàn
Chuyện môi thơm rẻ lối Xuân hồng
Nghe đam mê trùng hơi thở
Hoa lá dang tay mời
Vai kề vai nhìn nhau mắt nói thay lời
Xuân hồng năm ấy, bao nhiêu yêu thương nồng nàn khi còn bên nhau. Vai kề vai, nhìn nhau mắt nói thay lời yêu thương, nghe đam mê trùng hơi thở,... Tình yêu hai người sao mặn nồng ngọt ngào đến vậy. Tuổi trẻ - mùa xuân - tình yêu - khát vọng, tất cả dường như hoà quyện vào hai tâm hồn. Những duyên nồng âm thầm nén trao, những hò hẹn, ước nguyện ban sơ mong một ngày tình thắm duyên mơ... Ấy vậy, những tháng say đắm đó đã vội vàng phai màu, tình yêu kia sao sớm tàn khi xuân chửa qua.
Cây trái nâng lời tình yêu
Tay vinh tuổi căng Xuân thì
Mà nay lỡ duyên thề
Hết rồi người đành ra đi Mùa xuân vẫn còn đó, vẫn đơm hoa kết trái cho đời, vẫn đem tình yêu đến với muôn người. Mà sao cuộc tình ấy lại tan mau, ai đã lỡ duyên thề, để người về bến mộng mới, người ra đi lang thang kiếp sông hồ. Câu chuyện tình trong bài hát này có nội dung từa tựa bài hát: Thiệp hồng báo tin, hay bài thơ: Người con gái ở lầu hoa của Nguyễn Bính. Bài thơ Người con gái ở lầu hoa cũng đã được phổ thành nhạc phẩm: Chuyện nàng hàng xóm 1 & 2. Cái chung của những tác phẩm này đều nói về cuộc tình dở, người con trai lưu lạc, lang thang trọn kiếp sông hồ, bỏ lại sau lưng là một cuộc tình sầu.
Ta đứng đây mấy nẻo đường nhòa
Đời lang thang trọn kiếp sông hồ
Nghe rong rêu mờ sương phủ
Sương ướt đôi vai gầy
Thôi giã từ anh thời gian xoá cuộc tình sầu
Chỉ có một nội như vậy thôi mà tác giả của bài hát này với những nốt nhạc ngọt ngào say đắm, với những ca từ thánh thót khi mở, và đặc biệt với tiếng hát của Tuấn Vũ đã làm cho người nghe như đang phiêu linh vào cõi mộng, để rồi trào dâng lên những cảm xúc, tựa như chính ta đang vướng vào cuộc tình sầu, như ta đang lang thang, bơ vơ trước mấy nẻo đường: Đi đâu? Về đâu để giã từ thời gian, xoá bỏ cuộc tình sầu ấy.
(Hội bút Cánh phượng vàng thân tặng anh Mast và toàn thể TVFs)
Trong cuộc tình sầu - Bài hát đó ra sao mà ai đó từng nghe Tuấn Vũ hát có một cảm giác phiêu linh như lạc vào cõi mộng. Có lẽ khi đã vào trong cõi mộng thì người ta khó có thể biết hết, hiểu hết về từng lời ca, nốt nhạc mà nhạc sĩ đã gửi gắm tâm tư của mình trong ca khúc này. Đúng là lạc vào cõi mộng khi nghe nhạc phẩm này, cho nên đã có người nói: Đó là tâm trạng bồi hồi của người con gái ở hậu phương, mỏi mòn chờ đợi chinh nhân. Và cũng có người nói: Đó là sự xa cách chia ly của những đôi tình nhân thời chinh chiến... Nhưng rồi một lúc nào đó, khi bình tĩnh nhìn nhận lại bài hát sau những lần phiêu linh trong cõi mộng thì ta mới nhận thấy, những nhận định ấy là không chuẩn xác. Có thể bài hát này được sáng tác trong những năm đất nước còn chia đôi bờ Nam - Bắc, nhưng nội dung bài hát thì lại không hề nói về chuyện tình của lính, không có tình hậu phương, cũng không có tấm lòng chinh nhân gì cả. Đơn giản đây là một cuộc tình sầu! Vậy cuộc tình ấy dang dở ra sao? Sầu thảm ra sao? Những dòng tiếp cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn...
Ai đón Xuân với những bồi hồi
Mà riêng ta sầu nhớ lâu rồi
Anh đi đi xây nghìn dang dở
Hương tóc bay trong đời
Quên ngày xưa ngày xưa hoa bướm chung đôi
Trong cuộc tình sầu - Thanh Thúy
Xuân! Chỉ cần nghe mỗi từ ấy thôi là cũng đủ tràn ngập cảm xúc, trong chúng ta
lại nghĩ đến những giọt nắng mai ấm áp, những tiếng chim ca long lanh tự sương
sớm, những cánh bướm khoe màu trong vườn hoa muôn sắc; chúng ta lại nghĩ đến những
giây phút xum vầy cùng gia đình, bạn bè, cầu chúc cho nhau những gì tốt đẹp nhất,...
Ôi! Bồi hồi xao xuyến biết mấy! Thế nhưng người trai trong bài hát lại mang một
cảm xúc rất khác - rất sầu - rất nhớ! Sầu bởi vì người ấy có kiếp sống tha
phương xa xứ. Xuân về người ta như thế mà mình thì một mình bơ vơ xứ lạ, bao
năm rồi vẫn lênh đênh ngược xuôi, tóc đã phai mà tương lai vẫn mờ mịt. Bao
nhiêu năm ấy giờ nhìn lại thì trong tay vẫn chẳng có gì, cái gì cũng dang dở:
Công danh sự nghiệp cái gì cũng bất thành. Để rồi, trong những bồi hồi của mùa
xuân, người trai ấy tủi sầu, ngồi nhớ về chuỗi ngày xanh, nhớ về mùa xuân năm ấy
- mùa xuân yêu thương với bao hy vọng, mộng mơ...Ta đón xuân với cả nồng nàn
Chuyện môi thơm rẻ lối Xuân hồng
Nghe đam mê trùng hơi thở
Hoa lá dang tay mời
Vai kề vai nhìn nhau mắt nói thay lời
Xuân hồng năm ấy, bao nhiêu yêu thương nồng nàn khi còn bên nhau. Vai kề vai, nhìn nhau mắt nói thay lời yêu thương, nghe đam mê trùng hơi thở,... Tình yêu hai người sao mặn nồng ngọt ngào đến vậy. Tuổi trẻ - mùa xuân - tình yêu - khát vọng, tất cả dường như hoà quyện vào hai tâm hồn. Những duyên nồng âm thầm nén trao, những hò hẹn, ước nguyện ban sơ mong một ngày tình thắm duyên mơ... Ấy vậy, những tháng say đắm đó đã vội vàng phai màu, tình yêu kia sao sớm tàn khi xuân chửa qua.
Cây trái nâng lời tình yêu
Tay vinh tuổi căng Xuân thì
Mà nay lỡ duyên thề
Hết rồi người đành ra đi Mùa xuân vẫn còn đó, vẫn đơm hoa kết trái cho đời, vẫn đem tình yêu đến với muôn người. Mà sao cuộc tình ấy lại tan mau, ai đã lỡ duyên thề, để người về bến mộng mới, người ra đi lang thang kiếp sông hồ. Câu chuyện tình trong bài hát này có nội dung từa tựa bài hát: Thiệp hồng báo tin, hay bài thơ: Người con gái ở lầu hoa của Nguyễn Bính. Bài thơ Người con gái ở lầu hoa cũng đã được phổ thành nhạc phẩm: Chuyện nàng hàng xóm 1 & 2. Cái chung của những tác phẩm này đều nói về cuộc tình dở, người con trai lưu lạc, lang thang trọn kiếp sông hồ, bỏ lại sau lưng là một cuộc tình sầu.
Ta đứng đây mấy nẻo đường nhòa
Đời lang thang trọn kiếp sông hồ
Nghe rong rêu mờ sương phủ
Sương ướt đôi vai gầy
Thôi giã từ anh thời gian xoá cuộc tình sầu
Chỉ có một nội như vậy thôi mà tác giả của bài hát này với những nốt nhạc ngọt ngào say đắm, với những ca từ thánh thót khi mở, và đặc biệt với tiếng hát của Tuấn Vũ đã làm cho người nghe như đang phiêu linh vào cõi mộng, để rồi trào dâng lên những cảm xúc, tựa như chính ta đang vướng vào cuộc tình sầu, như ta đang lang thang, bơ vơ trước mấy nẻo đường: Đi đâu? Về đâu để giã từ thời gian, xoá bỏ cuộc tình sầu ấy.
Hải Phòng 12/3/2008
HÀNH TRANG GIÃ TỪ
(Hội bút Cánh phượng vàng thân tặng Kim Lam)
Trong những năm nước nhà khói lửa, đã không biết bao nhiêu thanh niên lớp lớp theo tiếng gọi lý tưởng mà ra đi chiến trận. Và đã không biết bao cuộc chia ly ngẹn ngào, người đi... không trở về,... Trong những ca khúc bất tử của dòng nhạc chiến thì có rất nhiều bài hát nói về những cuộc chia ly như vậy: Chuyến tàu hoàng hôn, Tàu đêm nay cũ, Đêm nay anh đi rồi,... Nhưng có lẽ có một bài hát nói về cảnh chia ly, một người ra trận tuyến, một người nơi hậu phương,... đó chính là bài hát Hành trang giã từ của nhạc sĩ Trường Sa. Bài hát tái hiện một cảnh chia ly đến rung động lòng người, mà mỗi câu ca, lời nhạc như réo rắt trong lòng người. Đó là những tủi buồn, thương nhớ khi những người yêu nhau phải xa nhau vì tiếng gọi của lý tưởng, đó là những niềm tin chiến thắng vào ngày mai, đó là ước hẹn của một ngày hoà bình,... đó là...
Đêm đã dần trôi, có phải đây là giờ ta xa cách
Ai biết hai mình, lặng yên cúi đầu chờ câu nói yêu thương
Em không nghe ngoài kia trời đông đã lên rồi
Bao lớp người trai,...
Đầu mây chân gió, vai nặng gánh sông hồ
Còn bao lâu nữa em ơi thôi hờn dỗi!!!
Đây gói hành tranh, xiết lại cho tròn để anh đi nhé!
Xin chớ u hoài vì trong những ngày dài anh vắng bên em
Hôm nay tay cầm tay mình chưa nói chi nhiều
Trong lúc tạm xa...
Rồi khi đêm vắng, em lặng bước quay về
Là khi em thấy nhiều ước mơ
Chàng trai ngậm ngùi nói với người yêu mà như nói với lòng mình. Hôm nay tay cầm tay mình chưa nói chi nhiều, cũng bởi vì khi nước nhà còn binh đao thì đâu có biết được mất còn ngày mai, đâu biết được lúc xum vầy, đâu biết được... Chàng trai chỉ động viên cô gái đừng nên u hoài, nhớ nhung trong những ngày chàng xa vắng: Đừng quá héo hắt đợi chờ, đừng cho phấn nhạt môi khô, đừng cho thêm những gì làm nặng lòng chinh nhân,... Rồi khi sau đêm nay, khi cô gái trở về, lòng đầy nhớ nhung, sầu khổ,... thì lòng ước mơ về một ngày mai hoà bình, một ngày mai pháo nổ đỏ đường, hạnh phúc lứa đôi được trọn lòng mong ước,...
Anh xin trời đừng cho mưa rơi rơi Đừng cho lệ hoen bờ mi người đó
Nếu biết xuân không sang thì có mơ chi nhiều
Là một khi anh đã hứa yêu em
Thì đời còn những lúc xum vầy
Xá chi bao cách ngăn sau này
Từng khoảng khắc thời gian như lắng động, chầm chậm trôi,... nỗi lòng của chàng trai, sự thương cảm và tình yêu của chàng trai mỗi lúc một lớn lên trong lòng. Anh lo sợ trời mưa làm ước áo người thương, anh lo người yêu sẽ khóc, sẽ nhớ thương anh,... Và anh cũng tự nhủ lòng mình (hay nói với người yêu) rằng khi bóng giặc còn ngoài bờ cõi, khi những giấc ngủ bé thơ vẫn còn giật mình bởi tiếng súng hằng đêm, mẹ già còn nức nở,... thì mùa xuân sẽ không bao giờ sang, người đời mãi chẳng có niềm vui, thì xá gì riêng một mình ta, niềm vui riêng của ta có ý nghĩa chi... Dù cho tương lai kia có mịt mờ đi nữa, dù có xa cách bao lâu, dù có đợi chờ dài hơn nữa, dù có phải hiến dâng một phần xương máu cho quê hương,... thì rồi sẽ có những lúc xum vầy... Vậy thì những tháng ngày xa cách ấy có nghĩa lý chi, khi niềm tin một ngày vui sẽ mau trở lại...
Giây phút biệt ly chớ để tâm hồn nặng câu lưu luyến
Anh hứa mang về mùa xuân bất tận nở trên má em yêu
Nhưng xin em đừng quên từng đêm súng vang về
Trong giấc ngủ say...
Là khi anh đã đem nguồn sống cho đời
Và cho đôi lứa đẹp ước mơ
Có lẽ ca từ hay nhất trong bài hát này đó chính là: "Giây phút biệt ly chớ để tâm hồn nặng câu lưu luyến". Có cuộc chia ly nào mà không ngẹn ngào lưu luyến!? Có cuộc chia ly nào mà không buồn!? Ấy vậy mà chàng trai lại vỗ về người yêu bằng một câu thật cảm động. Hoàn cảnh chia ly là thế đấy, thì đừng có nặng lòng lưu luyến, để bước chân người đi thanh thản hơn, quyết tâm hơn cho lý tưởng của mình. Quá luyến lưu thì chân bước đi sao đành! Sao đành vời người ở lại! Sao đành với người ra đi. Và chàng trai nhất quyết một ý chí với một câu hứa sẽ mang về mùa xuân bất tận cho người yêu, mùa xuân thanh bình cho cuộc đời... Và chàng trai cũng rất ý tứ khi nhắc nhở người yêu đừng bao giờ quên anh - người trai nơi tuyến đầu luôn đối diện với kẻ thù, với mưa bom bão đạn,... âm thầm hiến dâng tuổi xuân để đem lại nguồn sống cho đời, cho hoà bình dân tộc, cho sự giàu mạnh của quê hương, và cho tình yêu lứa đôi đơm hoa kết trái...
(Hội bút Cánh phượng vàng thân tặng Kim Lam)
Trong những năm nước nhà khói lửa, đã không biết bao nhiêu thanh niên lớp lớp theo tiếng gọi lý tưởng mà ra đi chiến trận. Và đã không biết bao cuộc chia ly ngẹn ngào, người đi... không trở về,... Trong những ca khúc bất tử của dòng nhạc chiến thì có rất nhiều bài hát nói về những cuộc chia ly như vậy: Chuyến tàu hoàng hôn, Tàu đêm nay cũ, Đêm nay anh đi rồi,... Nhưng có lẽ có một bài hát nói về cảnh chia ly, một người ra trận tuyến, một người nơi hậu phương,... đó chính là bài hát Hành trang giã từ của nhạc sĩ Trường Sa. Bài hát tái hiện một cảnh chia ly đến rung động lòng người, mà mỗi câu ca, lời nhạc như réo rắt trong lòng người. Đó là những tủi buồn, thương nhớ khi những người yêu nhau phải xa nhau vì tiếng gọi của lý tưởng, đó là những niềm tin chiến thắng vào ngày mai, đó là ước hẹn của một ngày hoà bình,... đó là...
Đêm đã dần trôi, có phải đây là giờ ta xa cách
Ai biết hai mình, lặng yên cúi đầu chờ câu nói yêu thương
Em không nghe ngoài kia trời đông đã lên rồi
Bao lớp người trai,...
Đầu mây chân gió, vai nặng gánh sông hồ
Còn bao lâu nữa em ơi thôi hờn dỗi!!!
Hành trang giã từ - Trường Vũ - Như Quỳnh
Khi màn đêm dần trôi, mà câu nói yêu thương ngẹn ngào chưa nói được. Ngày mai
chàng trai vui buổi đăng trình, ngày mai chàng trai vui kiếp phong sương nơi
ngàn bom đạn lửa,... giây phút xa cách càng đến gần mà hai người chẳng nói được
câu gì. Cô gái chỉ biết lặng yên cúi đầu, mong mỏi lời yêu, lời nhớ, lời ước hẹn
cho một ngày mai, cho một tương lai mà cô hẳn biết rằng sẽ thật nhiều sầu nhớ,
cách trở, và hiểm nguy,... Chàng trai vỗ về cô gái, khi nói lên nỗi lòng mình -
nỗi lòng của một chàng trai thời chiến cuộc. Cũng như bao thanh niên thời nước
nhà khói lửa, chàng trai phải xếp bút nghiêng, vui buổi đăng trình, cầm súng
lên đường để bảo vệ núi sông, sống cho lý tưởng của mình. Dù chàng trai có thể ở
bên này, hay bên kia chiến tuyến thì người ấy vẫn là một người lính, một con
người,... mà đã là một con người thì phải có lòng yêu thương, có tâm hồn,... và
có một tình yêu sâu đậm... Vì lý tưởng mà ra đi, vì quê hương đau khổ mà lên đường,...
Nhạc sĩ Trần Nhật Ngân cũng đã viết cái lý tưởng của mình qua bài hát Quê hương
và người tình rằng: "Đành lòng sao em, nỡ nào nhìn bạn bè nhọc nhằn gian
lao, mắt quay đi cho đành, đành lòng sao em..." Thì ở đây, nhạc sĩ Trường
Sa mượn lời của chàng trai an ủi người yêu mình nghe sao mà xúc động thương cảm,
nghe sao mà ngẹn ngào...Đây gói hành tranh, xiết lại cho tròn để anh đi nhé!
Xin chớ u hoài vì trong những ngày dài anh vắng bên em
Hôm nay tay cầm tay mình chưa nói chi nhiều
Trong lúc tạm xa...
Rồi khi đêm vắng, em lặng bước quay về
Là khi em thấy nhiều ước mơ
Chàng trai ngậm ngùi nói với người yêu mà như nói với lòng mình. Hôm nay tay cầm tay mình chưa nói chi nhiều, cũng bởi vì khi nước nhà còn binh đao thì đâu có biết được mất còn ngày mai, đâu biết được lúc xum vầy, đâu biết được... Chàng trai chỉ động viên cô gái đừng nên u hoài, nhớ nhung trong những ngày chàng xa vắng: Đừng quá héo hắt đợi chờ, đừng cho phấn nhạt môi khô, đừng cho thêm những gì làm nặng lòng chinh nhân,... Rồi khi sau đêm nay, khi cô gái trở về, lòng đầy nhớ nhung, sầu khổ,... thì lòng ước mơ về một ngày mai hoà bình, một ngày mai pháo nổ đỏ đường, hạnh phúc lứa đôi được trọn lòng mong ước,...
Anh xin trời đừng cho mưa rơi rơi Đừng cho lệ hoen bờ mi người đó
Nếu biết xuân không sang thì có mơ chi nhiều
Là một khi anh đã hứa yêu em
Thì đời còn những lúc xum vầy
Xá chi bao cách ngăn sau này
Từng khoảng khắc thời gian như lắng động, chầm chậm trôi,... nỗi lòng của chàng trai, sự thương cảm và tình yêu của chàng trai mỗi lúc một lớn lên trong lòng. Anh lo sợ trời mưa làm ước áo người thương, anh lo người yêu sẽ khóc, sẽ nhớ thương anh,... Và anh cũng tự nhủ lòng mình (hay nói với người yêu) rằng khi bóng giặc còn ngoài bờ cõi, khi những giấc ngủ bé thơ vẫn còn giật mình bởi tiếng súng hằng đêm, mẹ già còn nức nở,... thì mùa xuân sẽ không bao giờ sang, người đời mãi chẳng có niềm vui, thì xá gì riêng một mình ta, niềm vui riêng của ta có ý nghĩa chi... Dù cho tương lai kia có mịt mờ đi nữa, dù có xa cách bao lâu, dù có đợi chờ dài hơn nữa, dù có phải hiến dâng một phần xương máu cho quê hương,... thì rồi sẽ có những lúc xum vầy... Vậy thì những tháng ngày xa cách ấy có nghĩa lý chi, khi niềm tin một ngày vui sẽ mau trở lại...
Giây phút biệt ly chớ để tâm hồn nặng câu lưu luyến
Anh hứa mang về mùa xuân bất tận nở trên má em yêu
Nhưng xin em đừng quên từng đêm súng vang về
Trong giấc ngủ say...
Là khi anh đã đem nguồn sống cho đời
Và cho đôi lứa đẹp ước mơ
Có lẽ ca từ hay nhất trong bài hát này đó chính là: "Giây phút biệt ly chớ để tâm hồn nặng câu lưu luyến". Có cuộc chia ly nào mà không ngẹn ngào lưu luyến!? Có cuộc chia ly nào mà không buồn!? Ấy vậy mà chàng trai lại vỗ về người yêu bằng một câu thật cảm động. Hoàn cảnh chia ly là thế đấy, thì đừng có nặng lòng lưu luyến, để bước chân người đi thanh thản hơn, quyết tâm hơn cho lý tưởng của mình. Quá luyến lưu thì chân bước đi sao đành! Sao đành vời người ở lại! Sao đành với người ra đi. Và chàng trai nhất quyết một ý chí với một câu hứa sẽ mang về mùa xuân bất tận cho người yêu, mùa xuân thanh bình cho cuộc đời... Và chàng trai cũng rất ý tứ khi nhắc nhở người yêu đừng bao giờ quên anh - người trai nơi tuyến đầu luôn đối diện với kẻ thù, với mưa bom bão đạn,... âm thầm hiến dâng tuổi xuân để đem lại nguồn sống cho đời, cho hoà bình dân tộc, cho sự giàu mạnh của quê hương, và cho tình yêu lứa đôi đơm hoa kết trái...
Hải Phòng 1/6/2007
Ngọc Vũ
GIÓ CUỐN MÂY TRÔI
Chiều nay trên lối về kỷ niệm
Nghẹn ngào vương vấn áng mây bay
Về đâu cho vơi niềm tâm sự...
Chất ngất bao năm rồi!?
Nhạt phai mái tóc bồng
Tiếng đàn của anh, giọng hát của anh đưa hồn anh trở lại với những kỷ niệm. Kỷ niệm của một thời học trò, một thời yêu thương mộng mơ, những đam mê, khát khao của mối tình đầu. Lối về chiều nay là đây? Trường xưa tình cũ còn đâu? Thầy cô đâu rồi? Bạn bè sao chẳng thấy? Và người xưa cũng xa khuất mịt mờ nẻo đường! Để lại trong lòng anh những kỷ niệm, những tâm sự mà bao nhiêu năm rồi xa cách anh vẫn nặng mang trong lòng, trong trái tim đa cảm của mình. Những kỷ niệm, tâm sự ấy rồi sẽ về đâu, khi mỗi ngày càng chất ngất lên cao? Những ánh mây lững lờ cũng nghẹn ngào không trôi - nghẹn ngào không muốn trôi cũng bởi lòng anh. Dù thời gian có phai mờ, không gian có cách xa thì những kỷ niệm xưa, những tâm sự ấy, những nỗi niềm ấy vẫn mãi không nhạt nhoà trong anh,..
Ngày xưa khi mỗi chiều tan trường
Hẹn hò dưới gốc lá me bay
Ngày xưa có ngờ đâu rằng
Nay cách xa muôn trùng
Tìm nhau những đêm trường
Nước cuốn hoa trôi - Như Quỳnh
Ngày xưa ấy - thửa học sinh đầy mơ mộng ấy! Anh một thời mơ mộng, hẹn hò cho mối
tình đầu của anh. Gốc lá me bay dường như là nơi hò hẹn lý tưởng cho các đôi
tình nhân. Chẳng vậy mà có nhạc sĩ nào đó đã viết cả một bài hát "vùng lá
me bay" đó sao? Hay nhạc sĩ Thanh Sơn trong nhạc phẩm "hồn quê"
cũng từng viết: "Cây me xanh bóng mát mỗi chiều ta đứng đợi nhau".
Ôi! Thủa học trò, mối tình đầu đẹp đến là vậy! Nhưng cuộc đời thì có mấy ai biết
được ra sao ngày mai. Cuộc sống vẫn luôn mang lại cho ta những điều chẳng được
như mình mong muốn. Lời tình đầu chưa dám ngỏ, bức thư tình đầu chưa gửi,... Chỉ
còn lại những điều chưa nói luôn giữ kín trong lòng. Để rồi bao e ấp cũng mang
theo buổi cách ly. Cánh phượng hồng chưa trao tay mà vội vàng rơi rụng trước cổng
sân trường ỉ ê những tiếng ve. Rồi cho tới hôm nay, tình xưa trường cũ ấy vẫn
xa cách mịt mờ. Có chăng tìm nhau trong những đêm trường bơ vơ, trong những giấc
mơ chập chờn, hay trông những ánh sao trời long lánh mà mơ ước. Mơ ước một ngày
mai, người ấy và anh thấu hiểu lòng nhau, cùng chung một con đường đi tới tương
lai hạnh phúc! Ôi! Ngày ấy xa rồi!...Em có về... về ngõ xưa?
Em có còn... còn từng đêm?
Em đếm sao cho tình mình
Thương mảnh trăng khuyết.... che mây mơ?
Có lẽ, trong những phím đàn thăng trầm của anh, em thích nhất những nốt nhạc đoạn điệp khúc này. Dường như những tình cảm của anh được dồn nén, giữ chặt trong lòng bấy lâu giờ mới được thổ lộ rõ ràng bằng những câu hỏi vừa giản dị, vừa ý tứ và cũng đầy ước mơ. Em có về ngõ xưa? Em có còn từng đêm? Người có giống như tôi không? Có âm thầm nhớ thương? Những kỷ niệm cũ, những ân tình thủa ấy người còn nhớ không? Người có nhớ về thủa nao hai người chung trường chung lớp, hẹn hò dưới gốc lá me bay!? Người có như tôi vẫn âm thầm trông mong ngày tái ngộ, để nói nốt lời tâm tình. Người có tìm đến tôi trong những giấc mơ không? Người có đếm ánh sao trời mà mơ ước một ngày mai không? Người có nhìn mảnh trăng khuyết mà xót thương cho cuộc tình mình không? Mảnh trăng khuyết ấy như hai người bây giờ vậy, mỗi người một nơi. Mỗi người mang nửa vầng trăng khuyết mà chẳng biết bao giờ mang hai nửa vầng trăng ấy về làm trăng đầy. Hay cuối cùng cũng chỉ để cho những áng mây che mờ, để gió cuốn trôi đi tất cả những hoài niệm, những kỷ niệm của hai người....
Chiều nay chua xót về cô quạnh
Nghẹn ngào nhìn gió cuốn mây bay
Gọi em... mưa gió gọi giông bão
Xé nát tan chuyện mình
Dạt trôi theo tháng ngày...
Ôi! Những hoài niệm yêu dấu đã xa mờ, những niềm tâm sự cứ mãi chất ngất mà đành nghẹn ngào nhìn gió cuốn mây trôi. Một mình anh bơ vơ, cô quạnh trên lối về chua xót sầu tư. Giọng hát anh nghe sao chua xót, nghẹn ngào khi "gọi em... mưa gió gọi giông bão..." Có ai còn nghe nữa không? Có ai hiểu lòng anh như phút này,... chuyện tình xưa giờ theo giông bão, theo gió cuốn mây trôi phiêu dạt theo tháng ngày. Và chỉ còn có em, có mình em nghe những lời ca tiếng đàn đầy nỗi niềm của anh. Và cũng chỉ có em...
Cây đàn giờ cũ kỹ mấy rồi, những cung dây cũng phai màu thời gian, cũng bởi những giọt máu từ những ngón tay anh thấm vào. Em ôm cây đàn trong tay mà rưng rưng giọt buồn. Anh đã về từ bao giờ, anh ôm em trong vòng tay ngọt ngào. Em cảm nhận từng hơi thở ấm áp của anh. Anh hôn nhẹ lên mái tóc bồng bềnh của em. Rồi anh cầm đôi của em mà trìu mến:
- Anh ghét đôi bàn tay này của em. Đôi bàn tay này vừa chạm vào những kỷ niệm của anh...
Em chỉ mỉm cười rồi cùng anh nhìn qua ô cửa sổ. Hoàng hôn xuống từ bao giờ, giàn hoa giấy đong đưa trong gió mơn. Và trên trời xanh, những áng mây cũng bồng bềnh trôi,... Kìa! Đúng là gió cuốn mây trôi! Nhưng không phải là nghẹn ngào, chua xót hay cô quạnh,... Mà là ngọt ngào gió cuốn mây trôi...
Bông cỏ may 90
Hải Phòng 2/9/2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét